WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bạn có thể bị buộc tội “khinh miệt cảnh sát” ở Mỹ hay không?

 

“Quyền tự do của mỗi công dân để phản đối và thách thức các hành động của cảnh sát mà không sợ bị bắt giữ hay giam cầm chính là một trong những đặc điểm mà chúng ta dùng để phân biệt một đất nước tự do và một chế độ công an trị” – thẩm phán Brennan, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, đã viết như vậy trong án lệ City of Houston v. Hill năm 1987.

Ở Việt Nam, các hành vi khinh miệt công an ngày càng được phản ánh nhiều hơn trên Internet và báo chí, mà vụ việc gần đây nhất là videoclip người mẫu Trang Trần chửi bới công an phường Hàng Buồm (Hà Nội) ngày 26/2/2015 vừa qua. Cô lập tức bị bắt và bị tạm giữ hình sự trong ba ngày trước khi được tại ngoại. So sánh với pháp luật Mỹ có thể gợi mở ra một hướng tranh luận cho vấn đề đang rất nóng hổi này ở Việt Nam.

Khinh miệt cảnh sát không phải là tội phạm

Khinh miệt tòa án – contempt of court – là tội hình sự ở Mỹ. Trong Bộ luật Hình sự của tiểu bang California, điều 166(a) ghi rõ những hành vi cấu thành tội khinh miệt tòa án, một tội tiểu hình theo luật của tiểu bang này. Một trong số những hành vi này là tội làm ồn, quấy nhiễu trật tự trong tòa án khi đang có phiên xử, bao gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ để quấy rối. Vì tòa án là cơ quan tư pháp trong hệ thống tam quyền phân lập, là nơi đại diện cho sự thực thi pháp luật và do đó, tinh thần thượng tôn pháp luật cần phải được tôn trọng và bảo vệ qua việc đòi hỏi mọi người tham gia vào thủ tục tố tụng là phải đặt pháp luật – mà đại diện cho nó chính là hệ thống tư  pháp và tòa án – ở mức cao nhất.

Từ những năm của thập niên 60 ở Mỹ, bắt đầu có một cách gọi với hàm ý chế giễu việc cảnh sát Mỹ tự đặt mình ở địa vị của tòa án để xác định hành vi “miệt thị” áp đặt lên người dân khi phải trao đổi với cảnh sát. Thành ngữ  “Contempt of Cop” ra đời bằng cách ghép từ “cop” – một từ lóng dùng cho từ cảnh sát (police officer) ở Mỹ, và từ “contempt” – “khinh miệt” trong tội khinh miệt tòa án.

Cùng một tư duy, những thành ngữ khác cùng ý niệm với “khinh miệt cảnh sát” ra đời, chẳng hạn như “disturbing the police” – gây rối lực lượng cảnh sát –  dựa theo tội “disturbing the peace” – gây rối trật tự công cộng. Mang nặng tính chế giễu hơn là “flunking the attitude test” – “thái độ không đủ điểm” hay “P.O.P”, viết tắt từ “Pissing Off the Police” – “chọc điên cảnh sát”.

Trong những bài viết hay các bài nghiên cứu về hành vi sai phạm của cảnh sát ở Mỹ (police misconduct), tội “khinh miệt cảnh sát” thường xuyên được mang ra để chỉ trích nhân viên công vụ ở Mỹ và hay được dùng làm kết luận một cách châm biếm rằng, tội này mới là tội ác “nghiêm trọng” nhất mà một bị can có thể phạm phải khi đối mặt với cảnh sát. Từ những định nghĩa này và các án lệ có liên quan, “khinh miệt cảnh sát” không phải là một tội hình sự để có thể dẫn đến việc giam giữ và bỏ tù công dân ở Hoa Kỳ.

Phạm vi “ngôn từ gây hấn” dần bị thu hẹp

Tu chính án thứ Nhất bảo vệ tự do ngôn luận của tất cả mọi người, trong mọi trường hợp, kể cả bị can của một vụ án.

Quyền tự do ngôn luận bảo vệ cả những ngôn từ, cho dù có dung tục và lạm dụng, nhưng nếu không có ý đồ đe dọa, (non-threatening verbal abuse), thì cho dù có sử dụng đối với nhân viên cảnh sát vẫn không phải là hành vi cấu thành tội hình sự ở Mỹ.

Cho dù hệ thống tòa án Mỹ có những quan điểm khác nhau về định nghĩa của những ngôn từ được bảo vệ (protected speech) của Tu chính án thứ Nhất, định nghĩa về “ngôn từ gây hấn” (fighting words) vẫn là một trong những chuẩn mực dùng để xem xét tính hợp hiến của những đạo luật hay các bộ luật giới hạn sự tự do ngôn luận, ngay cả những trường hợp có liên quan đến nhân viên công vụ. Điều đáng chú ý là từ năm 1942, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bắt đầu có định nghĩa về “ngôn từ gây hấn” theo phán quyết của Chaplinsky v. New Hampshire 315 U.S. 568 (1942).

“Có một điều đã được hiểu rất rõ ràng đó là quyền tự do ngôn luận là không tuyệt đối. Có những thể loại của ngôn từ đã được định nghĩa và khoanh vùng để ngăn cấm và trừng phạt chúng mà không cần phải xem xét về tính hợp hiến. Đó là những ngôn từ vô sỉ, khiêu dâm, báng bổ, mạ lỵ và sỉ nhục, hay còn là ngôn từ “gây hấn” – những ngôn từ mà ngay khi cất tiếng chỉ có duy nhất một ý niệm là dùng để gây thương tổn hoặc kích động việc gây rối an ninh, trật tự. Những ngôn từ này vốn đã được nhìn nhận là không có bất kỳ đóng góp gì cho thể hiện tư tưởng, và cũng không có giá trị xã hội đáng kể, cho nên sự thật là bất kỳ lợi ích gì mà những ngôn từ này mang lại cũng không thể so sánh với tầm quan trọng của việc giữ gìn kỷ cương và luân thường trong xã hội”.

Kể từ đó, định nghĩa về “ngôn từ gây hấn” đã bị thu hẹp hơn rất nhiều trong vòng 60 năm qua. Án lệ quan trọng nhất cho định nghĩa ngôn từ gây hấn sau Chaplinsky có thể nói đến là án lệ Cohen v. California (1971) 403 U.S. 15.

Để phản đối chế độ quân dịch trong cuộc chiến Việt Nam, Paul Cohen đã mặc một chiếc áo với dòng chữ “Fuck the Draft” vào một tòa án ở California. Paul Cohen đã bị bắt và bị kết tội theo một đạo luật hình sự của tiểu bang, cấm đoán bất kỳ hành vi khiếm nhã nào để có thể gây mất trật tự công cộng một cách cố tình và có ác ý.

Tòa án California dựa theo phán quyết Chaplinsky để đưa ra kết luận chiếc áo của Cohen với dòng chữ trên đã cấu thành “ngôn từ gây hấn”. Tuy nhiên, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã lật lại bản án của Cohen và đưa ra một định nghĩa thu hẹp cho “ngôn từ gây hấn”. Theo đó, phần phán quyết được viết bởi thẩm phán John Paul Harlan đã đòi hỏi “ngôn từ gây hấn” chỉ có thể là những câu nói xúc phạm hay sỉ nhục nhắm đến một cá nhân một cách rõ ràng và trực tiếp bởi vì “một câu nói thô tục đối với một người lại có thể là những giai điệu thơ ca đối với một người khác”.

Cảnh sát không có quyền để giới hạn ngôn luận của người dân ngay cả khi đang thi hành công vụ

Một năm sau phán quyết của án lệ Cohen, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tiếp tục ra phán quyết Gooding v. Wilson (1972) 405 U.S. 518 và đã lật lại bản án hình sự của một công dân tiểu bang Georgia.

Bị cáo James Wilson đã bị bắt và bị buộc tội gây rối trật tự công cộng khi anh ta đã nhục mạ và chửi bới một nhân viên cảnh sát cộng với một câu hăm dọa. Nguyên văn câu nói của Wilson là “White son of a bitch, I’ll kill you”, và “You son of a bitch, I’ll choke you to death”, tạm dịch là: “Thằng chó da trắng, tao sẽ giết mày” và “Đồ chó đẻ, tao sẽ siết cổ mày đến chết”.

Trang Trần

 
Nếu ở Mỹ, với những câu chửi tục với công an, sẽ rất khó xử phạt hay bỏ tù Trang Trần, bởi chửi tục cũng được coi là một phần của quyền tự do ngôn luận và luật Mỹ không có xu hướng hình sự hóa vấn đề này. Tòa án dân sự mới là nơi thường được dùng để phân xử những vụ việc như vậy.

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã cho rằng điều luật của tiểu bang Georgia nhằm hình sự hóa hành vi của Wilson đã vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ vì nó trừng phạt cả những ngôn từ không nằm trong định nghĩa “ngôn từ gây hấn” của án lệ Chaplinsky. Ở đây có thể thấy rằng, khi một điều luật của một bộ luật tiểu bang, như luật của Georgia trong vụ án Gooding v. Wilson, bị phán xét là vi hiến bởi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ thì nó không còn giá trị pháp lý để buộc tội người dân và bản án phải bị hủy bỏ.

Tương tự, vào năm 1974, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tiếp tục ra phán quyết Lewis v. City of New Orleans (1974) 415 U.S. 130 (1974) lật lại bản án buộc tội bà Mallie Lewis.

Bà Lewis đã bị bắt theo một điều luật của thành phố dùng để hình sự hóa hành vi “sử dụng ngôn từ thô tục và lăng nhục nhân viên cảnh sát” sau khi đã chửi bới người cảnh sát viên đòi hỏi chồng của bà xuất trình bằng lái xe.

Thẩm phán Brennan của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã viết trong phán quyết của tòa, là điều luật này của thành phố New Orleans vi phạm quyền tự do ngôn luận nằm trong Tu chính án thứ Nhất bởi vì “ngôn từ lăng nhục theo định nghĩa của điều luật này bao gồm cả những từ ngữ mà khi nói ra không gây ra thương tổn hay ngay lập tức kích động một hành vi gây mất an ninh, trật tự”.

Năm 1987, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ một lần nữa tuyên bố một điều luật hình sự hóa hành vi cản trở nhân viên công lực chấp pháp của thành phố Houston, tiểu bang Texas, là vi hiến trong án lệnh City of Houston v. Hill (1987) 482 U.S. 451.

Raymond Wayne Hill đã bị bắt vì vi phạm điều luật của thành phố Houston, theo đó một người chống đối, lạm dụng, xâm hại, hay gây rối nhân viên cảnh sát khi đang làm nhiệm vụ sẽ bị buộc tội hình sự. Hill đã bị bắt giữ sau khi anh ta lớn tiếng mắng nhân viên cảnh sát đang chất vấn một người bạn của anh ta. Hill đã mắng nhân viên cảnh sát với câu nói: “Sao mày không giỏi đi kiếm chuyện với một đứa nào đồng cân đồng lạng với mày ấy?

Thành phố Houston đã lý luận cho tính hợp hiến của điều luật thành phố rằng nó không nhắm vào việc giới hạn quyền tự do ngôn luận của người dân mà đây là một điều luật trừng trị những hành vi phạm pháp luật. Thẩm phán Brennan của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bác bỏ lập luận này và đã viết phán quyết của tòa là điều luật này đã vi hiến vì nó giới hạn quyền tự do sử dụng ngôn từ để phản đối và thách thức hành động của cảnh sát.

Ngôn ngữ hình thể cũng có thể bị ghép vào “ngôn từ gây hấn”. Vào năm 2013, Tòa Phúc thẩm Liên bang Địa phận Số 2 (U.S. Court of Appeals for the 2nd District) ở New York đã ra phán quyết trong vụ án Swartz v. Insogna và quyết định rằng hành vi đưa ngón tay giữa với cảnh sát (“ngón tay thối” – một hành động dung tục và khiếm nhã theo văn hóa Mỹ) không đủ để cấu thành một hành động quấy rối trật tự công cộng hay một lý do hợp lý cho việc yêu cầu dừng phương tiện giao thông để hợp tác với cảnh sát. Vì vậy, việc bắt giữ Swartz sau đó là một hành động lạm quyền của người thi hành công vụ.

Bởi vì quyền thẩm định tính hợp hiến của một điều luật hay đạo luật trong hệ thống tam quyền phân lập ở Hoa Kỳ nằm trong tay ngành tư pháp. Do đó, khi nhánh lập pháp ban hành một điều luật, người dân có quyền yêu cầu tòa án quyết định tính hợp hiến của điều luật dùng để buộc tội họ.

Tuy các tòa án cấp dưới có những phán quyết khác nhau về “ngôn từ gây hấn” khi sử dụng với nhân viên công quyền, các án lệ của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong vấn đề này cho đến ngày hôm nay có lẽ được diễn đạt tốt nhất qua câu chữ của thẩm phán Brennan trong án lệnh City of Houston v. Hill:

Quyền tự do của mỗi công dân để phản đối và thách thức các hành động của cảnh sát mà không sợ bị bắt giữ hay giam cầm chính là một trong những đặc điểm mà chúng ta dùng để phân biệt một đất nước tự do và một chế độ công an trị”.

Vi Katerina Tran (Theo Luatkhoa.org)

—————————————————

Tài liệu tham khảo:

Fighting words

Wikipedia, mục từ Contemp of cop

6 Phản hồi cho “Bạn có thể bị buộc tội “khinh miệt cảnh sát” ở Mỹ hay không?”

  1. tonydo says:

    Kinh nghiệm xương máu của một Việt Kiều (công dân Mỹ gốc Việt) với cảnh sát Hoa Kỳ và công an nhân dân Việt Nam anh hùng:

    Khi bị cảnh sát Mỹ chặn xe lại, phải giơ hai tay cho họ biết là mình không có vũ khí (cầm vô lăng phía trên là cách tốt nhất). Nhớ mua cái xe cho ra hồn một chút và ăn mặc phải tươm tất, đàng hoàng.

    Khi các bố Cops đập cửa nhà thình thình bắt mở, dù với bất kỳ lý do nào, cách tốt nhất là mở ngay tức khắc và phải giơ hai tay lên cao cho họ biết là mình không có vũ khí.
    Lằng nhằng là ăn đạn, không còn cơ hội ra toà.

    Với công an nhân dân thì tay chân cao thấp không thành vấn đề, tuy nhiên khi đưa bằng lái hoặc thẻ chủ quyền xe, nhớ bỏ hình vài tấm hình cụ Hồ vô trong đó.
    Bảo đảm không bị các đồng chí đấm đá hay ăn kẹo đồng như ở Mỹ.

    Xin copy một bài trên báo Người Việt: (trích)
    SAN JOSE, Califonia – Tờ San Jose Mercury News cho hay, trong năm ngoái, các số liệu cho thấy cảnh sát San Jose thường chận xe lại, lục soát, rồi còng tay hoặc bắt giữ những người da màu và Latino với một tỉ lệ cao hơn bất cứ sắc dân nào trong thành phố.

    Sở Cảnh Sát San Jose đã soạn thảo các số liệu này thể theo lời yêu cầu của các cơ quan thanh tra cảnh sát độc lập nhằm đáp ứng những lời khiếu nại của dân chúng quan tâm tới chuyện cảnh sát ưa coi người da màu và Latino là các thành phần tội phạm hơn là cư dân thuộc các chủng tộc khác.

    Tại một thành phố mà người da màu và người Latino chỉ chiếm hơn 1 phần 3 dân số, 2 nhóm người này lại chiếm gần 2 phần 3 tổng số người lái xe bị cảnh sát chận bắt trên đường.

    Một khi đã bị cảnh sát chận xe lại, người da màu và người Latino rất thường bị bắt phải ra khỏi xe, rồi xe của họ bị cảnh sát tiến hành lục soát. Ba phần tư số người bị cảnh sát San Jose chận xe và lục soát kiểu này đều là người da màu và Latino. (V.P.) (hết trích)
    Cám ơn.

  2. Trùng-Dương says:

    Ở USA khó có thể bị cáo buộc như chửi “fucking cop”, nhưng đừng động tay chân hoặc làm cản trở cảnh sát thi hành việc. Sự này cô Trang đã làm !

    Chờ được vạ thì má đã sưng, nhể. Mang họa vào thân rồi mới đi kiện hoặc vác thân hầu tòa thì hết cả làm với ăn. Cho dù có phán quyết của Supreme Court nữa chăng !

    Viết bài rõ nỡm. Chán !

    • qdnb says:

      Bài viết nỡm là cái gì nhẩy?
      Đã thấy chán thì đọc làm con mẹ gì nhẩy?

    • Tien Ngu says:

      Nghe em hát mà anh Ngu…chán mớ đời…

      Chê người viết…nỡm, ý khoe mình…hay hơn. Vậy đâu viết một bài kết tội Trang Trần, nghe chơi? vậy mới chứng minh được rang thì là em…phán đúng.

      Trang trần …động tay, động chân, theo luật sư…Tiên Ngu, thì đó là hành xử…sefl defense của phái yếu. Toà có công minh, phải nhìn ra cái sự ấy.

      Và, công an cò mồi của nhà nước Việt Nam Cộng láo thì ai cũng…rành. Tiàn nà thứ…thô bỉ không hè. Tự do cái con….ặt! luật là…tao đây nè. Những cái vụ…động tay động chân chết người rồi…biến thành bệnh chết bất đắc kỳ tử, nó nhn nhãn, em?

      Dùng cái…óc của em mà suy nghỉ, tự nhiên bổng không mà Trang Trần…động tay động chân với công an Cộng láo à?

      Mở cái cặp mắt hí lên, em?

  3. Lãng Du says:

    Thật ra ý tác giả bài viết không sai.
    Cái sai là sự so sánh khập khiểng giữa Mỹ và Việt Nam.
    Giống như so sánh gà mái và con chim công.

    • Tỷ Phú Thời Gian says:

      Mỗi quốc gia có bộ luật riệng. Tại Vương Quốc Anh nếu lăng mạ, sỉ nhục, những lời khiếm nhã không những với nhân viên công quyền mà ngay với “hàng xóm” cũng bị truy tố pháp luật về tội phỉ báng người khác.

      Tôi đã từng chúng kiến và xem trên truyền hình những người “cáu tiết và hung hãn” khi bị nhân viên dán giấy phạt xe sai quy định tại London. Anh ta chử thề Fucking…, bị nhân viên phạt xe hỏi vặn: Anh chửi ai? Tay này vội nói Fucking chicken… vía bố cũng không dám chửi Fucking you vì nó có người đi cùng đang quay sự việc bằng smart phone. ()Nhân viên phạt xe, cảnh sát bao giờ cũng đi 2 người để làm nhân chứng và…hỗ trợ nếu bị tấn công)

      Ai cũng lăng mạ, chửi rủa cảnh sát và nhân viên công quyền một cách tự do (quá trớn) như Vi Katherin Trân (không biết có thật không) thì nước Mỹ loạn to.

      Trên chương trình hoạt động của cảnh sát Hoa Kỳ trên truyền hình Anh quốc, cảnh sát Hoa Kỳ sẵn sàng rút súng chuẩn bị đối phó với người vi phạm.

      Câu chuyện đau lòng tại Mỹ mấy năm trước, một phụ nữ Việt nam cao< 1m50, năng 1m80, nặng >70 kg bắn chết tại chỗ khi mở cửa trong tay có con dao. Kiện cáo mãi cuối cùng vẫn thua kiện.

      Mỗi 1 quốc gia có luật pháp khác nhau, nước Mỹ không phải là “Thiên đường và là Chúa Trời” ai cũng phải “theo” và áp dụng.

Leave a Reply to Tỷ Phú Thời Gian