WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chung quanh vài luận điểm mới về Hồ Chí Minh [2]

Tiếp theo phần I

Phần 2- Hận thù qua, lịch sử sẽ đánh giá đúng công và tội

pobrane

Tác giả “ Chung quanh vấn đề nhận thức và đánh giá Hồ chí Minh hiện nay » (Lê Kỳ Sơn,Viet-studies, 17-05-2015, internet) tỏ ra lương thiện – vì chắc không phải đảng viên – khi phê phán những người lãnh đạo đảng cộng sản hà nội « sau 30/04/75 không biết đối xử có tình có nghĩa với dân miền nam để đoàn kết dân tộc, không biết tận dụng cái thế  chiến thắng  mà có một đường lối đối ngoại tốt đẹp giúp đưa Việt nam sớm phát triển, hàn gắn những đau thương của cuộc chiến dài » !

Tiếp theo, ông chỉ ra nền « kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa » ngày càng suy thoái, sản sanh ra những « nhóm lợi ích » dựa vào chức quyền cướp giựt tài sản của dân làm cho xã hội băng hoại, đời sống cơ cực và dân chúng khắp nơi phản ứng mạnh, công khai chưa từng thấy . Người có nhận thức không tránh khỏi lo âu sự tồn vong của chế độ .

Tác giả phê phán để muốn nói rằng nguyên nhân của bi kịch này là « lỗi hệ thống » do những người theo cộng sản Staline và Mao Trạch-đông gây ra, chớ không phải Hồ Chí Minh vì Hồ theo Lê-nin . Và Hồ là nhà cách mạng yêu nước, dân tộc, dân chủ vì suốt đời, ông tâm niệm « Không có gì quí hơn Độc lập, Tự do » !

Từ quan điểm này, tác giả đã không ngần ngại bảo vệ vị trí Hồ Chí Minh trong lịch sử việt nam « Chúng ta vững tin rằng năm tháng qua đi, hận thù được xóa bỏ, dân tộc hòa hợp lại, lịch sử sẽ đánh giá đúng công lao, sự nghiệp của Hồ Chí Minh : “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà yêu nước vĩ đại, chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX ” » .

Vậy chúng ta thử, học theo tác giả Lê Kỳ Sơn, nhìn lại Hồ Chí Minh qua vài sự kiện đơn giản cũng đủ đễ ghi nhận Hồ Chí Minh là người có công hay tội đối với đất nưóc Việt nam, dân tộc Việt nam .

Nên đưa « Bác ” ra khỏi lò hấp « Made in Hà Nội ”

Để bênh vực quan điểm của mình, Ông Lê Kỳ Sơn cho rằng Hồ Chí Minh là người việt nam theo cộng sản đầu tiên nhưng không phải ông du nhập cộng sản vào Việt nam . Vì từ « bài phát biểu ở Đại hội Tours, đến các bài báo trên Le Paria, rồi tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản tại Pháp năm 1925,… không có bài viết nào trực tiếp tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, tất cả đều đứng trên lập trường người dân thuộc địa mất nước mà tố cáo tội ác cai trị tàn bạo, cướp bóc man rợ của chủ nghĩa thực dân ; kêu gọi đồng bào thức tỉnh, đứng dậy, đoàn kết đấu tranh giành lại độc lập, tự do » .

Nhắc lại chuyện củ « lẩm cẩm » chung quanh Hồ Chí Minh do người công sản ở Hà nội vì vô minh và vì sống trong vòng kìm kẹp của chế độ thiếu thông tin đưa ra nhằm tâng bốc lãnh tụ, thật ra, không phải là điều hay ho gì cho lắm . Nhiều thông tin về Việt nam từ ngày Pháp truyền gìáo và Pháp thuộc địa tới đều có thể tìm đọc được ở thư viện Quốc gia, các Trung tâm Văn khố về Quân sự, Thuộc địa và Ngoại giáo ở Pháp . Cả phim ảnh, âm thanh những buổi nói chuyện, hội kiến của Hồ Chí Minh với những nhà cầm quyền pháp . Nóí như vậy để cho biết việc thẩm định Hồ Chí Minh một cách trung thực không còn là điều mơ hồ phụ thuộc tưởng tượng của vài người tâng bốc ông một cách lấy được .

Trở lại với quan điểm của Ông Lê Kỳ Sơn về Hồ chí Minh . Ông nói rất đúng khi viết « Hồ Chí Minh lúc này không tuyên truyển cộng sản, mà đứng trên lập trường người dân thuộc địa mất nước, …kêu gọi đồng bào thức tỉnh, đứng dậy, đoàn kết, đấu tranh giành độc lập, tư do » .

Đúng lắm . Hồ Chí Minh lúc này « chưa cộng sản » vì chính ông cũng chưa kịp bìết cộng sản là gì . Ông chưa đọc về cộng sản vì không có thì giờ và cũng không đủ sức đọc loại sách tư tưởng bằng tiếng pháp tuy vốn liếng cơ bản về pháp văn thời đó đã đậu « Sơ Đẳng Tiểu học Văn bằng » là khá hiếm ( Ông Chouquet, Hiệu trưởng Quốc Học Huế, ngày 7/8/1908, trả lời thư ngày 4/8/1908 của Khâm sứ Trung kỳ « sẽ có thể nhận » tên Nguyễn Sinh Côn sanh ở Nghệ an, đã học trường pháp-an nam ở Thừa thiên, vào học niên khóa 1908-1909 . Nếu được học, Hồ Chí Minh sẽ học Lớp Nhì năm thứ I – Cours Moyen 1ère Année . Việc Hồ Chí Minh tham dự biểu tình chống thuế nên bị đuổi học lại là một thứ chuyện « Cây Đuốc yêu nước Lê văn Tám ! ») .

Hồ Chí Minh vốn là người nuôi dưởng một tham vọng mảnh liệt phục hận « ta phải có danh gì với núi sông » nên khi tàu vừa cặp bến Marseille là ông viết đơn xin học Trường Thuộc địa . Biết sai thủ tục, ông gởi đơn lại từ Chánh quyển thộc địa ở Việt nam . Rất tiếc tây thuộc địa đã không sáng suốt đánh giá đúng Hồ nên mất một người phục vụ đắc lực, tốn 9 năm chiến tranh xương máu . Sau đó, trong thời gian ở lại Paris, hể thấy chổ nào đình đám là Hồ xáp vô . Ông đã từng theo Đệ II Quốc tế, gia nhập Thợ Hồ ( La Franc-maçonnerie gồm tiêu tư sản và tư sản trí thức) nhưng hai tổ chức này phần lớn gồm những người học giỏi, có địa vị xã hội cao nên Hồ phải rút lui sớm . Nói Hồ Chí Minh « đứng trên lập trường người dân thuộc địa mất nước tranh đấu chống thực dân đòi độc lập dân tộc… » là đúng vì ông lúc đó chịu ảnh hưởng tư tưởng ái quốc không cộng sản của các Cụ Phan văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh . Còn những lời tuyên bố, những bài báo, bản kiến nghị, …đều do các Cụ viết và Hồ Chí Minh chỉ là người đứng tên và phổ biến . Cả cái tên Nguyễn Ái Quốc cũng là cái tên chung ký dưới những bài « phong » . Mang tên Nguyễn Ái Quốc chỉ vì Hồ sẳn sàng trình diện cảnh sát Paris (Hồ nói với cảnh sát : may quá, chú tôi kịp đưa giấy của các ông cho tôi . Kỳ tới, các ông đưa thẳng cho tôi hoặc căn dặn chú tôi đưa cho tôi) để nếu có ở tù, sẽ ở tù thế cho các Cụ . Vậy mà không thấy lịch sử đảng cộng sản hà nội ca ngợi lòng can trường hiếm có này của « Bác » ta . Trong quyển hồi ký «  Une histoire de conspirateurs annamites à Paris – Còn bán trên Amazon » (Một âm mưu của những người an-nam ở Paris) của Phan văn Trường do L’Insomniaque, Paris, xuất bản năm 2003, tác giả ghi lại kỷ niệm với những người cùng tranh đấu chống thực dân lúc đó nhưng tuyệt nhiên không nhắc tới Nguyễn Tất Thành tuy Thành ở với ông suốt 2 năm dài . Là điều dễ hiểu thôi !

Phan văn Trường là một trong những người trí thức việt nam đầu tiên đặt nền móng Cách mạng Đông dương đầu tiên mà tới những năm 1930 người ta mới biết nhưng lịch sử chánh thức ở Hà nội không nhắc tới . Trong những năm 1911- 1920, Phong trào Ái quốc của người Việt nam ở Pháp do Phan văn Trường lãnh đạo, qua năm 1924-1927 do Nguyễn Thế Truyền nối tìếp . Tới năm 1927, Nguyễn Thế Truyền về nước, Phong trào tranh đấu ái quốc không cộng sản này được trao qua nhóm Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Huỳnh văn Phương, Trần văn Thạch, Hồ Hữu Tường kế tục . Trong mặt trận cùng chống thực dân giành độc lập ở Việt nam những năm 45, tất cả những người ái quốc chơn chánh này đều bị Việt Minh của Hồ Chí Minh giết hết, chỉ còn Hồ Hữu Tường sống sót nhờ lúc đó lánh mặt ở Hà Nội .

Thế mà Nguyễn Tất Thành, qua tên Trần Dân Tiên (Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chụ tịch), khi làm Chủ tịch nước, chánh thức tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và tác giả các bài báo, là lãnh tụ Phong trào Người Việt nam Ái quốc ở Pháp . Một người viết những chuyện không đúng sự thật để nhằm tự ca tụng chính mình như vậy, thử hỏi tư cách lãnh tụ ở đâu ? Vậy chuyện gì lãnh tụ không dám làm miển phục vụ mục tiêu của lãnh tụ ? Cả cái đảng cộng sản đưa « tác phẩm văn của Bác » vào văn học thì cái đảng này có từ chối việc gì không làm vì vi phạm đạo đức và cả luật pháp ?

Hồ Chí Minh « chọn Đệ 3 Quốc tế » ? Có lẽ nên nói cho phù hợp vói hoàn cảnh lúc đó là chính ông được Quốc tế 3 tuyển dụng nhờ có hồ sơ ở cảnh sát pháp là « tác giả » những bài báo chống thực dân, đòi đôc lập, qua mạng lưới cộng sản âu châu . Và cũng nhờ mạng lưới này mà ông tới Mạc-tư-khoa được năm 1923. Staline đã không coi Hồ Chí Minh là người « cộng sản chơn chính » vì ông chưa kịp hiểu cộng sản . Ông bắt đầu « phấn đấu », trui rèn để sau đó trở thành người « cộng sản chân chính » .

Một nhận xét nhỏ . Trong bài viết về Hồ Chí Minh, Ông Lê Kỳ Sơn đã cho « Bác ta » vừa uống nước đường khá ngọt, vừa son phấn cho Bác khá sặc sở với những lời thái thậm « Bác đặt chân lên đất … », « Bác ra đi khảo sát thế giới từ Á sang Âu … » . Tưởng nên trả « Bác » về nguyên vẹn với « Bác ta » để như vậy hình ảnh của « Bác » đừng bị những người tâng bốc « Bác » vô tình làm cho hoen ố, rất khó nhận ra « Bác » lắm. Trái lại, nên ca tụng « Bác » là người con chí hiếu lúc này, nhờ chưa phải cộng sản chơn chánh, ngược xuôi lao động gian khổ, gởi tiền về nuôi cha thất nghiệp vì bị đuổi việc do say rượu, hun bạo, đánh chết phạm nhơn khi xử án .

Khi « Bác » trở thành lãnh tụ cộng sản theo Lê-nin

Năm 1930, Hồ Chí Minh đứng ra tổ chức lại hàng ngũ cộng sản, soạn Cương lĩnh, Điều lệ đảng, Lời kêu gọi, … và được suy tôn làm lãnh tụ sáng lập đảng cộng sản ở Việt Nam .

Theo Lê Kỳ Sơn, Hồ Chí Minh trước sau vẫn là người cộng sản lê-ni-nít, « hoàn toàn khác với chủ nghĩa tả khuynh của Staline và Quốc tế cộng sản sau khi Lê-nin qua đời, nhất là từ sau Đại hội VI năm 1928 . Đặc điểm của chủ nghĩa tả khuynh dưới sự áp đặt của Staline là nhấn mạnh độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản …, đề cao chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng, sử dụng guồng máy chuyên chính để đàn áp, sẵn sàng bắt bớ, thủ tiêu những người có ý kiến khác biệt, … Staline đã từ bỏ những quan điểm đúng đắn của Lênin mà Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và kiên trì bảo vệ » .

Vậy để thấy bản chất con người cộng sản của Hồ Chí Minh, tưởng không gì bằng kiểm điểm qua quan điểm cách mạng cộng sản của Lê-nin và tiếp theo, kiểm điểm sự nghiệp cách mạng cộng sản của Hồ Chí Minh thực thi quan điểm Lê-nin vào cách mạng việt nam khi ông làm Chủ tịch nước, nắm trọn quyền chánh trị trong tay, cho tới năm 1963, bị cánh Lê Duẩn và Lê Đức Thọ hạ bệ .

1 – Quan điểm cách mạng cộng sản của Lê-nin

Trong bài « Chung quanh vài luậm điểm mới về Hồ Chí Mnh », chúng tôi có trích dẩn về Lê-nin theo tài liệu của Văn khố ở Mạc-tư-khoa do sử gia Nicolas Werth công bố năm 2003 . Nay, chúng tôi cũng xin giới thiệu tiếp về Lê-nin, để qua đó, độc giả sẽ thấy rỏ con người cộng sản chơn chánh Hồ Chí Minh .

Tài liệu cho thấy Lê-nin đã từng « khuyến khích đưa cách mạng và bạo lực xâm nhập nhằm khuynh đảo tất cả những Quốc gia độc lập » và nhằm « tạo ra những xung đột quốc gia và chủng tộc để biến thành công cụ phục vụ mục tiêu cách mạng » . Một phần khác của tài liệu nói « Lê-nin công khai hô hào một chánh sách khủng bố, đàn áp và thanh lọc trên qui mô lớn » nhằm vào nhiều thành phần xã hội khác nhau và vào những thời điểm mà chế độ cách mạng không hề bị hăm dọa .

Ngày 19/03/1922, trong một mật lệnh gởi cho Bộ Chánh trị – năm 1970 lần đầu tiên được một cơ quan thông tin công giáo phổ biến ở Paris bằng tiếng Nga – nhưng nhiều người không tin tính xác thật của tài liệu vì, theo đó, chẳng lẽ Lê-nin tàn bạo và dã man đến như vậy sao, chủ trương khai thác trận đói khủng khiếp ở Nga làm chết 6 triêu sanh mạng để đánh một cú cho Giáo hội Cơ đốc sụp đổ theo luôn ?

Chuyện thật như sau :

« Năm 1922, chánh quyền bôn-sơ-vít tung ra một chiến dịch vĩ đại nhắm tịch thâu của cải, tài sản của nhà thờ để bán lấy tiền giúp nạn nhơn trận đói vùng Volga . Thực tế, từ nhiếu tháng nay, Giáo hội, qua trung gian Ủy Ban Nga cứu trợ nạn đói, giúp nạn nhơn . Việc tịch thâu tài sản của Giáo hội gây ra nhiều xung đột.

Ngày 15/03/1922, tại thành phố Chouia, ngoại ô của Mạc-tư-khoa, lực lượng võ trang bắn vào giáo dân vì những người này phản đối vìệc tịch thâu tài sản Giáo hội » .

Lê-nin muốn trông thấy trong những vụ xung đột đẩm máu này Giáo hội có tổ chức chống đối hay không vì Giáo hội là tổ chức độc lập cuối cùng trong chế độ nhân dân . Lê-nin gởi tới Bộ Chánh trị một bản chỉ thị khá dài, có vài điểm chánh :

Tăng lữ đang lập kế hoặch chống ta và đưa ta vào một cuộc chiến quyết định .

Về phía chúng ta, đây là lúc thuận lợi để chúng ta giết chết kẻ thù, giử thế mạnh cho những ngày tới .

Mọi người đang chết đói, họ ăn thịt nhau, đường xá đầy ngặp xác người, đây đúng là lúc thuận lợi và duy nhứt để chúng ta tịch thu hết tài sản của Giáo hội, không tội nghiệp, thanh toán ngay mọi chống đối . Chỉ có lúc này, quần chúng sẽ ủng hộ ta hoặc họ không ủng hộ Giáo hội hay thiểu số tư sản phản động chống lại ta… Như vậy tôi (Lê-nin) kết luận cụ thể là ta tiêu diệt được đám tăng lữ một cách tàn bạo để mọi người nhớ đời . Số người bị giết nhiều càng tốt cho ta . Nhờ đó ta cho chúng nó một bài học là đừng bao giờ hồng chống lại ta » .

Hằng ngày, Lê-nin nhắc báo cáo cho ông số tăng lữ bị hành hình . Ít tháng sau, ông nhận được báo cáo có 8000 linh mục, nữ tu bị xử tử không cần xét xử hoặc có đưa ra tòa án nhơn dân .

Một năm sau « Chánh sách Kinh tế mới » (NEP ) ban hành, Lê-nin kết thúc giai đoạn « cộng sản chiến tranh», tổ chức quan hệ mới chánh quyền bô-sơ-vít với xã hội nhưng chánh sách mới từ đây là « lê-nin-nít khủng bố » vả « thanh lọc quốc gia, thanh lọc xã hội, thanh lọc tất cả những kẻ thù, tất cả những thành phần có hại cho xã hội », tất cả những « thành phần ăn bám  » …

Trong tất cả tài liệu do Lê-nin viết, Lê-nin luôn luôn kêu gọi mở rộng khủng bố xã hội vì đây là động cơ của giai cấp đấu tranh . Và khi cướp được chánh quyền thì giai cấp đấu tranh là hình thức đấu tranh tiếp tục. Trong một buổi nói chuyện trước quần chúng cách mạng tại Nhà Nhơn dân, Lê-nin lấy làm tiếc, năm 1905, nông dân chỉ tiêu diệt có 1/15 cơ sở nông nghiệp, 1/15 của cái phải thủ tiêu vỉnh viển vì ô nhiểm mùi tanh hôi địa chủ .

Lê-nin dạy « bạo lực có tổ chức và có hướng dẫn » sẽ khai thông dòng lịch sử trong những quốc gia kém phát triển và một khi « quá khứ đã thanh toán sạch » .

Với Lê-nin, chánh sách thanh lọc không chỉ giới hạn ở xã hội, mà còn áp dụng trong đảng, trong cán bộ hành chánh, …Nhưng cách thức khác hơn với xã hội, nó chính xác như đi từ thanh toán cá nhơn tới giam giử tập trung hoặc cho đi lao động cải tạo .

Lê-nin hỏi phải ứng xử thế nào với những cán bộ đảng viên không thiệt cộng sản ? Những phần tử xâm nhập vào đảng để « lặn sâu, trèo cao » ? Phần tử này, Staline gọi là « hai mặt » .

Lê-nin dạy phải chậm rải, kỷ lưởng nhưng phải « thanh toán sạch », « quét sạch », và « thanh toán nữa, quét nữa, làm hoài … » .
Có người hỏi « Giửa Lê-nin và Staline, ai dữ hơn ? » . Viatcheslav Molotov, người phục vụ dưới trướng cả hai, không ngần ngại trả lời :

- Lê-nin, chớ còn ai nữa !

« Vì chính ông ấy đã đào tạo tất cả chúng tôi . Nếu hình ảnh Staline có bị phai nhạt vì nhà độc tài khát máu, bị hạ bệ, thì Lênin, trái lại, vẫn chiếm giử ngôi vị thần tượng nhà cách mạng, nhà chiến lược, người cướp chánh quyền, sáng lập chế độ cộng sản, chẳng rìêng ở xứ Nga mà cả ở nhiếu nơi trên thế giói ngày sau này » .

Nhưng ngày nay, ở nhiều nơi ở Đông Âu và xứ cộng sản củ, tượng Lê-nin đã bị dân chúng lật đổ, tháo bù-lon . Cách đây không lâu, Lê-nin bị dân chúng Ukraine hạ bệ .

2 – Sự nghiệp cách mạng cộng sản của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là người việt nam đầu tiên theo cộng sản . Và thiết lập chế độ cộng sản sau khi làm cách mạng tháng 8/1945, cướp được chánh quyền sau khi Chánh phủ Trần Trọng Kim từ nhiệm . Ông bắt đầu áp dụng những bài học lê-ni-nít : ra lệnh (thanh lọc) giết tất cả những người kháng chiến yêu nước thật sự không cộng sản . Ở trong Nam, ông chỉ thị Trần văn Giàu lập một danh sách 2500 trí thức để lần lược thanh toán (Hồi ký Trịnh Hưng Ngẫu) .

Ở Hà nội, ông khủng bố trí thức, văn nghệ sĩ một cách ác ôn chưa từng thấy . Vâng lệnh Mao Trạch-đông ngày 2/3/1953, Hồ Chí Minh ban hành lệnh làm cải cách ruộng đất, ông giết không dưới 500 000 người vô tội vì tuân theo tiêu chuẩn do Tàu đưa ra phải đủ 5, 65% địa chủ .

Cùng với cải cách ruộng đất, còn là cuộc thanh lọc hàng ngũ quân đội, cán bộ gốc kháng chiến yêu nước thật sự, không thuộc bần nông, cố nông, không cộng sản, dưới sự cố vấn chỉ đạo của Trưởng đoàn Kiều Hiếu Quang, Phó Bí thư Quảng Tây . Theo Kiều Hiếu Quang, áp dụng thuyết mác-lê, thanh lọc sạch để đưa «gìai cấp vô sản » lên lãnh đạo cách mạng việt nam nhưng thực tế, là Kiều Hiếu Quang chọn thay thế bằng những ngưởi mà anh ta tin vì vô học, gốc bần cố nông .

Cuộc thanh lọc này gìết hại hơn 3000 người kháng chiến yêu nước thật sự .

Riêng trường hợp Bà Năm, người cống hiến tài sản ủng hộ kháng chiến, có 3 người con đi quân đội, bị giết trong cải cách ruộng đất vì qui tội địa chủ . Hồ Chí Minh, sau khi khóc thương tiếc cái chết của người phụ nữ, viết một bài báo kết tội Bà Năm là địa chủ ác ôn với những tội do Hồ Chí Minh bịa ra, dưới tên CB (Của Bác / Can Bộ – được xác nhận là của Hồ Chí Minh) . CB đúng là một tên đại gian, đại ác và cực kỳ hèn hạ chỉ vì muốn giử tác phong chuyên chính vô sản !

Tổng kết sơ khởi sự nghìệp cách mạng cộng sản của Hồ Chí Minh từ lúc cướp được chánh quyền, giết được 700 000 người dân việt nam vô tội (500 000 trong cải cách ruộng đất và 200 000 dân trong Miền nam, theo báo Anh, bài trước) .

Nếu Hồ Chí Minh không theo Lê-nin, yêu nước thật sự, có thêm chút học thức, có thể tranh đấu giành độc lập cho Việt nam được không ? Được lắm chớ . Tại sao cứ phải cộng sản mới lấy được độc lập ? Mà có độc lập không từ 1954 tới nay ? Có Tự do, có Hạnh phúc không ? Có gì quí hơn độc lập, tự do không ?

Nhìn lại lịch sử

Trong lúc Hồ Chí Minh chạy theo Quốc tế cộng sản học làm chiến tranh bạo lực giải phóng dân tộc thì 11 nước ở Đông Nam Á lần lược thu hồi độc lập, không đổ máu như 3 nước Đông dương có cộng sản can thiệp. Và nhờ độc lập thật sự không bị lệ thuộc hệ thống cộng sản mà ngày nay họ đều phát triển, Việt nam trong 30 năm nữa chưa chắc theo kịp .

Năm 1919 tại Hội Quốc Liên ( tiền thân của Liên Hiệp Quốc), Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đề xướng quyền Dân Tộc Tự Quyết để khuyến cáo các Đế Quốc Tây Phương từng bước trả tự trị và độc lập cho các thuộc địa Á Phi. Từ đó trào lưu tiến hóa tất yếu của lịch sử là sự giải thể từ từ các Đế Quốc Tây Phương. Cũng trong năm này, Đế Quốc Anh đã trả chủ quyền độc lập cho Canada tại Bắc Mỹ và A Phú Hãn tại Nam Á .

Năm 1941, khi Thế Chiến II còn đáng tiếp diễn, theo đề nghị của Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt, các Đế Quốc Tây Phương Anh, Mỹ, Pháp, Hòa Lan họp nhau tại Newfoundland, Canada, để công bố Hiến Chương Đại Tây Dương theo đó, các thuộc địa và bảo hộ Á Phi sẽ được trao trả độc lập khi Chiến Tranh kết thúc.

Qua mùa xuân 1945, với sự đầu hàng của Đức Quốc Xã, 50 quốc gia đồng minh họp tại San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc và ban hành Quyền Dân Tộc Tự Quyết .

Tìếp theo, từ 1946 đến 1949, các Đế Quốc Mỹ, Anh, Pháp, Hòa Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho :

- l946 : Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ, Syrie và Liban thuộc Pháp
- l947 : Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh.
- l948: Miến Điện, Tích Lan và Palestine thuộc Anh.
- l949: Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên thuộc Pháp, và Nam Dương thuộc Hoà Lan .

Như vậy Hồ chí Minh không phải là người tiên phong phất ngọn cờ giải phóng dân tộc cho các quốc gia bị đô hộ .

Làm cộng sản, giết dân, tìêu diệt sản xuất xã hội, phá hoại luân thường đạo lý, Hồ chí Minh không gì khác hơn là tên tội phạm diệt chủng, tức tên tội chống nhơn loại .

Hồ chí Minh sẳn lòng làm những chuyện gian ác tài trời như vậy chỉ để thỏa mản tham vọng làm quan, quan cộng sản , để phục hận cha bị bải chức, lưu đày biệc xứ, bản thân phải tha phương cầu thực !

Có làm quan cộng sản, thì cũng chẳng có gì đáng lấy làm danh dự . Bởi cộng sản chỉ đi vào lịch sử bằng ngả sau, với thái độ lắm lét, trốn tránh . Chỉ một khi đứng được trên sân khấu lịch sử thì bắt đầu kèn trống, hia mảo, công kênh nhau lên .

Ngày nay vẫn còn những người bênh vực Hồ Chí Minh và cộng sản vì họ không thể cộng sản được và không bao giờ dám sống thật sự tại nước cộng sản . Cũng giống như những người hồi giáo, tìm tới những nước không hồi giáo ở, hưởng phúc lợi xã hội ở đó, nhưng thích tranh đấu cho hồi giáo .

Thế mới hợm mình!

© Nguyễn văn Trần

© Đàn Chim Việt

11 Phản hồi cho “Chung quanh vài luận điểm mới về Hồ Chí Minh [2]”

  1. Vivi says:

    Nói chung “Cộng Sàn” là tàn bạo độc ác vô cùng, vào thế giới văn minh hiện tại thì “Cộng Sản” vứt hẳn vào sọt rác rồi.

    Do đó, ông Hồ chí Minh chỉ là một tên tội đồ “Diệt Chủng vào thế kỷ 20″, vứt vào hố xí và loại bỏ cái “Chế độ” cộng sản trị hiện tại ở Vietnam hiện nay để Dân Tộc Việt được tồn tại, thoát họa đồng hóa của Tàu Cộng và Việt Cộng đang diễn biến.

  2. Minh Đức says:

    Trong bài viết của tác giả Lê Kỳ Sơn, để cho thấy ông Hồ Chí Minh là người quốc gia, tác giả đã đưa ra lập luận là Lênin khác với Stalin ở chỗ Lênin ít tả khynh hơn, nghĩa là cho các đảng CS các nước được độc lập hơn và không khăng khăng đòi phải đấu tranh giai cấp. Tác giả cho rằng ông Hồ Chí Minh theo Lênin chứ không theo Stalin có nghĩa là ông Hồ Chí Minh có tư tưởng cho quốc gia độc lập và không muốn có giai cấp đấu tranh.

    Thật ra về nguyên tắc cho các đảng CS khác được độc lập và giai cấp đấu tranh thì Lênin và Stalin cũng như nhau. Chỉ có khác nhau là Stalin có cá tính khác và trong lúc hoạt động, đường lối mỗi người có thể uyển chuyển lúc thế này, lúc thế kia.

    Theo cách nhìn của tác giả Lê Kỳ Sơn thì Quốc Tế 2 và Quốc Tế 3 khác nhau ở chỗ Quốc Tế 2 không chống lại các nước Tây Phương đi chiếm thuộc địa, còn Quốc Tế 3 thì chống lại, nghĩa là chủ trương giải phóng các dân tộc thuộc địa. Đó cũng là lý do bao nhiêu năm nay, đảng CSVN nói vì thế ông Hồ Chí Minh theo Quốc Tế 3.

    Đầu đuôi câu chuyện Quốc Tế 2 và Quốc Tế 3 là khi Đệ Nhất Thế Chiến xảy ra, thì Quốc Tế 2 từ trước đó vẫn theo lập trường giai cấp của Karl Marx cho rằng chiến tranh là giữa các giai cấp bóc lột, không dính dáng gì đến tầng lớp vô sản, vì thế Quốc Tế 2 chủ trương không ủng hộ chiến tranh giữa các nước lúc đó. Nhưng khi Đệ Nhất Thế Chiến xảy ra thì các đảng xã hội và CS của các nước lâm chiến ủng hộ chính quyền của mình, tức là ủng hộ chiến tranh. Như thế nhiều đảng CS, xã hội trong Quốc Tế 2 lên tiếng ủng hộ chiến tranh, trái với lập trường của Quốc Tế 2. Chỉ có một số ít đảng CS, xã hội là trung thành với lập trường của Quốc Tế 2 phản đối chiến tranh, trong đó có đảng CS Nga . Quốc Tế 2 như thế coi như là mỗi nước đi một ngả.

    Vì thế Lênin quay thành lập Quốc Tế 3. Lênin qui định Quốc Tế 3 phải có kỷ luật chặt chẽ hơn Quốc Tế 2. Trong Quốc Tế 3, các đảng CS nào gia nhập phải tuyệt đối tuân lệnh của lãnh đạo của Quốc Tế 3. Lập trường giai cấp của Quốc Tế 3 theo sát Karl Marx, nghĩa là các đảng CS phải xem việc chính phủ của mình gây chiến để giành đất đai là việc của giai cấp tư sản, không dính dáng gì đến giai cấp vô sản nên không được ủng hộ.

    Như thế theo Quốc Tế 3 có nghĩa là tinh thần quốc gia phải xóa bỏ theo đúng nghĩa người CS không có tổ quốc, phải tuyệt đối tuân lệnh của lãnh đạo của Quốc Tế 3, phải trung thành với thuyết đấu tranh giai cấp.

    Tác giả Lê Kỳ Sơn thì lại cho rằng theo Lênin thì quốc gia có chủ quyền hơn theo Stalin và không tả khuynh trong vấn đề đấu tranh giai cấp. Thật ra Stalin cũng vẫn trung thành với nguyên tắc của Quốc Tế 3 mà Lênin đã lập ra.

    Chủ trương của Quốc Tế 3 được đảng CSVN cho là tốt vì nó giải phóng các dân tộc thuộc địa. Nhưng còn điều kiện các đảng CS phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ huy của lãnh đạo Quốc Tế 3 thì sao? Đối với những người cho rằng người CS không có tổ quốc thì điều kiện này không có gì là phiền hà. Nhưng đối với những người gọi là yêu nước thì không còn bị Pháp đô hộ nhưng phải tuyệt đối tuân theo chỉ thị của Nga là lối giải phóng như thế nào?

    Cái mâu thuẫn khi đi theo Quốc Tế 3 là đi theo Quốc Tế 3 để được giải phóng khỏi sự đô hộ của Pháp, nhưng để được giải phóng được sự đô hộ của Pháp thì phải chấp nhận là mình không còn tổ quốc nữa. Nếu mình đã không còn tổ quốc nữa thì mình đánh Pháp không phải là cho tổ quốc mà là cho ai? Cho giai cấp vô sản.

    Độc lập cho tổ quốc và theo chủ nghĩa CS là hai thứ không thể đi chung với nhau. Nếu theo chủ nghĩa CS thì không còn cho mình là có tổ quốc nữa. Nếu mình đã không còn tổ quốc nữa thì đâu phải lo lắng về việc tổ quốc mất độc lập mà phải đánh Pháp. Nếu đánh Pháp thì chẳng qua là vì Pháp là tư bản, còn nghe lời Nga thì mình đã không còn tổ quốc nữa thì mình chẳng cho đó là mất sự độc lập của quốc gia. Nghe lời Nga thì được vì Nga là giai cấp vô sản cũng như mình. Đó là khi theo đúng lý thuyết của Karl Marx và Lênin thì như thế .

    Nhưng từ Quốc Tế 2 người ta đã thấy dù là theo chủ nghĩa CS, cho rằng mình không còn tổ quốc nữa nhưng khi nước có chiến tranh thì nhiều đảng xã hội và CS vẫn ủng hộ chính quyền của mình. Đó là vì tinh thần quốc gia mạnh hơn tinh thần giai cấp vô sản vô tổ quốc nên nó làm tan rã. Lênin lập ra Quốc Tế 3 dùng kỷ luật sắt là để bắt buộc là tinh thần giai cấp vô sản vô tổ quốc phải đặt lên trên tinh thần quốc gia. Nhưng cũng chỉ được lúc đầu mà thôi. Rồi sau đó, Nam Tư không nghe lời Nga, Trung Quốc không nghe lời Nga, Việt Nam và Khmer Đỏ đánh nhau, Việt Nam và Trung Quốc đánh nhau. Nghĩa là tinh thần quốc gia cũng vẫn xuất hiện và làm tan rã khối CS. Tác giả Lê Kỳ Sơn ra sức chứng minh ông Hồ Chí Minh không theo chủ nghĩa quốc tế vô sản và theo chủ nghĩa quốc gia thì nhìn theo con mắt của Karl Marx cũng chỉ là một người lạc hậu còn nặng tinh thần quốc gia, chưa tiến bộ đến mức xóa bỏ tổ quốc được. Nhưng chứng minh ông Hồ có tinh thần quốc gia bằng cách cho rằng ông Hồ theo tư tưởng của Lênin thì sai vì Lênin đâu có theo tư tưởng quốc gia. Lênin lập ra Quốc Tế 3 dùng kỷ luật sắt để ngăn cấm tinh thần quốc gia.

    Vì sao những người CS kết hợp với nhau rồi lại quay ra đánh nhau? Đó là vì quyền lực. Lòng tham quyền lực nó cao hơn cả tinh thần quốc gia và tinh thần quốc tế vô sản. Nhiều người đi theo CS, nhất là các lãnh tụ CS, phần nhiều đâu có phải là giai cấp vô sản mà là trí thức tiểu tư sản. Có là trí thức thì mới đọc sách, thì mới tiếp thu được chủ nghĩa CS từ một phương trời xa xôi nào đó. Cái thuyết vô tổ quốc của Karl Marx nó biện minh cho việc các nước giúp đỡ lẫn nhau. Khi ở thế yếu thì sự giúp đỡ của ngoại bang là có lợi. Đến khi có quyền lực trong tay rồi thì lại thấy nước khác là mối đe dọa đến quyền lực của mình. Khi các đảng CS chưa chiếm được chính quyền thì còn giúp đỡ nhau theo tinh thần quốc tế vô sản vì người CS muốn có quyền lực. Khi các đảng đã nắm được chính quyền rồi thì lại đối xử với nhau theo tinh thần quốc gia vì người CS muốn bảo vệ quyền lực của mình.

    • NẮNG NGÀN says:

      TỪ GỐC MỌC LÊN CHỒI

      Khởi nguyên Quốc tế đầu tiên
      Không xong nên mới men triền mà đi
      Đó là Quốc tế thứ hai
      Cũng không xong nữa nên ba ra đời !

      Ban đầu cũng chỉ à ơi
      Nhiều anh nóng ruột xây lò thứ tư
      Chẳng may Tam, Tứ đánh nhừ
      Cuối cùng Tam thắng thật hư đâu tường !

      Quả là dở dở ươn ươn
      Chỉ do ông Mác trật đường từ khuya
      Khiến làm cách mạng lia chia
      Cuối cùng vẫn đổ vẫn về chỗ xưa !

      Bạo hành hỏi có ai ưa
      Tuyên truyền giả dối khiến đời u mê
      Đúng là học thuyết nhà quê
      Bây giờ rõ Mác mọi bề vô duyên !

      Nhân văn khoa học ưu tiên
      Có đâu giai cấp chiền chiền chống nhau
      Nói sai lại đánh phủ đầu
      Khiến cho nhân loại xạc xài tan thương !

      Một trăm triệu mạng đi đoong
      Cuối cùng thất bại mới càng thương tâm
      Chỉ do Các Mác sai lầm
      Sai li đi dặm ngàn năm bẽ bàng !

      TRĂNG NGÀN
      (23/6/15

  3. tt says:

    Thưa quý vị hình ảnh thật của Hồ Chí Minh qua tên Hinh ( H lấy từ mẫu đầu chữ Hồ và inh lấy từ ba mẫu tự cuối của chữ Minh)

    TRUYỆN : Linh Nghiệm

    Trần Huy Quang, Hà Nội 1992, Internet 2005

    LTS. Nhân Ngày Lễ Mẹ, trong khi khắp thế giới vinh danh hình ảnh phụ nữ với vai trò người mẹ, nhiều nhà nghiên cứu bùi ngùi vì thấy tội nghiệp cho các phụ nữ bị Ông Hồ vùi dập, bỏ rơi, như quý bà Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Xuân, Irene… Truyện ngắn “Linh Nghiệm” của nhà văn Trần Huy Quang đã được lưu hành trên các trang web trong dịp Lễ Mẹ này. Truyện viết về ông Hồ Chí Minh, gọi tắt là HINH, đã từng đăng nhiều năm trứơc trên báo quốc nội và tức khắc, cả báo và nhà văn cùng bị kỷ luật. Truyện cho mùa Lễ Mẹ này như một bản tiểu sử HCM cực ngắn mà rất đầy đủ như sau.

    Linh Nghiệm

    Hinh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân, không nghèo nhưng cũng chẳng giàu có gì lắm. Cha anh ta có đỗ đạt, đã từng làm quan nhưng tính khí thất thường, lòng đầy ham hố nên quan trên không mặn mà gì nên đã bỏ quan, khi đi dạy học ở chốn kinh kỳ, khi ngồi bốc thuốc ở vùng sơn cước. Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất của vùng chôn rau cắt rốn cái nết cơ bản cần cho kẻ có hoài bão tham chính là tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt, bạn bè cùng lứa không ai dám kết làm bằng hữu. Hinh sáng dạ, lại có chí, học đâu biết đó, hai mươi tuổi làm thơ chữ Hán, đọc Rút-xô, Mông-tét-ski-ơ…bằng nguyên bản, nhưng Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngoại. Đạo học không có đường tắt, mà lập thân bằng con đường học vấn thì mù mịt, xa vời quá. Bằng văn chương thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà thôi.

    Hằng ngày Hinh sống như người nuốt phải quả chuỳ gai vào bụng, buốt nhói, nhăn nhó, bồn chồn, vừa ngồi đã đứng lên, mới ngủ đã vùng dậy, trán nhăn tối, mắt xa xăm. Như đang phải lòng một tiểu thư khuê các. Nhưng Hinh đâu phải là người dại dột, không bao giờ để phí chí khí, sức lực vào chuyện đàn bà. Vớ vẩn ! Chiếm mười trái tim đàn bà đâu có khó nhưng một trái tim nhân loại thì phải vượt trùng dương. Hinh ngước cái đầu mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh.

    Tháng ngày như sợi chỉ căng mà lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải mong một phút được quỳ dưới chân bậc Chí Thánh và nói :”Ơn người. Người là nguồn ánh sáng dẫn dắt chúng con…Lũ chúng sinh con khao khát được gặp Người…”

    Thế rồi, như sự linh nghiệm của lời nguyện cầu, một đêm giông tố bão bùng đất trời như trong cơn đau sinh nở, Hinh đã lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí linh.

    Bắt đầu là một ngọn nến, ánh lửa dịu ấm, toả một quầng sáng hình nón. Vầng sáng ấy toả hào quang, tia hào quang không thẳng mà có hình gấp khúc. Cuối cùng ở trung tâm vầng sáng ấy hiện ra khuôn mặt kiều diễm của một cô gái tóc vàng.

    - Kính thưa…Hinh bàng hoàng thốt lên.

    - Không phải ! – cô gái mỉm cười độ lượng – Tôi chỉ là sứ giả của đấng Lập đạo. Anh có lời thỉnh cầu gì gấp lắm không ? Người đang bận, việc hành đạo chỉ ở bước khởi đầu.

    - Kính thưa, tôi là người của xứ Nhọc nhằn tăm tối…

    - Thôi, anh không cần phải nói, chàng trai ạ, người xứ Nhọc nhằn có khát khao ánh sáng thì việc hành đạo mới càng được dễ dàng. Đây anh cầm lấy, theo Đạo thư này, anh sẽ tìm được chân lý.

    Vị sứ giả trao cho Hinh Đạo thư quý giá ấy rồi nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi chỉ còn như một cái chấm chính giữa vầng hào quang rồi biến mất giữa bao la. Hai tay đỡ cuốn sách trước trán, Hinh vẫn quỳ và thành kính đặt lên đó một cái hôn, rồi anh run run dở ra đọc :

    “Hãy đi về phía Nam theo con đường một bên là cây và một bên là nước, cuối con đường có quán bia hơi và thịt chó ; đừng nhìn vào chốn đam mê ấy và đi thật chậm. Dọc đường sẽ có người hỏi :”Có đi không ?” thì đừng đi. Đó cũng là người cần lao chứ không phải ma quỷ cám dỗ, nhưng phải đành từ chối. Đi tiếp, sẽ gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt đã là vườn hoa nhỏ. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm bước từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất để “tìm cái này”. Cứ thế…chỉ cần một lúc sau,anh sẽ có được thiên hạ.”

    Hinh ấp cuốn Đạo thư vào ngực tức tưởi : “Trời ơi,bảo bối, bảo bối…”. Hinh sung sướng hét toáng lên. Tiếng anh vang rất to trong đêm và lúc ấy Hinh mới biết mình vừa qua một giấc mơ. Nhưng trời ơi, tại sao những điều anh nung nấu trong tâm can bấy lâu nay lại được giải đáp trong mơ. Anh sung sướng và cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. “Ôi chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sáng đường chúng ta đi…”

    Sáng hôm sau, Hinh thành kính chuẩn bị lên đường. Quần áo tươm tất ,mũ miện đàng hoàng. Trước nhà anh có một đại lộ chính Nam, có lẽ đúng là con đường này nên anh dấn bước ra đi. Một bên cây và một bên nước, hay một bên rừng một bên biển. Anh cứ đi, qua vài đoạn phố nữa thì anh thấy mình đi đúng con đường men theo cái hồ. Và giữa phố có hàng bia hơi thịt chó mà vài lần anh cũng đã bị cuốn vào đó. Ôi sự linh nghiệm không sai một dấu phẩy. Đường phố trong veo, lui cui mấy chiếc xe đạp chở kẹo bánh, than tổ ong đi bỏ mối cho các hàng nước vỉa hè, lọc cọc đôi chiếc xích-lô cà tàng đi tìm khách. Vài cô gái điếm vật vờ.

    - Có đi không ?

    Một cô gái điếm rủ rê. Hinh nhớ đến giấc mơ mà thấy lạnh xương sống ; trong mơ cũng ba chữ ấy. Đến cuối phố, Hinh thấy một ki-ốt sách báo thật ; chủ quán vừa mở cửa. Tại sao có sự kỳ diệu thế này, khi tỉnh anh nào có biết chỗ này có một quán sách ? Đi tiếp gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt là vườn hoa nhỏ. Hinh liền rẽ trái, đi một đoạn qua các cửa hàng bách hoá đã thấy vườn hoa Mùa Xuân.

    Kẻ hành đạo không chần chừ đắn đo, đi tới giữa vườn hoa, lòng ngây ngất hơi men, một nửa muốn bay lên, một nửa trì xuống. Mắt Hinh hoa lên, đâu Thiên Thần, đâu Địa Thánh, không biết con đang đứng giữa Địa đàng hay mặt đất. Rồi anh chợt tỉnh lại…”Tìm cái này” là tìm cái gì , anh không hiểu nhưng không dám nghi ngờ lời vàng ngọc của đấng Tiên tri. Vườn hoa nằm cạnh đại lộ, lúc này đang vắng hoa, chỉ có mấy ông già tập thể dục muộn, dăm chàng thanh niên đá bóng và một tốp học sinh cấp ba đi học sắp qua. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất… Hinh vừa cúi lom khom chăm chú tìm kiếm vừa lẩm nhẩm đọc. Anh như bị thôi miên, không biết mình đang tìm cái gì, nhưng anh cứ trung thành với lời chỉ gíáo, người cúi lom khom, mắt dán xuống đất và bước từng bước một chậm rãi.

    Những người đang qua đường lấy làm lạ. Bắt đầu là nhóm học sinh cấp ba, mấy đứa con trai vốn hiếu kỳ đi đến và tự hỏi, không biết ông kia tìm cái gì nhỉ ? Chúng không thể tự giải đáp được.

    - Anh ơi, anh tìm cái gì đấy ?

    Hinh mải mê không hề nhìn lên, chỉ buột miệng trả lời :

    - Tìm cái này.

    Đối với chúng, câu trả lời ấy, làm ngứa ngáy chân tay. Nhất định cha này mất nhẫn, dây chuyền hay hạt xoàn gì đó thôi, chúng mình mà vớ được thì hay lắm.

    Thế là cả bọn, cặp sách dồn lại một đống, nhảy vào cuộc tìm kiếm. Khi cả một đám người bò ra sục sạo tìm kiếm thì sự lạ càng tăng lên hàng chục lần. Người đi qua vườn hoa không bao giờ hết, dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê bỏ ra thành phố kiếm cơm…đang đói rách hy vọng vớ được một chút may mắn, những người này đi đến và không thể không hỏi:

    - Tìm cái gì đấy ?

    Lần này thì tụi trẻ con đã mau miệng trả lời :

    - Tìm cái này !

    Câu này đối với người lớn làm ngứa ngáy đầu óc. Thế là họ bỏ cả gồng gánh, xe cộ, nhảy vào quảng trường.

    Rồi tiếp đến… Bây giờ là dân xích-lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi nghe tin cũng tìm đến.

    - Tìm cái gì đấy ?

    - Tìm cái này.

    Mả mẹ chúng nó, giấu như mèo giấu cứt. Nhất định là hạt xoàn, ru-bi, có lẽ tối qua tụi đào đá đỏ qua đây đánh nhau đổ ra một bị đá đỏ không chừng. Mẹ chúng nó, ông mà biết trước, ông rào lại, ông đuổi tất. Ông kia được một viên rồi hả , bắt nộp phạt, chúng mày !

    Cứ thế…

    Và số người hy vọng có một chút no ấm bò lê trên vườn hoa để tìm vật báu, đến lúc này đã đông như đàn kiến.

    Hinh chợt nhận ra tiếng ồn của đám đông và anh ngạc nhiên đứng nhìn họ. Hoá ra thiên hạ đang bu lại xung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có được thiên hạ. Hinh sung sướng đến rơm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về.

    Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. “Tìm cái này” là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm, để họ trở thành một dòng nước.

    Trưa.

    Rồi chiều.

    Và… vẫn còn đám đông xúm xít giữa vườn hoa Mùa Xuân. v

    Trần Huy Quang

    (Truyện ngắn này được đăng trên tuần báo Văn Nghệ, số 27 ra ngày 04.7.1992. Bị thu hồi và có lệnh hủy sau khi phát hành 4 ngày, nhưng càng được tìm đọc. Tác giả Trần Huy Quang bị treo bút 3 năm. Tổng biên tập lúc ấy là Hữu Thỉnh, tuy đi vắng, vẫn bị nghiêm khắc khiển trách. Tác giả cho biết phải suy nghĩ hơn 10 năm mới viết được truyện ngắn cô đọng này ; anh phải suy nghĩ chọn từng câu, từng chữ, từng ý, từng hình ảnh…)

    • Trần Vinh says:

      Tác giả Bùi Tín – 5/6/2015: Giáo sư Trần Phương, từng là Phó Thủ tướng, là uỷ viên Trung ương Đảng, đã chứng minh rành mạch rằng chủ nghĩa Mác, Lênin, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa CS đều là ảo tưởng sai lầm, nguy hại .

      Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã công khai cho rằng: “Cái chủ nghĩa Xã hội và cái định hướng Xã hội chủ nghĩa làm gì có trong thực tế mà đi tim cho mất công! “

  4. Trúc Bạch says:

    Ngày nay, những tiếng nói muốn “biến” Hồ Chí Minh từ một người cộng sản chân chính của Quốc tế 3 thành một người theo chủ nghĩa “Quốc Gia – Dân Tộc” đều xuất phát từ những kẻ – hoặc là viết theo đơn đặt hàng, hoặc chỉ đơn thuần (vụng về), gián tiếp thanh minh cho chính bản thân mình – rằng thì là :Vì bác Hồ là người yêu nước theo chủ nghỉa quốc gia, dân tộc, nên “ta” theo bác Hồ thì “ta” cũng chính là người theo chủ nghĩa Quốc gia Dân tộc” .

    Tại sao trước ngày thế giới CS bị sụp đổ, thì đờ…éo thấy thằng nào, con nào (dám) lên tiếng “chụp mũ” bác là người theo chủ nghĩa quốc gia, dân tộc ?, mà trái lại chỉ toàn là ca tụng ‘bác”….nào là :

    -Hồ Chí Minh là người CS chân chính !

    -Hồ Chí Minh là một chiến sĩ CS tiên phong, kiên cường !

    -Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ CS kiệt xuất của thế giới !

    Có phải chăng vì ngày nay, cái chủ nghĩa CS đã bị vạch trần là tội ác chống loài người, là một thùng phân hôi thối, nên các cháu ngoan bác Hồ đã – một cách tuyệt vọng – cố gắng lôi bác Hồ ra khỏi cái thùng phân đầy giòi bọ,rồi rửa mặt cho bác và mặc cho bác một cái áo “quốc gia, dân tộc” cho đỡ….quê?

    ĐMCS, Chỉ có người CS chân chính như Hồ Chí Minh mới có ước mơ :

    Tôi Dắt Năm Châu Đến Đại Đồng mà thôi !!

    Thế cho nên : Hồ Chí Minh sống là người CS, và đến chết cũng vẫn muốn là người CS ! (Chết còn muốn về với các tổ sư CS là cụ Mác cụ Lê thì làm người Quốc gia thế chó nào được hả …giời ?!) (*)

    Tại sao lại cứ nhét vào mồm bác những điều “bác” không nói, và nhét vào đầu “bác” những điều “bác” không hề nghĩ đến đó là Quốc Gia và Dân Tộc ?

    Tại sao không để yên cho bác làm môt người CS chân chính như bác tâm nguyện cho đến lúc chết , mà cứ bắt bác phải làm một người Quốc Gia ?

    Không biết ông Lê Kỳ Sơn thấy chủ nghĩa Quốc Gia tốt thế nào mà ông lại cứ muốn “nhét bác” của ông vào ?

    Và coi bộ CS xáu xa, thối tha dữ lắm hay sao mà ông Lê Kỳ Sơn lại cứ muốn “lôi bác” của ông ra ?

    Hãy Để Yên Cho Hồ Chí Minh Làm Một Chiến Sĩ Công Sản Đích Thực Theo đúng tâm nguyện của ông !

  5. Nguyen Quang says:

    Tôn thờ quỷ vương Lenin, Hồ chí Minh đã tỏ lộ bản tính súc vật cực kỳ hiếu sát :

    “Có người hỏi « Giửa Lê-nin và Staline, ai dữ hơn ? » . Viatcheslav Molotov, người phục vụ dưới trướng cả hai, không ngần ngại trả lời : – Lê-nin, chớ còn ai nữa ! ” – Tác giả: Nguyễn Văn Trần .

    *** Khi Lenin qua đời, Hồ chí Minh viết trên tờ báo Pravda của đảng CS Liên Xô, số ra ngày 27/1/1924 , như sau :

    “Khi còn sống, Người là cha, là thày, là đồng chí và cố vấn của chúng ta. Nay Người là ngôi sao dẫn đường đưa tới cách mạng xã hội. Lênin sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Người bất tử . ”

  6. nguyen ha says:

    Tại chí Phổ Thông trước 1975 ,giám dốc nhà văn Nguyễn Vỷ có nói rỏ rang : Tết năm đó (năm mà HCM “tìm đường cứu nước !!) cả gia đình LS Phan văn Trường trở về Pháp, sau khi đả ăn Tết ở VN. Trên chuýên tàu thủy Cụ Phan thấy có chàng trai VN làm bồi,mặt mủi khôi ngô,Cụ hỏi thăm tên tuổi thì biết đó là Nguyện tất Thành .Sau khi biết gia cảnh ,Cụ Phan hứa đến Pháp “qua’ sẽ giúp. Đó là lý do :một người làm bồi ở trên tàu thủy được lên bờ.! Còn việc học của HCM chỉ mới đậu yếu -lược (qua khỏi lớp Ba),chưa đậu Tiểu Học ! Khi bố của HCM bị triều đình Huế đuổi việc,lý do : uống rượu đánh người chết thì cậu học sinh Nguễn sinh Cung (HCM) củng bị đuổi học, lý do Trường QH vào thời đó chỉ dành cho con quan. Còn chuyện đuổi học vì biểu tình chống thuế là chuyện bịa. Chuyện Lê-văn Tám như ý của bài chủ.

  7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NHẰM ĐÁNH GIÁ VỀ Ý NGHĨA VÀ VỊ TRÍ CỦA ÔNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CẬN ĐẠI CỦA ĐẤT NƯỚC TA

    Ông Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử cũng giống như bao nhân vật lịch sử quan trọng khác của đất nước, bởi vậy đánh giá ông Hồ phải đánh giá đúng mức, không thể quá đề cao hay quá hạ thấp ý nghĩa và vị trí của ông trong lịch sử cận đại của nước ta. Bởi nếu đánh giá cao quá chỉ mang tính cách tâng bốc một chiều tầm thường, còn đánh giá thấp quá có thể lệch lạc, chủ quan, thiếu đúng đắn.

    Thật vậy đánh giá một người hay một đối tượng sự việc luôn luôn tùy trình độ nhận thức và bản chất của người đánh giá. Trình độ là khả năng nhận thức, năng lực phân tích suy luận, và bản chất là có ngay thẳng, trung thực, vô tư và vì lợi ích chung của đất nước, dân tộc hay không.

    Ngoài ra đối với mọi nhân vật chính trị, không thể không xem xét đến ý nghĩa tham vọng cá nhân riêng, tinh thần công tâm công lý của họ, cả hoàn cảnh, sự may mắn, ý nghĩa của sự thành công và sự nghiệp mang lại đích thực gì cho dân cho nước mà họ có.

    Có nghĩa đánh giá về ông Hồ không thể không đánh giá về học thuyết Mác cũng như sự nghiệp của Lênin. Bởi xuất phát điểm hay mục đích của ông Hồ không thể tách rời được với ý nghĩa và tính cách của học thuyết Mác, cũng không tách được hệ thống đệ tam quốc tế cộng sản do Lênin sáng lập, xây dung và điều hành.

    Nói khác đi không có các yếu tố như trên cũng không thể có sự thành công của sự nghiệp bản thân của ông Hồ. Nhưng rất tiếc sự nghiệp của Lênin sau 70 năm đã hoàn toàn phá sản ở Nga và các nước cựu XHCN khác. Và đến ngày nay, học thuyết Mác cũng đã hoàn toàn mất hết uy tín ban đầu và mọi người trên thế giới đều biết về mọi nhược điểm và thất bại khách quan, tự nhiên không thể chối bỏ được của nó.

    Như thế không thể bảo ông Hồ là người theo chủ nghĩa dân tộc được, mà thực chất ông là người theo chủ nghĩa quốc tế vô sản mà ai cũng rõ. Đó là giai đoạn sau khi ông Hồ đã đi vào hệ thống hoạt động của đệ tam quốc tế như một thành viên, một cán bộ quốc tế mà không phải là người ái quốc hoàn toàn độc lập nữa. Còn chuyện các thư từ ông gởi cho Pháp để xin học trước đó trong trường đào tạo thuộc địa của Pháp, có thể xem như khuynh hướng ban đầu lúc ông chưa tự định hướng rõ ràng theo hoàn cảnh thúc đẩy về sau này của ông.

    Mà ai cũng biết khi đã vào hoạt động trong hệ thống cộng sản thì đã như đã cỡi trên lung cọp, không thể nào tách rời, tách riêng hay xuống lung cọp được nữa. Suốt đời phải hoạt động theo hướng đó bởi do tính cách khắc nghiệt của tổ chức, đó cũng là hoàn cảnh suốt đời của ông Hồ, và ai cũng biết về cuối đời, ông còn bị khống chế cả bởi nhóm trẻ hơn như Lê Duẩn hay Lê Đức Thọ cũng chỉ như thế.

    Nên cái cơ bản chính là mục đích không tưởng của chủ thuyết Mác cũng như nguyên tắc chuyên chính của nó. Nguyên tắc này đã được Lênin tổ chức thực tế hiệu quả và sau này còn được Stalin cũng như Mao Trạch Đông gia cố hơn rất nhiều nữa. Mà mọi cãi cốt lõi đều không ra ngoài chính nguyên lý bạo lực và nguyên lý tuyên truyền. Nên đây là con đường một chiều mà ông Hồ khi đã đi vào trong đó rồi thì dù muốn dù không, dù tài cán cỡ nào cũng đều không thể thoát ra được nữa.
    Thế nên nếu bảo đây là lỗi, rõ ràng lỗi lý thuyết là chính. Bởi vì chính mặt lỗi lý thuyết đã đưa đến lỗi hệ thống và lỗi thực tế tức trong đời sống cụ thể hiện thực. Các thất bại về kinh tế trong thời kỳ của Lênin ở Nga, của Mao ở Trung Quốc, ở mọi nước cộng sản nói chung trong đó kể cả Việt Nam trong các giai đoạn bao cấp đều nói lên rất rõ điều đó.

    Đặc biệt chính sách đấu tranh giai cấp sai lầm mà hậu quả là đấu tố, hợp tác hóa bằng cưỡng bức, cải cách ruộng đất theo kiểu cảm tính phi khoa học, mà cụ thể như ở miền Bắc nước ta năm 1953 do học từ Trung Quốc mà ra, trong đó có vụ điển hình về bà Nguyễn Thị Năm, một tư sản dân tộc, mà ông Hồ đã thông qua một phần nào, đều nói lên tính cách bị động hay phải tuân thủ kỹ luật tập thể của ông trong nguyên tắc lãnh đạo tập thể của xã hội cộng sản mác xít lêninít.

    Như vậy nên nếu chỉ phân tích ông Hồ như một người yêu nước kiểu độc lập hay kiểu tư sản thì hoàn toàn không đúng, bởi như vậy là lấp liếm, bất chấp sự thật khách quan và cũng không nhằm chân lý lịch sử đúng đắn thật sự. Bởi thế luận các mặt về ông Hồ là phải luận trong chuỗi hệ thong của con đường mà ông gia nhập. Điều đó ảnh hưởng tới đất nước và dân tộc như thế nào chỉ là hệ lụy hay hệ luận của nó, tức đó chỉ là kết quả mà không hề là nguyên nhân ngược lại.

    Hơn thế nữa, ngày nay mọi sử gia chân thực nhất cần phải tìm ra các tài liệu trong các thư tịch và hồ sơ tại Pháp về ý định quay lại Việt Nam khi đó của chính phủ Pháp thế nào, nguyên nhân do đâu, có thể mới xác lập được thực tế ý nghĩa và vai trò của ông Hồ trong tính cách 9 năm chiến tranh chống Pháp. Điều đó cũng cho thấy được ý nghĩa cuộc chiến tranh này là nhằm xây dung chủ nghĩa cộng sản mác xít tại nước ta hay chỉ nhằm giải phóng dân tộc thuần túy như các sách báo tuyên truyền chính thống vẫn thường nói.

    Nên tóm lại, mọi sự đánh gia của mọi bên về ông Hồ đều không thể đầy đủ, không thể đích thực, không thể sâu xa được. Trái lại chính lịch sử nói chung sau này mới đánh giá được khách quan, trung thực và toàn diện nhất. Đó là lý do để mọi người cần sống lâu hơn nữa và kiên nhẫn cũng như cố gắng để chờ xem, vì càng lùi xa vào quá khứ lịch sử sẽ càng ngày cáng sáng tỏ ra, càng minh bạch, sáng suốt, trầm tĩnh và nhiều tính cách phong phú, đầy đủ thêm. Bởi chỉ cần đọc bài thơ do Hồ Chí Minh làm vào năm 1953 khi đến thăm đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Vương cùng với toán bộ đội cũng hoàn toàn thấy rõ được toàn bộ chí hướng của ông ta rồi, đâu thể nào tự tiện phiên diễn đi khác được nữa.

    Võ Hưng Thanh
    (19/6/15)

  8. Minh Đức says:

    Bài viết của ông Lê Kỳ Sơn này nhằm chứng tỏ ông Hồ Chí Minh là người yêu nước chứ không phải là người cộng sản. Những điểm đưa ra để chứng minh rằng ông Hồ Chí Minh là người yêu nước thật ra không nói lên dược điều gì vì một người theo đúng sách lược của Lê Nin thì dùng chủ nghĩa quốc gia làm chiêu bài để đi đến cái đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Việc mà ông Hồ Chí Minh chống Pháp là việc làm của một người yêu nước thật hay là một người dùng chủ nghĩa quốc gia làm cái vỏ để đi đến chủ nghĩa cộng sản? Không có gì khác nhau nhiều giữa những những người yêu nước chống xâm lăng thật và những người dùng yêu nước chống xâm lăng làm chiêu bài trong một giai đoạn. Cái khác nhau là sau khi đoạt được quyền lực rồi thì người đó tiếp tục đi đến chủ nghĩa cộng sản hay là đi theo một con đường nào khác. Sau khi đã đoạt được quyền lực rồi thì ông Hồ Chí Minh tiếp tục đi theo con đường chủ nghĩa cộng sản.

    Một người yêu nước thật không thể nào viết bài vu khống cho bà Nguyễn Thị Năm, một người đã hết lòng giúp công cuộc chống Pháp, rồi đem xử bắn. Một người yêu nước thật sự không thể nào chấp nhận Trung Quốc lấy Hoàng Sa, Trường Sa mà vẫn tiếp tục xin Trung Quốc viện trợ, vẫn ca tụng đảng Cộng Sản Trung Quốc.

    Những gì ông Lê Kỳ Sơn đem ra chứng minh ông Hồ là người yêu nước lấy từ sách của Trần Dân Tiên, từ Hồ Chí Minh Toàn Tập nghĩa là lấy các bài của ông Hồ Chí Minh viết . Nếu ông Hồ dùng chiêu bài yêu nước chống xâm lăng để sau đó đi đến chủ nghĩa cộng sản thì ông Hồ phải viết sao cho người đọc tưởng ông Hồ là người yêu nước thật chứ. Nếu ông Hồ không làm cho người dân tin ông là yêu nước thật thì ông đã không trở thành một lãnh tụ được.

    Ông Hồ có theo chủ nghĩa CS thật thì mới tịch thu ruộng đất, xóa bỏ tư hữu đất đai, cấm tư nhân buôn bán.

    Nếu ông Hồ quả là người yêu nước thì ông Hồ cũng phải chống Trung Quốc giống như chống Pháp vì Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam . Cùng là kẻ xâm phạm lãnh thổ mà ông Hồ chỉ chống Pháp mà không chống Trung Quốc vì Pháp là tư bản còn Trung Quốc là cộng sản. Ông Hồ chỉ chống Pháp mà không chống Trung Quốc thì ông Hồ theo chủ nghĩa cộng sản, không theo chủ nghĩa quốc gia.

    • SẮC NGÀN says:

      BA TRONG MỘT

      Đưa anh một cốc cà phê
      Bây giờ phân tích thể nào hở anh

      Tất nhiên trong ấy có đường
      Lại thêm có sữa cuối là cà phê

      Nhưng mà thiếu nước thì sao
      Đó ba trong một lẽ nào chẳng thông

      Sự đời quả thật oái oăm
      Biết ai cộng sản biết ai thương nòi

      Thương nòi quả thật hiếm hoi
      Nhưng mà cộng sản có mòi nhiều hơn

      Nói chơi theo kiểu ba lơn
      Nhưng ba trong một liệu còn tính sao

      Đó là chưa đến tào lao
      Tào lao thêm nữa lẽ nào oan chi

      Ai người trên thế gian ni
      Dễ đâu không có tỉ ti chút lòng

      Vì mình hơn cả non sông
      Cái điều danh vọng dễ hòng thoát sao

      Nên thôi chờ đổ mưa rào
      Bụi trần giũ sạch ối dào mới hay

      TIẾNG NGÀN
      (20/6/15)

Leave a Reply to SẮC NGÀN