WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mâu thuẫn trong kinh tế Trung Cộng

china_3188353b

Ngày Thứ Sáu, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã tăng giá đồng nhân dân tệ! Ngày hôm trước, đổi 6.4010 đồng “nguyên” ăn một đô la Mỹ; nay chỉ đổi 6.3975 cũng được một đô la. Số thay đổi quá nhỏ, chỉ đáng 0.05%, nghĩa là 5 phần 10,000. Nhưng việc “tăng giá” này nhằm “trấn an” thị trường tài chánh thế giới: Cộng sản Trung Quốc không muốn gây một cuộc “chiến tranh phá giá tiền tệ.”

Vì đó là mối lo ngại của tất cả thị trường, kể từ ngày Thứ Hai, 11 Tháng Tám 2015. Ðồng nguyên được giảm giá trong ba ngày liên tiếp tổng cộng sụt giá 4.4%. Hành động này khiến mọi người lo ngại, vì năm 1994, Trung Cộng đã cho đồng nguyên phá giá ngay một lúc 33%! Ngày Thứ Năm, bà Trương Hiểu Huy (Zhang Xiaohui), phụ tá chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương đã trấn an rằng Bắc Kinh sẽ không giảm giá đồng nguyên thêm nữa, và trong tương lai đồng tiền Trung Quốc sẽ lên giá. Lo rằng thị trường tài chánh không tin tưởng, cho nên hôm sau Nhân Dân Ngân Hàng đã quay chiều, cho tăng giá đồng nguyên, dù chỉ tăng rất tượng trưng.

Hành động “chữa cháy” của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc cho thấy đảng Cộng Sản đang lúng túng vì đang theo đuổi những mục tiêu kinh tế mâu thuẫn. Một mặt, họ muốn giữ cho kinh tế Trung Quốc giữ được mức phát triển ít nhất 7%, tránh nguy cơ thất nghiệp gia tăng có thể gây xáo động xã hội. Mặt khác, Cộng Sản Trung Quốc muốn đưa đồng nguyên lên hàng một “đồng tiền dự trữ” của các quốc gia khác, tạo uy tín cho chính họ. Mối mâu thuẫn thứ nhì là giữa mục tiêu “thị trường hóa” nền kinh tế đồng thời vẫn muốn giữ ổn định trong thời gian chuyển tiếp chương trình thị trường hóa này. Mối mâu thuẫn thứ ba có tính cách căn bản hơn: Ðảng Cộng Sản vừa muốn giải tỏa cho kinh tế được tự do hơn, thị trường đóng vai trò quan trọng hơn để thoát khỏi tình trạng bế tắc không tránh được; đồng thời họ vẫn muốn nắm quyền kiểm soát chặt chẽ, cả kinh tế lẫn chính trị.

Từ nhiều năm qua, Trung Cộng đã tỏ ý muốn đồng nguyên được dùng làm một thứ ngoại tệ dự trữ cho Ngân Hàng Trung Ương các nước khác, ngang hàng với đồng Ðô la Mỹ, đồng Euro, đồng Franc Thụy Sĩ, đồng Yen Nhật Bản. Như vậy mới xứng đáng với khối lượng sản xuất đứng hàng thứ nhì thế giới của kinh tế Trung Quốc. Mục tiêu này khó đạt được khi đảng Cộng Sản vẫn muốn nắm quyền kiểm soát tất cả các hoạt động kinh tế trong nước. Ðồng Euro, đồng Ðô la không thể nào đóng vai trò tiền dự trữ của các nước nếu các chính phủ Mỹ hoặc Châu Âu vẫn muốn cấm đoán không cho người ta đổi tiền tự do, lại can thiệp liên tiếp vào thị trường hối đoái để giữ giá cho các đồng tiền của họ không cho thay đổi theo luật cung cầu mỗi ngày. Bắc Kinh đã làm đúng những điều đó, cho nên mối hy vọng đồng nguyên trở thành một “đồng tiền quốc tế” khó thành công, trừ khi đảng Cộng Sản chấp nhận giảm bớt quyền kiểm soát của họ.

Trong nhiều chục năm qua, Bắc Kinh tìm cách giữ giá đồng nguyên rất thấp so với đô la, để hàng xuất cảng bán ra với giá rẻ. Nhưng từ đầu năm 2015 tới nay, họ lại cố gắng giữ giá ổn định gắn liền với đô la Mỹ, trong khi đồng tiền các nước khác đều xuống so với đô la. Ðô la tăng giá vì nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng đều đặn, từ từ, trong sáu năm qua. Ðô la lên giá nhanh hơn trong mấy tháng nay vì mọi người đang chờ Ngân Hàng Trung Ương Mỹ sắp sửa tăng lãi suất, có thể ngay trong Tháng Chín này. Tiền đầu tư khắp thế giới đang chờ cơ hội đem vào nước Mỹ để hưởng lãi suất cao hơn, tiền được đổi sang đô la ngày càng nhiều khiến đô la tăng giá. Trong thời gian đó, Bắc Kinh vẫn không cho đồng nguyên đi xuống, một phần cũng vì áp lực của chính phủ và Quốc Hội Mỹ. Vì thế, ngày Thứ Hai vừa qua, khi Bắc Kinh hạ giá đồng nguyên gần 2% (mức giới hạn họ tự đặt ra) thì IMF đã hoan nghênh, coi đó là một hành động thuận theo xu hướng chung của thị trường.

Nhưng hành động hạ giá ba ngày liên tiếp rồi lại nâng giá lên chút đỉnh cho thấy Bắc Kinh đang lúng túng xoay trở ngay trong cái lưới mà họ tự giăng cho mình rơi vào: Vẫn muốn đóng vai trò kiểm soát, không để cho thị trường sống theo quy luật tự nhiên. Tình trạng lúng túng này đã hiện ra trước đây một tháng, khi cả guồng máy chỉ huy tài chánh được huy động để ngăn chặn không cho thị trường chứng khoán sụp đổ; sau khi chính guồng má đó đã thổi phồng cho thị trường chứng khoán lên cao, gây cơn khủng hoảng làm cho giới đầu tư nhỏ trong nước mất hơn 3,000 tỷ đô la.

Trong cả hai cơn lúng túng về chứng khoán và về hối suất, Cộng Sản Trung Quốc cho thấy họ không dám tiến hành một chương trình “thị trường hóa” đã được công bố trong kỳ đại hội đảng gần đây, coi như một chủ trương “đổi mới” tối quan trọng của ông Tập Cận Bình. Ðảng Cộng Sản tuyên dương một cách long trọng rằng từ nay sẽ để cho thị trường đóng “vai trò quyết định” trong sinh hoạt kinh tế. Thị trường hóa không phải là ý muốn của các lãnh tụ cộng sản, nhưng là một nhu cầu bắt buộc. Kinh tế Trung Quốc đã giảm bớt tăng trưởng trong mấy năm qua, vì guồng máy điều khiển tập trung không còn “món võ mới” nào để tiếp tục thi triển. Kinh tế Trung Quốc gia tăng nhờ đổ tiền vào các vụ đầu tư khổng lồ không cần thiết và rất phung phí; nhờ hạn chế khả năng tiêu thụ của người dân để dồn vào việc xuất cảng; và tất cả các hoạt động đó dựa trên những món nợ ngày càng cao và càng khó trả lại. Tình trạng đó không thể kéo dài mãi mãi. Chỉ có một con đường thoát khỏi cảnh phá sản là kích thích sức tiêu thụ của ng dân và nới lỏng cho các xí nghiệp tư doanh được phát triển, cải tổ hệ thống ngân hàng theo quy luật thị trường. Cho nên thị trường hóa là một chủ trương đứng đắn và cần thiết.

Nhưng trong cả hai cơn khủng hoảng, thị trường chứng khoán và hối suất đồng nguyên, khiến người ta bắt đầu nghi ngờ không biết Tập Cận Bình còn giữ được chủ trương đó hay không, và tiến hành nhanh chóng như nhu cầu đòi hỏi hay không.
Tuy đã tập trung quyền lực đến mức cao nhất kể từ thời Ðặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình vẫn bị hạn chế bởi những thế lực bảo thủ đang hưởng lợi trong cơ cấu hiện hành. Thị trường hóa nghĩa là cho phép hàng trăm triệu người tự do quyết định trong việc trao đổi hàng hóa, mua bán chứng khoán, ký hợp đồng lao động, họ sẽ đóng vai trò quan trọng nhất, theo chủ trương mà Tập Cận Bình đề ra. Nhưng các lãnh tụ cộng sản cao cấp và trung cấp trong guồng máy kiểm soát hiện hành sẽ không dễ buông các quyền lợi họ đang hưởng. Họ sẽ đổ hết tội lỗi lên Tập Cận Bình nếu kinh tế xuống dốc; mà điều này luôn luôn đe dọa.

Chính sách gắn liền đồng nguyên vào đô la Mỹ, trong khi tiền các nước khác xuống giá, khiến cho hàng xuất cảng của Trung Quốc đắt hơn. Thứ Bảy tuần trước, Bắc Kinh thông báo trị giá hàng xuất cảng giảm bớt 8.3% so với năm trước. Số xuất cảng sang Châu Âu giảm nhiều nhất, giảm 12% trong Tháng Bảy vì kinh tế vùng này đang khó khăn. Vì xuất cảng xuống, số dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh đã tụt mất 315 tỷ đô la trong bảy tháng đầu năm nay. Muốn giữ cho kinh tế thăng bằng, họ lại phải cắt lãi suất (bốn lần trong năm nay) để các doanh nghiệp nhà nước được vay tiền dễ dàng hơn. Nhưng tỷ lệ tăng trưởng vẫn chỉ tới 7%, tốc độ thấp nhất trong 25 năm qua. Nhưng con số chính thức này không đáng tin, sự thật có thể chỉ được 3% đến 4%.
Trung Quốc cần chuyển từ kinh tế vụ vào xuất cảng sang kinh tế dựa trên sức tiêu thụ nội địa, nhưng một cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán vừa qua có thể khiến nhiều người trung lưu mất cơ nghiệp, không giúp gì cho sức tiêu thụ. Tình rạng kinh tế suy yếu sẽ tạo cơ hội cho giới bảo thủ trong đảng Cộng Sản Trung Quốc cưỡng lại và kìm hãm các chương trình cải tổ.
Ðể ngăn chặn các phe chống đối, Tập Cận Bình tìm cách tiêu diệt những đối thủ chính trị trong nội bộ đảng, qua các vụ đánh tham nhũng rất lớn. Trong tuần qua nhật báo Nhân Dân đã tấn công thẳng vào “trung tâm” của phe đối nghịch, khi chỉ trích “những lãnh tụ về hưu vẫn tìm cách can thiệp” vào hoạt động của đảng. Ðây là một đòn tấn công một cách kín đáo vào Giang Trạch Dân, sau khi đã hạ thủ những tay chân thân tín của họ Giang, như Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, vân vân. Mâu thuẫn giữa các phe phái trong đảng chỉ làm hại cho nền kinh tế. Ðó chỉ là biểu hiện của mối mâu thuẫn lớn nhất: Ðảng Cộng Sản muốn cải tổ kinh tế nhưng vẫn không muốn buông bỏ quyền hành.

Vì thế kinh tế Trung Quốc sẽ còn lệ thuộc vào các tranh chấp nội bộ đảng Cộng Sản. Chỉ khi nào chế độ chính trị thay đổi thì công việc thị trường trường hóa mới có thể tiến hành. Ðổi mới kinh tế mà không thay đổi chính trị, đảng Cộng Sản sẽ tiếp tục đi trên con đường bế tắc.

Nguồn: Nguoi-viet.com

10 Phản hồi cho “Mâu thuẫn trong kinh tế Trung Cộng”

  1. Nguyễn Kim Nên says:

    @Khổng Khuyết

    Khi người ta cố gắng chối bỏ nhân cách thật của mình thì người đó sẽ bị rối loạn nhân cách (nói chẳng ra đâu vào đâu, tự mâu thuẫn, tự mắng vào mặt mình). Theo tôi, anh bạn nên thú nhận cái mục tiêu thật của mình. Diễn Đàn này chấp nhận tranh luận đa chiều mà. Còn nếu anh bạn lập lờ thì đúng là anh bạn sợ chính cái chủ nghĩa dân tộc của mình. Có khác nào tự thấy cái sai mà vẫn mù quáng thờ phụng nó.

    Nếu muốn thì cứ chửi con mụ Kim Nên này với những lí lẽ xác đáng. Còn cứ thò lò, vu khống, gán ghép , chẳng có chút lí lẽ, bằng chứng gì, đọc chẳng giống ai. Cái kiểu thò lò 2 mặt, người đọc chỉ thấy mắc cười cho anh bạn.

  2. Nguyen Kim Nen says:

    Huyền thoại “Thành tựu kinh tế vĩ đại” của Trung Cộng được các cây viết dốt nát hoặc nịnh nọt ở phương Tây thổi phồng lên. Cũng có không ít chính trị gia, thương gia, cựu chính trị gia từ Úc, Anh vì quyền lợi đầu tư hàng tỉ đô của mình ở bên Tàu nên luôn tìm cách nịnh hót Trung Cộng.

    Trung cộng và bọn nịnh hót không nhớ rằng tất cả thành tựu kinh tế 25 năm nay ở bên Tàu chỉ là kết quả của 2 điều. 1 là chính quyền trung ương Tàu vững mạnh, biết lợi dụng cơ hội để giành lợi lộc nhiều nhất cho nước Tàu. 2, chính điều số 2 này mới là điều quan trọng nhất, đó là chiến lược của Mỹ (khởi đầu từ 2 cố vấn an ninh quốc gia Kisinger (thời Nixon) và Brezinski (thời Carter) hồi thập niên 1970) kiên quyết chơi lá bài Tàu để chống Liên xô (trước 1990) sau đó là lợi dụng nhân công rẻ, nhiều của Tàu để gia công sản xuất cho tư bản Mỹ.

    Trung cộng chẳng có cái phát minh gì độc đáo. Và cũng không theo kinh tế thị trường tuyệt đối. Thế nhưng trong vòng 25 năm qua nó bỗng tăng GDP đến hàng thứ 2 thế giới, dự trữ ngoại tệ vào bậc nhất luôn. Thế là có 1 nhóm nịnh hót bên phương Tây ca tụng và sẵn sàng bán mình cho Tàu. Trung cộng cũng tưởng mình là… Thánh nên bắt đầu gây hấn với toàn thế giới (!!!)

    Giờ đây những dấu hiệu đầu tiên đã hiện ra. Sự mâu thuẫn, bất hợp lý trong nền kinh tế Tàu bắt đầu phá hoại sự thịnh vượng giả tạo của Trung cộng. Hơn nữa Trung cộng đang dự tính dùng vũ lực thách thức quyền lực của Mỹ và đồng minh, quốc gia đã tạo nên sự thịnh vượng cho nó. Không lẽ Mỹ sẽ ngồi yên để cho Tàu phá nát thế cân bằng chính trị – quân sự ở châu Á và thế giới? Chỉ 1 cái nhích tay của Mỹ là nền kinh tế Tàu lung lay.

    Để xem thằng Tàu khựa láu cá đến độ nào.

    • Khổng Khuyết says:

      Thì Tàu Cộng láo… (cá) cở như cò Nen là cùng, làm sao mà Tàu Cộng qua mặt được em, cò?

      • Nguyen Kim Nen says:

        Hơ hơ ! Anh bạn lo lắng hay tức tối dùm cho Tàu cộng hả ? Rõ mặt nhé !

      • Khổng Khuyết says:

        @ Nguyen Kim Nen,

        Đồng chí Nen cứ làm bộ láo lếu ngu ngơ hoài …. cán Khổng Khuyết tôi đang khẳng định tài láo lếu của đồng chí Nen đó chứ !

        Cả cái đất nước láng giềng Trung Quốc anh em láo thế mà cũng không láo bằng đồng chí đấy!

      • Nguyen Kim Nen says:

        Vờ vĩnh làm gì anh bạn ơi! Thứ dư luận viên tình nguyện (không ăn lương) cho Tàu cộng như anh bạn bị lộ mặt rồi, đừng có cố gắng lấp liếm bằng cách chửi vu vơ người ta là đồng chí với láo lếu. Cái lấp liếm của anh bạn không có logic chút nào cả !! Bọn DLV dấu mặt như anh bạn đầy rẫy trong các diễn đàn của người Việt. Chẳng qua mặt được tôi đâu. Hơ hơ !

        Nếu anh bạn công khai thú nhận lập trường Tàu cộng của anh bạn thì tôi còn tôn trọng anh bạn hơn là đóng vai 1 kẻ quân tử nhưng trong lòng thì cúc cung thờ bọn xâm lăng Tàu cộng nham hiểm. Người ta gọi những người như anh bạn là con thò lò 2 mặt đấy.

      • Khổng Khuyết says:

        Thưa đồng chí Nen,

        Nhìn cách viết láo của đồng chí Nen như thế mà bảo là đồng chí không có tài láo lếu thì là quá “chủ quan duy rí chí.” Với tài năng láo này, đồng chí Nen còn tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp lừa người, lừa bọn dân chủ ngu ngóc khi phục vụ Đảng.

        Còn về bốn chữ ….”lập trường tàu cộng” , Khổng Khuyết tôi khẳng định đây là sáng tạo mới của đồng chí.

        Người Việt Quốc Gia cờ Vàng không ai viết như thế cả ngoại trừ dân “Bắc Kì” láo lếu làm cò phục vụ Đảng như đồng chí Nen & cán Khổng Khuyết tôi

        Tuy đọc lên nghe buồn cười, lộ hết cái ngu ngu, cái láo láo của thân phận một tên cò … như đồng chí nhưng cũng góp phần làm đa dạng phong phú về hình thức láo lếu che đậy dùm cho công tác tuyên láo mà Đảng ta giao phó.

        Khổng Khuyết

  3. Minh Đức says:

    Trích: ” Thị trường hóa nghĩa là cho phép hàng trăm triệu người tự do quyết định trong việc trao đổi hàng hóa, mua bán chứng khoán, ký hợp đồng lao động, họ sẽ đóng vai trò quan trọng nhất, theo chủ trương mà Tập Cận Bình đề ra.”

    Liệu việc gọi là ‘thị trường hóa” này có nghĩa là chính quyền sẽ bớt chi phối vào nền kinh tế mà để cho qui luật của thị trường chi phối nhiều hơn?

    “Thị trường hóa” có thể thấy qua việc nhà nước khuyến khích dân mua cổ phiếu. Mục đích của việc khuyến khích dân mua cổ phiếu không phải là để cho lòng ham lợi nhuận và qui luật thị trường chi phối kinh tế mà vì chính quyền thấy các công ty mượn tiền ngân hàng để làm ăn nhưng mượn quá nhiều rồi không làm ra tiền để trả nợ nên nạn nợ xấu gia tăng. Để tránh cho ngân hàng bị nạn nợ xấu nhà nước khuyến khích dân mua cổ phiếu. Dân bỏ tiền mua cổ phiếu tức là góp vốn cho các công ty để làm ăn. Thay vì công ty phải vay tiền ngân hàng thì vốn của công ty lấy ra từ cổ phiếu. Nếu công ty làm ăn thua lỗ thì chỉ có người mua cổ phiếu bị thiệt chứ ngân hàng không bị mang nợ xấu không đòi được.

    Khi nhà nước hô hào dân mua cổ phiếu thì nhà nước lại cũng nhúng tay vào kinh tế chứ không để cho nền kinh tế tự chạy bằng lòng ham lợi nhuận. Rồi khi cổ phiếu mất giá thì nhà nước lại nhúng tay vào tìm cách giữ giá cổ phiếu. Ông Tập Cận Bình đâu có suy nghĩ theo lối nhà nước để cho dân và nền kinh tế tự chạy.

    Kết quả của việc hô hào dân mua cổ phiếu là dân đi mượn tiền ngân hàng để mua cổ phiếu. Khi cổ phiếu bị mất giá, dân không có tiền để trả cho ngân hàng thì ngân hàng lại bị nguy cơ mang nợ xấu. Một trong những lý do khiến cho nhà nước Trung Quốc bơm tiền vào mua cổ phiếu để giữ giá cổ phiếu đừng đi xuống là vì nếu cổ phiếu mất giá, dân không có tiền trả ngân hàng thì sẽ sinh ra khủng hoảng tài chánh. Việc dân mua cổ phiếu không trả nợ được ảnh hưởng đến ngân hàng đến mức nào thì hình như chính quyền không dám công bố ra. Rốt cuộc thì con đường nào cũng vẫn dẫn đến việc ngân hàng mang nợ xấu.

    Mấy bữa nay cơ quan truyền thông Trung Quốc không dám nhắc đến thị trường chứng khoán nữa. Chắc là vì sợ càng bàn về thị trường chứng khoán thì dân càng hoang mang, càng muốn bán cổ phiếu cho nhanh, càng làm cho chỉ số của trị trường chứng khoán tuột dốc nhanh. Chỉ thấy thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đổ lỗi vì nền kinh tế thế giới có vấn đề phức tạp làm dân Trung Quốc hoang mang, ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc chứ kinh tế Trung Quốc thì không có vấn đề gì nghiêm trọng.

  4. Hoàng Hôn says:

    TQ kiếm được đồng lời nhiều nhất từ 3 thị trường Mỹ, Nhật và Tây Âu. Nhưng từ cuộc khủng hoảng 2008 và sau đó chính phủ TQ ra hàng loạt các quy định mới chèn ép các nhà đầu tư thì xuất khẩu của TQ vào 3 thị trường này đã giảm dần cho đến nay và sẽ tiếp tục giảm sâu. Vì sau 30 mở cửa phát triển thương mại TQ vẫn chỉ là một nước gia công hàng cho các thị trường trên thế giới và toàn bộ số ngoại hối dự trữ của TQ sau 30 năm dành dụm sẽ dần tiêu hết để bình ổn xã hội (trên thực tế số ngoại hối dự trữ này chỉ bằng 4% tài sản “ Capital” của nước Mỹ hoặc bằng khoảng 1,5% tài sản của Mỹ, Nhật và Tây Âu gộp lại).
    Việc TQ phải phá giá đồng Nguyên sẽ gây ảnh hưởng đến các nước phụ thuộc vào xuất khẩu cho 3 thị trường lớn và có nền sản xuất kém hơn TQ (ví dụ như Việt Nam ta sẽ bị ảnh hưởng ngay), chứ nó hoàn toàn không gây ảnh hưởng lớn cho Mỹ, Nhật và tây Âu bởi có rất nhiều sản phẩm đòi hỏi chất lượng và độ chính xác cao dùng trong mọi ngành nghề TQ bắt buộc phải mua của Mỹ, Nhật và tây Âu với giá cao (ví dụ bộ vi xử lý trong máy tính đã chiếm từ 30% đến 50% giá thành chiếc máy).
    Còn tại châu Âu các sản phẩm tiêu dùng, gia dụng như quần áo, giày, thiết bị điện gia dụng loại nhỏ rẻ tiền v.v… Made in China đang dần được thay thế bằng các sản phẩm sản xuất tại đông Âu, bắc Phi, đông nam Á, Ấn độ v.v… Do đó, nền kinh tế của TQ sớm hay muộn sẽ bị gục bởi cuộc tấn công kinh tế hội đồng của Mỹ, Nhật và tây Âu và khả năng TQ một lần nữa trong đầu thế kỷ này sẽ bị các đại cường làm nhục trong cuộc chiến kinh tế.

  5. Minh Đức says:

    Việc Tập Cận Bình thanh trừng các đảng viên thuộc phe Giang Trạch Dân chỉ là để củng cố quyền lực cho mình. Cả Tập Cận Bình và các phe khác trong đảng CS Trung Quốc đều không muốn cho đảng CS bị mất quyền khi kinh tế thị trường mạnh lên. Vì thế việc Trung Quốc sẽ theo khuynh hướng kinh tế thị trường nhiều hơn hay không không tùy thuộc vào kết quả việc Tập Cận Bình củng cố quyền lực. Tập Cận Bình có chủ trương còn đỏ hơn những người thuộc phe khác.

    Chính quyền Trung Quốc nhúng tay vào việc điều khiển giá đồng nhân dân tệ và giá cả trên thị trường chứng khoán đang đem lại nhiều hậu quả mà chính họ cũng không ngờ hết được. Việc hạ giá đồng nhân dân tệ làm cho chỉ số thị trường chứng khoán bị sụt giảm vì người ta lo ngại tương lai kinh tế của Trung Quốc, làm cho dân nhà giàu Trung Quốc lo tẩu tán tiền ra ngoại quốc vì không dám giữ tiền bằng nhân dân tệ, làm cho tiền nợ bằng đô la của các hãng của Trung Quốc trở thành lớn hơn khi họ phải đổi từ nhân dân tệ ra đô la để trả nợ. Rồi đây chính phủ có sẽ tiếp tục đổ tiền để giữ cho thị trường chứng khoán đừng sụt giá nữa hay không? Chính phủ nói là sẽ tiếp tục nhưng liệu có tiếp tục được mãi? Vì là con người can thiệp vào kinh tế nên các kinh tế gia không đoán được tương lai kinh tế Trung Quốc. Nhưng nếu đảng CS không can thiệp vào kinh tế thì sợ bị mất quyền lực.

    Đảng CS trước nền kinh tế thị trường cũng giống như triều đình nước Anh vào thế kỷ 16, 17 trước nền kinh tế thị trường. Để cho kinh tế thị trường mạnh lên thì triều đình giảm bớt quyền lực nhưng nền kinh tế quốc gia giàu mạnh thêm. Đè nén thương nhân như các triều đại Trung Hoa vào thế kỹ 16, 17 để bảo vệ quyền lực cho triều đình thì đến thế kỹ 19, Trung Hoa nghèo và lạc hậu bị người Anh và người Tây Phương đến uy hiếp.

Leave a Reply to Nguyễn Kim Nên