WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cũng như Ba Lan, Miến Điện đang tiến tới đích dân chủ

article-doc-

Năm 1980, Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan ra đời, thu hút được 10 triệu người thuộc đủ mọi thành phần xã hội tham gia.

Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK) đã lãnh đạo các cuộc biểu tình, đình công phản đối chính phủ liên tục và chịu nhiều tổn thất. Chỉ riêng hai năm 1981-1983, gần 10 ngàn người, trong đó hầu hết những người trong ban lãnh đạo CĐĐK, bị bắt giam và xét xử có án. Tuy nhiên cuộc đấu tranh vẫn không hề suy giảm.

Trước áp lực mãnh mẽ của quần chúng, tháng 02/1989 nhà cầm quyền Cộng sản Ba Lan buộc phải ngồi vào “Hội nghị Bàn tròn” thương lượng và chấp nhận bầu cử tự do. Tuy nhiên nhà cầm quyền chỉ chấp nhận bầu tự do 30% số ghế của quốc hội và 100% số ghế Thượng Viện.

Cuộc bầu cử diễn ra ngày 4 tháng 6 năm 1989 với thắng lợi toàn diện của phe đối lập: giành hết số ghế được bầu.

Thắng lợi của cuộc bầu cử dẫn tới việc thành lập chính phủ với Thủ tướng không cộng sản đầu tiên tại Ba Lan và trong cả khối xã hội chủ nghĩa.

Cũng vào năm 1990 Đảng CS Ba Lan giải tán, những người Cộng sản lột xác, chuyển hướng ý thức hệ mác-xít quả dân chủ- xã hội và Liên  minh Cánh tả ra đời.

Một năm sau đó, năm 1990, Lech Walesa, thủ lĩnh của CĐĐK, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống.

Một năm sau đó nữa, năm 1991, cuộc bầu cử quốc hội toàn phần được thực hiện với chiến thắng của liên minh cánh hữu. Chế độ độc tài Cộng sản Ba Lan chính thức bị xoá sổ.

Lộ trình dân chủ của Miến Điện khá giống Ba Lan.

Sau cuộc đàn áp đẫm máu tháng 8 năm 1988, bà Aung San Suu Kyi thành lập đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ.

Khi chính quyền quân sự tổ chức một cuộc bầu cử năm 1990, đảng do bà sáng lập, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đã giành được 80% số ghế trong chính phủ (392 trong số 492). Tuy nhiên, chính quyền quân sự đã phủ nhận kết quả và bà Aung San Suu Kyi bị quản thúc tại gia 15 năm. Năm 2010 bà Suu Kyi được trả tự do trước áp lực của dư luận quốc tế.

Trong tháng Hai năm 2012, Tổng thống Thein Sein đồng ý để phe đối lập tham gia bầu cử quốc hội bổ sung và lần đầu tiên trong gần 22 năm, phe đối lập có cơ hội để giành 47 ghế trong quốc hội 600 ghế.

Ngày 2 tháng 4, Ủy ban bầu cử liên bang Myanma chính thức tuyên bố Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đã giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội bổ sung này, tức 40 ghế, trong đó có 35 ghế Hạ viện, 3 ghế Thượng viện và 2 ghế đại biểu khu vực hoặc bang.

30 triệu cử trí tham gia cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11, là hệ quả tuyệt vời của một lộ trình dân chủ và chuyển giao quyền lực ôn hoà.

Nó cũng là kết quả của sự hy sinh của hàng ngàn sinh viên, Phật tử, những người dân bình thường của Miến Điện.

Nó là kết quả của cuộc tranh đấu bất bạo động, vượt qua sợ hãi và bền bỉ của bà Aung San Suu Kyi.

Là kết quả của sự nhìn nhận thực tế và tư tưởng cải cách của ông Thein Sein, một trong một 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới được tạp chí Time bình chọn.

Trước cuộc bầu cử, ông Thein Sein, đã hứa hợp tác với các đảng đối lập để có được một cuộc chuyển tiếp êm thắm và suôn sẻ trong trường hợp cuộc bầu cử này loại ông ra khỏi quyền lực.

Trong bài nói chuyện hôm thứ 6 trước những người ủng hộ đảng cầm quyền, ông Thein Sein nói “Chính phủ và quân đội sẽ tôn trọng và chấp nhận kết quả. Tôi sẽ chấp nhận tân chính phủ được thành lập dựa trên kết quả bầu cử”.

Cũng như Ba lan, với sự chấp nhận các yêu sách dân chủ của nhà cầm quyền, Miến Điện đã đi từng bước chắc chắn tiến tới dân chủ tự do.

Vào tối thứ Hai, ngày 9 tháng 11, đảng cầm quyền đã tuyên bố chấp nhận thất bại, vì sự thật, vì công lý và vì đó là lòng dân.

Thắng lợi hôm nay của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ là bước ngoặt lịch sử, tự tin của con đường đầy khó khăn và thử thách.

Giành được quyền lãnh đạo đã khó, làm lãnh đạo càng khó hơn trong một đất nước vẫn còn nhiều sắc tộc tranh đấu vũ trang đòi quyền tự quyết.

Tuy nhiên cuộc bầu cử là tín hiệu của tiến trình không thể đảo ngược.

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ trong tương lai có thể sẽ không còn cầm quyền nếu không đoàn kết và có những chính sách đúng đắn. Nhưng nếu vì thế mà một đảng khác được dân bầu lên thay thế thì sẽ phải chấp nhận. Đó là luật chơi dân chủ.

Không có sự tự do nào mà nhân dân không phải trả giá, nhưng cũng sẽ không có tự do khi trong những kẻ cầm quyền không có người nhận ra giá trị của nó.

Lộ trình dân chủ của Việt Nam chắc chắn sẽ theo mô hình tương tự như của Ba Lan và Miến Điện, nhưng hiện nay thiếu cả hai yếu tố.

Thứ nhất, ở Việt Nam chưa có một lực lượng đối lập, mới xuất hiện những nhóm dân sự nhỏ mang tính tự phát, không có chương trình hành động chính trị, chủ yếu phản kháng nhà nước trên mạng xã hội, chưa thu hút được sự ủng hộ của rộng rãi quần chúng.

Thứ hai, trong đảng cầm quyền chưa có người nào có đủ tầm để nhìn nhận thực tế, dám cải cách, dám hy sinh quyền lực vì lợi ích chung của xã hội, chấp nhận những bước chuyển hoá quyền lực từng bước, ôn hoà, thông qua bầu cử tự do.

© Đàn Chim Việt

 

3 Phản hồi cho “Cũng như Ba Lan, Miến Điện đang tiến tới đích dân chủ”

  1. Bọn chóp bu cộng sản Việt Nam hãy thức tỉnh để tránh sự tức giận của nhân dân, nếu không sẽ không có nơi trú thân.

  2. vohoan says:

    Người cộng sản Việt Nam không phải là người cộng sản Ba Lan Thiên Chúa Giáo và người Miến Điện Phật giáo. Vì vậy ” diển biến hòa bình ” sẻ khác và chắc phải chờ lâu lắm . Nhận xét nầy làm cho mình đau lắm đó !

  3. NON NGÀN says:

    LỘ TRÌNH DÂN CHỦ

    Lộ trình dân chủ tự nhiên
    Trên toàn thế giới mọi miền vậy thôi
    Ba Lan đã chứng tỏ rồi
    Nay là Miến Điện mai thời Việt Nam

    Bởi vì mọi thói độc tài
    Ăn xuôi nói ngược dễ còn ai tin
    Người dân duy nhất một lòng
    Chỉ yêu dân chủ đâu mong độc tài

    Nên hô cả triệu lần sai
    Cho là dân chủ cũng trong ngôn từ
    Trừ khi bầu phiếu mỗi người
    Tự do chọn lựa đàng hoàng mới nên

    Từ nay Miến Điện rộng thênh
    Nhớ ông Thay Sỉn hướng về tự do
    Nhất là Chiến sĩ Suu Kyi
    Xả thân tranh đấu dầu là nữ nhi

    Nhờ bà quả rõ còn gì
    Cuối hầm ánh sáng đã thì lóe lên
    Chuyển sang xa lộ rộng thênh
    Suu Kyi Tổng Thống điều nào mong hơn

    Hoan hô bà thật anh hùng
    Chí luôn cương quyết kiến trì đấu tranh
    Rồi đây đất nước công thành
    Quả là sự nghiệp rạng danh vạn đời

    ĐẠI NGÀN
    (11/11/15)

Leave a Reply to NON NGÀN