Chồng tôi – Anh Ba Sàm – đã làm gì?
Là vợ của Anh Ba Sàm, vì hoàn cảnh sức khỏe không tốt, không chịu được điều kiện khí hậu-thời tiết miền Bắc, tôi không thường xuyên ở bên chồng tôi trong những năm qua; nhưng những gì tôi biết về ông lâu nay luôn thống nhất rằng: Ông là một người yêu nước bằng cả trái tim. Hơn thế nữa, ông là một trí thức, một blogger luôn ý thức được tầm quan trọng to lớn của mạng Internet đối với công cuộc dân chủ hóa và phát triển đất nước. Và ông đã luôn sử dụng Internet như một công cụ để thực hiện mong ước nhiệt thành của ông – “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Trang mạng Anh Ba Sàm (địa chỉ hiện nay: basam.info, anhbasam.wordpress.com, basamnews.info) được thành lập năm 2007 nhằm mục đích “giải phóng bạn đọc khỏi sự nô lệ về tinh thần”, mà chồng tôi gọi tắt là “phá vòng nô lệ” và lấy đó làm chủ trương của trang. Ông tin rằng, người dân Việt Nam chỉ có thể có được những quan điểm chính trị riêng nếu được thông tin đầy đủ.
Theo tinh thần ấy, mỗi ngày Anh Ba Sàm đều tổng hợp thông tin về những vấn đề chính trị từ nhiều nguồn khác nhau: từ các cơ quan truyền thông Nhà nước, các hãng tin nước ngoài, từ những nhà hoạt động, nhà báo, những blog cá nhân và cả những trang mạng bị chính phủ Việt Nam gọi là “phản động”, “thù địch với Nhà nước”.
Ngoài ra, Anh Ba Sàm còn cống hiến cho độc giả các danh sách đường dẫn (link) phong phú đến 50 trang blog hàng đầu của các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, 50 trang truyền thông độc lập và của nhà nước bằng tiếng Việt, 56 trang truyền thông nước ngoài cũng như 19 trang mạng hướng dẫn cách vượt kiểm duyệt Internet. Những kỹ thuật của blog đã tạo điều kiện cho độc giả viết các bình luận nóng hổi về những sự kiện thời sự.
Theo nhiều nguồn thống kê khác nhau thì từ năm 2009, chồng tôi và cộng sự đã đưa lên Internet hàng trăm nghìn bài báo, trong đó có rất nhiều tư liệu quý như lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1995, sách trắng về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, và nhiều bài viết của các cây viết nổi tiếng Việt Nam. Mỗi ngày, trang mạng Anh Ba Sàm có trung bình một trăm nghìn lượt truy cập.
Rất có thể là Nghị định số 72/2013/ND-CP của Chính phủ về “Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet” đã được ban hành chỉ để nhằm kiểm duyệt trang Anh Ba Sàm. Khoản 4 Điều 20 và Khoản 4 Điều 26 của Nghị định này (có hiệu lực từ ngày 1/9/2013) cấm các chủ blog và trang mạng ở Việt Nam thu thập thông tin từ những cơ quan truyền thông Nhà nước hoặc từ những trang mạng của các cơ quan công quyền. Ở thời điểm đó, Anh Ba Sàm là trang mạng duy nhất có thể tiếp cận ở Việt Nam mà có một khối lượng tư liệu và số người truy cập ở mức đáng kể như thế.
Theo danh sách xếp hạng của Alexa.com thì Anh Ba Sàm hiện vẫn thuộc số những trang mạng đuợc truy cập nhiều nhất ở Việt Nam.
Theo FB Lê Thị Minh Hà
Sứ quán Hoa Kỳ rất quan tâm đến vụ án Anh Ba Sàm
Posted on November 19, 2015
Theo FB Hoàng Thành | 18-11-2015
Chiều 17/11/2015, ông David V. Muehlke, Bí thư Thứ nhất phụ trách chính trị Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, đã gặp bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Ba Sàm), để thăm hỏi và trao đổi thông tin về vụ án Ba Sàm.
Bà Hà cho Sứ quán Mỹ biết, đây là một vụ án có rất nhiều vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, cũng như các vi phạm nhân quyền. Ông Vinh bị bắt ngày 5/5/2014, nhưng mãi tới tháng 11/2014, nghĩa là nửa năm sau, gia đình mới được thăm gặp ông lần đầu. Từ đó đến nay đã 18 tháng, gia đình cũng chỉ được gặp ông Vinh 5 lần, lần nào cũng là nói qua điện thoại cách hai lần cửa kính, với sự hiện diện của 3-4 quản giáo và cán bộ điều tra, bắt phải cam kết: không được nói chuyện gì khác ngoài chuyện gia đình.
Vào lần gặp gần đây nhất hôm 26/10, bà Hà hết sức lo lắng khi thấy ông Vinh có nhiều dấu hiệu bất ổn về sức khỏe. Trên da ông nổi nhiều đám đỏ và được biết đã hơn 17 tháng không được tiếp xúc với ánh mặt trời. Bác sĩ của trại chỉ vào thăm một lần, đưa thuốc, rồi… không trở lại.
Bà Hà cho biết thêm, ông Vinh từng soạn một kiến nghị 24 trang và một bản tự bào chữa 46 trang, nhưng trại giữ lại, không chuyển ra ngoài. Từ tháng 7/2015 đến nay, trại cũng không cho ông viết kến nghị, thư cho gia đình .
Nghiêm trọng nhất là, theo bà Hà, ông Vinh đang bị giam giữ trái pháp luật, bởi cơ quan điều tra đã không chứng minh được ông phạm tội gì. Các luật sư đã có rất nhiều kiến nghị gửi đến các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trả tự do cho ông. Suốt 18 tháng, ông yêu cầu cơ quan phải đưa ra chứng cứ buộc tội.
Về phía Đại sứ quán Mỹ, ông David V. Muehlke chia sẻ với bà Hà, cho biết ngay từ khi vụ án diễn ra, Quốc hội, Chính phủ, Đại sứ quán Mỹ đều rất quan tâm và đã đưa ra yêu cầu được giám sát các hoat động tố tụng, nếu phiên tòa diễn ra sẽ tham dự. Tuy nhiên, họ chưa nhận được trả lời từ các cấp có thẩm quyền phía Việt Nam. Các nhà ngoại giao của sứ quán cũng vẫn tiếp tục yêu cầu tham dự phiên tòa xét xử Ba Sàm.
Trên thực tế, hiện đã có thượng nghị sĩ Đức và một số đại sứ quán phương Tây gửi thư đến các nhà lãnh đạo cấp cao nhất trong chính phủ, cơ quan ngoại giao, cơ quan tư pháp của Việt Nam đề nghị được tham dự và quan sát phiên tòa.
ANH BA SÀM
Tên nghe tưởng chỉ ba xàm
Nhưng mà chẳng vậy thật oan sự đời
Đúng người năng nổ chịu chơi
Ba Sàm tích cực để đời thêm vui
Ra công tích cóp chuyện người
Rồi đưa lên mạng chữa đời vậy thôi
Mỗi ngày vô cả trăm ngàn
Lượt người đâu it Ba Sàm càng vui
Nên chi nghĩ cũng tức cười
Ba Sàm kiểu ấy có chi ba xàm
Thêm cô Lê thị Minh Hà
Thương chồng chẳng cản quả không ba xàm
Biền đông tát cạn mọi đàng
Vợ chồng kiểu ấy mơ màng những ai
Gàu sàng với lại gàu giai
Thuận chồng thuận vợ lai rai vui rồi
GIÓ NGÀN
(20/11/15)