WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bàn về chiến lược quân sự “Offshore Control” của Hoa Kỳ

Ảnh globalbalita.com

Ảnh globalbalita.com

Một trong những lý do Trung Quốc hung hăng ráng vươn sức mạnh Không – Hải của mình càng gần tới eo biển Malacca càng tốt là nhằm để đối phó với kế sách mà giới chiến lược gia quân sự kinh tế của Hoa Kỳ đang đề nghị, bàn thảo khi nỗ lực tìm cách khống chế mộng bá quyền của Trung Quốc mà không cần phải thông qua giao tranh trực diện Không – Hải.

Kế sách này được gọi là chiến lược quân sự “Offshore Control,” được tạm hiểu là chiến lược “Phong Tỏa Hải Lộ”.
Các chiến lược gia Hoa Kỳ cho rằng sự cầm quyền độc đoán của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ bị gãy đổ nhanh chóng nếu nền kinh tế của Trung Quốc rối loạn và tê liệt. Để nền kinh tế Trung Quốc bị tê liệt thì chỉ cần phong tỏa các hải lộ chính chuyên chở hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu ra khắp nước hoặc phong tỏa hải lộ chuyên chở dầu hỏa về cho nền kinh tế đang phát triển rất nhanh, từ 6% đến 8%, nên không thể thiếu hụt dầu và khí đốt.

Các báo cáo phân tích về kinh tế cho thấy rõ nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào lượng dầu hỏa nhập khẩu, trong đó 80% số dầu hỏa nhập khẩu về cho Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca hay còn gọi là Malacca Straits, trung bình khoảng trên 5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Giao thông vận tải, phân phối tại Trung Quốc sẽ hoàn toàn tê liệt nếu hải lộ Malacca bị phong tỏa hoàn toàn. Giới lãnh đạo Trung Quốc gọi nổi ám ảnh thiếu dầu khiến kinh tế rối loạn tê liệt dẫn đến bất ổn chính trị là “nổi ám ảnh Malacca” hay còn gọi là “Malacca dilemma.”

I. Năm mục tiêu của chiến lược quân sự “Offshore Control”:

Chiến lược quân sự “Offshore Control” cần phải thỏa mãn năm mục tiêu quan trọng sau đây:

1- Khẳng định vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trong vùng & củng cố niềm tin của các nước đồng minh Hoa Kỳ trong vùng là Hoa Kỳ sẽ can thiệp loại bỏ mọi hành đồng vũ lực hiếu chiến gây nguy hại đến đồng minh.

2- Duy trì hòa bình trong vùng.

3- Đảm bảo sự phát triển ổn định thịnh vượng kinh tế cho đồng minh Hoa Kỳ trong vùng.

4- Dành lấy thắng lợi sau cùng với sự thiệt hại thấp nhất và giảm thiểu tối đa nguy cơ sử dụng vũ khí hạch tâm.

5- Răn đe và kềm hãm Trung Quốc sử dụng vũ lực để lấn chiếm lãnh hải và lãnh thổ của các nước đồng minh Hoa Kỳ.

II. Ưu điểm của chiến lược quân sự “Offshore Control”:

Những chiến lược gia Hoa Kỳ ủng hộ chiến lược quân sự “Offshore Control” cho rằng chiến lược này có những ưu điểm quan trọng sau đây:

1- Giúp Hoa Kỳ né tránh một cuộc đụng độ không hải trực diện với Trung Quốc có thể dẫn đến leo thang chiến tranh hạch tâm.

2- Hạn chế chiến phí và giảm thiểu tối đa thiệt hại nhân mạng cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh.

3- Tiêu diệt tham vọng của Trung Quốc thông qua tê liệt kinh tế dẫn đến sụp đổ chính trị cho nhưng toàn bộ cơ sở hạ tầng kinh tế Trung Quốc còn nguyên không bị phá hủy bởi bom đạn.

Các chiến lược gia Hoa Kỳ khi đưa ra chiến lược quân sự “Offshore Control” cho rằng việc phong tỏa hải lộ sẽ giúp Hoa Kỳ tránh bị lôi cuốn vào những trận đụng độ không-hải tổn hao nhân lực vũ khí tiền của không cần thiết mà lại đem đến kết quả thiết thực hữu hiệu cho một chiến thắng chính trị ngoại giao và quân sự sau cùng. Những nơi hải lộ bị phong tỏa dù rằng rất then chốt trọng yếu nhưng lại hoàn toàn nằm xa ngoài khả năng kiểm soát của Hải quân Trung Quốc và nằm sâu trong lãnh thổ của đồng minh Hoa Kỳ khiến Trung Quốc không thể ngang nhiên ngang ngược xâm lược trước công pháp quốc tế hoặc không đủ khả năng quân sự trải rộng khắp để xâm lược.

Một ưu điểm quan trọng của chiến lược này là làm sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc bị gãy đổ nhưng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc còn nguyên vẹn, không bị phá hủy bởi bom đạn.

III. Khuyết điểm của chiến lược “Offshore control”:

Chiến lược quân sự “Offshore Control” chỉ có thể hữu hiệu thành công nếu các quốc gia trong vùng châu Á Thái Bình Dương tham gia chiến lược này tin tưởng hoàn toàn vào mục tiêu đầu tiên đã nêu ở trên của chiến lược, tức là tin tưởng là Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng động binh nếu Trung Quốc trong lúc quá túng quẫn bế tắc đối sách do bị cấm vận dầu hỏa đang bị rối loạn kinh tế sẽ xâm lược bừa vào các nước đồng minh tham gia chiến lược này mà bất chấp công pháp của Liên Hiệp Quốc như Nhật Bản đã từng làm trước đệ nhị thế chiến; cũng như hoàn toàn tin tưởng vào Hoa Kỳ sẽ trợ giúp kinh tế các nước đồng minh tham gia chiến lược “Offshore Control” này khi Trung Quốc bục tức trả đũa các nước đồng minh về kinh tế như cấm vận, xiết nợ… vân vân.

Mặc dù sức mạnh Không-Hải Trung Quốc không mạnh như Hoa Kỳ nhưng cũng đủ để làm các nước liên quan trong vùng (ngoài trừ Hoa Kỳ) suy nghĩ, cân nhắc và cảm thấy thiết lập một nền hoa bình dù bị quy lụy, đe dọa với Trung Quốc vẫn có lợi hơn là phải đối đầu trực diện với Trung Quốc. Trung Quốc lợi dụng tâm lý lưỡng lự này của các nước trong vùng ra sức gia tăng áp lực quân sự, đẩy mạnh sự hiện diện Không-Hải của mình trên toàn cỏi biển Đông một cách hung tợn hiếp đáp bất chấp mọi luật lệ của Liên Hiệp Quốc về hải phận.

Mối liên hệ kinh tế sâu rộng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng càng làm cho các nước có liên quan nghi ngờ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc kiềm chế Trung Quốc. Tâm lý nghi ngờ này khiến các nước trong vùng xích lại gần nhau để đối phó Trung Quốc rất chậm chạp lỏng lẻo và rời rạc trong suốt hơn mười năm qua.

Hiện tại, các quốc gia trong vùng vẫn còn lo sợ về bài học của cuộc chiến tranh Việt Nam và vẫn chưa thật sự tin tưởng Hoa Kỳ. Bài học “chiến tranh Việt Nam” cho các nước trong vùng Đông Nam Á là họ thấy rõ Hoa Kỳ sẵn sàng bỏ rơi đồng minh thân cận là Việt Nam Cộng Hòa không can thiệp khi Trung Cộng dùng vũ lực tấn công chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974 sau khi đã có những thỏa ước tốt đẹp với Trung Quốc.

Việc Hoa Kỳ thất hứa không viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa tự vệ trước sự xâm lăng của Cộng Sản sau khi đã có những thỏa hiệp tốt đẹp với Trung Cộng thông qua bản thông cáo chung tại Thượng Hải càng làm cho các nước trong vùng Đông Nam Á lo sợ về một viễn cảnh xấu là nếu tham gia chiến lược “Offshore Control” của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc thì tương lai sẽ hứng chịu thảm cảnh khốc liệt gây ra bởi Trung Quốc do bị Hoa Kỳ bỏ rơi nếu Trung Cộng & Hoa Kỳ đã đạt được những thỏa hiệp tốt đẹp và không còn cần thiết phải duy trì chiến lược “Offshore Control” căng thẳng với Trung Quốc nữa.

Vì vậy, chính phủ Obama trong hơn bảy năm qua đã phải ráo riết gia tăng các nỗ lực ngoại giao để trấn an, gây niềm tin đối với các trong vùng Đông Nam Á và thể hiện rõ quyết tâm của Hoa Kỳ hiện diện tại vùng này với vai trò lãnh đạo nhằm duy trì hòa bình và dứt khoát can thiệp để chấm dứt mọi hành động đe dọa của Trung Cộng lên các nước trong vùng.

Chính phủ Obama đã phải tỏ ra lạnh nhạt với Do Thái một cách công khai để trấn an các chiến lược gia các nước trong vùng Đông Nam Á, thậm chí, không tiếp thủ tướng Do Thái khi ông này có mặt tại Washington theo lời mời của quốc hội Hoa Kỳ. Ngoài ra, cam kết tăng viện dầu hỏa cho Do Thái không điều kiện vào tháng chín năm 1975 do Ngoại Trưởng Henry Kissinger xúc tiến cũng không được chính phủ Obama cho “renew” tức gia hạn. Thông điệp của Hoa Kỳ rất cương quyết và rõ ràng: “mối bận tâm hàng đầu của Hoa Kỳ không phải là Do Thái hay vùng Vịnh nữa mà chính là biển Đông và Đông Nam Á.”

Dù vậy, niềm tin không thể một sớm một chiều mà có, nhất là lịch sử đen về một lần Hoa Kỳ thất hứa và bội phản đồng minh Việt Nam Cộng Hòa còn đó.

IV. Hệ quả trước mắt của chiến lược “Offshore Control”:

Khi kế hoạch này được đưa ra bàn thảo tại bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì các quốc gia trong vùng Đông Nam Á lật đật gia tăng hiện đại hóa quân đội để phòng khi ứng biến. Bề ngoài, sự hiện đại hóa quân đội này nằm trong mục tiêu ứng phó trước sự hung hăng khiêu khích quân sự của Trung quốc về mặt lãnh hải nhưng bề trong, các nước trong liên quan trong vùng Đông Nam Á cần gia tăng cũng như hiện đại khả năng cấm vận không-hải trên lãnh hải của mình khi tham gia liên quân với Hoa Kỳ cấm vận Trung Quốc.

Ấn Độ và Nhật Bản là hai thí dụ cụ thể cho sự gia tăng ngân sách quốc phòng trong vùng châu Á Thái Bình Dương.

(Dựa trên dữ kiện loan báo ngân sách chi tiêu quốc phòng từ chính phủ Ấn và Nhật)

(Dựa trên dữ kiện loan báo ngân sách chi tiêu quốc phòng từ chính phủ Ấn và Nhật)

Quốc hội Nhật Bản đã chuẩn thuận cho phép quân đội của nước mình được tham chiến bên ngoài phạm vi lãnh thổ của Nhật nếu đồng minh của mình bị tấn công. Đây là một bước ngoặt vô cùng lớn trong lịch sử của Nhật Bản kể từ sau đệ nhị thế chiến.

Việc Hải-quân Hoàng Gia Nhật sẽ có mặt trở lại cảng Cam Ranh vào năm 2016 sau hơn 70 năm tính năm 1945 là một sự kiện trọng đại không ngờ của lịch sử nước Nhật kể từ sau ngày đầu hàng quân đội Đồng Minh. Nhật đã viện cớ sử dụng cảng Cam Ranh cho tiếp liệu quân sự mà thực ra ngấm ngầm gia tăng khả năng cấm vận của quân đội Đồng Minh đối với Trung Cộng khi cần thiết như chiến lược Offshore Control đề ra.

Việt Nam, vì khả năng quân sự quá yếu kém nên không thể tự mình thực hiện đúng vai trò phong tỏa trong kế sách Offshore Control của Hoa Kỳ dù có vị thế chiến lược vô cùng quan trọng nên cần cả Nhật, Ấn và Hoa Kỳ trợ giúp thêm khi cần thiết. Do đó, sự hiện diện của Nhật tại Cam Ranh không hề nằm ngoài những mưu tính của chiến lược Offcshore Control.
Ngoài ra, hiệp ước Trans Pacific Partnership – TPP ra đời trong bối cảnh sự căng thẳng biển Đông ngày một gia tăng cũng không ngoài mục đích bảo vệ kinh tế cho đồng minh của Hoa Kỳ khi tham gia chiến lược Offshore Control. Với hiệp ước này, mọi khống chế về kinh tế để bẻ gãy nối kết liên minh với Hoa Kỳ từ các nước trong vùng đã hoàn toàn không còn có thể thực hiện.

Nhìn một cách tổng quát, ảnh hưởng trước mắt của chiến lược Offshore Control là sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ và các nước châu Á Thái Bình Dương ở mọi mặt từ chính trị, kinh tế lẫn quân sự.

Và đương nhiên, ảnh hưởng trước mắt khác dễ thấy của chiến lược này là sự hiện diện ngày mỗi tăng của Hải-quân Hoa Kỳ trong vùng.

V. Vai trò hiện đại hóa quân đội Việt Nam trong chiến lược “Offshore Control”

Khi tham gia liên kết với Hoa Kỳ vào chiến lược Offshore Control, dù là trong miễn cưỡng do tình huống đẩy đưa hay tự giác, thì Việt Nam vẫn rất khập khiển để đóng đúng vai trò chiến lược của mình trong kế sách Offshore Control.

Có một bờ biển dài 3600 cây số nhưng Việt Nam hoàn toàn không có lực lượng tuần duyên hiện đại để giám sát mọi vi phạm lanh hải khi cần thiết. Cả Nhật Bản và cả Hoa Kỳ mới đây đã phải liên tục hổ trợ các phương tiện tuần duyên từ tàu bè đến tài chánh, cụ thể là bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ là ông Carter đã tặng tuần duyên Việt Nam nhiều tàu tuần duyên và 18 triệu đô la cho chí phí huấn luyện.

Bởi quân đội Việt Nam hiện nay vẫn còn là một quân đội Cộng Sản cho nên vấn đề cải cách hiện đại hóa quân đội bị cản trở do phải đặt mục tiêu chính trị duy trì và củng cố quyền lực của Cộng đảng lên trên mục tiêu quốc phòng. Hơn nữa, cái mác Cộng Sản khiến Hoa Kỳ và Đồng Minh không thể thẳng tay viện trợ canh tân và giúp đỡ. Sự giúp đỡ của Nhật và Hoa Kỳ hiện nay về quân sự đối với Việt Nam còn quá e dè, chừng mực.

Hy vọng Hoa Kỳ bải bỏ cấm vận vũ khí sát thương toàn diện vẫn còn úp mở bàn thảo khiến Việt Nam lại bị chậm trễ về việc canh tân vũ khí trong lúc tình hình ngày một căng thẳng hơn tại biển Đông. Tương lai chính trị của Việt Nam vẫn còn đang mờ mịt trước những xáo trộn nội bộ bên trong đảng Cộng Sản Hà Nội càng làm đối sách canh tân quốc phòng không thể tiến nhanh được. Sự kiện tướng Phùng Quang Thanh và vây cánh bị cô lập khiến nền quốc phòng của Việt Nam thành đấu trường chính trị hơn là một tổ chức quân đội đúng nghĩa.

VI. Kết

Liên kết giữa các nước trong vùng với Hoa Kỳ đang càng ngày càng rõ nét. Mối liên hệ quân sự giữa Ấn – Nhật – Hoa Kỳ – Úc – Mã Lai – Phi Luật Tân – Indonexia – Anh quốc – Singapore – Việt Nam đang càng ngày càng mật thiết cho thấy Hoa Kỳ đang từng bước chuẩn bị cho một khả năng phong tỏa Trung Cộng về hàng hải khi cần thiết như chiến lược Offshore Control đề cập.

Việc Mã Lai cam kết có để cho Hoa Kỳ cấm vận eo biển Malaccca hay không không còn là một nghi vấn nữa khi hai vị bộ trưởng quốc phòng Mã Lai và Hoa Kỳ gặp nhau trong tháng này trên hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt để thể hiện quyết tâm hợp tác giữa hai nước đồng minh.

Sẽ còn quá sớm để nhìn thấy một cuộc cấm vận hàng hải toàn diện đối với Trung Cộng như chiến lược Offshore Control trình bày nhưng đã quá trễ để phá vỡ liên minh quân sự đã được hình thành để sẵn sàng thực thi chiến lược này.

© Nguyễn Trọng Dân

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Bàn về chiến lược quân sự “Offshore Control” của Hoa Kỳ”

  1. Nguyễn Văn says:

    Bao vây nhưng liệu có tránh được đối đầu, không dám đối đầu thì liệu có thắng? Có làm kẻ địch (ở đây tạm coi là Tàu) sợ mà không biết đem sức mạnh bảo vệ quyền lợi của họ? Và điều này đồng nghĩa với những gì bị chiếm coi như “mất” – vậy liệu các nước nhỏ có tham gia khi thấy chỉ là bảo vệ cho quyền lợi của Mỹ? Chiến lược quân sự Offshore Control, theo nhận định cá nhân, là một sự thoái lui, chưa cần thiết. Nó là một chiến lược co cụm. Chẳng khác gì là một tuyên bố chiến tranh vì cuối cùng cũng sẽ dẫn đến chiến tranh.

    Nếu gọi là chiến lược thì nó chỉ có ý nghĩa tự vệ. Rút lui để bảo vệ, không để mất thêm mà không có ý nghĩa lấy lại những gì đã mất. Chiến lược này về lâu dài rồi cũng sẽ như những gì đang xảy ra trên Biển Đông, nghĩa là sẽ mất thêm từ từ. Nhìn những gì Tàu đã chiếm và đang xây dựng – bất chấp đạo lý, lương tâm, và pháp lý – mà Mỹ chưa có bất cứ một đối sách đủ cứng rắn, ít nhất cũng bắt họ Tập phải tôn trọng những gì đã tuyên bố như không quân sự hóa Biển Đông với tổng thống Obama. Nhưng có lẽ bắt được “tẩy” của Obama nên họ Tập lừa và quả Tập đã thắng. Đây là một bài học thêm cho Mỹ về cộng sản.

    Mục tiêu và ưu điểm thì rõ ràng. Nhưng Một ưu điểm quan trọng của chiến lược này là làm sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc bị gãy đổ nhưng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc còn nguyên vẹn, không bị phá hủy bởi bom đạn. thì khó hiểu. Có chủ quan? Tại sao phải cần nguyên vẹn? Còn khuyết điểm thì như hòn đá tảng ngăn chặn ngay dưới chân. Chiến lược quân sự “Offshore Control” chỉ có thể hữu hiệu thành công nếu các quốc gia trong vùng châu Á Thái Bình Dương tham gia chiến lược này tin tưởng hoàn toàn vào mục tiêu đầu tiên đã nêu ở trên của chiến lược, tức là tin tưởng là Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng động binh…” Làm sao tin Hoa Kỳ sẽ động binh? Nhìn thực trạng tình hình ngày nay làm sao các nước khác dám tin Mỹ?

    Tại sao địch không đánh mà…thoái lui? Và liệu “Offshore Control” bao vây có làm Tàu co cụm? Hay họ lại có cớ tuyên bố “sơn hà nguy biến”, khơi dậy chủ nghĩa dân tộc chống Mỹ thì Mỹ có dám đối đầu? Muốn “hạ” Tàu thì phải đánh vào yếu huyệt của nó. Ngoại giao khó thắng khi kẻ địch luôn lừa lọc và ngụy biện; chính trị cũng khó làm thay đổi sức mạnh họ tập đang nắm trong tay, nhiều chống đối ngấm ngầm đều bị họ Tập dẹp bằng hình thức chống tham nhũng đả hổ diệt ruồi; quân sự không dám đối đầu thì khỏi bàn; chỉ còn duy nhất một yếu huyệt của Tàu là kinh tế. Kinh tế đang trên đà suy yếu của Tàu là cơ may đúng lúc cho Mỹ. “Đánh” thẳng ngay trong nội địa.

    nv

  2. Nguyễn Văn says:

    Để thuyết phục được tổng thống Obama thay đổi quan điểm và có cái nhìn tích cực quyết đoán hơn là điều rất khó. Đã có 3 ông bộ trưởng quốc phòng dưới dưới quyền ông lần lượt ra đi vì bất đồng quan điểm, và người thứ tư hiện nay cũng không thể làm gì khác nổi trội hơn nếu không muốn nói là sẽ cùng chung số phận như người trước.
    Ông Obama là tổng thống một siêu cường, là tổng tư lệnh một quân đồi hùng mạnh nhất thế giới, nhưng khi phải đối mặt với kẻ ác ông lại chủ trương thích đối thoại hơn đối đầu. Ông thích nói hơn hành động, và nếu phải hành động thì ông lại rụt rè rồi thay đổi tìm lý lẽ khác. Cấp dưới có bất mãn, có góp ý cũng không làm ông thay đổi những gì ông muốn họ phải làm. Họ phải làm theo ý ông hoặc…từ chức. Các nước khác – đồng minh hay kẻ thù – ai muốn nói, muốn “vỗ”, muốn châm chọc, hoặc thậm chí sỉ nhục ông cũng lờ. Tàu hung hãn, từng ngày, từng bước, gây hấn bắt nạt đồng minh, thậm chí, lừa cả ông mà ông chỉ phản ứng “đánh” võ miệng. Đôi khi ông phản ứng cứng hơn, ông cho máy bay tàu bè đi tuần để tỏ mặt cường quốc trấn an đồng minh nhưng đối thủ vẫn tiếp tục gây hấn chẳng coi ông ra củ khoai gì cả. Ông căng nhưng đối thủ phản ứng thì ông lại xìu. Nhìn thành tích gần 8 năm cầm quyền, ông chỉ biết rút quân, họa hoằn vì áp lực, ông phải triển khai quân ở Úc và Phi, nhưng cũng chỉ để làm yên lòng đồng minh chứ không dám đối đầu. Hình như chuyện động võ không phải là sở trường và không phải là nghề của ông.

    Vì có thái độ tránh né chiến tranh, tránh trực diện đối đầu, không dám bảo vệ đồng minh nên các nước nhỏ như Miên, Lào, Thái… cũng coi thường không sợ Mỹ, và đồng minh lâu đời như Anh, Úc, Nhật… cũng ái ngại không còn tin tưởng, còn những nước đối nghịch như Syria, Iran, Nga, Tàu… thì mặc sức…bung. Họ không dám coi thường sức mạnh nước Mỹ nhưng họ coi thường tổng thống Mỹ – tổng thống Obama. Có lẽ vì nghề làm tổng thống không phù hợp với bản tính và con người của ông. Ông thiếu cái uy của một lãnh đạo; ông không đủ bản lãnh vì thiếu quyết đoán và cứng rắn; ông thiếu tự tin vì không phải là một nhà quân sự; ông thiếu chiến lược vì không hiểu kẻ thù và hiểu biết về chính trị. Ông hoàn toàn không có bản lãnh một nhà lãnh đạo tầm cỡ. Bây giờ ông chỉ chờ…, chờ ngày giao quyền lại cho một tổng thống mới, một tổng tư lệnh mới. Có lẽ sau đó sẽ là những ngày tuyệt vời còn lại của ông, ông sẽ không phải lo đồng minh hay kẻ thù làm phiền ông nữa.

    nv

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Cám ơn bạn Nguyễn Văn đã đôi phen góp ý.

      • Nguyễn Văn says:

        Cũng cảm ơn bài lược dịch của bạn Trọng Dân. Nhờ bạn bỏ thời giờ lược dịch mà nv mới có cơ hội bàn chơi. Chúc bạn an mạnh.

        nv

  3. nhan says:

    Theo tôi thì chính sách xoay trục về châu á thái bình dương không phải là của Obama mà bà Clinton là người đưa ra chính sách xoay trục về châu á thái bình duong khi bà còn là ngoại trưởng rồi sau đó Obama mới nói qua một cách chẳng có gì quan trọng nên không được bất kỳ chú ý nào của các châu á thái bình dương và sau đó Obama đã bỏ lỡ mấy cơ hội làm mất niềm tin nơi các nước đông nam á trong cuộc họp thượng đỉnh đã làm các nước nghi ngờ vào quyết tâm của Obama. Mọi biến đổi phải chờ qua cuộc bầu cử tháng 11/16. Còn mấy tháng còn lại con vịt què Obama có đến VN cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa chứ chẳng nên cơm cháo gì. Cái sợ nhất của hoa kỳ là dính vào một cuộc chiến tranh nữa trong khi trung đông đang là khúc xương khó nuốt lại bị Nga căng ra ở mặt trận đông âu. Một chính sách không dứt khoát sẽ mang đến thất bại. Trong suốt hai nhiệm kỳ Obama đã chẳng tạo ra được chiến thằng nào ngoại trừ việc hạ sát biladen nhưng vì chính sách không dưt khoát đã đẻ ra nhom nhà nước hồi giáo và khủng hoảng syria khi Obama đã không giám hành động khi Syria bước qua red line khi dùng bom hóa học. Điều đó cho thấy Obama không có quyết sách không phairblaf lãnh đạo quyết đoán. Cuối cùng là bài học VN nên các nước asean vẫn còn rất ngần ngại. Hãy chờ xem khi Obama sẽ đến VN tháng này.

  4. Tudo.com says:

    Trích: Ưu điểm của chiến lược quân sự “Offshore Control”:
    1- Giúp Hoa Kỳ né tránh một cuộc đụng độ không hải trực diện với Trung Quốc có thể dẫn đến leo thang chiến tranh hạch tâm.

    III. Khuyết điểm của chiến lược “Offshore control”:
    Dù vậy, niềm tin không thể một sớm một chiều mà có, nhất là lịch sử đen về một lần Hoa Kỳ thất hứa và bội phản đồng minh Việt Nam Cộng Hòa còn đó.(hết trích)

    Nhận định ưu-khuyết được trích dẫn trên rỏ ràng là then chốt của vấn đề mà Hoa Kỳ đã. . . lận đận trong việc vận động đồng minh trong nhiều năm qua.
    Mấy hôm nay truyền thông Trung Cộng lại tuyên bố lảnh thổ của Trung Quốc ra tới các quần đảo ở Thái Bình Dương và cho tới tận đảo Hawaii của Mỹ làm dư luận thế giới phải xanh mặt vì. . .tức cười.

    Tuy nhiên, đồng ý với sư huynh TrD còn hơi sớm để. . .mếu hay cười. Hy vọng vài hôm nữa Obama bay qua thÂm Trọng Lú xong sẽ có nhiều chuyện bàn thêm, nhưng phải chi ông Obama bay thẳng qua thĂm ông. . .Trọng Dân thì dể bàn quá!
    Bài quá súc tích.
    Thank you sư huynh.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Cám ơn Tự Do Huynh nhắc lại chuyện Trung Cộng đòi làm chủ cả nữa Thái Bình Dương khiến ai ai cũng phì cười.

      Sự thật thì nội bộ Trung Cộng đang đổ vỡ nên họ cố tình làm nhiều chuyện không giống ai về mặt đối ngoại để huớng dư luận bực tức của người dân ra lãnh vực đối ngoại hơn là nổi giận lên chính quyền trước những bế tắt của cuộc sống từ thất nghiệp, nghèo đói, bất công đến suy sụp môi trường sống.

      Trung Cộng đang muốn có chiến tranh nhỏ – ngắn hạn để tìm lấy một lối thoát chính trị và cần một thị trường lớn để xuất khẩu giải quyết thất nghiệp.

      Chỉ có điều, chiến tranh nhỏ – ngắn hạn nếu xảy ra thì thị trường lớn sẽ không mở cửa cho Trung Cộng và nếu không có chiến tranh thì nội bộ Cộng sản Trung Quốc lại đấu đá đổ nát, xã hội Trunng Quốc nổi loạn suy sụp không có mạng mà huởng bất cứ thị trường lớn nào .

      Cho nên, Trung Cộng chắc chắn phải sụp đổ và những nước chư hầu hay các thế lực chính trị chư hầu như thế lực của Nguyễn Phú Trọng chẳng hạn sẽ chuốc lấy thảm họa thảm khốc chung với Trung Cộng.

      Bao giờ Trung Cộng sẽ sụp đổ? Gordon Chang và nhiều học giả lỗi lạc khác cho thời hạn là hai năm đến ba năm rưỡi. Nhưng những người dân ở Trung Quốc thì bắt đầu tin rằng trong vòng 18 tháng, Tập cận Bình sẽ đổ.

      Sẽ dịch thêm nhiều bài nữa về tình hình Trung Cộng khi cần thiết để được hầu chuyện cùng Tự Do Huynh.

      Merci DCV

      Xin kính – NTrD

  5. Nguyễn Văn says:

    Để đánh giá đúng quyết tâm của Hoa Kỳ trên bàn cờ Đông Nam Á nói riêng, và Á Châu, cũng như như toàn cầu thì phải tính coi quyền lợi của nước Mỹ là những gì để so sánh. Hiện Mỹ vẫn là cường quốc số một về mọi mặt, kể cả kinh tế và quân sự và Mỹ cần bảo vệ. Kinh tế mạnh sẽ làm đất nước giàu mạnh, kinh tế yếu thì quốc gia nghèo sẽ dễ bị các nước lớn uy hiếp và lệ thuộc. Cho nên quyền lợi cối lõi của một quốc gia là làm sao xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Nó cần thiết không chỉ cho Mỹ, Tàu, hay Nga, Nhật, Hàn, Ấn, hoặc bất cứ quốc gia nào.

    Nhưng muốn hợp tác giao thương trao đổi làm ăn hoặc làm đồng minh với nhau, các nước nhỏ hãy đánh giá đúng quyền lợi của nước Mỹ để bảo vệ quyền lợi nước mình. Mỹ sẽ không dễ để mất quyền lợi kinh tế đang có với Tàu nếu không có ít nhất một đánh đổi tương đương hoặc hơn nữa đền bù lại. Nhưng an ninh mới là quan trọng, mới là cái cốt lõi cho sự tồn tại của một quốc gia. An ninh được bảo vệ thì kinh tế mới ổn định và phát triển – nhất là đối với Mỹ, một cường quốc quân sự số một. Mỹ có thể từ bỏ quyền lợi kinh tế nơi này tìm nơi khác; Mỹ có thể bỏ rơi nước này để đến với nước khác miễn vẫn bảo đảm được an ninh, nhất là an ninh lãnh thổ – đây mới chính là cái mà Mỹ mọi giá phải bảo vệ. Kinh tế là chính sách và sách lược trường kỳ nên nhất thời có khi cứng khi mềm, có khi mất có khi được, có khi lấy nơi này bù đắp nơi kia, có khi thua, có khi mất, nhưng an ninh là quyền lợi tối thượng cho sự tồn tại của một quốc gia, đó là giải đáp cho chiến lược xoay trục của Mỹ. Đây là điều không có bất cứ gì để đánh đổi, và nếu phải chiến tranh thì Mỹ cũng sẵn sàng. Nó cũng chẳng khác thời Kennedy khi an ninh nước Mỹ bị Liên bang Xô Viết đe dọa. Ngày nay, Mỹ đã nhìn thấy điều tương tự sẽ xảy ra nên cần ra tay trước khi quá muộn, trước khi con rồng có đủ móng vuốt.

    nv

    • nhan says:

      Chiến lược quân sự “offshore controi” là một kế sach lâu dài mà nay mới chỉ là thời kỳ tập kết xếp bàn cờ. Hoa kỳ sẽ chẳng làm nên trò trống gì nếu các nước á châu- thái bình dương không nhiệt tình tham gia mà hiện nay là diện. Nhưng điểm phải là mã lai, nam dương,philipine. Một cuộc chiến tranh trực diện dễ đưa đến chiến tranh nguyên tử giữa hai cường quốc nguyên tử cho nên Mỹ phải củng cố quyết tâm của các đồng minh và tăng cường sức mạnh quân sự cho họ để họ có thể chống lại một cuôc xâm lăng từ phía trung quốc cho đến khi Mỹ có thể cac thiệp thêm vào đó sau mấy chục năm dính kết kinh tế với trung quốc nếu chấm dứt ngay cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế mỹ sự ra đi cũng phải từ từ chứ không phải tháo chạy. Số lượng các công ty mỹ rut khỏi trung quốc ngày càng nhiều đưa đến nền kinh tế trung quốc ngày càng suy giảm đồng thờ khi mỹ chuyển nguồn vốn đầu tư sang các nước á châu thái bình dương cũng sẽ giúp kinh tế các nước này phát triển hơn. Khi các quân cờ đã vào vị trí thì nền kinh tế trung quốc sẽ suy xụp,nội tình sẽ rối loạn lúc đó trung quốc sẽ tìm đường phá vong vây thì chiến lược ” offshore control” mới khởi động khiến kinh tế trung quốc suy xụp đưa đến đảng cstq mất quyền kiểm soát. Như vậy mỹ sẽ có thể không phải dính vào một cuộc chiến tranh nguyên tử và nhan dân trung quôc sẽ giành đươc quyền tự quyết mà cơ sở vật chất không hư hao khi cuôc chiến tranh nguyên tử sảy ra. Không biết Mỹ có quyết tâm làm được như vậy không và chiến sach ấy có còn được tueeps tục với một tổng thống mới của đảng khác chính trường của Mỹ luôn thay đổi và nhiêu chính sách cung thay đổi theo.

Phản hồi