WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Putin thích Trump hơn Clinton

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhiều lần liên tiếp tố giác bà Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ Mỹ hay xen vào công việc nội bộ của Nga, trong thời gian bà này còn là bộ trưởng ngoại giao; do đó, khi các email của Ủy ban Toàn quốc của đảng Dân chủ Mỹ – tương tự như Ban chấp hành Trung ương của đảng Cộng sản – bị tin tặc, nhiều người tin rằng đây là đòn trả đũa của Điện Kremli.

Xin nhắc lại, các email bị hacked và phổ biến thông qua WikiLeaks được tung ra chỉ một hai ngày trước khi đảng Dân Chủ mở đại hội toàn quốc chỉ định người ra tranh chức tổng thống. Nội dung các email cho thấy lãnh đạo đảng Dân Chủ đã có những thủ đoạn ưu đãi bà Clinton hơn ông Sanders trong các lần bầu sơ bộ, kết quả vụ này khiến bà Debbie Wasserman Schultz, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc của Đảng Dân Chủ Mỹ – tương đương Tổng bí thư đảng Cộng sản – phải từ chức.

Có thể vụ tin tặc này do Putin ra lệnh, có thể đây chỉ là hành động tự phát của một chuyên viên tình báo trung cấp muốn lấy lòng thủ trưởng, nhưng cho dù xuất phát từ đâu chằng nữa, vụ này đã thách thức tính hợp pháp của ứng cử viên Clinton, đúng như Putin vẫn thường hay phàn nàn.

Các cơ quan công lực và tình báo của Mỹ ngờ rằng ngành quân báo của Nga, GRU, đã thực hiện vụ tấn công vào máy chủ chứa tất cả các email của đảng Dân Chủ Mỹ, nhưng họ không giải thích được bằng cách nào các email đó đã lọt vào tay WikiLeaks, trang mạng từng tiết lộ nhiều tài liệu mật, nhạy cảm của các chính phủ.

Hôm thứ Năm, Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin nói với báo chí: “Chúng tôi không giao thiệp với bọn tin tặc. Chúng tôi không dính dáng gì đến những hành vi như vậy.”

Ông nói tiếp, tất cả những ám chỉ trực tiếp hay gián tiếp nhắm vào Điện Kremli nói riêng hay nước Nga nói chung, cho rằng người Nga đã có dính líu cách này cách khác đến vụ tấn công trên không gian cyber này đều là những chuyện phi lý và tô vẽ thêm màu sắc. Nó cho thấy nước Nga đã bị người ta biến thành một con ngáo ộp để phục vụ lợi ích cho một cuộc bầu cử của Mỹ. Sự phi lý này cận kề với sự ngu xuẩn.

Ông còn nói, các chính trị gia Mỹ luôn luôn thủ “lá bài Nga” trong cặp để chờ có dịp là tung ra khi thấy có lợi cho họ.
Nhắc đến “lá bài” những người phê phán Điện Kremli cũng chỉ ra rằng Putin cũng hay dùng “lá bài Mỹ” mỗi khi ông ta gặp chuyện đau đầu.

Tháng 12 năm 2011, nhiều cuộc biểu tình lớn nổ ra ở Moscow sau cuộc bầu cử quốc hội cho thấy có những gian lận không thể chối cãi. Bấy giờ, bà Clinton, Ngoại trưởng Mỹ, gọi cuộc bầu cử này “chẳng có tự do và cũng chằng có công bằng”. Putin lồng lộn, gọi đó là một vụ tấn công vào nước Nga và gián tiếp tấn công ông.

Putin nói: “Bà ấy mở đường cho một số nhân vật được nhiều người biết đến trong nước Nga, phát ra một tín hiệu cho họ. Những người này bắt được tín hiệu và tung ra những hành động rốt ráo dưới sự yểm trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ.” (Nói theo kiểu dân gian là các nhà hoạt động dân chủ bên trong nước Nga bắt đầu múa theo điệu sáo của Ngoại trưởng Clinton.)

Sau vụ này và kéo dài cho hết mùa đông năm đó, Putin nhiều lần phê phán Hoa Kỳ mạnh bạo hơn, giữa lúc ông đang vận động để được làm tổng thống thêm một lần nữa. Và bước qua năm mới, Putin đã có những hành động gọi là “chặt tay chặt chân” bà Clinton tại Nga: trục xuất cơ quan viện trợ USAID, gây khó dễ cho đài phát thanh Radio Liberty của Mỹ hướng về Đông Âu, và hạch sách đại sứ Mỹ bấy giờ là Michael McFaul.

Tổng thống Putin gặp Ngoại trưởng Clinton tại hội nghị APEC tháng 9 năm 2012 tại thành phố Vladivostok của Nga. (Ảnh của Mikhail Metzel/via AP)

Tổng thống Putin gặp Ngoại trưởng Clinton tại hội nghị APEC tháng 9 năm 2012 tại thành phố Vladivostok của Nga. (Ảnh của Mikhail Metzel/via AP)

Vào năm 2012, khi Quốc hội Mỹ thông qua bộ luật Magnitsky, đặt ra những trừng phạt về du hành và ngân hàng đối với những quan chức Nga nào được cho là tham nhũng hoặc vi phạm nhân quyền. Bộ luật được lấy theo tên của nhà hoạt động dân chủ Sergei Magnitsky thường hay phê phán “nhóm lợi ích” của Putin, đã bị hành hạ và giết chết, dường như là do lệnh của Putin.

Trả đũa bộ luật Magnitsky, Putin nổi nóng ra luật ngưng cho người Mỹ nhận con nuôi tại Nga.

Trong vụ này, bà Clinton thật ra bị oan. Bà nói rất ít về luật Magnitsky, thậm chí Tòa Bạch Ốc lúc đầu đã cố gắng vận động để Quốc hội đừng thông qua luật này. Nhưng trong hệ thống tam quyền phân lập của Mỹ, quốc hội là quốc hội, chính phủ là chính phủ, ngành nao việc nấy; trong khi Putin đã quen với não trạng của hệ thống cộng sản, đảng hoặc lãnh tụ có thể ra lệnh cho quốc hội.

Viktor Kremenyuk, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ và Canada tại Moscow nhận xét rằng, vì bà Clinton là bộ mặt của ngành ngoại giao Mỹ, việc bà công khai ủng hộ những người biểu tình chống Putin Nga, cộng với việc ban hành bộ luật Magnitsky, đã đánh vào những chỗ yếu nhất của Putin: sự hợp lệ, tư cách chính đáng về quyền lực của Putin.
Putin cũng phê phán Clinton khi bà này lớn tiếng ủng hộ cuộc nổi dậy ở Lybia, gọi đây là xen vào công việc nội bộ của một quốc gia khác.

Năm 2013, sau khi thôi làm ngoại trưởng, bà Clinton còn ồn ào khi đến thăm Yalta, bấy giờ vẫn còn thuộc Ukraina, chuyến đi nhằm ủng hộ Ukraina ký một hiệp định với Liên hiệp Châu Âu EU, bất chấp Putin đang tìm cách o ép Ukraina gia nhập Liên hiệp Kinh tế Á Âu, một tổ chức mà bà Clinton gọi là ý đồ “tái Sô viết hóa” những vùng đất cũ của Liên Sô trước đây.

Các tuyên bố đại loại như vậy dễ làm bà Clinton trở thành “con dê tế thần” cho những chỉ trích của Nga. Lãnh đạo Nga có lý do để xem bà là đại diện cho những thế lực ở Mỹ muốn lật đổ chế độ hiện nay tại Nga.

Các học giả ủng hộ Điện Kremli chỉ ra rằng khi chồng bà Clinton, ông Bill, làm tổng thống, ông ta đã cố gắng lèo lái để nước Nga có một hệ thống chính trị, kinh tế và pháp luật mới; nhưng chuyện làm này đã thất bại. Họ lo ngại nay mai nếu bà lên làm tổng thống, bà sẽ tiếp tục công việc mà chồng bà vẫn còn dang dở. Chính Putin có lần buộc miệng: “Cả chồng lẫn vợ đều là Satan” (Trong ngôn ngữ dân gian Nga, Satan không có nghĩa là quỷ dữ mà chỉ mang một cái nghĩa nhẹ hơn.)

Trong khi đó, từ nhiều tháng qua, giới truyền thông Nga nghiêng về hướng xem Donald Trump nếu làm tổng thống Mỹ sẽ có nhiều thuân lợi cho Nga hơn là Clinton. Họ nêu lý do dường như Trump ít chú ý đến khu vực Đông Âu và đánh giá ông này chỉ muốn làm một cuộc cải cách mạnh bạo thể chế chính trị nội bộ của Mỹ, dù ông ta không phải là một chính trị gia chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, trong một bài tham luận trước đây trong tháng, cựu Ngoại trưởng Nga Igor Ivanov, bây giờ là Giám đốc tổ chức Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế của Nga viết: “Thông thường, người ta dễ đạt được thỏa hiệp với các chính trị gia có kinh nghiệm, cho dù họ là những nhà đàm phán khó nhượng bộ hoặc là những đối tác khó tính. Họ là những người dễ đoán biết, biết tư duy, và biết rõ đâu là những giới hạn. Một người mới ‘chân ướt chân ráo’ bước lên sân khấu chính trị thế giới thường thường rất khó chơi: sự thiếu kinh nghiệm của họ khiến họ có thái độ bất nhất và khó đoán trước; dẫn đến chủ quan, nhiều cảm xúc và nhiều khi đưa ra quyết định sai lệch đến cái mức sau này rất khó chấn chỉnh.”
Trước mắt, rõ ràng là việc tung ra các email nội bộ của đảng Dân Chủ vào trước ngày đảng này họp đại hội toàn quốc chỉ định người ra tranh cử tổng thống là một hành động có lợi cho ông Trump.

Samuel Charap, nhà phân tích của Viện Nghiên cứu các Vấn đề Chiến lược Quốc tế tại Washington, nói rằng khó để khẳng đinh Điện Kremli là thủ phạm tung ra các email đó, vì hành vi này không phù hợp với thông lệ ngoại giao quốc tế. Hacking, lấy trộm thì có; nhưng phổ biến thì không. “Nhưng qua vụ này, các quan chức của Nga có thể nói ‘Chuyện này cũng chẳng có gì lạ, người Mỹ các anh vẫn làm như thế ở khắp nơi, các anh đã huấn luyện những người hoạt động đối lập từ bao năm nay, có khác gì đâu?’ Dĩ nhiên, hai chuyện này khác nhau xa.”

Sau vụ xem trộm email của đảng Dân Chủ, ông Trump tuyên bố nếu người Nga xem thêm được các email của phe bà Clinton thì càng tốt. Câu nói này gặp phản ứng dữ dội, nó chẳng khác nào mời Moscow xen vào chuyện bầu cử của Mỹ. Trump phải lật đật bảo không không, tớ nói đùa tí chơi mà. Lời biện bạch của Trump càng làm mạnh thêm những lời chỉ trích ông ta là người bốc đồng, bạ đâu nói đó, giao cho chức tổng thống Mỹ quyền lực nhất thế giới thì rách việc.

Hậu quả lâu dài của vụ này đối với Putin là gì? Trên trang blog của mình, bà Lilia Shevtsova, một nhà phân tích chính trị hay phê phán chua cay Putin nêu câu hỏi nước Nga có lợi gì sau vụ tin tặc này. Bà viết, dĩ nhiên mọi cặp mắt nghi ngờ đều đổ dồn về Moscow, và nếu như quả thật có bàn tay của tình báo Nga, Hoa Kỳ sẽ không ngồi yên. Nếu Clinton lên, bà sẽ không xem nhẹ vấn đề. Nếu Trump lên, ông ta phải chứng minh là ông ta có đủ khả năng sẵn sàng chống nạnh với điện Kremli đã xen vào công chuyện của người Mỹ.

Tổng hợp theo WashingtonPost

© Đàn Chim Việt

 

7 Phản hồi cho “Putin thích Trump hơn Clinton”

  1. A to Z says:

    Hôm nay các đồng chóe ban chấp hành Trung ương đảng Dân Chủ từ chức hàng loạt sau khi bị wikileaks phanh phui âm mưu bẩn thỉu, gian lận bầu cử của các đồng chóe
    Còn đồng chóe Clinton, đồng chóe cũng đồng lõa trong vụ gian lận bầu cử bẩn thỉu này mà sao không thấy nhận lỗi, cứ la làng Trump phản cuốc cấu kết với Nga?

  2. x13 says:

    “Chẳng lẽ Nga phải chờ Trump “xúi bẩy” mới do thám, phá đám Mỹ hay sao?”
    Các nước hiên nay dang do thám gián điệp và ăn cắp bí mật QP của nhau . Swoden của Mỹ là một hiện tương phản quốc …Ngoài ra một sô s nghân viên rong các cơ quan quan trọng Mỹ bị bắt vì làm gián điệp cho TC ,như vừa đây bao chí ch biest một người Mỹ gián diệp bị bắt và đã thú nhận tội lổi ,có thể ở tù hàng chục năm …
    Tu nhiên trong v/đ tranh cử.một người Mỹ chính góc ,một đãng viên của một đãng lớn ,đói lập vói đãng của đói thủ ,lại hoan nghênh kẻ thù ,khuyến khich kẻ thù mạnh dạn cho hacks vào “do thám ” hơn nữa, nhất là các “bí mật QG ” mà ưng cử viên đãng Dân Chủ hay Đãng Dân chủ ,môt chính đang lơn và thông báo ,hay bạch hóa cho cả thế giưới biết. Điều này có nghĩa là phản Quôc đó ,đồng chí à! Vì dù muốn như vậy cũng không thể cong khai làm cái điều phản bội ,MỜI kẻ thù của đát nước mình vào nhà quậy tung lên và hoan hô vổ tay ,khich lệ và có vẻ “hồ hởi” như vậy được . Như vậy là Phản Quốc ,”xúi bẫy ” mời gọi” kẻ thù vào NHÀ, mà bất cứ một nước nào ,một QG nào đều chấp nhận có 01 côn dân như thế,, Không có 01 đãng nào chấp nhận có 01 đãng viên ăn noi bổ bả ,sung sương nhãy cởn len,cười lớn ,khuyên khích kẻ thù “phá ” đất nước mình .
    Điều này không thuộc về tư cách ,mà về tội :tội phản quốc.
    Đay không phải là tự do ,dân chủ muốn nói girfthif nói ,muốn làm gì thì làm…
    Ngoài ra Trump rát ngưỡng mộ Putin.Ông ta tuyên bố là sẻ cho Criméa sát nhập vào Nga và không can thiệp nếu Nga có hành động gì vói các quốc gia đông âu thoát nga (cs) trước .đây. Nó đòng nghĩa vói việc rút ra khỏi các hớp tác vói Tây Au chính trị và kinh tê.
    Và suy ra đói vói Tàu Cộng thì sao ?Cũng có thể rút các hạm đội Mỹ về Mỹ đẻ cho TC Biễn Đông . …
    Cả thế giới tự do dều e ngại Trump lên làm TT nước Đại Mỹ :Thế giói xáo trộn .
    Nhưng đồng chi thì hoan hố (cố nhiên không ai cấm) nhưng một hành động lời nói có tính phản quốc đồng chí cũng bênh vực tới nơi tới chốn ,cải vung bọt mép thì ,,,quả “no comment…”
    (x13)

  3. Bắc Việt says:

    30/7/2016- Việt Báo : Hôm Thứ Tư 7/27/16, ông Trump phát biểu là ông “không có gì với ông Putin, không biết gì về ông ta”. Thế nhưng, hồi tháng 5/2014 tại câu lạc bộ báo chí quốc gia, khi đuợc hỏi về các thương luợng với tổng thống Nga Putin, ông trả lời rằng “Có” trong thời gian chuẩn bị cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ 2013 tại thủ đô Moscow. Ông kể “Tôi nói chuyện trực tiếp và không trực tiếp với ông Putin”. Và ông tả Putin là người khả ái.

    Tuy nhiên, sự thật không phải là . Theo tờ báo Washington Post, ông Trump đã dàn xếp một cuộc hội kiến với Putin, nhưng Putin bãi bỏ vào phút chót.

    Theo tờ báo Politico ra ngày 29/7/16, ông Trump kể với các phóng viên rằng “Tôi đã mua một căn nhà $40 triệu đô la ở Palm Beach (Florida) và tôi đã bán lại căn nhà đó cho người Nga với giá $100 triệu đô gồm tiền hoa hồng” .

    Chuyện ông Trump có nhiều mối quan hệ với Nga trong lãnh vực kinh doanh đã bị phanh phui trong cuộc tranh cử lần này. Trump nhiều lần mở liên doanh tại Nga, làm đối tác với nhiều người Nga trên nhiều dự án khác nhau, và hưởng lợi từ những liên doanh tại Nga. “Người Nga chiếm nhiều phần trong khắp các lãnh vực của những tài sản của chúng tôi,” con của ông Trump là Donald Trump Jr. cho biết trong một cuộc hội nghị về địa ốc hồi năm 2008.

    Trump rất quen thuộc với nhiều tay đại gia tại Nga , và trong nhiều năm nay, ông ấy bị cuốn hút theo họ. Năm 2013, Trump hợp tác với trùm địa ốc Nga Aras Agalarov để đem cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ mà Trump là chủ lúc đó tới Mowcow. Sau đó Trump khoe rằng “tất cả những tay đầu sỏ” đều có mặt trong buổi lễ thi Hoa Hậu Hoàn Vũ đó.

    Trong lúc ở Moscow, Trump đã thương lượng nhiều kế hoạch cho các dự án địa ốc ở đó.

  4. Minh Đức says:

    Bà Hillary Clinton có kinh nghiệm về chính trị lâu năm. Ông Donald Trump mới nhảy vào chính trị. Ông ta có kinh nghiệm về truyền thông vì đã làm reality shows. Ông ta có linh tính bén nhạy bắt mạch được quần chúng thích nghe gì và biết cách nói làm cho quần chúng thích. Sự ủng hộ dành cho ông ta là do ông ta giỏi tâm lý quần chúng mà không do ông ta có hiểu biết nhiều về chính trị. Putin muốn người kém hiểu biết về chính trị lên cầm quyền ở Mỹ.

  5. vybui says:

    “Sau vụ xem trộm email của đảng Dân Chủ, ông Trump tuyên bố nếu người Nga xem thêm được các email của phe bà Clinton thì càng tốt. Câu nói này gặp phản ứng dữ dội, nó chẳng khác nào mời Moscow xen vào chuyện bầu cử của Mỹ. Trump phải lật đật bảo không không, tớ nói đùa tí chơi mà. Lời biện bạch của Trump càng làm mạnh thêm những lời chỉ trích ông ta là người bốc đồng, bạ đâu nói đó, giao cho chức tổng thống Mỹ quyền lực nhất thế giới thì rách việc.” (trích).

    Tác giả Vô Danh nào đang “tổng hợp” cho ĐCV mà “khéo” quá! Khéo ở chỗ chỉ ăn theo nói leo mà cũng không nên thân (xem phần được trích)!

    Trump phát biểu trong bối cảnh giới truyền thông HK vào hùa với phe Dân Chủ để tấn công Trump. Dù chưa nắm được bằng chúng, nhưng đã nói như thiệt là Nga “đánh phá” phe DC để ủng hộ Trump.
    (Khi tiêu chuẩn về chính xác và nhanh chóng không đạt được thì “giật gân” có thể thay thế, đó là bài học vỡ lòng cuả bất cứ làng báo nào).
    Nói về sự xác thực thì theo N.Y Times :” The administration HAS NOT PUBLICLY ACCUSED THE RUSSIAN GOVERNMENT OF THE DEMOCRATIC NATIONAL COMMITTEE HACKING, or PRESENTED EVIDENCE TO BACK UP SUCH A CASE”.

    Trump nói gì?
    ” Người Nga đang nghe tôi nói đây, tôi hy vọng các người có thể tìm thấy 30,000 e-mails ‘thất lạc”, CÁC NGƯỜI SẼ ĐƯỢC BÁO CHÍ THƯỞNG CÔNG” ( I tell you this. Russia, if you’re listening, I hope you’re able to find the 30,000 e-mails that are missing “, Trump said ‘ I think you will probably be rewarded mightily by OUR PRESS” ( N.Y Times)

    Trong một bối cảnh khác, khi FBI, một cơ quan cuả chính quyền Liên Bang, trực thuộc Bộ Tư Pháp, dưới trào cuả TT Obama, đảng Dân Chủ, nhanh chóng nhảy vào điều tra vụ rò rỉ email cuả giới chóp bu đảng DC (chơi xấu nhau). Cuộc điều tra này cũng tốt thôi – nhiệm vụ cuả FBI mà! Nhưng dù sao đây cũng chỉ là chuyện nội bộ, “hậu trường” cuả một Đảng chính tri, chứ không phải chuyện QUỐC GIA ĐẠI SỰ như vụ 33,000 emails cuả “Bà Ngoại”. Giá mà ngày ấy FBI cũng mau mắn như vụ này thì “đẹp” biết mấy!
    Để “phang” cho cái nhanh nhảu đoảng này (không nên dùng chữ phang mà thay thế bằng chữ châm biếm cho… lịch sự) Trump đã “kết nối” bằng một câu nói khác, đại để;” Người Nga, hay các nước khác hoặc bất cứ ai có 33,000 emails bị xoá (bất hợp pháp, cũng gọi nôm na là phi tang , vybui) cuả bà Ngoại Trưởng nên CHIA SẺ VỚI FBI”. (If Russia or any country or person has Hillary Clinton’s 33,000 illegally deleted e-mails, perhaps THEY SHOULD SHARE THEM WITH THE FBI” ( N.Y Times).

    Một người bình thường, không bị tinh thần đảng phái và sự yêu ghét chi phối và …”hành hạ’, cũng như không để cho người khác, các nhà bình luận, giới truyền thông dắt như dắt trâu bò, lừa ngựa, đều hiểu rằng với 2 câu nói (và viết) trên Trump muốn “gắn kết nó vào hai “đối tượng”- giới truyền thông và FBI. Đây là kiểu “móc lò lịch sự” chứ chả phải chuyện an ninh nước Mỹ (kêu gọi Nga do thám nội tình nước Mỹ) như người cố vấn cuộc tranh cử của bà Clinton đã “nâng quan điểm’ và được hầu hết giới truyền thông …phụ hoạ! ( không rõ mấy cha này có học được kiểu “nâng quan điểm” để kết tôi những người chống đối V C không hà ?).

    Đối thủ muôn đời cuả Nga là Mỹ. Kẻ thù “truyền kiếp” cuả Mỹ là Nga. Hai bên đập nhau chí choé về mọi lãnh vực và bất cứ khi nào có dịp. Chẳng lẽ Nga phải chờ Trump “xúi bẩy” mới do thám, phá đám Mỹ hay sao?

    Rõ chán!!!

    • hn says:

      Phản hồi của Vybui có hơi khó hiểu, nhưng đại ý như thế này, FBI điều tra việc hacker (có thể là Nga) mò vào email của Dân Chủ chứ không phải mò vào QG Hoa Kỳ, phải nói cho rõ như thế
      Cái trò các anh DC chơi xấu nhau một cách bẩn thỉu để loại nhau là của các anh có liên quan gì tới QG, đất nước Mỹ? bà Chủ tịt đảng DC (trông còn trẻ đẹp) và Hillary Clinton làm trò tiểu nhân, đê tiện thì các anh phải chịu trách nhiệm, hà cớ gì các anh đổ thừa cho đối thủ Trump?
      Đúng như Vybui nói, ai cũng nghĩ giới truyền thông không khách quan, nó vẫn láo khoét như hời trước 75, tụi này được bọn tài phiệt cho tiền, Trump mà lên được chúng sẽ mất nhiều quyền lợi

  6. Bắc Việt says:

    Theo tin báo USAToday 29/7/16, FBI và bộ Tư Pháp liên bang đang mở cuộc điều tra về vụ xâm nhập vào hệ thống điện toán của đảng Dân Chủ .

Leave a Reply to A to Z