WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Syria: cuộc chiến nghiệt ngã của Mỹ

nga

Sau một ngày làm việc cật lực tại Genève, hôm 9.9.2016 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã đi tới một thỏa thuận đình chiến kéo dài một tuần và sẽ có hiệu lực từ sáng thứ hai 12.9.2016. Ngoại trưởng Mỹ nói rằng “chúng tôi hy vọng, sẽ cho phép giảm bớt bạo lực», còn Ngoại Trưởng Nga không dám cam kết kế hoạch mới này sẽ thành công hoàn toàn. Đây là dấu hiệu “phe ta” đang gặp khó khăn tại mặt trận. Nhìn chung, mỗi khi thấy “phe ta” sắp tiêu tùng hay bị dồn vào thế bí, Mỹ thường đề nghị hưu chiến hay “tìm giải pháp hòa bình” dể cứu bồ. Tuy nhiên, sau khi cũng cố lại lực lượng, cuộc chiến lại tiếp tục!

NHÌN LẠI CHIẾN LƯỢC “MỘT TRUNG ĐÔNG MỚI”

Nếu không nắm vững chiến lược “Một Trung Đông Mới” của Hoa Kỳ mà chỉ nhìn các biến cố đã liên tiếp xẩy ra ở đó, rất khó hiểu được tại sao Syria đã lãnh quá nhiều thảm họa trong suốt 5 năm qua và sẽ còn kéo dài chưa biết đến bao giờ.

Như chúng tôi đã trình bày nhiều lần, ngày 17.8.2006 Tổng Thống Bush tuyên bố rằng “một Trung Đông Mới (New Middle East) sẽ xuất hiện trong đó nền dân chủ sẽ chứng tỏ là một sức mạnh không thể kháng cự lại, sẽ lan rộng và diệt trừ khủng bố và chế độ chuyên chế” (would spread and eradicate terrorism and despotism).
Chiến lược này gồm ba điểm chính: (1) Tiêu diệt tất cả các lãnh tụ Hồi giáo chủ trương tái lập một đế chế Hồi giáo gióng như thời Đế quốc Ottoman. (2) Phần chia 5 nước Hồi Giáo trung tâm thành 14 nước. (3) Bằng chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) đẩy các thế lực trong vùng đứng lên đối đầu với nhau, nhất là giữa khối Sunni và khối Shiite. Mỹ chỉ yểm trợ và bán vũ khí.

Mục tiêu của chiến lược là làm cho khối Hồi giáo bể tan ra từng mãnh và quay lại chống nhau thay vì mưu đồ thống trị thế giới. Có thể nói đây là một chiến lược xem ra có hiệu quả nhưng cũng rất tàn bạo và đang tạo ra những phản ứng khó lường được.

Bằng “Cuộc cách mạng hoa lài” kết hợp với sự can thiệp bằng quân sự, Hoa Kỳ đã thanh toán được Saddam Hussein, Mubarak và Gaddafi, nhưng khi đến Syria thì ngưng lại. Theo Mỹ, Hafez Al-Assad (Assad cha) của Syria có nhiều tội hơn các lãnh tụ khác và phải diệt trừ bằng mọi giá. Ngày 22.7.2006, Tổng Thống Bush tuyên bố rằng Syria và Iran đã yểm trợ cho Hezbollah chống lại Israel và yểm trợ các du kích quân Shiite ở Lebanon. Liên Hiệp Quốc đã đưa ra Nghị quyết số 1701 cấm vận Iran và Syria. Năm 2000 Assad cha qua đời, Bashar al-Assad (Assad con) lên thay. Mỹ vẫn cương quyết xóa sổ chế độ Assad và hình thành một liên bang Syria.

Nhưng ngày 21.8.2013, khi Tổng Thống Obama tuyên bố sẽ tấn công Syria vì “xử dụng võ khí hóa học”, đa số các nhà chính trị và bình luận quốc tế đều cho rằng kịch bản này sẽ thất bại vì nó chỉ lặp lại kịch bản mà Tổng Thống Bush đã xử dụng năm 2003, một kịch bản không còn xài được. Đức, Anh và Ba Lan tuyên bố không tham gia tấn công nếu không có sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An LHQ. Nga và Trung Quốc tuyên bố sẽ phủ quyết nếu vụ này được đưa ra trước Hội Đồng Bảo An LHQ.

Khi Tổng Thống Obama đang đi vào thế kẹt, hôm 9.9.2013 Ngoại Trưởng Nga đề nghị Syria chấp nhận (1) đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế, (2) phá hủy kho vũ khí này và (3) Syria tham gia công ước cấm vũ khí hóa học. Tổng Thống Obama không còn cách nào khác hơn là đồng ý.

MỸ THAY ĐỔI CHIẾN THUẬT

Không thể can thiệp trực tiếp bằng quân sự như ở Iraq và Libya, Hoa Kỳ phải thay đổi chiến thuật bằng cách xử dụng chiến tranh ủy nhiệm để loại bỏ chế độ Assad và chia cắt Syria. Trước hết, Hoa Kỳ kêu gọi tất cả các quân nhân thuộc giáo phái Sunni trong quân đội Assad đào ngũ và thành lập một quân đội mới được gọi là Quân Đội Syria Tự Do (Free Syrian Army – FSA). Số quân Sunni đào ngũ rất đông và được Mỹ trợ cấp, huấn luyện và trang bị để chống quân Assad và được gọi là những nhóm “ĐỐI LẬP ÔN HÒA” (Moderate Oppositions), mặc dầu nhóm này được trang bị không thua gì quân đội Assad và có khi còn chơi cả võ khí hóa học!

Nhưng đoàn quân Mỹ lập này chẳng làm nên cơm cháo gì và đã bể ra hàng trăm mãnh vì tranh giành quyền lực. Mỹ phải nhờ Do Thái và Anh cho hình thành nhóm Nhà Nước Hồi Giáo (IS) để chiếm đóng vùng giữa Iraq và Syria. Ngày 7.10.2015, John Kiriakou, một cựu sỹ quan chống khủng bố CIA và là một nhà điều tra cao cấp thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, đã cho biết Quốc hội Mỹ đã trang bị cho lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) thông qua việc cung cấp vũ khí cho phe “Đối Lập Ôn Hòa” Syria. Ông tuyên bố: “Họ (lực lượng FSA) không có hiệu quả gì cả, giúp đỡ họ chỉ làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi. Hầu hết vũ khí của Mỹ được chuyển cho họ chỉ thấy rơi vào tay của lực lượng IS. Quốc hội đã chi tiền để trang bị vũ khí cho IS.”

Ông Naiman, một chuyên viên Mỹ về Trung Đông nói: “FSA là một nhóm người không hiện hữu. FSA chính họ chẳng làm được gì. Họ không thể.” (The FSA is a group of people that doesn’t exist. The FSA does not do anything by itself. It can’t.)

Để bù đắp số quân bị thiếu hụt, theo yêu cầu của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Qatar đã phối hợp tuyển mộ, huấn luyện và trang bị cho một tố chức mới được đặt tên Lữ đoàn Ahrar al-Sham gồm tứ 10 đến 15 ngàn quân. Nhóm này và nhóm Jaish al-Fatah chiếm giữ thành phố Ariha, tỉnh Idlib, sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây tỉnh Aleppo. Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Qatar đã trang bị cho hai nhóm này đánh chiếm vùng phía Bắc Syria, sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Bắt đầu từ ngày 7.9.2015, nhóm buôn người được huy động đến phía Bắc Syria, lùa khoảng 3 triệu người Syria vượt biên giới Thổ Nhĩ Kỳ chạy qua Châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ định sau cuộc di dân này, sẽ cho Jaish al-Fatah và Ahrar al-Sham chiếm các tỉnh phía Tây biên giới, còn sắc tộc người Turk (Turkmen) tràn qua phía Đông biên giới, biến miền Bắc Syria thành một tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ như thời đế chế Ottoman.

SỰ CAN THIỆP CỦA NGA

Nhận ra kế hoạch chiếm Bắc Syria của Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 10.9.2016 Nga đã cho xe tăng đổ bộ và máy bay chiến đấu tiến vào vùng Latakia, một tỉnh ở phía Tây Bắc của Syria, bên bờ Địa Trung Hải, sát với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, Nga cho các chiến đấu cơ ném bom tập trung vào tuyến đường cao tốc Reyhanli -Aleppo, con đường tiếp vận chính giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria của các phiếm quân Jabhat Al-Nusra (Al-Qaeda Syria), Harakat Ahrar Al-Sham, Harakat Nouriddeen Al-Zinki, Quân đội Syria tự do (FSA)… Trong một tháng, không quân Nga đã thực hiện gần 1.400 vụ không kích, phá huỷ hơn 1.600 mục tiêu khủng bố. Với sự yểm trợ của không quân Nga, Quân đội của Assad cũng đã giải tỏa được hầu hết các vùng bị bao vây.

Sau đó, Nga bắt đầu cho oanh tạc con đường ISIS chuyển dầu từ Iraq và từ tỉnh Deir Ezzor ở miền đông Syria đến thành phố Zakho để bán hoặc đổi vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Không ảnh cho thấy, mỗi lần chuyển vận có hơn 11.000 xe đươc huy động. Mỗi ngày ISIS có thể sản xuất khoảng 50.000 thùng dầu. Thấy Nga oanh tạc đoàn xe chuyển dầu của ISIS, Mỹ mới bắt đầu nhảy vào.

Hôm 2.2.2016, với sự hỗ trợ của bộ binh người Iran. Hizbollah và không quân Nga, quân đội Assad đã cắt đứt tuyến đường nối liền tỉnh Aleppo và biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, được biết đến với tên gọi hành lang Azaz. Vào đầu tháng 5/2016, quân của Assad đã thông báo cho các loạn quân nói trên: hoặc đầu hàng, hoặc chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ hay là chết. Thấy tình trạng lâm nguy, Mỹ đã đề nghị với Nga ngưng chiến và mở hội nghị giữa Assad và các nhóm “Đối Lập Ôn Hòa” để tìm một giải pháp cho Syria. Tuy nhiên, Mỹ cho nhóm Quân Đội Syria Tự Do tuyên bố chỉ chấp nhận một chế độ không có Assad! Thực tế đây chỉ là kế hoản binh để củng cố lại lực lượng. Nga biết rõ như vậy nhưng vẫn đồng ý.

BIẾN KHỦNG BỐ THÀNH “ÔN HÒA”

Trước sự suy sụp của các nhóm phiếm quân Syria, Mỹ muốn biến tổ chức Jabhat al-Nusra của Al-Qaeda và ISIS thành một nhóm “Đối Lập Ôn Hòa” để chống lại Assad. Hôm 28.7.2016, Abu Muhammad al-Joulani, thủ lãnh của Al-Nusra đã xuất hiện trên các hệ thống truyền hình tuyên bố tổ chức của ông sẽ ly khai và cắt đứt mọi quan hệ với tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda của Osama bin Laden.

Việc công bố chính thức sẽ được thực hiện thông qua hãng tin Al-Jazeera trong thời gian tới. Bây giờ al-Nusra đang thay đổi hình thức tổ chức và cách thức hoạt động để có thể được gọi là một tổ chức “đối lập ôn hòa” với tôn chỉ “Thân thiện với phương Tây, chống chính quyền Assad”. Một banner màu trắng mới được thay thế banner màu đen, một thứ banner mà các nhóm khủng bố thường dùng.

Hôm 4.8.2016, Moscow đã đưa ra một tuyên bố cứng rắn: Dù tổ chức khủng bố al-Nusra có đổi tên gì, khoác áo gì thì Nga vẫn sẽ tấn công tiêu diệt.

Trong những báo cáo gần đây, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, lực lượng đối lập ở Syria, trong đó có Jabhat al-Nusra, đã nổ súng vào dân thường, giết toàn bộ gia đình hoặc những thành viên gia đình chạy trốn; giết chết các đàn ông và giữ phụ nữ, trẻ em làm con tin.

CUỘC CHIẾN SẼ TIẾP TỤC

Hiện nay, “chiến tranh ủy nhiệm” (proxy war) đang được Hoa Kỳ thực hiện tại Trung Đông và nhiều nơi trên thế giới: Hình thành các tổ chức tại từng khu vực để các tổ chức này đối đầu với nhau, Mỹ chỉ đứng đàng sau yểm trợ và bán vũ khí. Tại Trung Đông, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Qatar đứng đàng sau các lực lược chống Assad. Còn Nga, Iran và Hizbollah ở Lebamon yểm trợ chính quyền Assad.

Chủ trương của Mỹ là triệt hạ chính quyền Assad và hình thành một Liên Bang Syria: Phe Shiite không có Assad sẽ ở phần phía Nam lãnh thổ. Phe Sunni chiếm phần giữa và phe người Kurd lập khu tự trị ở phần phía Bắc. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ chủ trương chiếm phần đất phía Bắc Syria, tiêu điệt nhóm người Kurd, biến phần đất này thành lãnh thổ phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ và giao cho sắc tộc người Turk ở phía Đông chiếm đóng. Đây là một sự bất đồng làm Mỹ gặp nhiều khó khan.

Nga chủ trương bảo vệ chế độ Assad và các căn cứ quân sự của Nga tại Syria, không cho Mỹ độc quyền ở Trung Đông. Nga, Iran và Hizbollah đang bảo vệ Iraq và Syria, củng cố khối Shiite để chống lại sự bành trướng của khối Sunni và Mỹ.

Với những mục tiêu và các chiến lược khác nhau như đã trình bày trên, cuộc chiến Syria sẽ không thể chấm dứt và có thể trở nên ác liệt hơn. Đình chiến hay hội nghị hòa bình chỉ là kế hoản binh của Mỹ mỗi khi “phe ta” bị thất thế mà thôi.

Ngày 15.9.2016

© Lữ Giang

© Đàn Chim Việt

36 Phản hồi cho “Syria: cuộc chiến nghiệt ngã của Mỹ”

  1. Minh Đức says:

    Bài này được viết theo cách nhìn là cuộc chiến tranh tại Syria là sự đụng độ giữa Mỹ và Nga. Vì thế có những đoạn như:

    “Bằng “Cuộc cách mạng hoa lài” kết hợp với sự can thiệp bằng quân sự, Hoa Kỳ đã thanh toán được Saddam Hussein, Mubarak và Gaddafi, nhưng khi đến Syria thì ngưng lại.”

    Thực ra Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài không phải là do Mỹ phát động. Khởi đầu là tại Tunisie, người dân phẫn uất vì có một người tự thiêu nên đã biểu tình làm tổng thống Tunisie phải bỏ trốn. Tunisie là khu vực thuộc ảnh hưởng Pháp, Mỹ không dính vào đó. Mubarak của Ai Cập là chế độ thân Mỹ mà Mỹ không chủ trương lật đổ ông ta. Khi dân Ai Cập biểu tình thì ông Obama và bà Clinton mới lên tiếng đứng về phía dân biểu tình. Việc phe biểu tình là tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo lên có thái độ chống Mỹ cho thấy ông Obama và bà Cliton không biết gì về tình hình Ai Cập cả. Họ không biết những kẻ biểu tình đó là ai và thái độ chính trị của họ ra sao. Về Gaddafi của Lybia thì Lybia là khu vực ảnh hưởng của Ý, Pháp. Mỹ không xúi dục dân nổi lên. Chẳng qua là dân Lybia thấy dân Tunisie nổi lên nên họ bắt chước. Trong các chế độ mà tác giả nhắc đến chỉ có Saddam Hussein của Iraq là bị Mỹ lật đổ bằng quân sự nhưng lại không phải là Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài. Mỹ đánh Iraq năm 2003 mà cuộc Cách Mạng Hoa Nhài chỉ bắt đầu từ Tunisie năm 2011.

    Để làm cho độc giả nhìn với hình ảnh cuộc tranh chấp giữa Nga và Mỹ tại Syria tác giả đã trình bày tình hình thế giới sai lạc hết .

    Nếu nhìn vào thực tế mà không bị cái óc Thế Giới Hai Phe, tư bản và CS, chi phối thì Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài không phải là sự tranh chấp giữa Nga và Mỹ mà là sự nổi dậy của đa số dân xứ Hồi Giáo. Các cuộc nổi dậy làm sụp đổ cả chế độ thân Mỹ lẫn chống Mỹ. Điều giống nhau giữa các nước là những kẻ nổi dậy mang tư tưởng đậm màu sắc Hồi Giáo trong khi các chính quyền dù là thân Mỹ hay chống Mỹ đều mang tính cách thế tục, ít mang màu sắc tôn giáo và có ít nhiều ảnh hưởng của văn hóa Tây Phương. Dù là chế độ độc tài như tại Iraq hay Syria thì cũng do quân đội và đảng được tổ chức theo lối chế độ độc tài Tây Phương mà không phải chế độ giáo quyền do giáo chủ Hồi Giáo lãnh đạo. Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài làm cho các nước Hồi Giáo nghiêng về phía tôn giáo hơn và có thái độ chống văn hóa Tây Phương hơn. Họ không quan tâm đến nền dân chủ Tây Phương .

  2. Minh Đức says:

    Vào ngày 28-9-2016, các nước OPEC họp ở Algerie đã thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu để nâng giá dầu lên. Sở dĩ các nước OPEC có thể thỏa thuận với nhau là vì Saudi Arabia đã cạn tiền, chịu không nổi. Chính phủ Saudi Arabia đã ra lệnh giảm chi tiêu trong khu vực nhà nước, cắt giảm lương công chức. Cuối cùng thì các nước Trung Đông nhận ra rằng cuộc chiến ở Syria kéo dài thì các bên chỉ có thiệt. Cả hai bên Suni và Si-ai bây giờ đều kiệt quệ. Đời sống của dân Iran thì khó khăn, thiếu thốn còn các nước Suni như Saudi Arabia, Qatar thì phải cắt giảm trợ cấp phúc lợi cho dân. Khi các nước nhận ra rằng mình đã cạn tiền thì việc thỏa thuận ngưng chiến ở Syria sẽ là bước kế tiếp.

    Vào tháng 9 năm 2014, khi Saudi Arabia quyết định hạ giá dầu thì người ta chờ sẽ Iran sẽ bị quị vì Iran bị cấm vận mà lại phải bán dầu với giá thấp. Nhưng rồi Iran chịu ký hiệp ước về ngưng sản xuất vũ khí nguyên tử nên Mỹ, Anh bỏ cấm vận bán dầu hỏa cho Iran nên Iran có thể tung dầu ra bán. Quyết định giảm giá dầu của Saudi Arabia không làm cho Iran bị quị. Việc Saudi Arabia giảm giá dầu cũng không giết chết được dầu phiến đá ở Mỹ vì lúc gần đây, các công ty Mỹ biết cách khai thác dầu rẻ hơn nên lại đào thêm giếng dầu. Khi giá dầu lên thì các công ty khai thác dầu phiến đá của Mỹ sẽ gia tăng sản lượng trong khi OPEC cắt giảm sản lượng. Kết quả sẽ là giá dầu chỉ lên đến một mức nào đó mà thôi vì OPEC giảm sản lượng thì Mỹ tăng sản lượng. Mỹ sẽ bớt mua dầu của các nước OPEC. Như thế các nước OPEC sẽ bán dầu với giá cao hơn nhưng lại bán được ít hơn.

  3. Nguyễn Văn says:

    Sẽ không có chuyện Mỹ từ bỏ lợi ích ở Biển Đông.
    Không có chuyện bao năm qua thuộc của tôi nay bỗng chốc thành của anh.
    Không có chuyện công sức của tôi nay để anh nhảy ra cướp mất.
    Nhưng cũng khó ngăn cản Tàu Cộng từ bỏ tham vọng chiếm trọn vùng biển này.
    Vậy thì sao? Thì phải đối đầu! Mỹ muốn bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông thì phải đối đầu. Nên nhớ, cũng vì tránh đối đầu nên Tàu mới hung hăng chiếm, lấy mà không cần một phát súng.

    Đường Lưỡi Bò, Tàu đã thua kiện và sẽ không còn nhắc đến mà đòi chiếm Biển Đông. Hiển nhiên, kiểm soát được Biển Đông là làm chủ cả Lưỡi Bò.
    Ở đây còn có một giải pháp tương nhượng là chia bớt. Liệu Mỹ có chịu chia bớt cho Tàu? Nếu Tàu đủ sức còn thì không bao giờ.
    Nhưng nếu đối đầu mà cả hai vẫn không từ bỏ, không tương nhượng thì phải có chiến tranh. Chiến tranh hoặc một trong hai sẽ phải từ bỏ tham vọng hoặc lợi ích của mình.

    Với Việt Nam, một cách ngắn gọn là nằm sát nước Tàu rộng lớn đông dân lại có chung biên giới đất liền và biển, hơn nữa, VN lại là cửa ngõ duy nhất cho tham vọng bành trướng của Tàu mở rộng ảnh hưởng xuống phía Nam nên đối phó càng khó khăn. Tùy mức độ hưng suy của nước Tàu cỡ nào mà Việt Nam phải tìm một chiến lược đối kháng khôn ngoan để tồn tại như đã mấy ngàn năm trong lịch sử giữ nước. Nhưng với dân số gần 100 triệu trong nước như bây giờ, cộng thêm khối người Việt ở hải ngoại đầy chất xám, VN sẽ phát triển và Tàu sẽ không còn dễ chèn ép được như xưa. Điều này là chắc chắn nhưng phải không còn Việt Cộng.

    Chính sách đối ngoại của nước Mỹ sẽ phải thay đổi, sẽ đánh giá lại tất cả lợi ích của nước Mỹ và phải xác định lại hướng đi ít nhất 2 nhiệm kỳ của một tổng thống mới. Khó có thể chính xác vì sẽ còn có những thay đổi bất ngờ ngoài dự đoán để phải điều chỉnh hay thay đổi. Ví dụ như thay đổi bất ngờ của tổng thống Phi, có ý định xa Mỹ xoay ngược về Tàu chẳng hạn, nhưng ông ta phải tính lại hậu quả nếu xa Mỹ. Nhưng dù có những thay đổi bất ngờ thì chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong những năm tới cũng phải hoạch định và phải lường trước được điều tệ hại nhất – bảo vệ lợi ích phải đối đầu hoặc bỏ để tránh xung đột với Tàu hoặc Nga thì nước Mỹ sẽ bị mất gì, an ninh sẽ ra sao, và có còn đủ mạnh để giữ thế siêu cường. Vì thiếu cứng rắn nên Mỹ đang gặp khó khăn khắp thế giới. Hiện tại cũng chưa thấy Mỹ cứng tới đâu nhưng đồng minh Nhật Bản sẽ cứng tới cùng và cho tới nay Tàu vẫn chưa dám nổ một phát súng.

    Tham vọng của Tàu, dù họ Tập hoặc bất cứ ai thì cũng đều như vậy, chỉ khác là mạnh bạo và mau lẹ hoặc chậm thôi. Với sức mạnh hiện nay (có thể hơn nữa trong tương lai) Tàu sẽ không từ bỏ tham vọng mà đòi chiếm bằng được Biển Đông, sẽ từng bước lấy mất lợi ích của Mỹ ở Á Châu. Liệu Mỹ có tiếp tục giữ quyền lợi của mình hay sẽ từ bỏ thì điều này các nhà hoạch định chính sách phải tính vì nếu tử bỏ là coi như mất, dẫn đến thế siêu cường phải co rút lại và an ninh của nước Mỹ cũng sẽ bị đe dọa. Chỉ có một giải pháp là muốn giữ thì phải đối đầu. Tàu đang hung hăng xây dựng và quân sự hóa trên các bãi đá ngầm mở rộng đe dọa an ninh khu vực. Nhưng nếu Mỹ đối đầu thì tôi tin Tàu sẽ lùi bước. Lùi để chờ thời còn hơn là tiếp tục hung hăng để bị tiêu diệt. Một khi Mỹ đối đầu thì tự nhiên các nước nhỏ sẽ phải theo Mỹ và mọi trật tự sẽ ổn định như cũ. Nga không dại gì chống lại Mỹ mà nên đứng ngoài hưởng lợi vì một nước Tàu yếu vẫn tốt cho Nga hơn là nước Tàu mạnh với dân số đông áp đảo sát biên giới.

    Tóm lại, đối đầu chỉ là hình thức ngăn chặn, nhưng liệu có chặn được lâu dài hay phải có chiến tranh? Có nhiều lựa chọn hình thức chiến tranh để tránh hủy diệt như kinh tế, ngoại giao, tài chánh, chính trị, hoặc bất cứ hình thức nào, chẳng hạn ủng hộ phong trào dân chủ ở Hong Kong hoặc bên trong nước Tàu. Chiến tranh quân sự chỉ là giải pháp cuối cùng, không phải để ngăn chặn mà tiêu diệt. Và chỉ có tiêu diệt chia 5 xẻ 7 nước Tàu thì Mỹ mới tiếp tục làm chủ Thái Bình Dương lâu dài. Cái giá sẽ không nhỏ nhưng lợi ích cũng rất lớn. Tình hình Biển Đông không lắng dịu mà mỗi ngày càng nóng thì chiến tranh là giải pháp cần thiết để ổn định lại. Một câu hỏi là nếu kinh tế suy sụp liệu Tàu có dám gây chiến bằng quân sự để giữ chế độ?
    Nếu Mỹ thua, cả thế giới sẽ thua. Nhưng Tàu thua thì cộng sản sẽ chết và Việt Cộng cũng chết, như họ nói “vận mạng tương đồng” chỉ là hai đảng cộng sản với nhau nhưng VN sẽ trỗi dậy và sẽ tự do dân chủ theo Mỹ.

    nv

    • Tudo.com says:

      @Nguyễn Văn,

      Trước hết, xin cám ơn ông Nguyễn Văn đã bỏ thời gian để trình bày tình hình hiện tại và tương lai biển đông một cách hết sức xúc tích.

      Rất đồng ý “Nếu Mỹ thua, cả thế giới sẽ thua”, cũng như QLVNCH vì bị bỏ rơi nên chán nản bỏ cuộc làm miền Nam thua trắng.
      Tuy nhiên theo tôi biết, với 7 hạm đội mà có tới 12 hàng không mẫu hạm hiện đại trên bốn đại dương và một không lực khoảng 6000 chiến đấu cơ tối tân, đặc biệt hệ thống THAAD có thể khống chế những trái hoả tiển hạt nhân ngay từ giây phút đầu khi bị tấn công thì Mỹ sẽ không để chữ “Nếu” xãy ra.

      Trung Cộng mặc dù hù doạ dữ dội nhưng tự biết khả năng mình hiện nay nên chưa dám bịt đường đi của Mỹ và Nhật ở biển đông nhưng vẫn bám chặc Hoàng- Trường Sa để chờ thời. Việc phán quyết của CPA về lưỡi bò rỏ ràng là công lý nhưng luật trên đầu súng thì mạnh hơn, bằng cớ là Hiệp Định Paris 1973 nhưng VNCH vẫn bị tràn ngập bỡi những sư đoàn cs Bắc Việt ngày 30/4/1975!
      Hơn nữa anh tổng thống Phillipines mới lên bỗng dưng trở chứng quay mặt với Mỹ nên vấn đề hết sức phức tạp nếu không nói là đen tối.

      • Nguyễn Văn says:

        @Tudo.com,

        “NẾU” ở đây có nghĩa là không đánh mà tự cuốn gói ra đi, như năm 1975 ra đi bỏ lại người bạn VNCH cho cộng sản.

        Nước Tàu từ xưa tới nay là vương đạo hay bá đạo? Nếu họ Tập coi luật pháp quốc tế không ra gì thì tại sao thế giới phải nể? Hãy đưa ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và tống cổ Tàu ra khỏi ghế hội viên thường trực bầu nước khác vào xem Tàu có dám coi thường nữa không?

        Bạn Tudo nói đúng. Mỹ, cho tới thời điểm hiện nay không thua Tàu bất cứ phương diện nào – Quân đội hùng mạnh với vũ khí tối tân, khoa học tân tiến, và kinh tế lớn mạnh đứng bậc nhất trong thiên hạ nhưng bị hội chứng tâm lý. Không nói tới những cuộc chiến sau này mà chỉ riêng 2 cuộc chiến tại Đại Hàn và Việt Nam thì Mỹ đã đối đầu va chạm với Tàu 2 lần, và cả 2 lần đều không muốn thắng, để mất một nửa Đại Hàn và toàn nước Việt Nam cho cộng sản. Bây giờ Mỹ muốn trở lại nhưng liệu sẽ như hai lần trước và sẽ mất thêm cái gì nữa nếu lại không muốn chiến thắng? Lần thứ 3 này Mỹ phải trực diện đối đầu với Tàu nên hội chứng lại càng cao. Mỹ xoay trục vế Á Châu chưa nắm được cái gì mà đang mất dần thêm. Các nước đồng minh như Thái, Phi… đang đần xa lánh và ngay cả đồng minh lâu đời là Úc cũng tiến thoái lưỡng nan, ngoại trừ Nhật và Nam Hàn vì giầu và gần kẻ thù nên cần quân đội Mỹ luôn hiện diện.

        Lần này Tàu cũng không welcome lại còn đòi đuổi ra khỏi Biển Đông.
        Liệu lần này có bất quá tam khi lợi ích cốt lõi đã va chạm?
        Tại sao Tàu dám phô trương sức mạnh chiếm đóng biển, đảo, đá trái phép đe dọa an ninh khu vực mà Mỹ không dám ngăn cản? Câu hỏi tự cho thấy Mỹ đã thua ngoại trừ giải pháp quân sự, nếu không sẽ mất hết.

        nv

      • Nguyễn Văn says:

        Gửi thiếu một đoạn nhưng đại khái ý tôi nói là không nước nào đủ khả năng đánh thắng Mỹ mà chỉ có Mỹ… tự thua.

        Chúc bạn Tudo cuối tuần vui vẻ

        nv

      • Nguyễn Văn says:

        Rượu mời không uống uống rượu phạt.
        Nhưng ông Duterte này muốn uống cả hai.

        Ông Duterte lên rồi cũng phải xuống nhưng nước Phi đâu dại gì tách bỏ Mỹ ra để đi với kẻ thù chứ. Tuổi đời ngoài 70 của tổng thống Phi cũng chưa bằng tình bạn Mỹ – Phi đã có hàng thế kỷ vậy mà ông Duterte mới lên làm tổng thống đã đòi đem vứt bỏ để chơi với Tàu. Nhưng có dễ và phải vậy chăng hay đây là chiến thuật kết bạn cầm chân? Bởi ông tuyên bố bất thường nên nổi tiếng. Ông sỉ nhục tổng thống Mỹ rồi lên tiếng nịnh Tàu. Hôm qua ông chửi Mỹ, hôm nay ông nịnh Tàu, rồi ngày mai làm hòa với Mỹ rồi ngày mốt lại chửi. Ông càng chửi Mỹ thì Tàu càng sướng rên tưởng như ông sẽ theo mình nhưng Mỹ đâu dễ buông ông. Ông thay đổi xoành xoạch, ông đá banh lúc qua Tàu lúc qua Mỹ làm cả Mỹ lẫn Tàu không biết đâu mà chụp. Ông công khai đánh đu. Rõ ràng ông đã làm cho hai anh lớn phải chú ý bớt bắt nạt mà giằng co muốn kéo ông lại. Bây giờ ông đi qua Tàu Tàu sẽ nhẹ tay hơn khi điều đình. Quả là một chiến thuật không đánh mà cầm chân được địch. Cái hay là ông chịu uống rượu phạt để được uống rượu mời.

        nv

    • Nguyễn Văn says:

      Nhật thay đổi chiến thuật chỉ trong vài ngày.
      Trước đó bà bộ trưởng quốc phòng Tomomi Inada khẳng định hải quân Nhật sẽ tuần tra chung với Mỹ tại Biển Đông và được thủ tướng Nhật xác nhận với tổng thống Obama tại New York nhưng hôm nay Nhật loan báo không tuần tra ở Biển Đông.

      Có thể sau khi Tàu cho vài chục phi cơ cất cánh đe dọa mà Nhật thay đổi chiến thuật bớt cứng rắn để mở cánh cửa đàm phán? Tuy nhiên, không tuần tra chung với Mỹ không có nghĩa là Nhật sẽ không đối đấu nều quyền lợi bị đe dọa.

      nv

    • Nguyễn Văn says:

      Cáo lỗi quý bạn đọc.
      Xin sửa lại là “vận mệnh tương quan”

      nv

  4. Nguyễn Văn says:

    @ Tudo.com,

    Không dám nhận bất cứ danh hiệu gì nhưng sẵn có một bài báo phỏng vấn chính tổng thống Obama nói về nỗi băn khoăn khi ông không dám quyết định không kích khi Syria dùng vũ khí hóa học vượt lằn ranh đỏ. Chuyện đó đã không xảy ra nên không thể đưa ra những nhận định chủ quan nhưng có thể suy đoán là nếu ông Obama cho không kích thì tình hình đã khác và sáng sủa hơn bây giờ, Mỹ sẽ chủ động và Nga sẽ phải điều đình. Nhưng Mỹ đã không làm và bây giờ Nga đang trên cơ dồn Mỹ vao thế phải điều đình để tìm giải pháp hòa bình mà quyền lợi các bên chấp nhận được. Thiếu quyết đoán và không hiểu đối phương thì xung trận sẽ khó thắng mà còn lãnh hậu quả vì sẽ bị đối phương khai thác triệt để để phản công. Bài phỏng vấn dưới đây được lược dịch và đăng bởi phe kia nên có nhiều chữ khác.

    Thế giới phải có chiến tranh, không nơi này thì nơi khác, thì nước lớn và tụi tài phiệt mới có cơ hội làm giầu nên những nước lớn luôn gây chiến tranh để chiếm đoạt, tàn phá rồi tạo việc làm xây dựng lại để phát triển đi lên, nhưng đồng thời cũng là để giải quyết mọi xung khắc hoặc khác biệt mà các nước nhỏ luôn bị thiệt thòi. Thế giới cũng không chấp nhận có một nước quá mạnh (như Mỹ) thâu tóm mọi quyền lợi mà phải có sự cân bằng sức mạnh để cùng tồn tại nên sau chiến tranh lạnh các nước khác bắt đầu nổi lên. Nhưng sẽ không nước nào đủ mạnh chống lại tất cả mà phải có liên minh. Như lịch sử đã thấy, các đế quốc, các nước cộng sản hay độc tài, một khi họ mạnh thì họ sẽ đi xâm lược. Bởi vậy, không chỉ Nga, Tàu mà cả Mỹ và những nước khác đều muốn cai trị thế giới vì lòng tham và lợi ích, và khi mạnh thì họ sẽ không chịu ngồi yên. Các đế quốc Anh, Pháp… chỉ chịu ngồi yên khi không còn sức mạnh. Ngày nay, Tàu, Ấn, Nga, đương nhiên là cả Mỹ, và sắp tới sẽ là Nhật, Đức…, họ sẽ đứng dậy để tìm và bảo vệ lợi ích của họ.

    nv
    —–

    Điều gì ‘ám ảnh triền miên’ Obama?
    Tổng thống Mỹ Barack Obama kể trong một cuộc phỏng vấn rằng cuộc nội chiến kéo dài và đầy máu đổ ở Syria “ám ảnh” ông.
    Tổng thống Barack Obama thừa nhận bị cuộc chiến ở Syria ám ảnh liên tục.

    CNN cho biết, Obama không đưa ra sự thay đổi chính sách nào cụ thể mà ông tin có thể ngăn chặn được những khổ đau người dân Syria đang hứng chịu.

    Trò chuyện với sử gia Doris Kearns Goodwin trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Vanity Fair, Obama thừa nhận tình hình ác nghiệt ở Syria “ám ảnh tôi triền miên”.

    “Tôi sẽ nói về tất cả những thứ đã xảy ra trong thời gian tôi làm Tổng thống, thông tin bạn có về hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng, hàng triệu người phải di dời, (khiến tôi) tự hỏi mình tôi có thể đã làm được gì đó khác đi trong trong 5, 6 năm cuối”, ông chủ Nhà Trắng bộc bạch.

    Phần lớn các nỗ lực của Tổng thống Mỹ nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria không hiệu quả như dự định kể từ khi làn sóng nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad đã biến thành bạo lực cách đây 5 năm.

    Cố gắng mới đây nhất cùng với Nga môi giới cho hòa bình ở Syria cũng trắc trở vì hai bên không tin tưởng lẫn nhau.

    “Những tranh cãi thông thường về những gì có thể đã được làm là không hề tốt. Nhưng tôi tự hỏi mình: Có điều gì đó chúng ta chưa từng nghĩ đến? Có hành động nào đó vượt quá những gì đã được trình bày với tôi, mà có lẽ một Churchill có thể đã thấy, hay một Eisenhower có thể đã tìm ra”.

    “Đó là điều có xu hướng choán lấy tôi mỗi khi tôi có thời gian nghĩ đến nó”, ông Obama tiếp tục bày tỏ. “Thông thường, tôi làm khá tốt chuyện sắp xếp các lựa chọn và sau đó đưa ra quyết định mà tôi tin là tốt nhất theo thời điểm, dựa trên những thông tin mà chúng tôi có. Nhưng có những khi tôi ước, giá như mình có thể nghĩ thấu ở một mức độ khác”.

    Trong quá trình nội chiến ở Syria, ông Obama đã cân nhắc chuyện không kích nhằm vào các vị trí của Tổng thống Assad với cáo buộc chính quyền Damascus dùng vũ khí hóa học nhắm vào dân thường. Ông cũng từng tính chuyện vũ trang cho các phe nhóm nổi dậy đang chiến đấu chống chính quyền Assad.

    Trong cuộc phỏng vấn, Obama cho biết, ông “nghi” nếu hành động như thế có thể sẽ tạo ra một sự khác biệt thực sự trong cuộc chiến.

    Cuộc khủng hoảng ở Syria đã tốn nhiều thời gian của Obama trong tuần này, khi ông dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần cuối cùng trên cương vị Tổng thống Mỹ.

    Tại sự kiện này, ông đã nỗ lực thuyết phục các nhà lãnh đạo thế giới đẩy mạnh cam kết tiếp nhận người tị nạn từ Syria. Trong một phiên họp đặc biệt về khủng hoảng di dân, ông khẳng định thế giới hành động chưa đủ.

    “Chúng ta đều biết những gì đang xảy ra ở Syria… là không thể chấp nhận được. Và chúng ta chưa đoàn kết như lẽ ra phải đoàn kết để ngăn chặn nó”, Obama đánh giá.

    Mặc dù vậy, trong những lời bình luận trên và trả lời phỏng vấn báo trên, vị Tổng tư lệnh nước Mỹ không đề cập đến sự thay đổi nào cụ thể trong cách thức ông tiếp cận vấn đề Syria để đặt dấu chấm hết cho cuộc nội chiến ở nước này.

    Hôm 22/9, phát ngôn viên của Tổng thống Obama tuyên bố ông sẽ tiếp tục đưa ra lựa chọn dựa trên lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.

Phản hồi