WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hội thảo Stuttgart 2016: Chiều hướng ý thức hệ và văn hóa cho VN tương lai

Ngày 24.09.2016 Diễn Đàn Việt Nam 21 (DĐVN21) thực hiện một cuộc hội luận về văn hóa tại Trung tâm công giáo Padua ,Stuttgart – Đức.Diễn giả được ban tổ chức mời là hai nhà chính trị văn hóa nổi danh ở hải ngoại : Luật sư Trần Thanh Hiệp và Giáo sư Chu Vũ Hoan, cả hai hiện sống tại Paris-Pháp.

Tiến sĩ Dương Hồng Ân (DHA), Điều hợp viên của DĐVN21 đã chào mừng và giới thiệu hai diễn giả trước cử tọa đến từ München, Berlin và các địa phương phụ cận thành phố Stuttgart.Tiến sĩ DHA cho biết mục đích các sinh hoạt hội thảo của DĐVN21 là tạo cơ hội tìm hiểu sâu rộng những đề tài văn hóa chính trị liên quan đến thực trạng của đất nước song song với những vấn đề thời sự, vì vậy chương trình hội thảo có hai phần: Phần thuyết trình của diễn giả và phần cử tọa trao đổi thông tin,nhận định về những đề tài nóng bỏng trong nước.

Mở đầu chương trình ,Giáo sư Chu Vũ Hoan (CVH), một nhà bình luận chính trị với bút danh Chu Chi Nam trình bầy đề tài „ CHIỀU HƯỚNG Ý THỨC HỆ TƯƠNG LAI CHO VIỆT NAM“.Diễn giả Chu Vũ Hoan , tốt nghiệp cao học chính trị ,từng dậy học ở nước Cộng Hòa Côte d´Ivoire ( Bờ biển ngà) tâm sự đây là một đề tài mà ông nhiều lần băn khoăn vì đồng tình quan điểm của Triết gia Áo Karl Popper xem những người chủ trương ý thức hệ như cộng sản,quốc xã,phát xít… chỉ muốn đóng khung thế giới trong một lồng kính, trong khi thế giới biến chuyển liên tục.Tuy nhiên một tổ chức chính tri,một quốc gia cũng cần phải có một dự phóng tương lai để hành động và những dự phóng này không được đưa lên thành định luật và quyết đoán rằng đó là tất yếu lịch sử.Trong bài thuyết trình Giáo sư dùng cụm từ „Chiều hướng ý thức hệ tương lai“ thay vì „Ý thức hệ tương lai“. Chiều hướng ý thức hệ đó có tính cách hướng dẫn hơn là áp đặt.

Theo diễn giả có bốn chiều hướng chính :

Chiều hướng nền tảng triết lý , đạo đức căn bản cho Việt Nam là chiều hướng đa giáo đồng qui : Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành ; Tôn trọng những giá trị nhân bản cổ truyền như nhân nghĩa lễ trí tín, phép vua thua lệ làng ; nhưng biết cải tổ, canh tân cho hợp thời; Tôn trọng những giá trị nhân bản, toàn cầu của con người nói chung và của người Việt.Chính nhờ tôn giáo mà đã tạo nên văn hóa và văn minh của con người.Ngược lại những người cộng sản cho rằng để kiến tạo văn hóa, văn minh mới, thì phải xóa bỏ tất cả những chân lý muôn thuở, thủ tiêu tôn giáo và đạo đức thay vì cải thiện nó. Đây là một quan điểm sai lầm và là một trong những lý do chính làm cho các chế độ cộng sản sụp đổ ở cuối thế kỷ 20.

Chiều hướng thể chế chính trị cho Việt Nam tương lai là thể chế dân chủ, tam quyền phân lập, tôn trọng luật pháp và những quyền căn bản của con người, như quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do chính trị, tự do bầu cử, ứng cử … Thể chế chính trị đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đất nước, nâng cao dân trí và văn hóa của một dân tộc. Nó là đòn bẩy giúp cho kinh tế, văn hóa và con người nẩy mầm,thăng tiến. Điển hình là 2 nước Bắc Hàn và Nam Hàn.Nam Hàn phát triển về mọi mặt, trở thành cường quốc kinh tế lớn không những ở Á châu mà cả trên thế giới, là nhờ Nam Hàn biết chấp nhận chế độ dân chủ, mặc dầu mới bắt đầu vào thập niên 80. Trong khi đó Bắc Hàn vẫn theo chế độ độc tài cộng sản, chỉ tuyên truyền,tôn thờ lãnh tụ, chạy đua vũ trang nên đất nước chậm tiến nghèo nàn.

pobrane (1)

Chiều hướng văn hóa, giáo dục tương lai cho Việt Nam là đa văn hóa, chấp nhận mọi điều hay, nhân bản của tất cả những nền triết học, văn hóa, văn minh thế giới, loại bỏ những cái xấu nhưng vẫn bảo tồn những truyền thống tốt đẹp của mình.Nên ý thức rằng bảo tồn văn hóa là phát triển văn hóa, bảo tồn văn minh là sáng tạo văn minh, bằng cách chống lại quan niệm cho rằng để làm ra văn hóa mới thì phải hủy diệt văn hóa cũ, để tạo ra văn minh mới, thì phải thiêu hủy văn minh cũ. Vì bao nhiêu năm cầm quyền cộng sản, đạo đức, kỷ cương bị đảo lộn, giáo dục bị xuống cấp, kiểu „ Ba đồng đổi lấy một xu, thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy“.Vấn đề giáo dục Việt Nam trong tương lai phải được đưa lên hàng quốc sách. Giáo dục phải nhằm 3 mục đích: Đức dục „Tiên học lễ, hậu học văn“; Trí dục; Thể dục để đào tạo các đức tính căn bản của con người ( Nhân, nghĩa, lễ, trí tín ) trong xã hội.Nước Việt hôm nay, so sánh với những nước chung quanh, chưa nói đến thế giới, bị thua kém về đủ mọi phương diện : đạo đức bị suy đồi, bằng cấp giả lan tràn, trẻ em phạm pháp gia tăng, người ta có thể giết nhau dễ dàng vì mấy trăm, mấy chục đô la ; giáo dục xuống cấp, đại học Hà nội là đại học khá nhất Việt Nam, nhưng so với 80 đại học Đông Nam Á thì đứng thứ 80.

Chiều hướng thể chế kinh tế : Tôn trọng tư hữu, kinh tế tự do, tôn trọng thị trường, chỉ chấp nhận sự can thiệp của nhà nước có tính cách hướng dẫn và giúp đỡ, chứ không có tính cách áp đặt, bó buộc.Nền kinh tế của những quốc gia có chế độ dân chủ, tư do và kinh tế thị trường phát triển rất cao so với các quốc gia xã hội chủ nghĩa cộng sản theo đuổi duy vật biện chứng, duy vật sử quan, chủ trương kinh tế do nhà nước quyết định, không nhìn nhận tư hữu.
Qua mỗi phần trong bài thuyết trình ,diễn giả trình bầy rất mạch lạc và linh đông.Giáo sư CVH trích dẫn nhiều tài liệu ,những tuyên bố của các triết gia, kinh tế gia như Khổng Tử,Montesquieu, Marx, Engels,Popper,Kyenes, Hungtington…để biện luận cho những khẳng định của ông.

Để kết thúc ,ông kêu gọi mọi người trong giai đoạn hiện nay hãy dấn thân cho tinh thần trọng sự thật, trọng lẽ phải, trọng điều thiện, và cũng có nghĩa là chống lại mọi cái gì dối trá, lừa bịp, ác ôn, côn đồ :

Bằng cách nêu cao tinh thần tự do, dân chủ, đa khuynh, đa đảng, và cũng có nghĩa là chống lại những gì độc đoán độc tài, độc khuynh, độc đảng, áp bức bóc lột, đến bất cứ từ đâu, tả cũng như hữu ; bằng cách cổ võ văn hóa cởi mở, tự do, chống lại văn hóa nô dịch.

Bằng cách nêu cao tinh thần nhân bản, trung hậu, trọng công bằng, và cũng có nghĩa là chống lại những quan niệm coi con người như những công cụ sản xuất, công cụ hi sinh cho tổ chức, cho một guồng máy nhà nước, cho những dự án lý thuyết không tưởng.

Bằng cách nêu cao tinh thần dân tộc chống lại những gì phản dân tộc, mang dân đi phục vụ những ý đồ bành trướng cuả ngoại bang.

Trước khi chuyển qua phần tham luận, chủ tọa đã hân hạnh giới thiệu diễn giả kế tiếp Luật Sư Trần Thanh Hiệp. Ông gốc người tỉnh Hà Tĩnh, miền Trung Việt Nam, thuộc thế hệ những người ra đời vào thập niên 1920 của thế kỷ trước.Ông là học sinh Trường Trung Học Bảo Hộ, tức Trường Bưởi, là sinh viên ban Cử nhân tại Trường Đại Học Luật Khoa Hà Nội r ồi ban Cao Học Công Pháp và Chính Trị Học tại Đại học Luật Khoa Paris.Sau Hiệp định Genève năm 1954 chia đôi nước Việt Nam, ông cùng với một số sinh viên Đại học Hà Nội di cư vào Nam , định cư tại Saigon và hành nghề luật sư tại Tòa Thượng Thẩm Saigon. Tại đây, ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ cấp cao trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà như Bộ tưởng Lao Động, chính phủ Phan Huy Quát, Cố vấn Pháp lý tại Ph ủ Thủ Tướng, Chính phủ Nguyễn Văn Lộc. Ngoài ra ông còn giảng dạy tại Trường Đại học Chính trị Kinh Doanh Đà Lạt, Trường Chiến Tranh Chính Trị.

Năm 1969, ông sang Pháp tham gia Phái đoàn của Việt Nam Cộng Hòa tham dự cuộc Hoà Đàm chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam được tổ chức tại Paris. Sau khi Hiệp Đ ịnh Paris được ký kết năm 1973, ông ở lại thủ đô nước Pháp hành nghề luật sư trong quản hạt Tòa Thượng Thẩm Paris. Với tuổi đời,nay đã 90 nhưng luật sư Trần Thanh Hiệp vẫn tích cực tham gia nhiều hoạt động văn hóa, chính trị, văn nghệ tại châu Âu cũng như tại các châu khác. Trên nhiều diễn đàn quốc tế, ông là tiếng nói tích cực đòi nhân quyền, dân quyền tự do dân chủ, cổ vũ cho việc chuyển hóa chế độ độc tài đang được áp đặt tại Việt Nam thành một quốc gia độc lập đích thực tư do dân chủ và hùng cường.

Tiếp phần trình bầy của Giáo Sư CVH, luật sư Trần Thanh Hiệp phát biểu bổ túc cùng một đề tài với giáo sư CVH. Ông đã chọn một số điểm đã được diễn giả Chu Vũ Hoan trình bày một cách khái quát . Luật sư Hiệp cho rằng ông thấy cần phải thêm ý kiến bổ sung cho 3 điểm trong bài thuyết trình của diễn giả trước ông, nhằm cung cấp cho cử tọa thêm dữ liệu để thảo luận. Đó là các điểm “Văn Hóa”, “Ý Thức Hệ” và “Lịch sử”.

Luật sư Hiệp mở đầu bằng việc đề cập tới việc định nghĩa văn hóa. Ông lưu ý cử tọa rằng việc định nghĩa này không dễ dàng gì. Rồi ông trích dẫn ý kiến hai nhà nhân chủng học Mỹ là Kroeber và Clyde Khuckhon, những người đã đưa ra con số thống kê thực hiện năm 1952 là đã có164 định nghĩa về văn hóa khác nhau. Ngoài ra, trong bài tựa cuốn Culture, hai nhà nhân chủng học này đã trích dẫn lời của một học giả, ông Lowell như sau: “Tôi đã được ủy nhiệm nói về văn hóa, nhưng ở trên đời này không có gì phiêu diêu mung lung hơn là danh từ văn hóa. người ta không thể phân tích văn hóa vì thành phần nó vô cùng tận…Người ta không thể mô tả văn hóa vì nó muôn mặt. Muốn cô đọng ý nghĩa văn hóa thành lời lẽ thì cũng như tay không bắt không khí : ta sẽ thấy không khí ở khắp nơi và riêng trong tay chẳng nắm được gì…”.

Trước khi đi vào con đường dẫn tới những định nghĩa của văn hóa, theo ông Đào Duy Anh, thì văn hoá tức là sinh hoạt và sinh hoạt này theo sự giải nghĩa của Từ điển Từ Hải là “cái tổng hợp cố gắng của xã hội loài người tiến từ dã man đến văn minh. Những thành tích ấy biểu hiện dưới hình thức khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức, pháp luật, phong tục tập quán”.

Tiếp theo, luật sư Hiệp trích dẫn định nghĩa Ý Thức Hệ lấy trong Tự điển mở Wikipedia : “Ý thức hệ hay hệ tư tưởng là hệ thống các mục đích và quan niệm giúp điều chỉnh mục tiêu, dự tính và hành động của con người. Một ý thức hệ có thể hiểu như một tầm nhìn bao quát, như cách thức để xem xét sự vật, thường gặp trong đời sống loài người”. Quan điểm dười đây, về Ý Thức Hệ, của Giáo sư Nguyễn Đăng Thục đã được luật sư Hiệp trích dẫn để kết thức phần ông bổ túc cho ý kiến của giáo sư Chu Vũ Hoan : “Nhân-loại tự mình làm lấy lịch-sử của mình, đấy là lý-tưởng xưa nay của các nhà sử-gia không-tưởng. Kỳ thực nhân-loại làm lịch-sử của mình trong những điều-kiện địa-lý, kinh-tế và xã-hội nhất-định. Nhân-loại hay dân-tộc không phải những vật trừu-tượng của triết-gia mà là những nhóm người bằng da bằng thịt, sinh-hoạt sống-còn trong sự tranh-đấu với những điều-kiện thực-tế, thiên-nhiên hay lịch-sử, tương-đối có thắng có bại tùy theo với khả-năng điều-hòa thích-ứng của nó với hoàn-cảnh. Câu phương- ngôn rằng : ” Anh hùng tạo thời thế “, nhưng cũng nhiều khi : ” Thời-thế tạo anh hùng “. Sự thực thì người anh-hùng trong lịch-sử thế-giới chỉ là hạng người đã ý-thức được thời-thế mà biến-đổi thời-thế theo ý muốn của đại đa số, tức là của nhân-dân, không đến nỗi phải than như Ôn-Như-Hầu trước thời-thế Hậu-Lê : ” Cái quay búng sẵn trên Trời. Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm ” . ( Cung-Oán Ngâm-Khúc ) Lời than yếm-thế ấy đủ tỏ Hầu Ôn Như không phải là Nguyễn-Trãi : ” Nhân-Nghĩa chi cử, yếu tại yên dân. Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo ”.( Hành-động Nhân-Nghĩa cốt ở làm cho nhân-dân được sống yên,Đem quân hỏi tội không chi trước hết là trừ kẻ bạo-ngược ) .

Như thế chỉ phân-biệt người anh-hùng với người trí-thức. Người anh- hùng biết nhân thời-thế mà biến-đổi thời-thế, từ chỗ không được như ý ra chỗ như ý muốn. Đấy không những đã phân-biệt trí-thức với anh-hùng, mà còn phân-biệt cầm-thú với nhân-loại, vì cầm-thú thụ-động hoàn-cảnh mà sinh-sống, còn nhân-loại tìm điều-hòa thích-ứng với hoàn-cảnh, cho nên có thể nói, nhân-loại có khả-năng văn-hóa còn cầm-thú thì không có. Văn- hóa là sản-phẩm tập-thể của nhân-loại trong sự điều-hòa thích-ứng với điều-kiện thiên-nhiên và lịch-sử vậy .

Chính nhờ có cái khả-năng văn-hóa ấy mà nhân-loại mới có thể bảo rằng đã làm lấy lịch-sử của mình một phần nào, vì nhân-loại biết quan- niệm trước khi hành-động, cho nên Ý-thức-hệ mới có một vai-trò trọng-đại trong lịch-sử nhân-loại từ xưa đến nay, nhất là từ cuộc Cách-mệnh Kỹ-nghệ ở các nước Âu-Tây cận-đại”.

Sau chót, diễn giả trích dẫn cách nhìn về lịch sử của tác giả Vũ Tài Lục để bổ túc cho ý kiến đã được giáo sư Chu Vũ Hoan trình bày về lịch sử :

“Lịch sử giảng dạy cho chúng ta kinh nghiệm và sự nghiệp nhân sinh. Sự nghiệp bao giờ cũng bền bỉ, lâu dài cho nên phàm đã thuộc sự kiện lịch sử thì tất phải là có tính chất trì cửu nối liền quá khứ với hiện tại và vươn qua tương lai”. Ý nghĩa này đã được gói ghém trong một câu lấy từ sách Trung Dung của Khổng Khâu : “Sở quá giả hóa, sở tồn giả thần”. Tất cả qua đi đều được biến hóa để bảo lưu lại một cái “Thần”.

Văn hóa, Ý hệ và Con người Việt Nam đã kết hợp lại thành lịch sử. Đối với dân tộc Việt Nam, lịch sử ấy đã diễn tiến dưới sự soi sáng của cái “Thần” của nòi Việt mà dặc tính đã đươc ghi khắc trong câu ca dao “Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường”.

Luật sư Hiệp coi câu ca dao này là câu kết thúc của bài tham luận đóng góp cho buổi hội thảo.

Sau khi được nghe hai bài tham luận phong phú nhiều ý nghĩa, cử tọa đã đặt nhiều câu hỏi và tranh luận với hai diễn giả.Cử tọa rất thích thú về cách lý giải các phạm trù ý hệ, văn hóa và lịch sử cũng như sự tương quan giữa các phạm trù đó mà Luật Sư Hiệp đã trình bầy.Quan điểm Bốn Chiều hướng ý thức hệ tương lai cho Việt Nam được các tham dự viên hôi luận đồng tình và xem cụm từ „Chiều hướng ý thức hệ“ có ý nghĩa hướng dẫn và linh hoạt ứng dụng tùy hoàn cảnh chứ không giáo điều và đóng kín như một ý thức hệ.Điều này tránh được căn bệnh „Chấp mê bất ngộ“ như Đảng cộng sản Việt Nam đã biết chủ nghĩa xã hội công sản là một ý hệ dựa trên học thuyết Mác-Lê đã thất bại ở nhiều nước trên thế giới mà vẫn áp đặt dân tộc phải đi theo.

Qua phần hai của chương trình ,cử tọa trao đổi các thông tin mới nhất liên quan đến Ô nhiễm vùng biển Vũng Áng, Nhà máy thép Cà Ná- Ninh Thuận ,Vụ án anh Ba Sàm, Đập phá chùa Liên Trì –Sài gòn, Tranh chấp, đấu đá nội bộ đảng cộng sản qua vụ Trịnh Xuân Thanh, Tranh chấp biển Đông…

Cuộc hội thảo đã kết thúc sau 4 tiếng tranh luận sôi nổi và hào hứng. Tiến sĩ Dương Hồng Ân cám ơn các diễn giả đã không quản ngại thời gian và đường xá từ Paris qua Stuttgart để hỗ trợ cuộc hôi thảo của DĐVN21.

Stuttgart, 27.09.2016

© Nguyễn Phong

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Hội thảo Stuttgart 2016: Chiều hướng ý thức hệ và văn hóa cho VN tương lai”

  1. Lại Mạnh Cường says:

    Luật sư Trần Thanh Hiệp năm nay 89 tuổi (sinh 1927); mặc dù cụ bà đã thất lộc từ lâu và ông sống cô đơn trong một căn hộ tại Paris, nhưng ông vẫn miệt mài tranh đấu cho dân chủ tự do nhân quyền.
    Thật đáng quí, xin ngả mũ thán phục ông. Kính chúc ông chân cứng đá mềm.
    Tôi học hỏi được nhiều điều qua các bài viết rất hay của ông trong hai thập niên 80 và 90 qua các tập san Độc Lập (Stuggart, Đức) và nhất là tờ Thông Luận (Paris).

Phản hồi