WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quân cờ Domino: Hết Phi tới Mã?

Thủ tướng Najib Razak và Chủ tịch ông Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh Manila năm ngoái. (Ảnh Susan Walsh/Associated Press)

Thủ tướng Najib Razak và Chủ tịch ông Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh Manila năm ngoái. (Ảnh Susan Walsh/Associated Press)

Thủ tướng Malaysia đến Trung Quốc hôm thứ Hai, mang theo những lời lẽ nồng ấm, một sự khao khát tiền bạc của Bắc Kinh, và lần đầu tiên, một lời hứa hẹn hợp tác quốc phòng chặt chẽ, cụ thể sẽ mua một số tàu tuần tra vùng biển do Trung Quốc đóng.

Ông Najib Razak nhận mình là một người “bạn thực sự” của Trung Quốc, hứa sẽ nâng quan hệ hai nước lên một “tầm cao mới” – nghe na ná lời lẽ của Tổng thống nước Philippines bên cạnh, là người cách nay một tuần tuyên bố “ly khai” khỏi chính sách thân Mỹ của nước mình lâu nay.

Theo The New York Times, đáng lý ra chuyến đi 7 ngày của Thủ tướng Malaysia xảy ra vào thời điểm khác thì cũng chẳng ai chú ý. Đằng này, nó xảy ra vào lúc Tổng thống Duterte của Philippines mới ở Bắc Kinh về và ông này có những lời kém thân thiện với Mỹ, khiến cho Trung Quốc được dịp cho thiên hạ thấy mình đang trên chân Mỹ tại Đông Nam Á.

Thậm chí chuyến đi của một giới chức tầm trung là Tướng Min Aung Hlaing, tư lệnh quân đội Myanmar cũng được truyền thông Trung Quốc làm ầm ĩ, coi như một cách chọc giận Mỹ, vì Tổng thống Obama đã từng tự hào về chuyện Myanmar đã gần Mỹ hơn Tàu.

Hai cú gật đầu “xé rào” của Philippines và Malaysia trước Trung Quốc làm tăng thêm sức mạnh cho các thầy bàn cho rằng Mỹ đang xuống dốc và Tàu đang tiến nhanh tiến mạnh trong khu vực.

Theo Washington Post, hai cú gật đầu cũng cho thấy Bắc Kinh có thể mua chuộc những nước có tranh chấp với mình trong vấn đề Biển Đông.

Malaysia đang là bạn hàng thương mại thân thiết nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Chuyện mua tàu đi tuần trên biển lần này cộng thêm yếu tố an ninh quốc phòng đáng kể vào sự thân thiết đó.

Các chuyên viên giải thích phần nào lý do xa Mỹ gần Tàu của Malaysia. Thủ tướng Najib đã từng có thời rất thân với Tổng thống Obama, hai người đánh golf với nhau suốt một ngày ờ Hawaii năm 2014. Nhưng quan hệ hai nước căng thẳng kể từ tháng 7, sau khi Bộ Tư pháp Mỹ mở cuộc điều tra một quỹ đầu tư của Malaysia tại Mỹ có dấu hiệu rửa tiền, quỹ này có dính dáng đến ông Najib.

Quỹ đầu tư có vốn 1 tỉ đô la và có tên gọi tắt là 1MDB đã bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho là do những người thân cận của Thủ tướng làm chủ và quản lý. Bọ này cho rằng số tiền 1 tỉ là tiền đánh cắp của nhân dân Malaysia chuyển sang Mỹ mua bất động sản.

Vụ này khiến ông Najib bị các nước phương Tây xa lánh, đi kèm theo là các vụ đầu tư vào Malaysia của phương Tây sút giảm.

Việc Thủ tướng Malaysia công bố mua tàu tuần tra của Trung Quốc làm nhiều người ngạc nhiên, ngoài chuyện hai bên sẽ ký các hợp đồng về đường sắt cao tốc, bất động sản và năng lượng trong chuyến đi lần này.

Euan Graham, một thầy bàn của Úc tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney có nhận xét: “Đứng về mặt địa chính trị trên biển, có vẻ gần giống như ván domino. Quân cờ Philippines đã gục, còn quân cờ Malaysia đang lung lay.”

Cũng từ Úc, James Chin, Giám đốc Viện châu Á của trường đại học Tasmania giải thích năm tới ông Najib phải ra tranh cử lần nữa. “Chuyến đi này phục vụ tốt cho các mục đích bầu cử nếu một nước lớn như Trung Quốc dành cho ông một cuộc tiếp đón 5 sao, trải thảm đỏ.”

Nhưng một số chuyên gia nói đang có những tính toán và tái hiệu chỉnh địa chính trị tại khu vực Đông Nam Á.
Chính sách tái cân bằng của Obama, còn gọi là “xoay trục” sang châu Á có vẻ như đang ngáp ngáp, theo như nhận xét tại một số thủ đô Đông Nam Á.

Tác giả chính của “xoay trục” – Kurt Campbell, cựu Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á & Thái Bình Dương – bây chừ đang ở mô, có còn tha thiết với tác phẩm của mình hay không? Giả sử nay mai Clinton làm tổng thống, liệu bà có chọn Campbell làm Ngoại trưởng? Đâu đây đã nổi lên tin đồn vị trí đó về tay Joe Biden, đương kim Phó tổng thống; hoặc Robert Zoellick, cựu Chủ tịch World Bank và cựu Phó Ngoại trưởng.

Đi song song với “xoay trục” là hiệp định thương mại TPP. Nếu “xoay trục” mà ngáp ngáp thì không hiểu TPP có thọ không. Trước mắt, cả hai ứng cử viên Trump và Clinton đều gặp nhau ở chỗ không thích TPP vì nó sẽ làm mất bớt job của người Mỹ, một cách nói để lấy lòng cử tri.

Có nhiều phần chắc trong chuyến đi Mỹ mới đây, Phó tổng bí thư Đinh Thế Huynh sẽ “chất vấn” Ngoại trưởng John Kerry về TPP, một hiệp định mà đảng CSVN đặt rất nhiều kỳ vọng. Và có nhiều phần chắc tại thời điểm này, Kerry ở vào vị trí rất khó trả lời cho Huynh một câu dứt khoát.

Trong lúc “xoay trục” chưa biết trôi dạt về đâu thì anh chàng Duterte của Philippines bồi thêm một cú đấm nữa bằng cách tuyên bố muốn “mời” quân Mỹ ra khỏi nước ông trong vòng hai năm. Trước đó, quân đội Mỹ đã bị mất mặt vì lãnh đạo quốc phòng và quân sự nhiều nước nói rằng trước tình trạng Trung Quốc cải tạo nhiều hòn đảo ở Biển Đông, Mỹ chẳng dám làm gì, trừ việc cho tàu đi qua đi lại mấy hòn đảo đó để “minh họa” cho quyền tự do hàng hải.

Trái với người Mỹ, người Tàu có thể gặp lãnh đạo các nước Đông Nam Á mang theo cả núi tiền mặt, đi kèm với những hứa hẹn đầu tư mà không cần điều đình phức tạp, cho không hoặc lãi suất ưu đãi gần như cho không, không đặt điều kiện tôn trọng nhân quyền, không đòi phải có công đoàn độc lập tại các hãng xưởng lao động đổ mồ hôi.
Michael Montesano, chuyên viên Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nhận xét: “Chính sách xoay trục đã không mang lại tác động mong muốn. Nó không làm giảm những mối nghi ngờ đã có sẵn về quyết tâm và mức độ cam kết của Hoa Kỳ.”

ĐCV tổng hợp

© Đàn Chim Việt

 

5 Phản hồi cho “Quân cờ Domino: Hết Phi tới Mã?”

  1. Nguyễn Văn says:

    Mỹ đang mất dần ảnh hưởng ở Đông Nam Á khi Mã và Phi đang có chiều hướng thay đổi muốn gần với Tàu hơn Mỹ.

    Sau khi cho Tàu vào WTO và bỏ tiền đầu tư mở xưởng sản xuất hàng hóa xuất trở ngược về Mỹ và ra khắp thế giới thì kinh tế nước Tàu bắt đầu thăng tiến, và ngày nay có thể nói là chủ nợ với hầu hết của các nước Tây Phương làm ăn với Tàu.
    Khi kinh tế mạnh thì quân sự nước Tàu cũng bắt đầu thay đổi và họ không ngần ngại muốn đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Biển Đông để chiếm lợi ích của Mỹ. Nhưng tại sao Mỹ không có phản ứng tương xứng để bảo vệ lợi ích của mình mặc dù tuyên bố chuyển trục đã mấy năm và hiện đã triển khai thêm hạm đội 3 để biểu dương?
    Bên cạnh sự hung hãn của Tàu, đàn em của họ là Bắc Hàn cũng hung hãn không thua kém mà Mỹ cũng không làm gì được. Tại sao? Có phải tại hai nước Tàu và Bắc Hàn là quốc gia nguyên tử nên Mỹ không dám mạnh tay? Nếu đúng như vậy thì liệu Mỹ có bảo vệ được quyền lợi của mình ở Á Châu và các đồng minh trong khu vực trong những ngày sắp tới và trong tương lai lâu dài? Ấn và Pakistan đều là quốc gia nguyên tử, và khi Mỹ không còn tạo được niềm tin thì liệu Nhật, Nam Hàn, Úc… có thay đổi chính sách tự bảo vệ để cân bằng sức mạnh bằng cách sẽ vũ trang nguyên tử? Khi các nước có vũ khí nguyên tử thì liệu có phải cũng là lúc vai trò siêu cường của Mỹ sẽ phải suy yếu và một trật tự ở Á Châu sẽ phải sắp xếp thay đổi?
    Vậy Mỹ sẽ làm gì khi nhìn thấy các nước nhỏ ngày càng mất niềm tin nơi Mỹ? Liệu Mỹ có tiến hành chiến tranh trước khi muộn để tiếp tục ngôi vị của mình? Chắc chắn các think tank của Mỹ phải nhìn thấy và sẽ có đối sách. Đối sách nào cho vị tổng thống tương lai?

    Khi văn minh khoa học phục vụ con người thì nhân loại được tận hưởng hạnh phúc nhưng khi phục vụ cho chiến tranh thì nhân loại sẽ bị hủy diệt.

    nv

  2. Nguyễn Văn says:

    Tại sao có hiện tượng tổng thống Duterte của Phi và thủ tướng Razak của Mã Lai, là hai nước trong khối ASEAN có tranh chấp lãnh hải với Tàu nhưng lại muốn gần gũi với Tàu? Đương nhiên, ngoài vấn đề va chạm cá nhân, câu trả lời là vì quyền lợi đất nước của họ. Ngoài quyền lợi kinh tế, quyền lợi về an ninh cũng là tối quan trọng nhưng Mỹ đã không đem lại lợi ích và bảo vệ được đất nước họ. Tại sao họ dám quay lưng với Mỹ thì cần phải nhìn lại 8 năm nói và hành động của tổng thống Obama.

    Ông Duterte, cá nhân ông, ông có mối căm thù nước Mỹ như báo chí đưa tin, nhưng chỉ bắt đầu bộc lộ và tuyên bố sau khi ông bị tổng thống Obama chỉ trích qua chính sách chống ma túy và giết người không qua xét xử. Sự chỉ trích làm ông Duterte giận và trút mọi căm thù riêng vào cá nhân Obama và chính phủ của Obama. Duterte dám sỉ vả là bởi thiếu sự kính nể ban đầu, bởi tại Obama không có cái uy nước lớn mà đám dạy đời, Obama đã thiếu cứng rắn để Phi mất bãi cạn Scarborough trong chiến lược xoay trục, và quan trọng nữa là bởi tại hiệp ước đồng minh bảo vệ nước Phi bị chính phủ Obama diễn giải không thỏa đáng. Mỹ đã không bảo vệ được Scarborough và lãnh hải cũng như lợi ích của nước Phi.

    Thủ tướng Razak nhìn thấy những điều Phi đạt được sau chuyến thăm Tàu và cũng chỉnh lại chính sách. Không thể đổ thừa là họ phản bội Mỹ. Họ là những nước nhỏ không đủ sức chống lại với Tàu nhưng họ vì quyền lợi quốc gia của họ, vì củ “cà rốt” của Mỹ không còn đủ lôi cuốn. Cũng như Duterte, Razak nhìn thấy sự yếu kém của Obama nên cũng không ngần ngại rẽ bước.

    Tuy vậy, quyền lợi của Mã và Phi đi với Tàu dù có cao cũng chưa thể so sánh hàng chục tỷ Mỹ kim của người nước họ từ Mỹ gửi về hàng năm. Họ phải nhìn thấy mà không dám quay lưng hẳn với Mỹ. Chính phủ mới của Mỹ, dù Trump hay Clinton chắc chắn sẽ cứng rắn hơn Obama. Khi Mỹ dám đối đầu với Tàu thì mọi chuyện sẽ ổn định trở lại. Cả hai, Duterte và Razak không phải không thấy cái họa đường dài khi thân với Tàu. Họ vẫn cần Mỹ, cần một tổng thống cứng rắn bảo vệ được nước họ. Nhưng nếu Obama còn tại vị thì hiện tượng Domino sẽ là không tránh khỏi ở Á Châu.

    nv

  3. Minh Đức says:

    Trích: “Đứng về mặt địa chính trị trên biển, có vẻ gần giống như ván domino. Quân cờ Philippines đã gục, còn quân cờ Malaysia đang lung lay.”

    Lời phát biểu này chỉ nhìn về mặt địa lý mà thôi. Việc Mã Lai và Phillipines không liên quan với nhau nhưng có sự tương đồng là cả hai người lãnh đạo Mã Lai và Phillipines thấy không thể đi với Mỹ và Tây Phương được.

    Ông thủ tướng Najib mua tàu tuần duyên của Trung Quốc là để trả ơn Trung Quốc cho ông ta mượn hơn 2 tỉ để trang trải nợ cho quĩ đầu tư lem nhem của ông ta. Còn tổng thống Phillipines đã có óc ghét Mỹ từ lâu và không hành xử theo lối dân chủ như các nước Tây Phương thì đi theo Trung Quốc và Nga sẽ thấy thoải mái hơn.

    Chính sách xoay trục bị xem là không có kết quả vì ông Obama xoay trục không chỉ vì lợi ích cho nước Mỹ mà thôi mà còn có thêm lý tưởng của ông ta vào trong đó. Ông Obama muốn xây dựng một thế giới theo chế độ dân chủ, tuân theo luật pháp và hành xử có đạo đức. Khác chính sách của một số tổng thống Mỹ khác có thể ủng hộ các nhà độc tài và tham nhũng miễn là họ có chính sách thân Mỹ, miễn sao Mỹ bán được hàng hóa, vũ khí.

    Điều này có lẽ cũng làm cho những người chỉ trích rằng từ trước đến nay Mỹ hay ủng hộ các nhà độc tài, tham nhũng phải suy nghĩ. Những gì ông Obama làm là tránh làm chuyện đó. Và kết quả là các nhà độc tài, tham nhũng đi theo các nước độc tài, tham nhũng nào chìa tay ra lôi kéo họ.

  4. TIẾU NGÀN says:

    PHI MÃ

    Ngựa phi phải chạy đường dài
    Phi chưa đến nước Mã mà ra chi
    Xum xoe xủm xọe ích gì
    Cuối cùng té ngữa còn chi nữa kìa

    Chỉ vì nước nhỏ tham giàu
    Liu tiu nước lớn cũng hầu vậy thôi
    Tưởng rằng Trung Quốc lên ngôi
    Thật ra trái bóng phình rồi xẹp đi

    Nhớ xưa để thấy những gì
    Nghèo xơ nghèo xác dưới thời họ Mao
    May nhờ được Đặng Tiểu Bình
    Liều mình để cứu thật tình vậy thôi

    Nhưng mà muôn mặt ở đời
    Tật tham đâu bỏ có trời chứng minh
    Ôi thôi mấy chú xập xình
    Như Phi như Mã thật tình ai yêu

    TẾU NGÀN
    (01/11/16)

  5. Haile says:

    Nếu Mỹ không có lực-lượng nằm vùng, để tạo điều-kiên lật ngược lại thế cờ tại Phi-luật-Tân, Thái-Lan va Mã-Lai. Quân cờ Đôminô sẽ tiếp-tục diễn-biến đầu phục Tàu cọng. Mỹ sẽ bị đông. Việt-cọng cũng nao-núng làm sao tin Mỹ đây ? Chính Mỹ đã đập nát Quân cờ Domino, tiền đồn chiến-đấu trọng-yếu phòng ngự Nam Việt-Nam trước năm 1975 ! Nếu Mỹ do-dự bởi tư-tưởng phản chiến . Không tỏ rỏ tinh-thần sẵng-sàng nghinh chiến bằng hành-động sức mạnh phủ đàu ngay từ bây giờ.Mỹ đã thất bai vì chỉ-đạo cuộc chiến có giới hạn và câu giờ trước năm 1975 tai Việt-Nam.

Leave a Reply to TIẾU NGÀN