WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi nào Việt Nam mới có Một Đại Tác Phẩm hay một Cuốn Phim Vĩ Đại ?

Matt Steinglass đọc Tim O’ Brien, tác giả chiến tranh (cựu chiến binh Mỹ) ở Hà Nội và rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng “gần như hầu hết các quyển tiểu thuyết chiến tranh Việt Nam lớn của Mỹ không được độc giả Việt Nam biết đến” những người mà theo ông không thích tìm về cuộc chiến tranh đó lắm,” trong khi đó “khi nói về sách báo, bộ máy kiểm duyệt cố hữu của Cộng Sản vẫn hoạt động như cũ,” trong khi đó khi nói đến phim ảnh thì chi nhánh mới các rạp chiếu bóng dây chuyền ở Việt Nam cứ việc chiếu những cuốn phim chiến tranh mà khán giả ngáp lên ngáp xuống, các loại phim mà “ít ai nghĩ bộ kiểm duyệt có thể thông qua như “Watchmen hay “Tropic Thunder.”

Những cuốn tiểu thuyết về Việt Nam vẫn tiếp tục được nói tới trong mục điểm sách tháng Tư của báo New York Times (Book Review), kỳ này giới thiệu đúng lúc hai bài điểm sách về một cặp tiểu thuyết đầu tay: “Matterhorn” của Karl Marlantes và “The Lotus Eaters”/Người Ăn Hoa Sen của Tatiana Soli. Như người ta nói ‘Việt Nam không phải là Chiến tranh, mà là một xứ sở’. Đến khi nào mới có Việt Nam: Một Đại tác phẩm Anh ngữ? Điều gì đi nữa, theo một nhà điểm sách, đề tài Việt Nam vẫn bán chạy! (1)

Phải nói rằng Việt Nam chưa có một tác phẩm lớn nào – trong tiểu thuyết cũng như phim ảnh — có thể sánh với nỗi trầm kha thống khổ và dai dẳng của một dân tộc bất hạnh.

Chỉ nội trong vòng nửa thế kỷ qua, cuộc chiến Việt Nam đã để lại nhiều câu chuyện trầm uất, tang thương, những bi hài kịch với đầy đủ những yếu tố kỳ bí, lâm ly bi đát, xứng đáng được viết thành tác phẩm hay phim, ngõ hầu xứng danh với bất kỳ một kịch bản hay tác phầm văn chương quốc tế nào. Nhưng tiếc thay – cho đến nay – vẫn  chưa có một cuốn phim vĩ đại (epic movie) hay một tuyệt tác  văn chương có thể tổng hợp hay nói lên được hầu hết các biến cố quan yếu của đất nước cũng như mảnh đời tang thương của dân tộc Việt. Người Nga đã có thiên tình sử Dr. Zhivago,  người Khờ-me The Killing Fields, người Trung hoa phần nào với The Last Emperor, người Mỹ với một quá trình lập quốc chưa đầy 400 năm đã có quá nhiều cuộn phim lồng trong bối cảnh lịch sử sáng giá mà người viết không thể kể hết ra đây.

Trong quá khứ đã có một số tác phẩm có tầm vóc như “Saigon: A Novel” của Anthony Grey được ông Nguyễn Ước dịch ra dưới tựa đề là Trăng Huyết. Tiểu thuyết này đã có một dạo, vào thập niên 80, được hệ thống thông tấn truyền hình ABC của Mỹ dàn dựng thành một mini series (phim dài chiếu thành nhiều kỳ) nhưng không hiểu vì lý do gì đó đã bở dở dự án này. Cốt chuyện lồng trong hơn nửa thế kỷ cận đại bối cảnh lịch sử Việt Nam — từ thời Pháp thuộc cho đến lúc Sàigòn thất thủ — nói lên tình yêu giữa một người con trai, con một nghị sĩ Mỹ và một cô gái con quan trong triều đình Huế; “The Eaves of Heaven: A Life in Three Wars” của Andrew Phạm, được kể như một hồi ký của gia đình dòng giỏi của tác giả, nói về cuộc đời của ông nội, thân phụ, là những người điền chủ, di cư từ Bắc vô Nam; và các cuốn phim như ‘Chúng Tôi Muốn Sống’, Heaven and Earth (phóng tác từ quyển When Heaven and Earth Change Places của bà Lệ Lý Hayslip) một chuyện thật nhìn từ nhãn quan của một cô gái Quãng Ngãi (bà Lệ Lý) sống trong vùng kềm tỏa của Việt Cộng; Indochine, The Quiet American, gần đây Dỏng Máu Anh Hùng (The Rebel), Đừng Đốt, hoặc một số rất ít các phim mà tôi chưa được xem, nhưng lấy công minh mà xét thì chưa có một phim nào tương xứng với những trải nghiệm mà dân tộc đã kinh qua.

Gần đây quyển “A Thousand Tears Falling/Ngàn Giọt lệ Rơi” của bà Mỹ Dung (Yung Krall) nói về sự phân ly của một gia đình, có nhiều hứa hẹn sẽ mang lại tiêu đề, những nhân tố cho một kịch bản lớn. Cốt chuyện: Sau khi Pháp bị thua ở Điện biên Phủ năm 1954, người Việt nhìn về một triển vọng hòa bình tươi sáng trên đất nước. “Cuốn Ngàn Giọt Lệ Rơi” cho thấy cái nhìn của một đứa bé gái trong quang cảnh chiến tranh Việt Nam, nó nói lên tiểu sử đau thương của gia đình của tác giả. Trong khi ba cô là một người tập kết chiến đấu cho miền Bắc, cô Mỹ Dung lớn lên ở miền Nam, giữa bầu trời khoáng đãng, màu mỡ và tươi tốt của thiên nhiên và cây trái. Trong vai người con của ông Đại sứ Đặng quang Minh ở Nga, đại diện cho Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, cô Dung phải đương đầu với cảnh ngang  trái của một người con của Cách mạng.

Như mẹ mình, cô Dung không tin tưởng vào Đảng Cộng sản mà người cha đã cống hiến cuộc đời mình. Rốt cục, cô làm việc cho chính quyền miền Nam và quân đội Mỹ, yêu một phi công Mỹ, rồi  sang Mỹ, và để gia đình được cứu ra khỏi Sàigòn, cô đã chấp nhận làm gián điệp cho CIA. Dùng kinh nghiệm tình báo quốc tế của mình, cô Dung nhận một công tác còn nguy hiểm gấp bội: giữ vai trò bắt gián điệp của địch cho FBI với bí danh là Keyseat. “Từ một gia đình chia xé vì chính kiến, chúng ta có một cốt chuyện trôi như một dòng sông đầy nước mắt.” (Phỏng theo lời giới thiệu sách của nhà xuất bản)

Nhưng có lẽ, những mẫu chuyện thật như câu chuyện dưới đây của một người con đi tìm cha hơn 40 năm sau cái chết của ông mới thật thương tâm, may ra có thể góp phần cung ứng một số tư liệu cho những tác phẩm tầm vóc sau này (2)

Bà Đào Thị Minh Vân tại Trung Tâm Văn Khố Việt Nam ở Đại học Texas Tech, thành phố Lubbock. Ảnh: lubbockonline.com

Vào khoảng trung tuần tháng Tư vừa qua, bà Đào thị Minh Vân, 41 năm sau cái chết của người cha, Đào Phúc Lộc, mà bà không nhớ mặt, đã bỏ gần một tuần để đến Trung Tâm Văn Khố Việt Nam ở Đại học Texas Tech, thành phố Lubbock, để tìm tòi, tra cứu về sự ra đi có nhiều nghi vấn của ông, một người sáng lập ra Văn Phòng Quân báo của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Việt Cộng) ở miền Nam.

Năm 1946, khi ông Đào Phúc Lộc, 46 tuổi, (bí danh: Hoàng Minh Đạo, Năm Đời, Năm Thu) tham gia kháng chiến chống Pháp, thì con gái mới chập chững biết đi. Ba ngày sau khi mẹ bị mất vì bệnh sốt rét, thì bố phải chia tay con, ông ủy phái con gái cho một người gánh trong một cái thúng quảy hơn 100 cây số từ chiến khu về Hà Nội, nơi gia đình bố mẹ nuôi, một cuộc hành trình dài cả trăm cây số mà bà không thể nhớ nổi.

Ảnh: lubbockonline.com

Trong thời chiến bà được cho biết bố bà là một thương gia buôn bán ở Nam Vang/PnomPenh, Cam bốt hoặc là một tài xế taxi ở đó. Thỉnh thoảng bà mới nhận được tin của bố. Khi ông được gởi vào Nam tập kết năm 1948 để thành lập một hệ thống tình báo, bà chỉ mới 3 tuổi. Mẹ bà qua đời vì bạo bệnh, 3 ngày trước khi ông bố ra đi vào Nam làm gián điệp. Lớn và sống lên trong sự thiếu vắng của người cha, bà không bao giờ được gặp mặt hay biết rõ chức vụ thật của người cha cho đến khi chiến tranh chấm dứt.. Ông Đào bị giết trong một trận phục kích ở Vàm Cỏ Đông ngày 14 tháng 12, năm 1969.

Sau khi chiến tranh kết liễu, bà Vân làm ăn thành công và trở nên Phó giám đốc của nhiều chi nhánh các siêu thị Lotte (Lotte Supermarkets) cũng như nhiều công ty khác ở Việt Nam. Khi bà khám phá ra sự thật về ông bố, bà dò la và phỏng vấn hơn 400 sĩ quan tình báo chiến đấu chung hoặc có liên hệ đến công tác của bố mình nhằm tìm hiểu ngọn ngành của cuộc đời kỳ bí của cha. Bà Vân đúc kết tất cả những cuộc ghi âm thành ba quyển sách và biếu tặng cho những người bạn của bố. Tuy vậy bà vẫn có nhiều câu hỏi cũng như về cái chết người cha mà bà không có câu trả lời.

Bà được cho biết là bố và 17 đồng đội dưới quyền mình bị mai phục khi ông định băng qua sông Vàm Cỏ Đông trên ba chiếc tàu. Khi đang băng qua sông, ghe ông bị ba tàu máy Mỹ phục kích và ông bị bắn chết. Cuộc phục kích được tăng cường bằng hỏa lực, trực thăng tác chiến cũng như huy động không lực chiến lược, điều này khiến bà cho là một cuộc mai phục được dàn dựng trước. Bà Vân lúc nào cũng có nghi vấn là hành tung của chuyến đi của người cha đã bị tiết lộ.

Mục đích của bà làm tìm hiểu thêm về cuộc tấn công này từ hồ sơ của các đơn vị tác chiến phía Hoa kỳ được lưu giữ trong Trung tâm Ngân khố và các hồ sơ và tư liệu được cất ở Đại học Texas Tech. (3)

Ghi chú:

(1) diacritics.org
Matt Steinglass is “Reading Tim O’Brien in Hanoi” and is surprised to find that “almost none of the major American novels about the war are known to Vietnamese readers” who, after all, “just aren’t terribly interested in the war”; and while “when it comes to books, the old Communist machinery of censorship remains in place,” when it comes to movies, the new chain of modern multiplexes are treating their yawning masses to American-made flicks “one would never have expected to make it past the censors,” like, um, “Watchmen” and “Tropic Thunder.”

The novelization of Vietnam continues with the April 4 issue of the NYTBR, which features a pair of well-timed reviews of first novels—Matterhorn by Karl Marlantes and The Lotus Eaters by Tatjana Soli. Vietnam is not a war, but a country, as the saying goes. What about Vietnam: The (Great American) Novel? If anything else, according to one book critic, “Vietnam still sells.”

(2) lubbockonline.com

(3) Cũng chính là trung tâm đang lưu giữ hai quyển nhật ký nguyên bản của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

© Nguyễn-Khoa Thái Anh

3 Phản hồi cho “Khi nào Việt Nam mới có Một Đại Tác Phẩm hay một Cuốn Phim Vĩ Đại ?”

  1. Rong Do sao vang says:

    No the thi ca trieu nguoi VN o khap the gioi TU DO co mot tac pham nao co gia tri de nguoi ngoai quoc thay hay ?. Da so phim hay thi di ve VN lam thoi. Chuyen hay thi viet ve cam nhan cua ca nhan o VN thoiCo ai nguoi Viet o xu nay viet sach tat su co gia tri tri thuc lon ?

  2. Trong Dat says:

    Phim The killing fields, phim My chu+’ khong phai? phim cua nguoi Cam Bot, Phim The Last Emperor la phim My hop ta’c voi Y chu khong phai phim cua Trung Hoa.
    Truyen va phim BS Zivago thuc ra la mot tieu thuyet ti`nh nhieu hon la tieu thuyet, phim chien tranh hoac lich su. Hai cuon tieu thuyet vi dai cua Nga ve nhung bi tham cua chien tranh la Chien tranh Va Hoa Binh cua Tolstoy va Song Dong Thanh Binh ( Quiet flows the Don ) cua Sholokov moi la tie^u bie^u? chu khong phai Dr Zivago
    TD

  3. BaWa says:

    Cái gì tácphẩm to?
    Cái gì phim vỹđại?
    Tấtcả đều hoangdại,
    Tươnglai vẫn tối mò !!!

    Rồi đều về bụi tro…
    Vứt hết để tựdo……..

Leave a Reply to Rong Do sao vang