Xã hội dân sự tại VN trong thời đại Internet
Trong một chế độ độc tài chuyên chế toàn trị (totalitarian dictatorship) như ở Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên hiện nay, thì đảng cộng sản vẫn còn giữ độc quyền ngay cả trong khu vực Xã hội Dân sự (XHDS), thông qua các tổ chức ngoại vi của đảng, điển hình như các Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên hiệp Thanh niên, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn, Mặt trận Tổ quốc v.v… Do đó, các tổ chức thiện nguyện của tư nhân hoạt động trong lãnh vực nhân đạo, hay văn hóa xã hội khác, và nhất là các tổ chức từ thiện phát xuất từ các tôn giáo, thì luôn luôn bị kiềm chế, cản trở không làm sao mà phát triển rộng rãi trong quảng đại quần chúng nhân dân, như ta thường thấy trong các xã hội tự do dân chủ khác trên thế giới ngày nay được.
Nhưng từ 10-15 năm nay, nhờ có internet người dân ở Việt nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, đã bắt đầu có những sinh họat trao đổi tin tức và hành động rất ngọan mục khởi sắc, mà chế đô cộng sản cũng không thể nào ngăn chặn hết được. Bài viết này nhằm trình bày chi tiết hơn về tình trạng đáng phấn khởi đó.
Như ta đã biết, XHDS đóng cả hai vai trò đối với Nhà nước : đó là vai trò vừa làm “ Đối tác” và vừa vai trò làm “Đối trọng” (Counterpart / Counterbalance), để cùng hợp tác với Nhà nước trong lãnh vực cải tiến dân sinh, cụ thể như việc “xóa đói giảm nghèo”, “cứu trợ các nạn nhân thiên tai bão lụt” v.v…Mặt khác, XHDS cũng tham gia vào công cuộc xây dựng công bằng xã hội, bênh đỡ các nạn nhân của tệ nạn bóc lột áp bức do giới có quyền hành, có thế lực gây ra. Nhờ có vai trò “làm đối trọng” đối với nhà nước như vậy, mà trong nền nếp sinh hoạt của quốc gia mới bảo đảm được sự “kiểm soát và cân bằng” (checks and balance), như ta thường thấy nơi các xã hội dân chủ tiến bộ tại Âu Mỹ.
Vai trò làm đối trọng này thường được thực hiện qua việc phát biểu “tiếng nói lương tâm” (the voice of conscience) của giới sĩ phu, giới lãnh đạo tinh thần nơi các tôn giáo, và nhất là qua sự “phản biện xã hội” (social critique) của giới trí thức hàn lâm đại học, của giới văn nghệ sĩ, của giới lãnh đạo nghiệp đoàn công nhân v.v.. Dưới đây, ta sẽ phân tích chi tiết hơn về khía cạnh “ làm Đối trọng” của XHDS tại Việt Nam hiện nay.
A – Một số trường hợp điển hình.
* Sự kiện nổi bật nhất hiện nay là blog “Bauxite Việt nam” do một nhóm các nhà trí thức chủ trương kêu gọi chánh quyền Việt Nam phải ngưng lại dự án khai thác quặng bauxite tại vùng cao nguyên miền Trung. Cho tới cuối tháng 10/2010, thì thông qua internet đã có tới gần 3000 chữ ký của mọi tầng lớp đồng bào ở trong cũng như ở ngoài nước tham gia kiến nghị với nhà nước phải xét lại việc tiến hành công cuộc khai thác này. Nhất là sau tai họa kinh hoàng “ngập lụt bùn đỏ” ở Hungary vào đầu tháng 10 vừa đây, thì quần chúng nhân dân Việt Nam lại càng quan tâm đến cái nguy cơ trầm trọng đối với môi trường thiên nhiên và sự sống còn của hàng triệu con người ở phía hạ lưu đồng bằng sông Đồng nai thuộc miền Đông Nam bộ, kể cả thành phố Sài Gòn.
*Mặt khác, với sự giam giữ kéo dài thêm nữa đối với nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và sự bắt giữ hai nhà báo blogger Phan Thanh Hải với “anhbasaigon” và Hương Trà với “cogaidolong”, thì rõ ràng là chánh quyền Hà Nội đã rất hốt hoảng trước sự hưởng ứng của số đông quần chúng đối với loại mạng lưới thông tin hiện đại mà lại rất đi sát với những vấn đề thời sự này. Đó là chưa kể những sự quấy phá đánh sập rất nhiều blog khác, mà nhà nước coi là mối đe dọa đối với chế độ độc quyền về bưng bít thông tin của họ, hay là không đi theo “lề phải” do cơ quan quản lý về thông tin đưa ra.
*Năm 2009 vừa qua, thì nhà nước đã làm áp lực rất nặng nề khiến đưa đến sự đóng cửa cái “think tank” hàng đầu của Việt nam, đó là “Viện Nghiên cứu Phát triển IDS” do Tiến sĩ Nguyễn Quang A và các thân hữu khởi xướng (Institute of Development Studies). Sự việc đáng buồn này rõ rệt là kéo lùi sự tiến bộ về mặt trí tuệ và nhận thức của toàn thể xã hội Việt nam chúng ta trong thế giới văn minh khoa học kỹ thuật vào đầu thế kỷ XXI ngày nay.
* Đó là chưa kể đến phong trào tranh đấu của hàng vạn những “Dân Oan” từ khắp các địa phương kéo về Hanoi, Saigon để khiếu nại về chuyện bị mất nhà, mất đất do cán bộ nhà nước đã nhẫn tâm tịch thu của họ. Và nhất là cao trào tranh đấu đòi Tự do Tôn giáo của giới tín đồ và tu sĩ của các Tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Hòa Hảo.
Các thông tin về hai khối quần chúng Dân Oan và Tôn giáo này đã được phổ biến rộng rãi khắp thế giới thông qua mạng lưới Internet, mà nhà cầm quyền cộng sản dù mưu lược thủ đoạn thâm hiểm đến mức nào đi nữa, thì họ cũng không thể làm sao mà bưng bít cho hết được.
B – Không gian Xã hội mỗi ngày một mở rộng mãi ra.
Mỗi khi một tập thể quần chúng nhân dân sinh sống hợp quần với nhau trong một khu vực địa lý nào, thì họ tạo thành ra được một cái khỏang không gian xã hội (Social Space). Khỏang không gian xã hội này bao gồm ba khu vực, đó là : khu vực Nhà nước, khu vực Thị trường kinh tế và khu vực Xã hội Dân sự.
Với sự tiến bộ của lãnh vực truyền thông ngày nay, đặc biệt là của Internet, khu vực XHDS không những mỗi ngày một phát triển mở rộng trong mỗi một quốc gia, mà còn phát triển mạnh mẽ trên phạm vi tòan thế giới nữa. Vì thế, mà ngày nay ta đã có một thứ Xã hội Dân sự Tòan cầu (The Global Civil Society) mỗi ngày một phát triển thêm mạnh mẽ, y hệt như ta có một nền Kinh tế Tòan cầu mỗi ngày thêm khởi sắc vậy.( Xin độc giả coi lại bài “ Sơ lược về Xã hội Dân sự Tòan cầu” tôi đã viết vào năm 2009, và đã được phổ biến trên nhiều báo điện tử, cũng như báo giấy).
Như ta đã biết, từ lâu nay vào mỗi tháng Giêng hàng năm, thì có một Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum =WEF) được tổ chức tại thành phố Davos nước Thụy sĩ. Và gần đây, thì lại có thêm một Diễn đàn khác nữa được gọi là “Diễn đàn Xã hội Thế giới” (World Social Forum =WSF) cũng được tổ chức hàng năm luân phiên tại các quốc gia thuộc Châu Mỹ La tinh, Á châu và Phi châu. Tổ chức WSF đó đã thu hút được rất đông các nhân vật và đại diện của các tổ chức phi chánh phủ (NGO = Non-Government Organisations) từ khắp các nơi trên thế giới cùng đến tham dự để trao đổi về nhiều khía cạnh sinh họat văn hóa xã hội của thế giới hiện đại, đặc biệt là của các nước đang phát triển. Đó là biểu hiện của một tinh thần liên đới, chia sẻ huynh đệ rộng khắp thế giới, mà còn được gọi là “Phong trào Xã hội Mới”(The New Social Movement).
Trong bối cảnh của cả một thế giới năng động và nhiều tính chất sáng tạo, đầy tình nhân ái gắn bó huynh đệ ruột rà như thế đó, các nhà tranh đấu cho dân chủ, tự do và nhân quyền ở bất cứ nước nào mà bị nhà cầm quyền sở tại đàn áp, giam hãm tù đày, thì đều được sự cảm thông và yểm trợ hết mình của những anh chị em cùng chung một lý tưởng, cùng chia sẻ cái ngọn lửa nhiệt thành, dấn thân hy sinh để bảo vệ cho phẩm giá và quyền con người của lớp người đồng lọai với mình.
Việc cấp phát giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2010 cho người chiến sĩ yêu nước Lưu Hiểu Ba ở Trung quốc là một biểu tượng sáng ngời của phong trào liên đới tòan cầu với cuộc đấu tranh bất bạo động, nhằm xây dựng một xã hội tiến bộ và nhân ái hiện đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên hành tinh trái đất chúng ta lúc này.
Các sinh họat gặp gỡ trao đổi và chia sẻ có tầm vóc quốc tế như vậy rõ ràng là đang góp phần mở rộng cái khỏang không gian xã hội nói chung, và khu vực XHDS nói riêng trên phạm vi tòan cầu nữa. Và cao trào tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam hiện nay cũng đã và đang đi theo đúng với xu thế thời đại của tòan thế giới vào thế kỷ XXI ngày nay vậy.
C – Quá trình không thể nào mà có thể đảo ngược lại được nữa.
Tập thể các bloggers ở nước ta hiện nay đã lên đến con số hàng ngàn người, mà được hàng triệu người theo dõi truy cập mỗi ngày, mỗi tuần quanh năm, suốt tháng. Như vậy, thì việc nhà nước sử dụng bọn tin tặc để quấy phá, hoặc dùng công an để đe dọa, bắt giữ một số người, điều này thật ra cũng chẳng thể nào làm suy yếu, hoặc tiêu diệt được cái ý thức phản biện, đối kháng của hàng hàng lớp lớp những người trẻ, là con em của đất nước chúng ta ngày nay. Quả thật, đây là lớp “hậu sinh khả úy”, là “niềm hy vọng chứa chan” của dân tộc Việt Nam chúng ta. Họ tiêu biểu cho “trí tuệ thông tiệp và lương tâm trong sáng của thời đại” ngày nay.
Chúng ta thật vui mừng và cảm phục trước sự dũng cảm của những nữ nhi chân yếu tay mềm như Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung… Và chúng ta cũng ngưỡng mộ thái độ kiên cường bất khuất của những bạn nam nhi như Đíếu Cày, Trương Minh Đức, Hà Sĩ Phu, Đỗ Nam Hải, Lê Trần Luật, Đòan Huy Chương, Trương Văn Sương …
Rõ ràng họ là lọai người thật xứng đáng với danh hiệu mà dân gian xưa nay vẫn thường nói : đó là “ Con hơn cha, Nhà có phúc”. Họ đã vượt ra khỏi được cái não trạng của lọai người “ếch ngồi đáy giếng”, của thứ “gà què ăn quẩn cối xay”. Họ kiên quyết chối bỏ cái lối “tư duy nhiệm kỳ” của lọai người ngoan cố chỉ biết bám víu vào quyền lực, bằng cách áp đặt lên đầu lên cổ dân tộc cái thứ giáo điều ngọai lai hủ lậu, mù quáng mệnh danh là “Vô sản chuyên chính, Hận thù giai cấp, Dân chủ tập trung” vay mượn từ Liên Xô, Trung quốc đã trên nửa thế kỷ nay.
Giới trẻ của chúng ta ngày nay đang có được “cái tầm nhìn vũ trụ” (cosmic vision) cởi mở thông thóang, theo kịp với đà văn minh tiến bộ của thế giới hiện đại. Và họ cũng đã tìm cách tự giải thóat mình ra khỏi nỗi sợ hãi trước bạo quyền chuyên chế của thế hệ trước đây, để mà ra tay hành động, tìm cách giúp dân, cứu nước.
Và rồi bằng kỹ thuật vượt được “bức tường lửa”, họ đã tiếp cận thường xuyên với thế giới bên ngòai, để liên kết với phong trào tranh đấu tòan thế giới cho nhân phẩm và quyền con người, theo tinh thần đã được ghi rõ trong các văn kiện về Nhân quyền của Liên hiệp quốc ban hành vào giữa thế kỷ XX. Dù bị ngăn cản, vây hãm, bị cấm đoán mọi bề, họ vẫn tìm cách phát huy tính sáng tạo và lòng can đảm, để mà tiếp tục được cái sứ mệnh làm phản biện, phê phán, phơi bày tố cáo những lệch lạc sai trái trong việc nhượng đất nhượng biển cho Trung quốc, những sự nhũng lạm phung phí tài nguyên quốc gia, chiếm đoạt tài sản của nhân dân, do bất kể giới chức nào trong guồng máy chánh quyền, kể cả giới lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản gây ra.
Rốt cuộc, việc tranh đấu kiên cường này đang rõ rệt có dấu hiệu trở thành một quá trình hành động quyết liệt, mà đảng cộng sản dù có ngoan cố thâm độc đến đâu, thì cũng không còn có thể nào làm đảo ngược lại được nữa rồi. Đó là niềm hy vọng đày phấn khởi cho tương lai tươi sáng của toàn thể dân tộc chúng ta vậy.
California Tháng Mười Một năm 2010.
© Đoàn Thanh Liêm
© Đàn Chim Việt
Trước ngày; tôi phải giã từ bạn đọc một tuần; tôi có lời bình-luận trong đề tài này: Nói đi… noí qua ;chẳng qua là nói THẬT:
NƯỚC VIỆT-NAM dưới CHẾ ĐỘ cai trị của ĐCSVN đã,và đang đi ngược lại trào lưu KHOA-HỌC TIẾN-BỘ; KHOA HỌC KỸ THUẬT của NHÂN LOẠI ;mặc dù chúng ta đang ở trong cuối của thế-kỷ 21; trong thời buổi Internet khắp cùng 5 châu.
Tôi TIN CHẮC rằng: đám TÀN-DƯ của HỒ CHÍ MINH không tìm con đường nào để NGĂN lại cái CƯỜNG LỰC của giới TRÍ THỨC và GIỚI TRẺ mỗi ngày mỗi cập nhật các THÔNG TIN của tòan nhân dân trên THẾ-GIỚI,và không thể nào cái GỐC CSQT của CS/SV bị bứng; cả khối CS BẮC-ÂU bị bứng lên;mà cái NGỌN của CSVN lại tiếp tục SỐNG. It is a logical speech.
Với cụm từ “Ðịnh hướng xã hội theo Xã Hội Chủ Nghiã” cuả nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hiện nay, đã hiển hiện rõ tính độc tài toàn trị độc tôn cho một Ðảng Cộng Sản không thể biện cải. Tính dân chủ nếu có trong toàn dân, chỉ là lời biếm gạt mọi người, thực chất quyền thiêng liêng cao đẹp đó vẫn bị chà đạp, tướt đoạt từ kẻ độc tài cầm quyền hiện nay.
Tất cả những đoàn thể tập đoàn mang tính Xã Hội Dân Sự, nếu muốn được hoạt động họp pháp họp lý, phải được đảng Cộng Sản Việt Nam chấp thuận cho phép, thường phải do Ðảng Viên Cộng Sản đứng đầu hay bên trong chỉ đạo cho mọi hoạt động. Danh từ “quốc doanh” cũng từ đó mà có, những đoàn thể và tập đoàn quốc doanh thực chất chỉ là những cánh tay nối dài cuả Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Chính vì những hành động chuyên quyền như thế, nên có thể nói đó là một thể chế độc tài toàn trị, đang được thực hiện rất cương quyết mạnh mẻ trên toàn cõi đất nước Việt Nam.
Vì sự tồn vong cuả đảng cầm quyền độc trị, sự mở cưả giao lưu trên toàn cầu trong thời đại Internet là điều mà Ðảng Cộng Sản Việt Nam phải làm. Sử dụng tường lưả ngăn chận những gì cần phải ngăn chận, dùng tin tặc tấn công phá hoại các trang lốc dân chủ không ngừng, để bịt miệng khoá tay trí thức sĩ phu trong ngoài nước. Bởi vì họ biết rất rõ, làn sóng dân chủ nhân quyền toàn cầu, chắc chắn phải có ngày xuyên thủng Bức Tường Ðỏ chuyên quyền độc đảng cuả họ. Bao sưả đổi cải cách gọi là mới cuả nhà cầm quyền, chỉ là phương cách cầm hơi để thở, những giây phút cuối cùng cuả một thể chế cộng sản độc tài trước thế giới nhơn loại hôm nay.
Xã Hội Dân Sự tự phát cũng vì thế mà từ từ hình thành, trong các tôn giáo cũng có, trong các thành phần khác biệt trong xã hội cũng có, cả trí thức sĩ phu yêu nước cũng không ngoại lệ. Các tổ chức Xã Hội Dân Sự ngoài luồng hay ngoại vi, chính là các tổ chức Xã Hội Dân Sự tự phát, cho dù trước hay sau giai đoạn mở cưả, nó vẫn hình thành theo một nhu cầu nào đó, khéo léo tồn tại theo nổi thăng trầm vận nước, tuy thầm lặng nhưng rất kiên quyết bảo toàn sự tồn tại cuả nó.
Những hội đoàn thiện nguyện ngoại vi cuả các tôn giáo, luôn mang tính cuả một Xã Hội Dân Sự tự phát; lòng nhân đạo thương người và cứu giúp người, có khi nhà cầm quyền không chấp nhận, nhưng thường họ cũng không có lý do gì để có thể cấm đoán, cũng như không thể không nhìn nhận. Những đoàn xe cứu thương tự phát cuả các tập thể một tôn giáo nào đó, vẫn nhanh chóng và đáng tin tưởng hơn những chiếc xe cuả nhà cầm quyền, thói quan liêu cả quyền ở các điạ phương vẫn không thể nào tận diệt cho hết được. Nó vưà là động lực, mà cũng vưà là cái cớ để thúc đẩy cho sự hình thành Xã Hội Dân Sự tự phát.
Sự tự phát cần thiết khi mà niềm tin vào Ðảng cầm quyền đã bị xuống cấp tệ hại với thời gian. Những Xã Hội Dân Sự tự phát nầy, về mặt nhận định suy lượng, đã cho thấy sự mất niềm tin cuả người dân đối với nhà cầm quyền. Những tổ chức đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho đời sống người dân cuả nhà cầm quyền cũng đã có, nhưng có những tổ chức chỉ có trên hình thức, mà thực chất nó càng ngày càng xa rời với người dân. Niền tin vào đảng và nhà nước cuả người dân, theo thời gian đã bị bào mòn một cách nghiêm trọng, non mòn biển lấn lại càng làm gia tăng thêm sự xa rời cách biệt đó.
Xã Hội Dân Sự tự phát, chính là những vết dầu loang tiện tiến, lấn dần để thu ngắn lộ trình dân chủ hoá cho Việt Nam, từng bước từng bước tranh thủ, nhưng rất chắc chắn trong ôn hoà, mà ắt hẳn là sẽ không có sự khoan nhượng nào với độc tài toàn trị. Tuy không thấy một thành quả hiển hiện trước mắt, nhưng thành tựu cuả nó rất xứng đáng được ca ngợi và cổ vũ mạnh mẻ. Có thể nói đó mới chính là những chiến sĩ thầm lặng vô danh, toán kỳ binh đắc dụng cho Phong Trào Dân Chủ Việt Nam hiện nay và trong cả tương lai. Tranh đấu cho quyền làm người trước phong trào dân chủ hoá toàn cầu, kéo theo nền kinh tế thị trường tự do rộng mở trong hiện tại.
Tuyệt đại đa số người dân Việt trong nước đều ở giai cấp lao động, nên việc điều hoà quyền lợi giai cấp lao động nghèo khổ, với các chủ nhân tư sản trong cũng như ngoài nước, sao cho có sự bình đẳng tương đối trong xã hội, chính là điều cần suy nghiệm lo lắng phải có. Cho dù dưới mọi thể chế, Xã Hội Dân Sự luôn luôn cần thiết cho sự điều tiết giưả hai đối lực đó, quyền lợi cả hai phải được hài hoà, trong mục tiêu nâng cao đời sống cho mọi người là điều ưu tiên cần thực hiện được thông suốt rốt ráo .
Sự đối kháng trong xã hội sẽ phải được giảm bớt, cũng như độ chênh lệch giưả nghèo và giàu càng ngày càng thu ngắn lại hơn. Tính Dân Chủ và tính Xã Hội phải được hổ tương bổ sung cho nhau, tương hoà tương thuận mới có thể dẫn đến tương thân tương ái. Thế nên, không chỉ có Dân Chủ mà không có Xã Hội, hay chỉ có Xã Hội mà không có được Dân Chủ. Dân Chủ và Xã Hội như hình với bóng, thấy như có thể tách biệt phân hai, nhưng thực chất thì không thể nào tách biệt nếu muốn phát triển bền vững.
Việt Nam chắc chắn sẽ không là một ngoại lệ, một thể chế mới nếu có, thì tính Dân Chủ và tính Xã Hội vẫn là hai đảng trụ cột cho thể chế mới đó. Cho dù hai đảng đó có thể mang một danh xưng nào chăng nưã, nội dung bên trong vẫn mang hai tính Dân Chủ và Xã Hội. Tính Cộng Hoà rất đúng nghiã cho một đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, nhưng với Việt Nam thì tính Xã Hội vẫn hợp lý hợp tình hơn, với nhiều lý do thù thắng đặc biệt cuả nó.
Xin trân trọng.
Đảng CSVN giống như bầy chó điên cắn lung tung, làm kiểu gì cũng bắt, yêu nước cũng bắt, lao động cũng bắt đi tù. Vậy chúng ta làm đủ ăn thôi, lấy đâu ra tiền đóng thuế cho chúng 1000năm TL tham nhũng vơ vét. Lại còn báo chí lung tung mị dân che đậy bao biện, … Chán CSVN, CACSVN lắm rồi.