WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Phật ngọc” chỉ là sản phẩm xuyên tạc Ðức Phật Thích Ca?

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Namo tassa bhagavato arahato sammasambuddhassa.

- Thành kính cung thỉnh quý vị Ðại Ðức, Thượng Tọa Tăng Ni Phật Giáo Việt Nam và toàn thế giới lên tiếng!

- Trân trọng đề nghị quý vị cư sĩ, nhà nghiên cứu phật học, phật tử Việt Nam và thế giới lên tiếng!

- Gởi đến những ai đang học phật, tin Phật, hướng Phật, phát nguyện tâm từ theo hành trình của
bức tượng bằng ngọc hiện đang du hành khắp nơi, hãy tỉnh táo tìm hiểu sự thật, trước khi quá muộn!

Tất cả phải cảnh giác xin đừng mê muội!

Theo lời tuyên bố của chủ nhân, ông Ian Green: bức tượng phật bằng ngọc cho hòa bình thế giới (?) là tác phẩm sao y (copy) tượng phật trong Bảo Tháp Ðại Bồ Ðề (Mahabodhi Stupa) ở Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ)

Hình minh họa số 1

Sau khi so sánh hai tác phẩm, cho thấy ông Ian Green đã xảo trá lừa bịp mọi người và cố tình xuyên tạc Ðức Phật Thích Ca một cách tinh vi như sau:

1-    Tượng Phật “vàng” tại Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ):

là hình ảnh Ðức Phật Thích Ca đang thiền với tư thế ngồi kiết Già hai tay bắt “Ấn súc địa” theo giải thích của từ điển Phật học, tác giả Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách của nhà xuất bản Thuận Hóa Huế 1999. Trang 26 ghi rõ:  4. Ấn súc địa (bhùmissparsa-mudrà): tay trái hướng lên đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống, lưng tay mặt xoay tới trước. Ðó là ấn quyết mà Ðức Phật Thích Ca gọi là thổ địa chứng minh mình đạt phật quả và cũng là dấu hiệu của sự không lay chuyển, vì vậy – Bất động Phật (s:aksobhya) cũng hay được trình bày với ấn này.

Những điểm lưu ý ở đây:
- Hai tay bắt ấn là một động tác không thể thiếu trong lúc thiền định.
- Ngón tay cái của bàn tay trái khép lại sát lòng bàn tay.
- Không hề sử dụng bình bát trong lúc ngồi thiền.

2- Tượng phật bằng ngọc có sự khác biệt bàn tay trái cong lên và ngón tay cái mở ra để nâng cái bình bát hoàn toàn khác với bàn tay trái của tượng “vàng” ngón tay cái khép sát vào nhau trong tư thế bắt ấn.

Hình minh họa số 2: Bàn tay nâng bình bát khất thực và Ấn xúc địa (bhùmissparsa-mudrà)

Như vậy, hình ảnh Ðức Phật Thích Ca qua bức tượng bằng ngọc không phải ngồi thiền, vì hai tay không bắt ấn mà là đang ngồi ôm bình bát khất thực.

Vậy bức tượng bằng ngọc hình Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực có thể xuất hiện ở đâu? Có hai trường hợp để lý giải:

·


Hình minh họa số 3

Xuất hiện ở chùa: Phù hợp với cách quàng y hở vai của bức tượng. Một câu hỏi đặt ra là trong lúc ở chùa, Ðức Phật có cần thiết phải ngồi khất thực hay không và ai là người cúng dường?
Theo lịch sử phật giáo, sau khi Ðức Phật Thích Ca tu thành chánh quả, mới bắt đầu rao giảng giáo lý, lập chùa, thu thập đệ tử và phật tử, như vậy trong chùa lúc nào cũng có người lo việc trai tăng, hộ pháp, phật tử cúng dường đều thông qua ban quản lý chùa, như vậy không thể có hình ảnh Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực tại chùa.

Ông Ian Green muốn đưa ra thông điệp gì qua hình tượng này? Phải chăng đó là

“Ðức phật Thích Ca không hề thiền, và giác ngộ, chỉ là một người biếng nhác ôm bình bát ngồi một chỗ chờ phật tử cúng dường nuôi dưỡng mà thôi” (?)

Ðiều này hoàn toàn trái với sự tích đức Phật từng là một hoàng tử từ giã địa vị cao sang giàu có xuất gia, giải thoát chúng sinh. Ðây là một nghịch lý.

Xuất hiện ở nơi công cộng: Lại càng nghịch lý hơn, hình tượng này hoàn toàn trái với giáo luật phật giáo: “Tăng ni trong khi đi khất thực, Y Tăng già Lê (còn gọi là y thượng) phải quàng kín người, chỉ có đi hoặc đứng lại, không được ngồi”.

Hình ảnh Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực tại nơi chốn công cộng với tấm y choàng nửa vai, hở vú là một sự lăng nhục phật giáo, sự xúc phạm nghiêm trọng hình ảnh thiêng liêng của Ðức Phật. Một đấng giác ngộ toàn năng.

Hình minh họa số 4

Tóm lại qua phân tích trên, tượng Phật bằng ngọc ngồi khất thực chỉ là  xuyên tạc, ngụy tạo chứ không phải là tác phẩm sao y (copy) tượng phật trong Bảo Tháp Ðại Bồ Ðề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ)

Ông Ian Green người Úc, một nhà kinh doanh ngọc, không phải là một nhà nghiên cứu phật học, cũng không phải là một tu sĩ phật giáo, tại sao lại bịa đặt ra một hình ảnh hoàn toàn không hề có thật trong suốt đời sống của Ðức Phật lúc còn tại thế?

Sự kiện này làm tổn thương nghiêm trọng niềm tin thiêng liêng vào đấng giác ngộ Thích Ca Mâu Ni của hàng hàng, lớp lớp tăng giới và chúng sinh trên toàn thế giới, có thể nảy sinh ra nhiều hậu quả xấu không lường được.

Vì thế, đề nghị ông Ian Green:

·    Làm sáng tỏ sự kiện này trước công luận.
·    Chấm dứt ngay hành vi xuyên tạc và sự vi phạm bản quyền bức tượng Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Bồ Ðề Ðạo Tràng Ấn Ðộ
·    Chính thức xin lỗi Phật tử và phật giáo Việt Nam và cả thế giới.
·    Thu hồi hoàn toàn và vô điều kiện tất cả sản phẩm tranh tượng có hình ảnh đức phật bị xuyên tạc nói trên, để tránh di hại và hậu quả xấu cho người sử dụng (nếu có?).

Hai điều lưu ý trước khi kết thúc bài viết:

1)- Luật pháp Hoa Kỳ: Người tiêu dùng có quyền hoàn trả mọi sản phẩm khuyết tật hay gian trá, và nhà sản xuất có trách nhiệm thu hồi.

2)- Theo lý thuyết phong thủy:
Tất cả những hình ảnh tranh tượng liên quan đến tôn giáo nói chung, bị khuyết tật hay gian trá, nếu thỉnh về nhà thờ chẳng những không tốt mà có thể còn bị nhiều điều không may mắn. Phương cách xử lý tốt nhất là hoàn trả lại nơi phát hành.

© Thiên Đức

© Đàn Chim Việt

——————————————————–

Nguồn hình ảnh:

- http://www.giacngo.vn/chude/trienlamtuongphatngoc/2009/03/11/5F4452/

- http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/305755/Trien-lam-tuong-Phat-ngoc-lon-nhat-the-doi-tainbspVietnbspNamnbsp.html

- http://www.baomoi.com/Home/DuLich/vnexpress.net/Tuong-Phat-ngoc-o-Chua-Pho-Quang/2594588.epi

- http://us.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/tuong-phat-khat-thuc-cao-nhat-viet-nam-c159a320277.html
- www.daophatkhatsi.net/vanhoaphatgiao/76D650.aspx

32 Phản hồi cho ““Phật ngọc” chỉ là sản phẩm xuyên tạc Ðức Phật Thích Ca?”

  1. THUY says:

    Nếu bắt lỗi mà quên hết công lao của người làm thì không phải Phật tử

  2. sontungdaosi says:

    Thị phi phải trái có ích chi,
    Chuyên lòng niệm Phật.,quyết thực thi,
    Đến khi tâm tịnh-”chân hạnh phúc”…
    Còn hơn bàn mãi chuyện thị phi…

    ***
    Thị phị làm gì thêm phiền não!!!
    Sao không tìm hiểu “lý ngã không”?
    Để đời hiện tại thôi phiền não!!!
    Lại thêm khi chết được thong dong(tự tại)…

  3. Ngọc Việt says:

    A Di Đà Phật

    Kinh Kim Cang Bát Nhã có câu này:
    Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
    Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai

    Tạm dịch: Phàm tất cả những gì có sắc tướng đều là hư giả
    Biết nó là hư giả thì đừng nên chấp nhất nó tất sẽ thấy được Như Lai
    Phật-Pháp chỉ là phương tiện giúp cho mọi chúng sinh Thức-Ngộ để Tu-Hành mà hướng tới bờ giải thoát. Thời nay là thời Mạt Pháp – thời con người chỉ còn những ham muốn hưởng dụng, chiếm đoạt, trục lợi, hơn thua… do vậy hành trình Phật Ngọc cũng bị người đời lợi dụng để kiếm lời. Lục Tổ Huệ Năng có dạy câu này: Người tu chánh Pháp là người không nhìn thấy lỗi thế gian. Sở dĩ đời nay chúng ta thấy người mắc lỗi nhiều quá bởi Tâm ta còn quá nhiều Tham-Sâm-Hận=chướng ngại cho việc Tu Đạo. Xin chép tặng quí bạn và các đạo hữu bài Kệ Tụng Vô Tướng của Lục Tổ Huệ Năng, hy vọng sẽ giúp chúng ta Giác Ngộ phần nào.
    Bài Kệ Tụng Vô Tướng

    Tâm bình không nhọc giữ giới
    Hạnh thẳng không cần tu thiền
    Ân thì nuôi dưỡng cha mẹ
    Nghĩa thì trên dưới thương nhau
    Nhượng thì trên dưới hoà mục
    Nhẫn thì các ác không ồn
    Nếu hay dùi cây ra lửa
    Trong bùn quyết mọc sen hồng
    Miệng đắng tức là thuốc hay
    Nghịch tai là lời ngay thẳng
    Sửa lỗi ắt sanh trí tuệ
    Giữ quấy trong tâm không hiền
    Mỗi ngày thường hành lợi ích
    Thành đạo không do thí tiền
    Bồ đề chỉ hướng tâm tìm
    Đừng nhọc hướng ngoại cầu huyền
    Nghe nói y đây tu hành
    Cực lạc chỉ ngay trước mắt

    A Di Đà Phật

  4. TrucTruong says:

    Ở đời thì nói chuyện đời
    Giáo nào cũng láo, nên đời laođao!!!
    Có nhiều tôngiáo tàolao
    Cứ đem kụ ”ngoáo” mà đào tiền tươi!!!

    Tặng MộtKhúcRuột(nốidài)-bịthừa!-

  5. hailua says:

    Cac ban oi quen chuyen nay di ,Phat ma con Tai the chac cung buon lam ,Phat Day Duoc di sac kien nga ,Di am thanh cau Nga ,bat nang kien nhu Lai,Duc Phat khi con Tai the da day nhu Vay b,Ke nao dung Am thanh va Ngu sac cau Ta thi khg gap duoc Ta ,May ong Thay bay gio Tu chi la Phuong Tien Xay Chua cho Lon Phat thi son son thep Vang ,Phat day Dung Ton Ta len ngoi Vuong Vi Ma hay de Ta duoi Coi Bo de ,Loi Phat day May Ong Su o Chua Vang Chua Bac ,Chua To Lon Phat That lon ,Tin do cang nhieu thi May Ong se thay duong Len Net Ban co BMW dua don ,That la Buon Thoi Mac phap Thanh Tang khg con ,Toi khg bao gio den may ngoi Chua son son thep Vang .Bay gio nhin quy thay ngoi chem che tren xe lang cong Do Tin nu dep nhu Tien ngoi ben Canh lai Toi Dam ra Buon Phai chi Hoi do Minh di Tu chac bay gio khg lam Cu ly ./

  6. minh nguyen says:

    goi ban thien Duc
    chi 1 cau ngan gon: neu ban la nguoi Phat tu, da doc kinh phat qua thi ban khong bao gio viet bai chi trich ve phat ngoc .. tin hay khong tin la tuy moi nguoi va ho cung chua co hai ai

    • Binh says:

      Anh Minh, tôi là phật tử hơn 1/2 thế kỷ,nhưng tôi không bao giờ tin vào phật ngọc. Phật tại tâm, phật chính là mình. Tâm ngưòi phật tử là tâm phật, người phật tử tin vào tâm chứ không tin vào TƯỢNG.

  7. saigon says:

    Con nguoi thich tho phuong va sung bai. Vi vay ho cu la nan nhan cho nhung the luc cuong tin va doc tai.Da so la nhu vay.Ho duoi theo nhung thoa man do than xac va y thuc cua ho doi hoi , vi cu tuong rang nhu vay moi la tu hanh!
    Do nhung doi hoi nay dan dat , ho tao ra bat cu hinh tuong nao can thiet de thoa man ngu duc cua ho.
    Biet duoc nhu vay , duc Phat thuong khuyen de tu hay nhap thien dinh nhu ngai de giai thoat .Khi chua vao duoc thien dinh , co nguoi mua may quay cuong nhu kien bo tren chao nong, cu tai sinh lien tuc de tiep tuc bo trong chao nong,khong he dut.Ho khong the bo ra khoi mieng chao duoc vi ho cu niu giu than xac va y thuc , xem do la cai gi quy bau khong thoa man khong duoc.
    Tuong Phat cung la mot troi buoc ho.Di tu ma cu lo tho lay , lap hoi lap doan , khong nhay vao vuc tham giai thoat ,khong dat duoc thien dinh , thi cung nhu loi choi trong mot cai chao nong , goi la ton giao.
    Cuu canh cua tu hanh la giac ngo, giac ngo rot rao,chu khong phai la tho phuong , xin phuc duc ,lay luc van vai tu phuong.Nhung nguoi co y thuc to bu thi bien ho cho rang chung sanh can co khong deu , nen cu de ho lay luc ca ma quy ma tuong rang do la Phat thi cung cha sao , cu coi nhu cung la mot trong 84 ngan phap mon gi do.Y tuong 84 ngan gi do la do may ong su Tau che tac ra.Bien chi co mot vi man , dao ta chi co mot vi la vi giai thoat.Phat dung nhieu cach , cach nao cung giup nguoi giac ngo,chu khong phai 84 , 85 , 86 gi gi do. Chua giai thoat thi vai lay cuc dat hoac cuc ngoc , hoac cuc gi cung duoc va goi do la ton giao., noi cho suong mieng.Phat cung chi got it toc , goi la tu bo the gian , chu dau co cao dau loi thoi nhu bay gio.Thien ha di theo ngai , cu lam thu tro con khi ,khong lo tu hanh nhu ngai. la nhay han vao vuc tham khong day cua giai thoat, thi moi co hy vong thanh Phat.Tinh thuc ,khi ra khoi thien dinh , va o trong thien dinh moi thay moi thu trong the gian nay chi la nhung niu keo cua phien nao..
    Cac ban cu ca ke de ngong ve chuyen nay cho doi no dzui, phien nao cho no dzui!.Va cu san si cai nhau cho n dzui!
    Muon giai thoat thuc su nhu duc Phat , chac phai cho chung vai chuc cai a tang ty kiep nua. Hahaha.
    (Tòa soạn: Mời ông bà vào vpskeys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

  8. Le Quoc Trinh says:

    Vài lời nhắn nhủ với bạn Thiên Đức,

    Tôi thông cảm nỗi bức xúc của bạn, nhưng tôi chỉ có vài lời xin góp ý cùng bạn:

    - Phật tại Tâm, Tâm tức Phật: Mỗi cá nhân đều có hình bóng một vị Phật ngự trị trong Tâm, đó là bản chất trí tuệ (Giác Ngộ) và tình thương bao la (Từ Bi Hỷ Xả). Tu chính là hướng vào trong nội Tâm để lau chùi đánh bóng vị Phật đó, để Tâm Trí luôn luôn sáng suốt trước mọi nghịch cảnh và cám dỗ bên ngoài.

    - Dĩ nhiên ai đó cứ hướng về hình tượng mà quỳ lạy tôn thờ, tôn vinh và tôn sùng thì họ đã quên mất hình dáng Phật trong Tâm Thức. Đó là lý do tại sao Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni thuở sinh tiền không bao giờ vỗ ngực tự xưng giáo chủ tuy rằng Ngài là người sáng lập ra Hội Tăng Già Phật Giáo đầu tiên. Ngài không muốn chúng sinh mải mê chạy theo hình bóng ngoại cảnh mà quên tính Giác Ngộ bên trong.

    - Nhưng than ôi! Ngài vừa ra đi thì Hội Tăng Già của Ngài thành lập bắt đầu xào xáo chia rẽ, cãi vã ỏm tỏi, phân hoá nội bộ chia thành nhiều Tông Phái, tệ nhất là họ quay 180 độ hướng về vật chất, xây chùa chiền nguy nga, đúc tượng, tạc tượng, bày trò cầu an, cầu siêu, lấy tiền công quả và quên hết những lời chỉ dạy của Ngài.

    - Phật Ngọc chính là một trong những hình ảnh tệ hại đó. Bạn trách móc phê phán người bày trò tạc tượng cũng đúng thôi, ai dám vỗ ngực nói rằng hình ảnh tượng Phật nào là chính xác nhất? Ngài Cồ Đàm xuất thân là người Ấn Độ, da phải ngâm ngâm đen, ốm o gầy gò vì chỉ ăn mỗi ngày một bữa cơm đúng Ngọ, quần áo rách rưới vì là tên cùng đinh hành khất trong xã hội, có bức tượng nào diễn tả được sự thật đó không? Vậy thì hàng trăm ngàn người xúm xít thi đua cúng bái, tế lễ pho tượng ngọc, có bao giờ tự thắc mắc “Tại sao ta phải quỳ lạy một pho tượng vô tri vô giác? trong khi ta là con người có tri thức thông minh hơn mọi loài vật trên quả đất này? Tiền bạc công quả của hàng trăm ngàn người bỏ ra Ai sẽ hưởng lợi trước tiên? Có thật những pho tượng nhỏ ta thỉnh về sẽ mang lại niềm hoan lạc cho ta không?”.

    - Càng nghiên cức sâu vào giáo lý Nhà Phật bạn sẽ hiểu chân lý Tứ Diệu Đế và tất cả những luận đề triết học khác, siêu việt đến nỗi nhiều nhà bác học đương thời phải thán phục.

    Chào thân ái,

  9. BaWa says:

    Biết, thì mới nên thưa nên thốt
    Còn không thì, cứ dựa cột mà nghe…
    Bạn không nói, không ai cười bạn dốt,
    Bạn tòeloe, làm thiênhạ mắc tè!!!

    Bới ThiênĐức, đức trời là đức cống
    Dâng lên thêm, chứ hưởng khó vôcùng!
    Lý Phậtgiáo, hãy học thêm về cái ”trống”
    Cái ”vôcùng”, mà đừng nói cái ”toànnăng”!?,
    Phật không phải ”đấng” toànnăng tốithượng
    Phật bìnhthường, giácgiả, tỉnhthức thôi…
    Biết, thì nói, còn không, về học tiếp
    Học, và hành, và
    Vứt bỏ thánhthần đi…

    Rõ khỉ!

  10. Đời là bể khổ , Sanh bệnh lão tử , Đức Phật chán đời đi tìm con đường thoát tục tức là thoát cái khổ cũa cuộc đời nhưng Ngài lại tự chuốc lấy cái khổ cho chính Ngài sau khi đã thành chánh quả . Ngài lập chi cái tôn giáo để rồi chuốc lấy cái khổ cho bản thân , từ cõi niết bàn Ngài nhìn xuống dương trần , mãnh đất hình chữ S , những ông sư bà cô nhân danh Đạo cũa Ngài để làm những chuyện vô luân , vô đạo đức , thậm chí đem luôn bàn thờ Ngài xuống đường …….Nhìn những tên Thượng Tọa thích này thích nọ , thậm chí người ta ví von ” thích tùm lum hay thích đủ thứ ” , miệng gào thét vì đạo pháp đòi giết người ….kết quả ba anh em nhà họ Ngô chết thãm cho Đạo cũa Ngài thêm phần bể khổ cũa cuộc đời . Khốn thay những tên sư họ Thích đó là những tên CS nằm vùng , tên nào cũng ăn mặn còn hơn cả người trần tục . Thiện tai !!! Thiện tai !!!

    • bao son says:

      xin dung mang de tai chinh tri vao day lam gi. Anh em nha Ngo^ chi’nh do dan em de tu va dong minh giet chet. Do toi tum lum thiet them lam chuyen thoi. Phat to tao ra biet bao cong duc, lam biet bao nguoi giac ngo lam viec thien. Mot vai su sai khong nen than thi dao nao ma khong co?

Leave a Reply to minh nguyen