WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chữ với nghĩa

Khi làm việc ở Đông nam Á, tôi có dịp nghe người tị nạn nói tiếng Anh với đồng nghiệp của mình hay trong các buổi thực tập.

What do you want to do when you come to the United States? (Bạn muốn làm nghề gì khi đến Mỹ?)

I want to do restaurant. (Tôi muốn làm nhà hàng.)

Lần đầu tiên nghe câu trả lời tôi phải cố nhịn cười. Dĩ nhiên là trong chúng ta, nếu đã qua thời gian học một ngoại ngữ có thể cũng có lúc suy nghĩ tìm câu chữ, hay đã từng bật miệng nói tiếng Anh kiểu tương tự khi khả năng còn kém. Anh ngữ của những người tị nạn với trình độ học vấn cấp 1, tôi gọi đó là kiểu nói tiếng Anh “No star where” – không sao đâu – để khuyến khích người học mạnh dạn tập nói.

Năm đó cũng có sao chổi Halley xuất hiện nên đêm đêm người tị nạn rủ nhau lên đồi xem “broom star”, nghe lạ nhưng người ngoại quốc hiểu người Việt muốn nói gì. Với trình độ Anh ngữ thấp, dịch sát nghĩa từng chữ là cách để họ truyền đạt một ý nghĩ nào đó khác hơn là phải quơ tay, ra dấu.

Nhưng có câu chuyện liên quan đến văn học Việt ở Mỹ do một người sống ở Mỹ nhiều năm, có bằng cấp đại học và đã dịch “bể dâu” trong “Trải qua một cuộc bể dâu…” của Truyện Kiều thành “mulberry sea”. Đó là một tai nạn dịch thuật của hơn 30 năm về trước để đến giờ vẫn có người châm chọc gọi ông là dịch giả “Mulberry Sea”.

Nay chuyện dịch sang Anh ngữ một cách sát nghĩa đến ngô nghê thì liên quan đến một nhạc sĩ trong nước. Nhân dịp kỉ niệm Nghìn năm Thăng Long Hà Nội, một số bài hát tiếng Việt rất được nhiều người Việt ưa thích đã được chuyển qua Anh ngữ, điển hình là bài “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” với câu “Em trong tôi một chiều tan lớp…” được dịch sang tiếng Anh là “You inside me after class…” rất theo phong cách “No star where” làm nhiều bạn đọc hay thính giả khi nghe qua phải bật cười.

Mấy em sinh viên, vài bác sĩ ở trong nước kém tiếng Anh dịch như thế cũng chẳng có gì đáng trách. Điều làm sốc, làm xấu hổ nhiều người là những bản dịch ngây ngô đó lại được một nhạc sĩ có tiếng đang lãnh đạo văn hoá, văn nghệ ở Việt Nam ca ngợi hết lời, để rồi bây giờ ông có biệt danh Anh ngữ là “Naked Dragon Hidden”
Về chuyện dịch sát nghĩa, mời bạn đọc xem hình dưới đây, chụp một tờ thực đơn được loan truyền trên mạng Internet mà tôi đoán là từ nhà hàng ở một vùng sâu xa nào đó trên đất nước Việt Nam.

Liên quan đến con mực, ở Mỹ có bán loại mực khô ăn liền, bao bì ghi sản xuất ở Đài Loan, trên đó hàng chữ “Prepared Squid” và được dịch thành “Sẵn sàng con mực”. Dịch như thế phảng phất mùi nước mắm.

Còn ở Việt Nam, mực là một loại hải sản ngon, dịch sát nghĩa thành “Ink” thì không còn gì sát nghĩa hơn. Sặc mùi mắm tôm.

Ông bạn nhà quê nào đã dịch tờ thực đơn trên sang tiếng Anh, mai mốt thăng quan tiến chức lên làm văn hoá, thông tin và phải dịch khẩu hiệu “Bác Hồ sống mãi trong quần chúng” ra tiếng Anh thì chắc Bác cũng phải bật cười vùng ra khỏi lăng.

Blog Bùi Văn Phú

Xem bài liên quan: Lại Văn sâm phiên dịch cho Ngô Ngạn Tổ

4 Phản hồi cho “Chữ với nghĩa”

  1. Trần Như Nhộng says:

    Chưa bao giờ tôi cảm thấy ” GHÉT TIẾNG NƯỚC TÔI ” hơn lúc này ! Cái thời để nói : ” TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI ” đã qua rồi.!
    Tại VN, bây giờ đi tới đâu cũng nghe đám người từ khoảng 50 tuổi về sau này, đậc biệt là Bắc VN. Gìọng nói thì LAI Nghệ An / Hà Tĩnh + Giọng Bắc Hà Nội.
    ( Giọng: HÀN GHỆ ).Nghe như làm nũng ! Giống như trong Âm Nhạc ( La trưởng thành
    La thứ, SOL trưởng thành SOL thứ !
    Ngày xưa, nói chữ L thành chữ N
    ( như: ” NÀM THI NƯỜI MÀ NỄ NỚN NẠI ĐÒI ĂN HAI NỢN ! ”
    Chỉ có ở hai vùng BÙI CHU / PHÁT DIỆM. Bây giờ thì nó lan ra khắp miền Bắc, vào tân hang cùng ngõ hẻm và cũng có mật tại hầu hết các tỉnh ở Miền Nam chỉ trừ một số ít những tỉnh miền Lục tỉnh vùng Đồ bằng sông Cửu Long là còn tương đối giữ được Âm giọng của mình. Các xướng ngôn viên những đài Vĩnh Long / Cần Thơ… các phát thanh viên ( xướng ngôn viên ) tương đối chưa bị Xâm Thực! đáng mừng, mong cứ giữ Thơm Tiếng Mẹ.
    Những đài phát thanh ở Hải Ngoại như Đài Á CHÂU TỰ DO RFA bây gìờ cũng đã dùng vài ba Phát Thanh Viên lên đọc những bản tin khi phát âm các chữ có dấu ? đều đọc ra dấu NGÃ ! Trẻ = Trẽ ; dấu Ngã = dấu Hỏi: Biểu Tình = Biiễu tình ! Nghe cứ tưởng mình bắt lầm đài phát thanh QUẢNG ĐÀ ( QUẢNG NAM / ĐÀ NẴNG !) thậm chí ngay cả những nhà Văn, nhà Báo khi viết cũng sai Chính tả khi bỏ dấu !
    Có lẽ để theo mode bây giờ chăng ! người ta cũng rán mà chay theo để dùng những TỪ thời đại kiểu như ngày xưa các cụ ta thường chửi: ” Họ nhà tôm lộn C. lên đàu ! ”
    kiểu như Á CHÂU = CHÂU Á ( Ờ đây không hiểu sao đài Á CHÂU TỰ DO RFA chưa đồi tên cho nó thời trang: ĐÀI CHÂU Á TỰ DO RFA ! ) Từ ‘ tranh đấu = đấu tranh ‘ Sách Giáo khoa thánh sách khoa giáo; Rồi các chữ Y = i như Thẩm Thúy Hằng = Thẩm thú…i Hằng;
    Thúy Nga = Thú…i Nga ! Bình Tuy = Bình Tui…..thế mới là Cách Mạng theo đúng Tư Tưởng…Bác H !
    Ôi ! chữ với Nghĩa ! Buồn Nôn !
    Chưa bao giờ tôi thấy tôi ” ghét tiếng nước tôi ” như bây giờ !

  2. Tạ Tuyên says:

    Khi vào được ban chấp hành Trung Ương Đảng bác nhà quê lúc đó sẽ dịch câu: “Bác Hồ sống mãi trong quần chúng” sang tiếng Anh là:
    Uncle Ho still lives forever in their pants.

  3. nvtncs says:

    Văn hóa ( culture ) : không có.
    Lễ nghi ( politesse ) : không có.
    Nhân vận ( humanités ) : không có.
    Chữ nghĩa ( instruction ) : cũng không có nốt:

    tiến sỹ, hi sinh, Mĩ, quang vinh, y sỹ, “sỹ, nông công, thương”, bánh giày, hi vọng, fải, vv…

    Cán bộ dốt đặc cán mai khoe 4000 năm văn hiến. “Văn hóa không phải từ cha chuyền con, mà phải được chinh phục.” ( La culture ne s’hérite pas, elle se conquiert .” André Malraux, bộ trưởng bộ văn hóa, nội các De Gaulle.

  4. Hung says:

    Đây là sản phẩn đỉnh cao trí tuệ của một đất nước đầy rẫy những người có bằng tiến sĩ, thạc sĩ mà không có một chút ngoại ngữ nào.

Leave a Reply to Tạ Tuyên