WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Hành Trình Hồi Hương” của cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.

LTS: Chúng tôi thường nói đùa rằng, có 2 bác “hot” nhất Đàn Chim Việt, đó là bác Hồ và bác Kỳ. “Hot” ở chỗ, khi nào có bài về 2 bác đó thì lượng người đọc tăng hẳn lên và mục Góp Ý của Đàn Chim Việt cũng ngập ngụa… rác!

Bác Hồ đang “nằm trong lăng giấc ngủ bình yên” như lời một bài hát nào đó. Bác Kỳ, dù có thể điểu khiển thành thục máy bay chiến đấu, nhưng như lời thú nhận của bác trong buổi nói chuyện mới đây, bác “rất dốt” về máy tính, “vào đó chẳng biết bấm vào nút nào”, nên cũng không (thèm) đọc những lời bình luận hay những bài viết tranh luận liên quan tới mình.

Nhưng bạn đọc thì quan tâm, thì tranh cãi ỏm tỏi. Để khỏi tạo cảm giác biên tập viên Bằng Phong Đặng Văn Âu, một thuộc cấp cũ của ông Nguyễn Cao Kỳ bênh vực ‘sếp’ của mình, chúng tôi, ngay trong lời đề tựa của bài viết “Nguyễn Cao Kỳ, con người của thời cuộc” đã kêu gọi bạn đọc trình bày quan điểm khác biệt của mình và tuyên bố sẵn sàng đăng tải những bài viết của các tác giả khác. Nhưng, cho tới nay, những ý kiến thóa mạ, chửi bới thì nhiều nhưng tranh luận nghiêm túc lại rất ít.

Tác giả Nguyễn Tường Tâm là một trong số rất ít người đã gửi bài về chủ đề này tới tới BBT.

——————————————————————–

(Viết theo kêu gọi góp ý của  chị Mạc Việt Hồng, Tổng Biên tập trang mạng danchimviet.info)
Nguyễn Tường Tâm (21-11-2010)

Cựu PTT Nguyễn cao Kỳ và chủ tịch Nguyễn Minh Triết

Sau chuyến về thăm Việt Nam cuả Cựu Phó Tổng Thống (PTT) Nguyễn Cao  Kỳ của Miền Nam Việt Nam trong dịp tết âm lịch đầu năm 2004, trên tất cả các báo viết và báo mạng, người Việt hải ngoại đều lên tiếng chửi rủa cựu PTT Kỳ. Tôi là người duy nhất viết trên báo chí Hoa Kỳ (Tờ tuần báo Tin Việt News v…v.) một bài bình luận không khen không chê ông. Trong đó tôi vạch rõ ông Kỳ là một thứ “sinh tử phù” được Hoa Kỳ cấy vào cơ thể của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Trong bài đó tôi đã viết “Ông (Kỳ) tuyên bố những điều ngược với chế độ Cộng Sản ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội và Sài Gòn. Ông tuyên bố như vậy ngay với cả giới lãnh đaọ cao cấp cuả cộng sản. Ông coi họ như pha! Ông nói rằng, “ông tin rằng quê hương ông đang dần dần từ bỏ các phương pháp độc đoán. Cộng sản đã hết rồi .” Tôi viết tiếp, “Đây là những lời nói, cho tới trước khi ông Kỳ phát biểu tại Việt Nam, thì nhà cầm quyền cộng sản thường kết tội là tuyên truyền cho “diễn tiến hoà bình,” “tuyên truyền lật đổ chính phủ .” Nhưng nay cộng sản Việt Nam đã  để cho ông Kỳ nói giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Cho tới nay đã sắp tới 7 năm kể từ chuyến về Việt Nam lần đầu tiên của ông Kỳ, “Sinh tử phù Nguyễn Cao Kỳ” đã phát tán trên hầu khắp mọi miền của chế độ Cộng sản Việt Nam. Bao nhiêu trí thức, luật gia, những dân thường tranh đấu cho tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và dân chủ, liên lục lên tiếng ngày càng công khai và mạnh mẽ. Mới đây nhất là một số nhà kinh tế, lý luận cộng sản kỳ cựu lên tiếng chỉ trích chế độ qua cuộc hội thảo mang danh góp ý cho dự thảo Văn Kiện Đại Hội Đảng đòi đổi mới hệ thống chính trị, thay đổi hiến pháp, phục hồi quyền tư hữu. Cái gọi là hội thảo khoa học về dự thảo Văn Kiện Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 11 thực chất là một đòi hỏi HỦY BỎ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN HIỆN HỮU. Tiến Sĩ Luật nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ vừa mới bị bắt cũng vì đã nhiều lần lên tiếng tương tự.

Để độc giả dễ nắm vấn đề hơn, tôi tóm lược BIÊN BẢN HỘI THẢO KHOA HỌC đầu tháng 10 vừa qua ở Hà Nội về Dự thảo Văn kiện Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 11 của HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VN và TRUNG TÂM TT và DBKT – XHQG mà Chủ trì là GS Trần Phương, Chủ tịch Hội KHKTVN, với  thành phần tham dự gồm hơn 20 nhà khoa học mũi nhọn, đảng viên cộng sản cao cấp, trong đó có một số các nhà kinh tế và lý luận cộng sản kỳ cựu như: GS Trần Phương – nguyên phó Thủ tướng Chinh phủ; Vũ Khoan – nguyên phó Thủ tướng Chính phủ; PGS Trần đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế; GS Phan văn Tiệm – nguyên thứ trưởng Bộ Tài chính; Việt Phương – nguyên Thư ký cố vấn của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng; Dương Thu Hương – nguyên phó Thống đốc Ngân hàng; GS Đào xuân Sâm – nguyên Trưởng bộ môn Quản lý kinh tế trường Nguyễn Ái Quốc; PGS Võ Đại Lược – nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới.

Cuộc thảo luận đó đã đi tới một kết luận có tính cách quyết liệt, toàn diện và cơ bản là nên có một Nghị quyết khác với các vấn đề chính như:

1- Đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Hiến pháp mới, xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng: Lãnh đạo là ai? Ai cho anh quyền lãnh đạo? 2- Chủ nghĩa Cộng Sản đã là ảo tưởng, triệt tiêu chế độ tư hữu là sai, sức sống của chế độ tư hữu lớn lắm, định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa của Kinh Tế Thị Trường là gì mà cứ phải có cái đuôi ấy? 3- Dân Chủ thì ở đâu cũng giống nhau; dân được nói mới là Dân Chủ, trong Đảng là mất Dân chủ nhất. 4- Niềm tin của dân với Đảng giảm sút, Liên Xô đổ vì dân không còn tin Đảng. 5- Hầu như không có nhận định nào trong Văn kiện là đúng sự thật thực tiễn. Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói XHCN mà không biết nó là cái gì?

Tình hình phát tán “Sinh Tử Phù Nguyễn Cao Kỳ” hiện nay tại Việt Nam đã khiến ông Bùi Tín, một cựu thành viên giới lãnh đạo báo giới Cộng Sản, trong bài đăng trên blog VOA ngày 18/11/2010 đã tóm lược tình hình hiện tại ở Việt Nam: “Bộ chính trị trước nước cờ chiếu tướng hiểm hóc.”

Để kiểm điểm xem trong 7 năm qua tiến trình phát tán của “Sinh Tử Phù Nguyễn Cao Kỳ” tại Việt Nam như thế nào, thiết tưởng cũng hữu ích nếu đọc lại bài bình luận của tôi đăng báo ngày 29-2-2004 như dưới đây:

PTT  Nguyễn Cao Kỳ, Cộng Sản và Cộng Đồng (người Việt Hải Ngoại) trên bàn tay XIỆC Mỹ.
Nguyễn tường Tâm (29-2-2004)

Chuyến về thăm Việt Nam cuả PTT Kỳ trong dịp tết âm lịch vưà qua là 1 trò chơi không có kẻ bại, ai cũng là người vui vẻ vì đã hoặc sẽ được toại nguyện theo ý mình.

Ngươì vui vẻ đầu tiên là PTT Kỳ. Ông vui vì được về thăm quê hương, gặp lại bạn bè cũ sau 50 năm không gặp, ngồi trong khung cảnh nên thơ  nhớ về chuyện xưa thuả thiếu thời . Ông lại còn được chính quyền Cộng sản Việt Nam đón rước ngay từ lúc bước chân xuống phi trường. Ông lại còn được tha hồ ăn noí vung vít rất thích hợp với con người ông. Ông vẫn ăn nói bộc trực, chẳng giữ gìn ý tứ gì cả như thời ông còn trẻ. Ông tuyên bố 1 cách đầy khẳng định, “Tâm hồn tôi  rất rõ ràng, những gì tôi đang làm hiện nay là tôi đang làm cho tổ quốc tôi. Khi nhìn lại quá khứ, thì việc giết chóc là điều không có gì mà người ta có thể ca ngợi . Nay là lúc phải khép lại trang đen tối cuả lịch sử Việt Nam và mở ra 1 trang sử mới .” “When you look back today, the killing is nothing you can praise. It’s time to close that dark chapter of Vietnam history and open a new one.”  (Exiled Vietnamese leader ‘surrenders’ to hometown/ Saturday, January 24, 2004, 12:00 A.M. Pacific/ By Mai Tran and Richard C. Paddock / Los Angeles Times ) Lời nói cuả 1 chiến sĩ từng lãnh đạo phi đoàn Thần Phong Bắc phạt, đã khiến những ai đã từng biết ông phải ngạc nhiên.

Ông lại được phát biểu những điều mà từ ngày đảng cộng sản Việt Nam chiếm được chính quyền tới nay chưa ai ăn nói như ông mà không bị tù mọt gông. Ông tuyên bố những điều ngược với chế độ Cộng Sản ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội và Sài Gòn . Ông tuyên bố như vậy ngay với cả giới lãnh đaọ cao cấp cuả cộng sản. Ông coi họ như pha! Ông nói rằng, “ông tin rằng quê hương ông đang dần dần từ bỏ các phương pháp độc đoán. Cộng sản đả hết rồi .” Ông đã tuyên bố với  The Associated Press rằng: “Họ đã nhận ra rằng kinh tế thị trường tự do là chiều hướng đúng để đất nước phát triển. (Los Angeles Times)

Báo chí Hoaky đã tường thuật, “là 1 trong các người, trong quá khứ đã công khai lớn tiếng chỉ trích các nhà lãnh đạo cuả Hà Nội sau chiến tranh, nay ông Kỳ nói rằng ông trở nên tin tưởng rằng Việt Nam hiện đang mạnh mẽ đi trên con đường thay đổi.”

Ông nói nguyên văn, “Trong 10 năm qua, tất cả chúng ta có thể thấy chiều hướng mới mà họ thực hiện tại Việt Nam. Sau 10 năm, tôi tin rằng họ đã thực sự muốn thay đổi, giống như Trung quốc, giống như Liên xô và như các quốc gia Đông âu khác.”  Những lời phát ngôn này từ trước tới nay chưa bao giờ Cộng sản Việt Nam cho phép 1 ai phát biểu dù là ngấm ngầm trong chốn riêng tư, huống chi là được tuyên bố công khai trên báo chi như ông Kỳ. Đây là những lời nói, cho tới trước khi ông Kỳ phát biểu tại Việt Nam, thì nhà cầm quyền cộng sản thường kết tội là tuyên truyền cho “diễn tiến hoà bình,” “ tuyên truyền lật đổ chính phủ .” Nhưng nay cộng sản Việt Nam đã  để cho ông Kỳ nói giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Những phát ngôn trích dẫn nguyên văn trên cho thấy không phải ông Kỳ đã đầu hàng cộng sản. Trái lại, ông tuyên bố những điều ngược với chế độ cộng sản, và ông muốn thúc đẩy họ thay đổi nhanh hơn trên con đường cởi mở về kinh tế.

Nhưng những đoạn phát biểu khác trong cùng bài báo hay bài phỏng vấn lại cho thấy ông ủng hộ chế độ độc đảng và độc tài. Cần phân biệt rõ, qua những phát biểu cuả ông Kỳ thì ông ấy không ủng hộ chủ nghiã cộng sản nhưng ông ấy ủng hộ chế độ độc tài đảng trị. Quan điểm  ủng hộ độc đảng độc tài cuả ông đã có từ thời ông còn trẻ. Trước khi được bổ nhiệm làm thủ tướng VNCH, ông tuyên bố rằng vị anh hùng cuả ông là nhà độc tài quốc xã Hitler.

Bản tin ngày 15-1-2004 của đài Á châu Tự do tường thuật “Lấy trường hợp của các nước Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc để so sánh với Việt Nam, ông Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố chính phủ hiện hành tại Hà Nội do một đảng duy nhất lãnh đạo là thế mạnh để duy trì trật tự ổn định, là yếu tố cần thiết để Việt Nam thọat khỏi sự nghèo đói.” Và “Vẫn theo lời ông Kỳ, ưu tiên của Việt Nam phải là xây dựng kinh tế, xây dựng một giai cấp trung lưu rồi sau đó mới nghĩ đến chuyện cải tổ chính trị.”

Năm ngoái (2003), trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên David DeVoss cuả Asia Inc’s America, khi phóng viên DeVoss hỏi rằng liệu việc cải thiện kinh tế có làm mau chóng cải tổ dân chủ hay không thì ông Kỳ trả lời là “Chắc chắn .” Và ông viện dẫn các  trường hợp Thái lan, Đài loan và Nam hàn, những nước này cách nay 40 năm cũng theo hệ thống độc đảng . Nhưng theo ông tại mỗi nước đó các nhà độc tài dùng quyền lực cuả mình để xây dựng quốc gia . Họ cải thiện giáo dục, giữ giá thực phẩm thấp để giới rung lưu không phải lệ thuộc vào chính phủ mới có cơm ăn. 1 giai tầng trung lưu kiếm ra tiền không còn lệ thuộc vào chính phủ nưã. Bây giờ nhân dân tại 3 nước đó có quyền tự lãnh đạo cuộc sống cuả họ.”

Lần này, tại Việt Nam , trong 1 cuộc họp báo, PTT Kỳ lại lập lại quan điểm này. (Proclaiming that he is “practical,” Ky said Vietnam needed to build itself up economically before it can consider political changes. Citing the examples of other neighbors in Asia, Ky said once Vietnam has established a solid middle-class and some economic prosperity, then its citizens will be in a better position to choose their own destiny./ AP Interview: Former South Vietnamese leader returns home with message of reconciliation / TINI TRAN, Associated Press Writer Friday, January 23, 2004 /©2004 Associated Press)

Quan điểm ủng hộ độc tài , độc đảng này  khiến cộng đồng tị nạn hải ngoại chống đối ông.

Nhưng điều khiến cộng đồng hải ngoại chống đối ông mạnh mẽ hơn nưã, theo người viết, chính là cái lối nói cuả ông. PTT Kỳ có giọng điệu chỉ trích 1 cách không cần thiết những người chống đối ông tại hải ngoại. Năm ngoái (2003), cũng trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên David DeVoss cuả Asia Inc’s America vưà nêu, khi phóng viên DeVoss hỏi rằng liệu cộng đồng người Viêt tại Little Saigon có ủng hộ chuyến về Việt Nam với mục tiêu hoà giải với cộng sản hay không thì ông Kỳ đã thiếu khéo léo khi tuyên bố nguyên văn, “Thường có những người chống cộng cuồng tín, nhưng ngày nay những người chống cộng cuồng tín không là gì cả. Tổng thống Nixon đã nói tới “đa số thầm lặng” trong xã hội Hoaky. Thì cộng đồng tị nạn người Việt cũng có khối đa số thầm lặng đó.”

Lần này, tại Sài Gòn, cũng trong 1 cuộc phỏng vấn, ông lại lập lại cái nội dung cũ nhưng với giọng điệu chỉ trích cộng đồng hải ngoại mạnh hơn nưã . Cái DVD thu hình cuộc họp báo 1 ngày sau khi ông về tới Sài Gòn đã cho thấy rằng, khi được hỏi về dư luận những người Việt và báo chí hải ngoại chống đối chuyện ông trở về Việt Nam, ông đã có giọng điệu khích bác không cần thiết khi ông cho biết là ông không quan tâm tới báo chí và ông gọi báo chí hải ngoại là những “báo lá cải”, ông cho những người Việt hải ngoại chống đối viêc ông về nước là thiểu số, rồi ông lại xấc xược noí thêm nguyên văn,  “tôi chẳng thèm để ý tới cái thiểu số đó.” Hoặc ông còn nói thêm rằng cái thiểu số đó cũng lớn tuổi gần chết hết rồi và “đất nước không cần cái hạng người này!” Ông còn nói nguyên văn “Ba  cái anh thiểu số lăng nhăng đó không làm gì được tôi.”

Có lẽ chính cái cung cách phát ngôn có tính cách chỉ trích cộng đồng hải ngoại mà ông Kỳ bị cộng đồng hải ngoại chống đối mạnh mẽ thêm. Ví dụ khi đọc 2 đoạn tin sau đây cuả đài Á châu tự do thì bất cứ thành viên nào trong cộng đồng hải ngoại cũng phải điên tiết lên đối với ông:

Bản tin ngày 15-1-2004 của đài Á châu Tự do viết nguyên văn, “Một ngày sau khi về tới Sài Gòn, cựu Phó tổng thống miền Nam Nguyễn Cao Kỳ đã lên tiếng ca ngợi các chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Kỳ còn quay sang chỉ trích những ngừơi Việt đang họat động chính trị ở Mỹ.” và bản tin viết tiếp “Được hỏi ông có chống đảng Cộng sản không và có muốn thấy cải tổ chính trị ở Việt Nam không, ông Kỳ quay sang chỉ trích những ngừơi Việt đang họat động chính trị ở Mỹ, nói rằng theo ý ông thì thật là sai lầm khi một số ngừơi ở hải ngọai, đặc biệt là ngừơi Mỹ gốc Việt, đến giờ vẫn còn hô hào và đòi hỏi Việt Nam phải tiến tới một nền dân chủ mà họ đang được hưởng ở Hoa Kỳ. Vẫn theo lời ông Nguyễn Cao Kỳ, đó là hình thức dân chủ không xứng hợp với hiện tình Việt Nam trong lúc này.

Các luận điểm chỉ trích PTT Kỳ có thể được tóm lược như sau: Hành động cuả PTT Kỳ là 1 hành động “đào ngũ đáng khinh bỉ”; “phản bội lại lý tưởng tự do” , “đầu hàng cộng sản”, “đầu hàng kẻ thù,” là hành động “hợp pháp hoá chế độ cộng sản”, “là người không có tư cách, không có liêm sỉ, không có trình độ, ngu dốt, có chuyện bê bối trong gia đình, làm ăn kinh doanh thua lỗ tại Hoaky” v…v  Tất cả những luận điểm chỉ trích hay ủng hộ PTT Kỳ đều không phải là chủ điểm cuả bài bình luận này. Trong bài nhận định này người viết muốn khảo sát thế liên hoàn Hoaky, Cộng sản Việt Nam, Cộng đồng người Viêt hải ngoại và cá nhân PTT Nguyễn cao Kỳ trong chuyến đi cuả ông đang gây nhiều ồn ào.
Cả 4 thành tố này có mối quan hệ quyền lơị  gắn liền với nhau.

1/- Trước hết, không cứ gì ông Kỳ! Bất cứ ai có dịp xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu cuộc đời cũng đều không những không từ chối, mà lại còn hăm hở đón nhận . Nói cách khác, trong màn xiệc này, ông Kỳ có quyền lợi cá nhân. Ít ra là ông lại nổi tiếng (ai mà chẳng muốn?), ông lại thấy mình quan trọng, ông lại thấy mình có ích trên con đường phát triển đất nước.

2/- Kế đến, cộng đồng người Việt thì muốn dùng mọi biện pháp để chống Cộng Sản và  xây dựng 1 VN dân chủ và phồn thịnh. Trong các biện pháp đó có biện pháp muốn mượn tay chính phủ Hoaky vưà bằng các biện pháp vận động ngầm các vị trong chính quyền dân cử lẫn hành pháp; vưà biểu tình bày tỏ thái độ chống Cộng mãnh liệt để gây áp lực. Một số người dè bỉu thái độ biểu tình cuả cộng đồng hải ngoại và cho là chống cộng mà biểu tình tại hải ngoại thì không ảnh hưởng gì tới chế độ cộng sản trong nước. Thực sự ra chính quyền Hoaky rất cần các cuộc biểu tình cuả quần chúng để làm áp lực trong các thương thuyết với đối phương . Vì dụ trong cuộc đón tiếp chủ tịch Giang Trạch Dân cuả Trung quốc tại Hoaky hồi năm 1997, chính quyền Clinton rất mềm mỏng đối với Trung Quốc. Chương trình thăm viếng Hoaky hoàn toàn do phiá Trung quốc đưa ra. Nhưng chính phủ Clinton đã bật đèn xanh cho cộng đồng người người Hoa chống cộng biểu tình chống Giang Trạch dân trên mọi chặng đường ông ta đi qua. Và với những cuộc biểu tình đã được chính quyền kín đáo khích lệ, tổng thống Clinton đã có thêm sức mạnh khi đề cập tới vấn đề nhân quyền với ông Giang Trạch Dân. Và trên thực tế tổng thống Clinton đã dành tới 2/3 thời gian cuả cuộc họp, tức khỏang 60 phút trong tổng số 90 phút đàm đạo để bàn với chủ tịch Giang Trạch Dân về vấn đề nhân quyền tại Trung quốc.

Với các cuộc biểu tình chống đối Giang trạch Dân do chính quyền Hoaky khích lệ, chính phủ Clinton đã  giúp Chủ tịch Giang trạch Dân học được bài học dân chủ mà chính chủ tịch Giang Trạch Dân, trong 1 cuộc họp báo  sau đó tại Washington trước khi về nước, cũng phải phát biểu nguyên văn,  “Đôi khi tôi đã nghe được những tiếng la-ó phản đối. Tôi biết rằng tại Hoaky những quan điểm khác biệt đều có thể được phát biểu; và đây là một phản ảnh cuả nền dân chủ. Và do đó tôi muốn trích dẫn 1 câu ngạn ngữ Trung quốc như sau: “Trăm nghe không bằng mắt thấy .” Tôi cũng đã thực sự học hỏi được điều này trong chuyến du hành hiện nay cuả tôi.”

3/- Cộng sản Việt Nam lại đang rất cần phát triển thêm bang giao với Hoaky vì cả 2 quyền lợi mậu dịch và quốc phòng. Cộng sản Việt Nam muốn cải thiện bang giao với Hoaky, đặc biệt là muốn dùng Hoaky như một đối lực cân bằng ảnh hưởng cuả Trung quốc, 1 lân quốc đã từng chiếm đóng Việt Nam. (After Decades, Saigon Figure Visits Vietnam With U.S. Nod By JANE PERLEZ Published: January 26, 2004)

4/-Trong khi quyền lợi quốc phòng và kinh tế cuả Hoaky tại Việt Nam đã được cải thiện với 1 tốc độ đáng kể thì nay Hoaky cần quan tâm tới việc tôn trọng dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Sở dĩ Hoaky quan tâm tới vấn đề dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam vì DÂN CHỦ và  NHÂN QUYỀN là 1 “nguyên tắc không thể tranh biện” trong chính sách ngoại giao cuả Hoaky nói chung. Theo báo cáo cuả ông chủ tịch uỷ ban Hoaky về tự do tôn giaó quốc tế thì những quan hệ và tình thân hữu về mậu dịch và quốc phòng muốn được lâu bền  và mạnh mẽ thì phải dựa trên sự ổn định cuả 1 xã hội dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Và vì thế các nguyên tắc về tôn trọng dân chủ và nhân quyền tại các quốc gia khác là trọng tâm quyền lợi Hoaky tại hải ngoại. (bài thuyết trình ngày 12/2/2004 trước tiểu ban Đông và Thái bình dương sự vụ thuộc uỷ ban ngoại giao thượng viện, cuả ông Michael Young, chủ tịch uỷ ban Hoaky về tự do tôn giaó quốc.

Mặc dù mục tiêu chính yếu cuả Hoaky là thúc đẩy Việt Nam biến đổi thành 1 quốc gia KHÔNG CỘNG SẢN và dân chủ, nhưng trong tình hình Việt Nam hiện nay (2-2004) mục tiêu khả thi nhất cuả Hoaky chưa phaỉ là thúc đẩy Việt Nam tiến tới 1 nền dân chủ đa đảng mà mới chỉ  là thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam từ bỏ chủ nghiã Cộng sản trong khi vẫn duy trì vị trí lãnh đạo cuả đảng cầm quyền. Đó là con đường mà Cộng Sản Trung quốc đã thực hiện. Mục tiêu này khả thi vì 3 lý do: Thứ nhất , mục tiêu này hiện đang phù hợp với suy nghĩ của dân chúng cũng như cuả nhiều tầng lớp cán bộ đảng. Trong lá thư ngày 15/2/2004 cuả một số cán bộ lão thành cách mạng gưỉ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng được phổ biến công khai tới các các cơ quan truyền thông, các tác giả lá thư đã tiết lộ nguyên văn, “Trong cuộc họp các cán bộ cách mạng lão thành ở thành phố HCM trước hội nghị trung ương đảng lần thứ VII về đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng chí Mai chí Thọ, nguyên uỷ viên trung ương đảng, nguyên uỷ viên bộ chính trị, nguyên bộ trưởng bộ nội vụ, nay là bộ công an, đã nói: Hiện nay chủ nghiã xã hội không còn thuyết phục và khả thi để nêu cao ngọn cờ lý tưởng cộng sản! …Gần 70 năm tuổi đảng, tôi có cảm giác chẳng bao lâu nưã Đảng cộng sản Việt Nam mất quyền lãnh đạo, nhiều người cũng nói với tôi như thế ….Nay ta đã có gì là XHCN? Phải chăng ta đang là chế độ Tư bản hạng bét?” Thứ nhì, mục tiêu này khả thi vì không đe doạ tới vị trí lãnh đạo và quyền lợi cuả đảng Cộng sản (chỉ từ bỏ chủ nghiã Mác –Lênin thôi) cho nên sẽ ít bị đảng cộng sản VN chống đối. Và cuối cùng, mục tiêu này cũng khả thi vì phù hợp với đường lối cuả Trung quốc và vì thế không làm cho giới lãnh đạo Trung quốc lo ngại trước sự bành trướng ảnh hưởng cuả Hoaky tại Việt Nam.

Để thúc đẩy CSVN từ bỏ chủ nghiã cộng sản, Hoaky muốn dùng chiến thuật  2 mũi giáp công: Vừa thúc đẩy sự thay đổi từ bên trong (tức vận động diễn tiến hoà bình) vưà vận dụng áp lực từ bên ngoài bằng mọi phương cách trong đó có cả việc ngầm khích lệ  cộng đồng người Việt hải ngoại biểu tình hay bày tỏ thái độ chống cộng như trong chiến dịch vận động các thành phố ra các nghị quyết công nhận cờ Vàng ba sọc đỏ là lá cờ chính thức, biểu tượng cuả cộng đồng người Việt hải ngoại. Hoaky đã áp dụng chiến thuật này khi đón tiếp chủ tịch Trung quốc Giang trạch Dân viếng thăm Hoaky vào năm 1997 như đã trình bày ở trên.

Thúc đẩy sự thay đổi từ bên trong, tức vận động diễn tiến hoà bình, là 1 chiến lược mà cộng sản Việt Nam hết sức lo ngại và kịch liệt chống đỡ trong suốt 10 năm qua. Tại Việt Nam năm 1993, Hoaky đã thất bại trong việc hỗ trợ ngầm 1 nhóm người Mỹ gốc Việt xin phép nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn 1 hội nghị có tên là “Hội nghị quốc tế phát triển Việt Nam”. Trong hội nghị đó dự trù sẽ có cả các nhóm doanh gia, các đại diện chính phủ, 1 số đại diện lập pháp Canada để thảo luận đề tài phát triển kinh tế Việt Nam, nhưng thực chất là nhằm giúp phong trào đoàn kết toàn dân và xây dựng dân chủ tại Việt Nam. Nhưng 2 tuần lễ trước khi hội nghị khai mạc thì cộng sản bắt giữ tất cả những người tổ chức với tội danh âm mưu lật đổ chính phủ. 2 nhân vật nổi tiếng trong vụ này là luật sư Hoaky Steven Young và giáo sư Nguyễn Đình Huy. Giáo sư Huy hiện vẫn còn bị giam tại Việt Nam (2-2004).

Nhưng nay tình hình Việt Nam đã khác hồi năm 1993 rất nhiều, và đã tới lúc Hoaky thấy có thể thực hiện được mục tiêu tương tự lại với ít tốn kém hơn, đơn giản hơn, và với chỉ 1 con người: Con người đó là Cựu phó tổng thống Nguyễn cao Kỳ cuả Việt Nam Cộng Hoà.

Tại sao Hoaky lại chọn cựu PTT Kỳ để thực hiện chiến thuật tuyên truyền diễn tiến hoà bình? Để tuyên truyền cho diễn tiến hoà bình cần phải có con người nói tiếng nói đó từ trong nước, nói tiếng nói đó với công luận trong nước, nói tiếng nói đó với giới lãnh đạo đảng trong nước. Những tiếng nói vận động hoà bình từ trong nước cũng đã có nhiều, nhưng họ bị cộng sản VN đàn áp, bao vây, cô lập, giam cầm cũng không ít. Nay mặt trận chống cộng cuả Hoaky tại Việt Nam sẽ chỉ có lợi cho Hoaky nếu Hoaky có thể tạo 1 thế an toàn cho 1 con người có tầm vóc quốc tế và quốc gia (không biết được ưa hay ghét, nhưng phải là tiếng nói có thể gây tiếng vang trên toàn quốc) nói lên tiếng nói vận động thay đổi từ bỏ chủ nghiã cộng sản từ trong lòng thủ đô Hà Nội. Con người thích hợp với vai trò đó không ai hơn được PTT Kỳ lúc này. Ông vốn là 1 tướng lãnh, 1 cấp lãnh đạo miền Nam thích hoa hoè hoa sói, hay tuyên bố những câu giật gân, 1 trong những người chống cộng cực đoan nhất trong giới lãnh đaọ cuả VNCH. Nay nếu ông trở về Việt Nam, lại tuyên bố hoà  hợp hoà gỉai với cộng sản, đề rồi thúc đẩy giới lãnh đạo CSVN từ bỏ con đường cộng sản thì chắc chắn sẽ nổi đình nổi đám đối với cả báo chí Hoaky lẫn báo chí cộng đồng và cả đối với dư luận đồng bào  cùng giới lãnh đạo đảng ở trong nước.

Bây giờ chỉ còn vấn đề là làm sao thuyết phục được Cộng sản Việt Nam mời ông Kỳ về nước. Và tờ New York Times viết tiếp: “Chuyến du hành của ông Kỳ phát xuất từ những khuyến khích nơi hậu trường của chính quyền Bush. Năm ngoái, một viên chức Mỹ gợi ý cho Hà Nội là họ nên liên hệ với ông Kỳ để giúp họ có một vóc dáng nào đó với Hoa Kỳ. Theo ý đó, thứ trưởng Nguyển Phú Bin tới San Francisco xin gặp ông Kỳ; và nay ông Kỳ cho biết, ông Bin, hiện là đại sứ tại Ba Lê, đã đề xuất ra chuyến viếng thăm này.” (Jane Perlez . New York Times. TB. 24.12.2004, Jan 24, 2004)

Như người viết đã phân tích ở trên, CSVN đang rất muốn có quan hệ chặt chẽ với Hoaky vì vậy khi được gợi ý thì CSVN ôm chầm ngay lấy ý kiến đó mà thực hiện .

Cùng lúc đó Hoaky tung ra các chỉ trích CSVN về vấn đề nhân quyền qua báo cáo hàng năm về nhân quyền quốc tế cuả bộ ngoại giao. Hành động này khiến cộng đồng yên tâm về chính sách cuả Hoaky đối với CSVN và chỉ tập trung vào việc chống đối cá nhân ông Nguyễn cao Kỳ . Việc cộng đồng càng biểu tình chống đối cộng sản, chống đối chủ trương hoà hợp hoà giải và giao lưu 1 chiều cuả cộng sản là cần thiết để cộng sản tiếp tục ôm cứng lấy con bài Nguyễn cao Kỳ như muốn chứng tỏ với Hoaky rằng họ muốn hoà hợp hoà giải thực sự, chế độ cuả họ còn cởi mở hơn cộng đồng Việt Nam hải ngoại.

Hoaky biết trước là Ông Kỳ có thể tuyên bố lung tung rất nhiều, nhưng Hoaky chỉ cần ông về lại Việt Nam, trong các cuộc họp báo hay trong những tiếp xúc chính thức hay không chính thức với giới lảnh đạo đảng, ông hãy  tuyên bố như ông đả làm: “ông tin rằng quê hương ông đang dần dần từ bỏ các phương pháp độc đoán . Cộng sản đả hết rồi.” Ông đã tuyên bố với  The Associated Press rằng: “Họ đã nhận ra rằng kinh tế thị trường tự do là chiều hướng đúng để đất nước phát triển. (Los Angeles Times) ”Sau 10 năm, tôi tin rằng họ đã thực sự muốn thay đổi, giống như Trung quốc, giống như Liên xô và như các quốc gia Đông âu khác.” Hoaky chỉ cần CSVN để cho ông Kỳ tuyên bố như thế trước công luận tại Việt Nam là đủ rồi.

Trong khi đó cộng đồng Việt Nam hải ngoại lại suy nghĩ khác. Họ nóng lòng muốn cộng sản VN sụp đổ ngay tức khắc. Và những gì không đáp ứng khát vọng này thì lập tức bị chống đối là lẽ đương nhiên. Người ta có thể thông cảm với tâm tư đó cuả các thành viên trong cộng đồng Việt Nam lưu vong vì  những đau thương ngút ngàn trong quá khứ mà cộng sản đã gây ra cho họ. Nhưng những nhà làm chính sách Hoaky chỉ dùng lý trí chứ không để tình cảm chi phối.  Họ phải dùng con mắt phân tích khách quan và thực tế. Những nhà làm chính sách Hoaky chỉ hoạch định những kế hoạch khả thi và loại bỏ những điều không thực hiện được vào lúc này, cho dù họ cũng rất muốn. Chính đây là điểm khác biệt giữa mục tiêu cuả chính sách Hoaky và khát vọng cuả người Việt hải ngoại vào lúc này.

Hoaky cũng thưà biết rằng nói chuyện hoà hợp hoà giải với CS bây giờ sẽ bị cộng đồng người Viet hải ngoại chống đối. Hoaky cũng thừa biết rằng ông Kỳ mà nói chuyện hoà hợp hoà giải với Việt cộng thì lại càng bị cộng đồng hải ngoại chống đối hơn nưã, vì dù sao ông cũng từng ở tầm cỡ lãnh đạo quốc gia 1 thời gian không phải là ngắn  trong cuộc chiến phân tranh quốc cộng  hơn 20 năm (54-75). Nhưng Hoaky lại rất cần sự chống đối đó. Chính vì thế mà vai trò cuả ông Kỳ đối với Hoaky lúc này lại càng trở nên cần thiết: Làm gia tăng sự bày tỏ tinh thần chống cộng cuả cộng đồng người Việt hải ngoại.

Cộng đồng càng mãnh liệt bày tỏ tinh thần chống cộng thì Hoaky càng có thế mạnh áp lực CSVN trong các cuộc thảo luận song phương về nhân quyền hơn, đòi hỏi cộng sản VN cởi mở hơn. Để rồi, theo gợi ý cuà Hoaky thì không 1 hành động nào chứng tỏ sự cởi mở, thưc tâm hoà hợp hoà giải với cộng đồng hải ngoại hơn là phải tiếp tục mời ông Kỳ về nước, tiếp tục để ông ấy đi đây đi đó, tiếp tục có những đón tiếp nồng ấm như lần vưà qua, và tiếp tục để ông Kỳ tuyên bố những câu có nội dung “tuyên truyền cho diễn tiến hoà bình” như ông đã tuyên bố lần vưà rồi . Và con bài Nguyễn cao Kỳ vẫn còn cần thiết cho Hoaky trong thời gian tới để trở lại Việt Nam và đối với Hoaky ông chỉ cần tuyên bố như lần vưà rồi là đủ.

Với chiến thuật này Hoaky hy vọng bao lâu nưã thì CSVN sẽ chính thức  từ bỏ chủ nghiã cộng sản? Không nhà làm chính sách nào dám tiên đoán chính xác về khoảng thời gian này. Nhưng dựa vào sự kiện kể từ lúc chủ tịch Giang Trạch Dân cuả cộng sản Trung quốc trong cuộc viếng thăm Hoaky vào tháng 10- 1997  công nhận đã học được bài học dân chủ tại Hoaky,  cho tới ngày thứ Hai 22-12-2003 tin tức cho biết là đảng Cộng sản Trung quốc đã chuyển sang uỷ ban thường vụ quốc hội nước này các đề nghị sưả đổi hiến pháp nhằm bảo vệ quyền tư hữu, tức là 1 cách mặc nhiên từ bỏ chủ nghiã cộng sản,  tổng cộng mất 6 năm 2 tháng;  thì người ta có quyền hy vọng rất nhiều rằng từ chuyến Hoaky ngầm vận động đưa PTT Kỳ về thăm Việt Nam tới lúc CSVN theo gót đàn anh Trung quốc từ bỏ con đường cộng sản, sẽ ngắn hơn khoảng thời gian 6 năm 2 tháng cuả Trung quốc; và có rất nhiều hy vọng là khoảng thời gian đó còn ngắn nhiều hơn nữa.

Và tới lúc đó thì quả thực đây là màn xiệc mà tất cả mọi phiá đều là người thắng. Cả cộng đồng lẫn cộng sản đều vui vẻ. Dĩ nhiên Hoaky, nguời chủ gánh  thì quá vui. Còn PTT Kỳ thì vui hơn ai hết, vì ông lại thấy cuối đời mà mình còn đóng góp được 1 việc thật hữu ích cho tổ quốc.
—————————————————-
Tham khảo:

Hãng thông tấn AP, San Jose Mercury News, Los Angeles Times, New York Times, VOA, BBC, Á châu tự do, internet . DVD thu hình trực tiếp toàn bộ cuộc họp báo cuả PTT Kỳ tại khách sạn ông trú ngụ ở Sài Gòn sau khi ông về tới Việt Nam được 1 ngày.

- “Sinh tử phù” xuất hiện trong truyện Thiên long bát bộ của Kim Dung. Theo truyện, nó là một loại bùa, làm từ nước, dùng nội lực để hóa thành đá, bắn vào Huyệt đạo của người rồi tan biến luôn, không để lại dấu vết. Người trúng bùa này sẽ bị đau khổ, muốn sống(sinh) không được, muốn chết không xong(tử). Vì thế mới gọi là sinh tử phù (bùa).

86 Phản hồi cho ““Hành Trình Hồi Hương” của cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.”

  1. nongdanchinhhieu says:

    Toàn ăn ốc đoán mò ! nông dân chúng tớ cần cơm ăn áo mặc, các bác có giỏi làm cho đất nước giàu mạnh, không lệ thuộc Tàu, không nịnh bợ Mỹ thì chúng tớ hoan nghênh hai tay, hai chân, còn nói phét các bác còn thua xa chúng tớ nhé … Nói chung không ai cho không chúng ta cái gì mà họ không lấy đi cái họ muốn ! Cứ nhìn lại quá khứ thì thấy thôi mà …Mỹ sẵn sàng bán đứng VNCH cho Tàu và bỏ của chạy lấy người, để đổi lấy quyền lợi cho Mỹ… Nói túm lại hai thằng Tàu và Mẽo đều không tin được, còn trên bàn cờ khi chưa tàn cuộc thì chưa biết ai là quân tốt của ai ?

  2. Lữ Út says:

    Tôi có hai câu hỏi nhờ qúi vị đang ngồi salon trả lời dùm:
    1- Ai nuôi Ông NCK kể từ khi ông ta bị phá sản?
    2- Tại sao bà vợ hiện nay của Ông NCK, mẹ vợ của con trai Phan Văn Khải, lại chấp nhận bỏ chồng để lấy ông ta, ( đừng nói với tôi rằng vì sex, money hay power ).
    Tu tề trị bình ( đúng cả với các tổng thống Mỹ ) không đượcphần nào mà sao vẫn được lên sân khấu
    Nhục nhã qúa VNCH ơi !

    • nvtncs says:

      “Tôi có hai câu hỏi nhờ qúi vị đang ngồi salon…”

      Ăn nói không suy nghĩ như đồng chí VẸT.

      Nhà của người ta mồ hôi, nước mắt, làm từ hai bàn tay trắng, từ khi làm lại cuộc đời sau non nửa đời người, nợ nần 25 năm mới trả xong, chứ có phải của ăn cướp ban ngày như “đảng ta” đâu, mà salon nọ kia!

  3. hung nguyen says:

    ong ky khong xung dang la 1 pho tong thong ,1 con nguoi thieu ban linh va khong co 1 y chi sac ben
    tha chet vinh hon song nhuc , ngay ong ta ra di ong khong chung kien nhung canh dau thuong cua dong bao viet nam bao nhieur nguoi chet tu , bao nhieu nguoi chet tren bien ,bao nhieu nguoi doi khac phai chiu canh co han ,ong ta co mat nhu bi mu loa , bac ky co 1 dong mau do ban trong ong ta ,that bat hanh troi da de ong tao ra nguoi con gai hinh sac dep sang nhung tam long co ta mang dong mau cua nguoi cha nhu nhau ,va co ta co duoc 1 cai ten cung that la hay nguyen cao ky cuc
    that xau ho

  4. nvtncs says:

    “1/- Trước hết, không cứ gì ông Kỳ! Bất cứ ai có dịp xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu cuộc đời cũng đều không những không từ chối, mà lại còn hăm hở đón nhận . Nói cách khác, trong màn xiệc này, ông Kỳ có quyền lợi cá nhân. Ít ra là ông lại nổi tiếng (ai mà chẳng muốn?), ông lại thấy mình quan trọng, ông lại thấy mình có ích trên con đường phát triển đất nước.”

    Đọc những giòng trên của Nguyễn Tường Tâm, tôi không khỏi cảm thấy khinh bỉ cái suy bụng ta ra bụng người, ham danh vọng của một kẻ tầm thường.

    Có nhiều người trong quá khứ không theo CSVN mà cũng sáng suốt không thèm làm bồi cho Mỹ. Giờ đây cũng có người âm thầm, lặng lẽ làm việc trong bóng tối, sửa soạn, làm việc cho một tương lai tươi sáng hơn.

    Làm bù nhìn cho Tầu, cho Mỹ trong bao nhiêu năm, tan tành đất nước mà chưa sáng mắt ra sao?

    Đầu óc NTT là đầu óc làm bồi Mỹ để được tí danh vọng giả.

    Tương lai của nước VN trước hết phải ở trong tay người VN. Không thể nhờ vả, dựa vào ai khác, vì mỗi quốc gia lo quyền lợi riêng của họ.

    Đã lâu tôi ngờ Nguyễn Tường Tâm chạy theo danh vọng cỏn con qua viết lách. Giờ thì rõ rồi.

  5. duyen146 says:

    Ông Nguyễn Tường Tâm hẳn đã quên câu khẩu hiệu trong trường Bộ Binh Thủ Đức “nhìn quân phục biết tư cách” nên đã khá tốn công phân tích kế hoạch Mỹ dùng Nguyễn Cao Kỳ làm con bài nầy bài nọ. Óc tưởng tượng của Ông hẳn phải hơn Jules Verne khi nhìn xa thấy rộng như vậy. Triết lý hành động của người Đông Phương dành cho người ôm mộng làm lớn là tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Không rõ ông Nguyễn Cao Kỳ có ôm mộng bình thiên hạ không thì ông biết mình, còn việc trị quốc thì ông đã kinh qua đến tanh bành đất nước. Hai khâu tất yếu mà cổ nhân thấy cần cho người gánh vác việc trị nước là tu thân, tề gia. Hai khâu nầy nếu làm được ra trò thì mới tiến tới khâu trị nước làm cho trăm họ yên vui thái bình. Về tu thân thì ông Đặng văn Âu đã điểm xuyết khá “tận tụy” nhưng tôi vẫn thấy thiếu. Chẳng hạn khi làm vua thì ông Kỳ ăn nói tùy thích văng mạng thì được cho là ăn nói bộc trực! Ông sáng chế bộ đò lãnh tụ khá công phu làm trò hề cho đời mỉa mai. Ông lại đưa con trai ra trình diện báo chí và yêu cầu Đại tướng Viên cho con ông vào lực lươngj Nhảy Dù tòng chinh giết giặc. Khi xuống đất đen, người đàn em là một ông cựu đại tá không quân đã rước về New Orlean để phục vụ, vận động anh em không quân và bà con góp vốn cho ông lập công ty bóc tôm thì ông làm cho sập tiệm rồi xù nợ, trốn đi lại còn ẵm luôn bà vợ của người đàn em trung thành nầy thì không thấy ông Bằng phong liệt kê trong lý lịch trích ngang! Đây là kiểu tu thân gì? Tề gia:Khi cuộm được em hotesse de l’air thì bỏ ngay bà vợ nước ngoài bơ vơ chợ đời để cưới em mới, chạy qua Mỹ chia tay nhau thì vớ ngay bà cựu chủ bar… đây la kiểu tề gia nào? Sao lại khoác cho ông Kỳ vai trò kinh bang tế thế gớm ghiếc như vậy khi lần đầu về VN. Đành rằng miệng nhà quan có gang có thép, chỉ gang thép khi tuyên bố bên Mỹ không có mắm tôm chứ trở về thì miệng đã hết gang thép thì còn ai nghe? Nguyễn Đình Bin sắp xếp để cho Kỳ về để đánh lừa dư luận là đã xóa bỏ hận thù hòng dụ khúc ruột ngàn dặm chứ Mỹ coi Kỳ cũng như cỏ rác thì sao cứ bắt Kỳ khoác áo nầy áo nọ để thần thánh hóa hạng hàng thần lơ láo nầy? Xin quí vị hạ màn vở tuồng nhạt Nguyễn Cao Kỳ nầy sớm cho đỡ nhục.

  6. D.Nhật Lệ says:

    Đọc Nguyễn Tường Tâm,tôi phải thừa nhận rằng ông ta sùng bái Mỹ đến độ bệnh hoạn.Đó là một thứ
    hậu qủa của tinh thần nô lệ còn sót lại nơi một số người sinh ra từ nửa sau thế kỷ trước.Ai cũng cho
    Mỹ thừa khôn ngoan đến mức thực dụng nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ có khả năng điều khiển
    tất cả mọi chuyện.Nghĩ như thế là qúa sai lầm vì đã đánh giá qúa thấp khả năng tổ chức xã hội của chế
    độ CS.Phải công bình để khẳng định rằng phe Tư Bản đã thua cuộc chiến tranh VN.là vì nhà nước CS.
    VN.đã kiểm soát thành công mọi tổ chức của họ,khiến người dân miền Bắc chỉ việc cúi đầu chấp nhận
    con đường “giải phóng” miền Nam trên danh nghĩa nhưng thực tế là cộng sản hóa cả nước.
    Nếu Mỹ có khả năng thành…thần như ông NTT.”bốc phét” thì không thể nào Mỹ bỏ của chạy lấy người
    khỏi miền Nam VN.Xin ông đừng mù quáng tin Mỹ đến độ quảng cáo không công cho Mỹ rằng họ đang và đã sắp đặt để VN.theo Mỹ vì có cái gọi là “sinh tử phù NCK.”.Tuy nhiên,tôi cũng còn phải thừa nhận
    là ông có sức tưởng tượng….dài hơi hơn cả các văn thi sĩ nữa đó.Ông cứ vẽ rắn thêm chân cho mọi
    diễn biến theo tưởng tượng bay bổng của ông,chứ sự thực thì khác.Từ khi đảng CSVN.không còn có ai để nương tựa vì Đông Âu và Liên Xô lúc đó phải tìm cách tự cứu lấy mình nên họ không thể chi viện cho nước CS.nào,trong khi đó khoảng những năm cuối 80 tình hình kinh tế VN.lâm vào ngõ cụt,bế tắc hoàn toàn và dân chúng sắp chết đói đến nơi,thế là để tránh sụp đổ,CSVN.thay đổi đường lối kinh tế chỉ huy nhằm kêu gọi tư bản nước ngoài đầu tư vào.Sau nhiều đợt thay đổi,kinh tế ngày càng khấm
    khá,ăn nên làm ra và do đó kinh tế ngày càng phụ thuộc vào sự đổ tiền của nước ngoài vào đầu tư và
    một lớp giàu có mới đã sinh ra và lớn lên theo nền kinh tế này.Đó là quy luật chứ không phải là “sinh
    tử phù” như ông đã suy diễn dị đoan kiểu…bùa phép một cách phản khoa học như thế đâu !
    Kinh tế tư bản ở VN.đang ở giai đoạn tư bản hoang dã,tất phải trải qua mọi hình thức dã man nhất như ta thấy hiện nay ở trong nước.Nó có khả năng lôi cuốn người ta làm những chuyện xấu xa nhất,tàn ác nhất miễn là có tiền là có tất cả,”sống chết mặc bây,tiền thầy bỏ túi”.Chính từ sự bất công xã hội do khoảng cách giàu nghèo này,kẻ giàu nhờ chức quyền,kẻ nghèo bị bóc lột mà ngày càng có nhiều trí thức phải lên tiếng đòi công lý,pháp luật v.v. Mà muốn được như thế thì phải dân chủ hóa,chứ không
    thể độc quyền kiểu chuyên chính vô sản nữa,thưa ông.
    Mỹ nào thần thánh đến nổi cấy “sinh tử phù” nhảm nhí như ông nghĩ !

  7. Vũ Duy Giang says:

    Bài phân tích khá hay về”con cờ”Nguyễn Cao(hay thấp?!)Kỳ trên ván cờ giữa Mỹ và CSVN.Đúng là CSVN đã chơi nước cờ Kỳ “như muốn chứng tỏ với HK rằng họ muốn hòa hợp,hòa giải thực sự,chế độ của họ còn cởi mở hơn công đồng VN hải ngoại”,nên họ gửi thứ trưởng Nguyển phú Bìn(sau này làm chủ nhiệm UB người VN ở nước ngoại,thuộc bộ ngoại giao,và hiện làm đại sứ VN ở Nhật)đến gặp ông Kỳ,cũng như năm gần đây,chủ nhiệm Sơn cũng đón tiếp dân biểu Cao quang Ánh ở VN,rồi sau đó đã nhờ ông này”mách kế”để dàn hòa với VK Mỹ!Như vậy khó so sách việc Mỹ dùng con cờ Kỳ để dậy cho VN”1 bài học dân chủ”,như TT.Clinton để cho dân Mỹ-Tầu(hay Mỹ Tây Tạng, và Mỹ Tầu tín đồ Khí công?)biều tình chống Giang Trạch Dân,mà ông này đã”sám hối”là”Trăm nghe
    không bằng mắt thấy”,thì đáng ngạc nhiên,vì có lần ông GTD qua thăm chính thức Thụy Sĩ,cũng gặp nhóm biểu tình”Free Tibet”,thì ông cáu giận với bà TT nước này,và cảnh cáo rằng”Bà làm mất 1 người bạn lớn!”.Có lẽ bây giờ CSVN không cần đến con cờ NCK nữa,nên ông này mới”Tun”tun chạy qua sống ở Malaysia?! Xin lỗi ông Bằng Phong,vì viết đụng đến”thần tượng”Cao Cờ của ông, nhưng ông vẫn cho ĐCV đăng phản hồi này,thì mới là fairplay đấy?!

  8. Đạo Nhân says:

    Xin trân trọng ngỏ lời cảm tạ chị Mạc Vệt Hồng và tác giả Nguyễn Tường Tâm đã có được bài viết thật giá trị về con người,về chính sách cũng như toàn cảnh trước sau qua các sự kiện thời gian mà không phải ai cũng có thể viết rất chi tiết trong các nhận định phân tích từng giai đoạn được chính xác,mang tính thuyết phục như bài viết trên.Điều đáng nêu nơi bài viết của tác giả NTT ở chỗ là sự đánh giá về chuyến đi của vị PTT VNCH NCK đã được phân tích rất chính xác vào năm 2004 lúc mà các báo tại hải ngoại viết rất nặng nề trong sự phê phán mang tính phỉ báng dành cho vị PTT VNCH NCK dầu gì cũng đã từng là một nhà lãnh đạo chống cộng khét tiếng của miền nam VN. Sự phân tích của tác gả NTT về PTT NCK trong lần trở về cố quốc(2004) cũng như các cuộc nói chuyện tuyên bố của PTT NCK với lãnh đạo CSVN ngay giữa trung tâm HN-SG rất có tâm như tên của tác giả. Cá nhân tôi không biết tác giả NTT nhưng thật sự nể trọng tác giả đã có một đức tính của một người lãnh đạo hiểu biết rộng nghiên cứu sâu ,do vậy mới viết được bài viết nói trên.Rất mong tác giả có được các bài viết giá trị trong phê bình mang tính thời cuộc về sự kiện chính trị VN như bài viết trên thật là một điều bổ ích cho kiến thức độc giả còn quan tâm nước nhà.Kính chúc tác giả và chị MVH cùng toàn ban biên tập ĐCV luôn manh khỏe và an vui trong việc truyền thông.Kính bút,Đạo Nhân

  9. DO NGHE says:

    Tướng KỲ là bậc ANH MINH THẦN VÕ
    Được ĂN đươc NÓI được gói đem về
    Tài trở cờ ĐÓN GIÓ CHẲNG HỀ THUA
    Lưởi LẮT LÉO tài hơn VI TIỂU BẢO
    Đuổi Cụ HUYẾN RA ngoài BẾN HẢI
    Bịp TRƯỜNG ĐUA Sửu Quát lẩm mưu
    Để sau này THIỆU đánh phủ đầu
    Ra NONG NỖI BẢY LĂM BỎ CHẠY

  10. Lê Thiện Ý says:

    Những gì Ô.Kỳ ĐÃ – ĐANG NÓI VÀ LÀM ĐỀU TỐ CÁO Ô. CHỈ LÀ KẺ THỜI CƠ, THÍCH CHƠI
    TRỘI, CHƠI NGÔNG, RUỘT ĐỂ NGOÀI DA; HOÀN TOÀN THIẾU SÂU SẮC, CHÍN CHẮN.
    Ủng hộ độc đảng để họ tự tung tự tác, làm giàu cho cá nhân và phe nhóm , trong khi đa số nhân dân bị bóc lột đến tận cùng : mất đất, không có tiền điều trị khi yếu đau, con cái phải bỏ học vì học phí, sách vở; đất nước trước hiểm hoạ Bắc thuộc … HY SINH QUÁ TO TÁT, CƠ BẢN ẤY ĐỂ GẶT HÁI ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ? – BẤT CÔNG XÃ HỘI CÀNG TĂNG, VẪN CHẬM TIẾN, NGHÈO ĐÓI KÉO DÀI, TÀI NGUYÊN CẠN KIỆT, MÔI SINH BÁO ĐỘNG !
    NGUYỄN CAO KỲ VỀ HUÀ VỚI LŨ ÁC NHÂN, LÀ…”GUILTY ONE “, không thể khác .

    • Nguyễn Đức says:

      Ông Nguyễn tường Tâm cũng như Đặng Văn Âu cố tìm một lý do hoang tưởng nào đó để binh vực cho con người Nguyễn cao Kỳ.Lý do mà ông Tâm đưa ra lần này thì Nguyễn cao Kỳ là con vật thí của Mỹ ,Một Phạm Lải tân thời nếm phân Ngô Phù Sai việt cọng để thực hiện chính sách chống cọng linh hoạt của Hoa Kỳ.Tốt đẹp quá.Nhưng thưa ông mấy triệu người nếm phân chỉ có một Phạm lãi,cũng như bao nhiêu kẻ lòn trôn mới có một hàn Tín còn ngoài ra chỉ là bọn hèn mạt cả.Nguyển Cao Kỳ ở trong số đó thưa ông .

      • Trần Minh says:

        Hề hề, người bạn Nguyễn Đức dẫn chuyện xưa sai tên rồi .
        Phạm Lãi không nếm phân Ngô Phù Sai .
        Phạm Lãi là một người làm quân sư cho Câu Tiển .
        Hề hề, Câu Tiển Việt Vương mới nếm phân Ngô Phù Sai .
        Gương xưa nói như vậy là để nói lên sự nhẫn nhục mà phục thù lấy lại đất nước của Việt Vương Câu Tiển . Nhưng Cao Kỳ thì nếm phân mà vẫn hoàn nếm phân . Nguyễn Tường Tâm nói chuyện kiếm hiệp tân thời nghe hay đáo để .
        Trần Minh

      • Nguyễn Đức says:

        Viết rồi mới thấy sai.Cám ơn Trần Minh đã sữa dùm.

Leave a Reply to Lữ Út