WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyên Tổng thống bị “sét đánh” thật chăng?

Xin nói ngay sét đây không phải là sét trời đánh, mà là tiếng sét ái tình !

Đầu tháng 10 này, mùa xuất bản-ra mắt sách văn học năm 2009 ở Pháp sẽ có 659 đầu sách mới được phát hành, với những hội chợ sách tấp nập; Pháp vẫn là nước tỷ lệ người ham đọc sách trong dân chúng chiếm tỷ lệ cao bậc nhất thế giới.

Năm nay cuốn sách đang được báo chí và dư luận bàn tán nhiều nhất có thể nói là cuốn tiểu thuyết “La Princesse et le Président” -   Công nương và Tổng thống. Ngay ngoài băng quảng cáo đã có hàng chữ : L’ incroyable histoire d’ amour – Chuyện tình không thể tin được!

Tác giả là Valéry Giscard d’Estaing, nguyên là Tổng thống Pháp (từ năm 1974 đến năm 1981) thành viên Viện Hàn lâm Pháp, hiện là uỷ viên Hội đồng Hiến pháp, 83 tuổi trẻ (như ông thường đùa vui – un jeune octogénaire).

Mà bút pháp của ông trẻ thật. Tiểu thuyết của ông chỉ có 2 nhân vật chính, một công nương vùng Cardif xứ Wales bên nước Anh, tên là Patricia, gọi tắt là Lady Pat, và Tổng thống đương nhiệm Pháp tên là Jacques-Henry Lambertye goá vợ.

Từ đầu đến cuối cuốn sách, người đọc cứ như bị dẫn vào mê lộ, không còn có thể nhận ra đâu là thật, đâu là giả, đâu là trung thực đâu là hư cấu, đâu là thực tế đâu là tưởng tượng… Người viết cứ như trêu trọc, đùa dai, đánh đố độc giả. Có lẽ cuốn sách lôi cuốn, hấp dẫn độc giả  là ở chỗ này.

Này nhé. Lady Pat thì đích thị là Lady Di (Công nương Diana) của hoàng gia Anh, tử nạn ngày 31-8-1997 tại Pháp, toàn thế giới đều biết tiếng.

Tác giả mô tả ngoại hình của Lady Pat, từ mái tóc uốn, đôi mắt sáng, gương mặt tươi, nụ cười rộng, giáng đi uyển chuyển, bàn tay thon, giọng nói ấm… cho đến y phục, chiếc ví cầm tay, vòng trang sức… đều là của Lady Di trong đời thật, không sai tý nào. Cho đến những tâm sự thầm kín của Lady Pat thổ lộ với tổng thống Lambertye cũng chỉ có thể là của Lady Di trong đời thật. Khát vọng yêu thương, khát vọng âu yếm, khát vọng tin cậy; niềm đau khi “chồng sắp cưới báo rằng mình có bạn tình gắn bó sẽ không dứt nổi”; nỗi cô đơn về tình cảm giữa lâu đài nguy nga tráng lệ càng tăng thêm nỗi chán ngán về số phận…mà Lady Pat kể cho Lambertye cũng chỉ có thể là của Lady Di tâm tình với tổng thống G. d’Estaing.

Mọi chuyện dù cho có bịa, có “phịa” ra như thật, thì ngoại cảnh đều là sự thật 100%, càng dẫn dắt người đọc tin là chuyện có thật. Từ cung điện Buckingham, cuộc họp G7, cung điện Élysées, lâu đài Rambouillet, những buổi yến tiệc, xem Opéra, khiêu vũ trong cung điện … được mô tả tỷ mỷ, có thần, làm cho trời đất, nắng mây, hoa cỏ, hồ thu… cũng cùng chan hoà với tình cảm yêu thương chớm nở giữa 2 tâm hồn đồng cảm. Rồi những chiếc hôn tay – mà như cháy bỏng, cả người hôn và người được hôn như muốn kéo dài thêm chút nữa – , sao mà rung động đến thế. Lại có lần khi chàng cầm tay nàng đưa lên môi, chàng như nghe tiếng nàng thốt nhẹ trong hơi thở, thầm thì : mong chàng yêu em -”I wish that you love me!”.

Lại có lần Công nương và Tổng thống ngồi chung bàn ăn nhỏ, 2 người đã cầm tay nhau “dưới bàn” (!), đồng cảm trong tỏ tình, trong thương yêu mà không cần thốt ra một lời nào!

Rồi có lần đêm khuya, sau một lần gặp nàng, trở về phủ tổng thống, chàng “rung động, đầu hừng hực nóng, trái tim tràn trề hạnh phúc” khi bước lên thềm của điện Élysées.

Có nhà báo dò hỏi nguyên Tổng thống V.G.d’Estaing rằng cuốn sách viết dựa vào sự thật hay tưởng tượng? Ông mỉm cười, bí hiểm, vẫn kiểu hư hư thực thực, chỉ khẳng định rằng các sự kiện và bối cảnh, thời gian, địa điểm, các sự việc đều là thực, dựa vào sự thật. Còn các mối quan hệ cụ thể thì có thể hư cấu thêm bớt, như văn học tiểu thuyết cho phép.

Quả thật có những chi tiết khác hẳn ngoài đời. Như trong sách, tổng thống J.H.Lambertye góa vợ trong khi ông V.G.d’Estaing vợ vẫn sống. Và ông J.H.Lambertye ngay sau đó đã tái đắc cử tổng thống, trong khi ông V.G.d’Estaing đã thất cử sau đó.

Cuốn sách đã và sẽ còn gây tranh cãi dai dẳng và lý thú. Bên Anh, nhiều báo chí phê phán tác giả lẩm cẩm, bịa đặt vô duyên, chỉ để kiếm thêm tiền về già ! Có báo bực mình, mỉa mai, sao không bịa thêm là đã dắt được Công nương về ngủ qua đêm trong dinh Tổng thống, cho thêm phần giật gân!

Nhiều báo Pháp lưu ý, khi thiên tình sử này xảy ra, trong sách cũng như trong đời thật, vào năm 1981, nàng đang ở tuổi 20 tràn đầy nhựa sống, và chàng ở tuổi 55, tuổi cường tráng trong trí tuệ và tình cảm.
Đến nay vào tuổi 83, chàng vẫn nhớ kỹ, và cố tin rằng 28 năm trước đã bị một cú sét ái tình quật ngã một cách tràn trề hạnh phúc, để mà tưởng nhớ, viết nên một tác phẩm văn học độc đáo, gây nhiều bàn cãi trái ngược của người đời.

Các nhà báo Pháp vội lục lọi hồ sơ lưu trữ. Họ khui ra 4 bức ảnh “Chàng” và “Nàng” gặp nhau ở Paris, ánh mắt Lady Di mở to đầy tình cảm nhìn tổng thống Pháp trong khi ngồi gần nhau xem Opéra. Đúng là có chuyện gì đó không hoàn toàn bình thường.

Báo le Point nhắc lại sau khi Công nương Diana tử nạn ở giữa Paris ngày 31-8-1997- khi 36 tuổi, nguyên Tổng thống V.G.d’Estaing là một trong những người đầu tiên cùng vợ mang một vòng hoa trắng đến bệnh viện có thi hài của Công nương, với vẻ mặt xúc động u buồn rõ nét.

Xin mời các bạn thưởng thức cuốn “Công nương và Tổng thống” từ nguyên bản, hoặc qua bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt chắc sẽ sớm ra mắt, để thưởng thức một tác phẩm văn học khá độc đáo, hiểu thêm về một mối tình hư hư thực thực, không hẳn là có thật, cũng không hẳn là tưởng tượng. Người biết rõ nhất sự thật là Công nương Diana thì đã thành người thiên cổ. Tác giả bị vặn hỏi thì ỡm ờ, cười tủm, như nói hàng đôi : giả mà thật, thật mà giả, trong giả có thật, trong thật có giả. Họa chăng chỉ có Phu nhân V.G.d’Estaing vẫn còn sống minh mẫn ở tuổi 80 là có thể biết rõ nhất đâu là thật đâu là giả. Nhưng bà có lên tiếng ? hay cũng chỉ tủm tỉm cười bí ẩn?

Một tác phẩm để lại lửng lơ nhiều câu hỏi, nhiều phán đoán, tranh cãi… Kể cũng ly kỳ, thú vị …và có hậu…

Paris,  4-10-2009.

Bài do tác giả gửi. Nguồn VOA

Phản hồi