WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lãnh đạo đâu chỉ là người có chức vụ cao

LTS: Dưới đây là cuộc trò chuyện của phóng viên Lan Anh với Tiến sĩ Trần Ngọc Anh, xung quanh chương trình học bổng “Lãnh đạo trẻ Việt Nam” trên trang Tuần Việt Nam.

Cơ hội vào thẳng trường chính sách công hàng đầu thế giới

Chương trình “Lãnh đạo trẻ Việt Nam” có sự khác biệt gì so với những chương trình học như học bổng ở Anh, Úc, Mỹ và Singapore khác?

Tiến sĩ Trần Ngọc Anh thuyết trình trong hội thảo giới thiệu chương trình học bổng "Lãnh đạo trẻ Việt Nam" tại khách sạn Nikko ngày 15/11/2010 vừa qua. Ảnh: Lan Anh

Có bốn khác biệt căn bản. Thứ nhất, chương trình này là đầu tư cho những người làm trong lĩnh vực chính sách, những người trong tương lai có khả năng lãnh đạo các lĩnh vực của địa phương và quốc gia. Đối tượng của chương trình là các cán bộ, công chức và chuyên gia trẻ ưu tú hiện đang làm việc trong các tổ chức của nhà nước.

Thứ hai, học viên có cơ hội vào thẳng một trường chính sách công hàng đầu của thế giới. ĐH Indiana được U.S. News and World Report thường xuyên xếp trong top đầu trong ngành chính sách công tại Hoa Kỳ. Các học viên được học và tiếp cận với các giáo sư đầu ngành khác trong nhiều lĩnh vực chính sách như Giáo sư Elinor Ostrom (vừa nhận giải Nobel Kinh tế năm ngoái).

Về trường chính sách công, Đại học Indiana

- Được U.S. News & World Report xếp trong top đầu ngành chính sách công

- Hiện biên tập Tạp chí khoa học nổi tiếng nhất về chính sách công là Journal of Policy Analysis and Management

- Có nhiều giáo sư xuất sắc, trong đó có Elinor Ostrom, người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel kinh tế.

- Được đánh giá là 1 trong 5 campus đại học đẹp nhất nước Mỹ.

Thứ ba, bên cạnh chương trình chính thức trong năm, học viên sẽ tham gia chương trình thăm và làm việc tại các cơ quan của chính quyền Bang và Liên Bang tại một số thành phố lớn của Hoa Kỳ. Họ sẽ được gặp gỡ và trao đổi với giới lãnh đạo các cấp của Hoa Kỳ. Từ đó, họ có thể hiểu rõ hơn về kinh nghiệm hoạch định chính sách cũng như quản lý các cơ quan chính quyền ở đấy.

Thứ tư, các học viên sẽ sống trong một cộng đồng gồm những con người có hoài bão và khả năng xây dựng đất nước. Họ có cơ hội kết bạn, giúp đỡ lẫn nhau, và cùng xây dựng tư cách và trách nhiệm của cộng đồng này đối với xã hội.

Ý tưởng hình thành chương trình này xuất phát từ đâu, thưa ông?

Chính phủ Việt Nam qua chương trình này đầu tư cho thế hệ lãnh đạo trẻ trong tương lai. Cục Đào tạo với Nước ngoài (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có sáng kiến và đứng ra tổ chức chương trình này. ĐH Indiana thành lập Sáng kiến Việt Nam để tạo các điều kiện thuận lợi cho học viên Việt Nam trong đó có giảm học phí. Đây là một đầu tư quan trọng và cấp thiết trong điều kiện Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và xã hội đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề chính sách và quản lý phức tạp. Và trong tương lai, các vấn đề này sẽ ngày càng nhiều và thách thức hơn.

Vậy ai có có thể nộp đơn cho chương trình này?

Bất cứ những ai đang làm cho một cơ quan nhà nước mà có ảnh hưởng đến một lĩnh vực chính sách (bao gồm cả khu vực hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước). Chương trình này không quan tâm nhiều là trước đây ứng viên học ngành gì. Quan trọng hơn là hiện nay và trong tương lai họ sẽ làm gì và có đủ sức để học tại một chương trình hàng đầu ở Hoa Kỳ không. Thông tin cụ thể xin xem trang web của chương trình tại www.vyla.og. Tiêu chí lựa chọn căn bản nhất là khả năng đóng góp cho đất nước trong tương lai.

Vì đây là một chương trình học đỏi hỏi cao, ứng viên cần chuẩn bị về ngoại ngữ thật tốt. Một lợi thế là chương trình này sẽ tuyển hàng năm nên nếu chúng tôi thấy một ứng viên phù hợp nhưng chưa sẵn sàng về ngoại ngữ thì chúng tôi sẽ cho phép ứng viên đó chuẩn bị để năm sau có thể đi được. Hạn nộp đơn năm nay là 15/12/2010.

Thạc sỹ ngành Chính sách công thì rất rộng. Liệu trong chương trình có những ngành chuyên môn nào?

Chương trình này cung cấp kiến thức phân tích và quản lý cho hầu hết các lĩnh vực trong khu vực nhà nước. Ngoài kiến thức chung đó, học viên có thể học chuyên sâu vào nhưng ngành mình quan tâm. Ví dụ: Phân tích chính sách, Kinh tế phát triển, Quản lý công, Chính quyền địa phương, Tài chính công, Chính sách Môi trường, Phát triển bền vững, Chính sách quốc tế, Phát triển quốc tế vv.

Lãnh đạo không phải là chức vụ cao, mà là khả năng đổi mới xã hội

Kỹ năng lãnh đạo là một lĩnh vực đào tạo rất được quan tâm hiện nay. Vậy quan điểm về đào tạo kỹ năng lãnh đạo trong Chương trình Lãnh đạo Trẻ Việt Nam là gì?

Thông thường, người lãnh đạo trong khu vực công cần nắm vững ba nhóm kỹ năng. Thứ nhất là kỹ năng phân tích chính sách. Người lãnh đạo phải có khả năng đánh giá được chính sách nào đúng hay sai. Thứ hai là kỹ năng quản lý một tổ chức, bao gồm quản lý tài chính và nhân sự. Thứ ba là kỹ năng chính trị, bao gồm khả năng tổ chức hoạt động xã hội, quan hệ với truyền thông, với cử tri.

Phải nói thêm là kỹ năng mới chỉ là một mặt của lãnh đạo, tư cách là mặt quan trọng hơn. Tháng trước tôi có dịp nói chuyện với Cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Paul O’Neill về đào tạo lãnh đạo (ông này cũng tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ về Chính sách công ở ĐH Indiana – chương trình mà các học viên Việt Nam sẽ được học). Ông Paul O’Neill chỉ ra rằng sự khác biệt của người lãnh đạo có lợi cho xã hội chính là nhân cách con người. Cái đó sẽ giúp họ có quyết định đúng đắn trong những hoàn cảnh khó khăn và cám dỗ.

Ở Việt Nam, chữ “lãnh đạo” thường để chỉ cho những người có chức vụ cao. Nhưng Giáo sư Ronald Heifeitz ở ĐH Harvard chỉ ra rằng người lãnh đạo không nhất thiết là người có chức vụ cao, mà là những người có khả năng huy động được người khác cùng cải thiện xã hội. Với quan điểm này thì những người có chức vụ cao mà không cải thiện được xã hội thì cũng không thể gọi là lãnh đạo. Ngược lại, những người có vị trí rất bình thường, nhưng lại huy động được mọi người cùng làm cho xã hội phát triển hơn, mới là những người lãnh đạo đích thực.

Ông nhấn mạnh yếu tố nhân cách của lãnh đạo. Vậy theo ông, thước đo để đánh giá được người lãnh đạo trẻ có lòng tự trọng, có trách nhiệm xã hội là gì?

Người lãnh đạo cần hai yếu tố tự nhiên và nuôi dưỡng. Có người lại chỉ muốn làm bản thân, cho gia đình, nhưng có những  người bẩm sinh đã có khát vọng muốn làm điều gì đó cho xã hội vì có khả năng thấy rằng xã hội cần có sự thay đổi và mình cần làm thay đổi. Đó là yếu tố khát vọng tự nhiên.

Yếu tố khát vọng tự nhiên đó phải được kết hợp với yếu tố nuôi dưỡng, được sống trong môi trường với những người cùng chí hướng, tấm gương tiếp cận thì mới hình thành được nhà lãnh đạo.

Xin cảm ơn ông cuộc trò chuyện này.

Nguồn: Lan Anh, tuanvn

———————————————————————————————–

Vài nét về Tiến sĩ Trần Ngọc Anh

- Năm 1995: Tốt nghiệp Học viện Kinh tế Plekhanov (Nga).

- 1997: Nhận học bổng nhà Quản lý Trẻ của Cộng đồng châu Âu

- 1999-2000: Nhận học bổng học Thạc sĩ ngành Kinh tế tại Đại học New South Wales (Australia).

-2000-2003: Làm việc tại Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ

- 2006: Nhận giải thưởng Asia-Pacific Academic Fellowship của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

- 2003-2009: Nhận học bổng và tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Chính sách công ĐH Harvard

- 2009 đến nay: Giảng dạy và phụ trách Sáng kiến Việt Nam tại Đại học Indiana (Hoa Kỳ)

1 Phản hồi cho “Lãnh đạo đâu chỉ là người có chức vụ cao”

  1. Như Ý says:

    Học ở đâu thì học nhưng khi về VN làm việc thì phải theo bọn CS cầm quyền chớ có làm được gì khác đâu. Hỏi anh tiến sĩ NAT nầy khi ở VN có thay đổi gì được xã hôi không hay là càng ngày càng trầm tṛọng hơn. Tuyển sinh như vầy chỉ tổ cho bọn tham nhủng nó luồn lách kiếm chác thêm cho đầy túi tham cuả chúng. Tôi tin rằng anh tiến sĩ Haward nầy trước kia cũng là con ông cháu cha cuả chế độ thối nát nầy bây giờ đứng ra bày cho dòng họ kiếm ăn thôi. Đố ai không có chân mà vào được!

Phản hồi