WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đối mặt với công an – một số kinh nghiệm [2]

Đàn Chim Việt: Lê Nguyên Hồng là tác giả trong nước, thành viên khối 8406, người đã từng bị thẩm vấn, “làm việc” với an ninh Việt Nam cả chục lần. Qua sự việc của Lê Công Định, tác giả mong muốn chia sẻ với bạn đọc nhất là những người trong nước một số kinh nghiệm của bản thân cũng như của anh em dân chủ khác trong việc đối phó với mạng lưới an ninh khổng lồ của Việt Nam.

Như đã giới thiệu cùng quý độc giả trong phần một của bài viết này. Trong phần hai chúng tôi tiếp tục đề cập đến những thủ đoạn đàn áp tinh vi, thâm độc của công an, an ninh Việt Nam, hòng làm tê liệt ý chí và tinh thần đấu tranh của những người đối lập với ĐCSVN. Qua đó cũng giúp phần nào để chúng ta hiểu thêm về bản chất tàn bạo của công sản là không thay đổi. Ngày nay, trước sự lên tiếng mạnh mẽ của công luận, công an, an ninh Việt Nam không còn dám thẳng tay dùng bạo lực như trước đây nữa. Nhưng họ vẫn nghĩ ra đủ chiêu thức để đàn áp đồng bào và đôi khi là chính những đồng chí của mình.

Đối với các nhà tranh đấu đã ra công khai, công an sẽ lập hồ sơ theo dõi, luôn bị gọi hỏi, triệu tập thẩm vấn liên tục, hòng không cho các nhà tranh đấu có thì giờ làm việc để đảm bảo đời sống riêng, cũng như cho gia đình của họ. Công an liên tục gây áp lực tâm lý, làm cho anh em đấu tranh bị xáo trộn nếp sống bình thường, gây nên tình trạng mỏi mệt tinh thần, stress kéo dài…

Trước hết, đối với những người mới tham gia, họ sẽ áp dụng đòn phủ đầu rất khốc liệt, dù người đó có thể chưa đấu tranh mạnh mẽ cho lắm. Đồng thời kết hợp chiêu bài dụ dỗ mua chuộc những người này làm tay sai cho công an (nếu công an xét thấy đối tượng có chút năng lực có thể sử dụng). Trên thực tế họ đã từng thành công với một vài trường hợp là những kẻ cơ hội, đấu tranh hời hợt, thậm chí kệch cỡm thô tục phản tác dụng, chỉ làm sướng tai, vui mắt đồng bào hải ngoại và mục đích cuối cùng là  xin tiền của đồng bào. Những kẻ này đã từng bị công luận phanh phui lật tẩy, trước những bằng chứng mà họ không thể chối cãi…

Trường hợp bị khám nhà

Trước hết các nhà tranh đấu cần yêu cầu đại diện nhà cầm quyền, công an, viện Kiểm Sát.v.v., tất cả các nhân viên công vụ xuất trình giấy tờ cá nhân. Yêu cầu được nhận lệnh khám nhà, sau đó là biên bản thu giữ niêm phong đồ đạc, máy vi tính, giấy tờ cùng với biên bản khám nhà. Những giấy tờ này sẽ là bằng chứng tố cáo nhà cầm quyền CSVN  trước dư luận trong nước và quốc tế. Trong trường hợp chúng ta quên không đòi hỏi những loại giấy tờ nêu trên, thì không bao giờ công an tự giác cung cấp cho chúng ta những giấy tờ ấy. Mục đích của họ là nhằm xóa dấu vết vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền mà họ đã gây ra cho chúng ta.

Trường hợp bị gọi đi hoặc áp giải đi thẩm vấn

Nói chung, tùy từng hoàn cảnh và trường hợp riêng, các nhà đấu tranh tự linh động ứng phó. Nhưng theo nguyên tắc “hợp tác mà không hợp tác”.

Trước hết, không tỏ thái độ gay gắt đối với những viên công an đang thẩm vấn mình. Sự thật những viên công an này, nhất là cấp sỹ quan trung cấp, họ đều hiểu rằng, theo quy định của pháp luật, các nhà tranh đấu đang đúng họ đang sai, họ đang vi phạm nhân quyền. Dù họ có làm ra vẻ hăm dọa, đập bàn đập ghế thì các nhà tranh đấu cứ bình tĩnh không sợ hãi, chính là bước đầu làm thất bại ý định của họ muốn làm chúng ta sợ hãi, hoặc là chúng ta nổi nóng để họ có cớ mà đàn áp, đánh đập. Trong khi bị thẩm vấn, bước đầu không nên im lặng hoàn toàn. Các nhà tranh đấu có thể trả lời một vài câu hỏi, còn những câu không cần thiết thì có thể từ chối (theo quy định của luật pháp).

Thật nực cười vì có ai đó đã nói rằng công an sẽ gí súng vào đầu các nhà đấu tranh để đe dọa. Công an Việt Nam ngày nay do bị nhân dân đấu tranh mạnh, và quốc tế lên án nhiều, nên họ cũng có tiến bộ, ít ra là tiến bộ (mặt hình thức) về cách thẩm vấn đương sự.

Có người còn đem so sánh việc bắt luật sư Lê Công Định mới đây, với độ nguy hiểm mà ông Nguyễn Hữu Đang và các cộng sự phải trải qua hồi năm 1960, đó là một so sánh không thực tế! Rõ ràng đó là nhận xét của một người không hề từng trải việc đối mặt với công an an ninh của CSVN. Chúng ta cũng không cần thêu dệt lên những điều không có thật làm gì. Chuyện gí súng chỉ có thể xảy ra khi họ bắt được một người nào đó có vũ trang và có ý định tấn công khủng bố mà thôi. Cho nên những người lần đầu bị công an bắt bớ, khám xét, thẩm vấn nên hoàn toàn bình tĩnh và không cần lo lắng quá về tính mạng của mình. Những điều này thì rất nhiều thành viên đấu tranh trong nước đã từng có kinh nghiệm trải qua, bản thân người viết bài này cũng là một nhân chứng về việc đó…

Riêng việc kiểm tra dữ liệu của máy vi tính cá nhân. Chúng ta dứt khoát yêu cầu công an không được kết nối máy đang bị kiểm tra vào mạng Internet. Vì làm như vậy họ dễ dàng chép các tài liệu nguy hiểm (chẳng hạn như phim sex, hình ảnh khiêu dâm) trên mạng vào máy tính của ta rồi nói là “tài liệu này được lấy ra từ máy tính cá nhân của đối tượng” rồi gán cho chúng ta tội tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng tốt nhất là các nhà dân chủ nên tuyên bố là không biết gì về kỹ thuật máy vi tính, mà chỉ biết sử dụng thông thường. Và khẳng định là mình không lưu trữ tài liệu có tính chất khiêu dâm, kích động bạo loạn, lật đổ, khủng bố, có chăng chỉ là những thông tin bình thường, được thu thập theo quyền thu thập thông tin cá nhân mà thôi.

Cuối mỗi buổi làm việc chúng ta nên kiên quyết từ chối ký vào bên lề các bản in tài liệu, mà công an nói là “lấy ra từ máy vi tính của đối tượng”. Đặc biệt là kiên quyết không ký biên bản thẩm vấn, khẳng định rằng chúng ta không có trách nhiệm phải ký nó, vì không vi phạm pháp luật, kể cả chúng ta có viết khẩu hiệu rằng “đả đảo ĐCSVN” ở trong máy tính, thì cũng không hề phạm pháp. Sẽ rất bất lợi, nếu ta ký vào các giấy tờ (thực ra là phi pháp) của công an, đó sẽ là cơ sở để họ báo cáo lên cấp trên, tổng hợp hồ sơ rồi ra quyết định xử phạt hành chính hoặc truy tố theo luật (căn cứ là đã có ký nhận).

Trên thực tế, dù chúng ta có ký nhận hay không thì nếu muốn áp đặt lệnh xử phạt hành chính, thậm chí lệnh tạm giam, lệnh khởi tố, nhà cầm quyền vẫn có thể đơn phương thực hiện. Vì luật pháp Việt Nam hiện nay chỉ là thứ luật “rừng” mà thôi! Đằng nào nếu muốn thì họ vẫn làm theo ý họ, vậy chúng ta đâu cần ký cốc làm gì cho thêm phức tạp!

Nếu công an lấy lý do chúng ta không ký biên bản để không cho chúng ta ra về, chúng ta sẽ tỏ thái độ phản đối vì đã hết giờ hành chính trong ngày. Trong trường hợp họ cố tình giữ lại thì các nhà tranh đấu vô tư ở lại đồn công an. Họ sẽ phải sợ vì họ đã giữ người trái pháp luật, chúng ta cần cảnh báo với họ rằng, nếu có chuyện bất trắc thì công an sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm, vì trước khi đi “làm việc” chúng ta đã thông báo sự việc cho nhiều người biết.

Bản thân tác giả bài viết này cũng đã từng phạm sai lầm vì thời gian đầu chưa có kinh nghiệm “làm việc” với công an, đã có hơn hai chục lần ký vào biên bản thẩm vấn của họ. Chỉ vì ngây thơ cho rằng “mình công khai quan điểm đấu tranh chính trị thì sợ gì mà không ký ?”. Trên thực tế, hành động ký nhận biên bản thẩm vấn có thể coi như là một cách đồng lõa với việc làm sai trái của công an!

Công an cũng là con người bình thường như mọi người, họ làm công việc vì miếng cơm manh áo, chứ chuyện lý tưởng của cộng sản thì đã lùi vào lịch sử từ lâu. Các nhà đấu tranh nên tránh đối đầu tranh cãi (đặc biệt là cãi lộn) không cần thiết, dẫn đến thù tức cá nhân, có thể bị họ đánh đập do họ không làm chủ được bản thân. Vì vậy sử dụng “bài” im lặng trong lúc tức giận, hoặc bí lối, là một điều sáng suốt, và nó còn là một điều khoản quy định cho phép im lặng trong luật pháp của nhà nước CSVN.

Khi tham gia giao thông, nhất là chạy xe máy ngoài đường. Các nhà dân chủ nên chạy chậm cảnh giác trường hợp bị ép xe té ngã. Trường hợp này thường xảy ra khi công an có lệnh (tất nhiên là lệnh miệng nội bộ của họ) bắt giữ, áp giải các nhà đấu tranh về đồn để thẩm vấn. Nếu các nhà đấu tranh tự tin có tay lái tốt, quen thuộc ngõ ngách đường phố thì có thể chủ động tăng tốc, “cắt đuôi” bằng cách rẽ vào các ngõ hẻm rồi thoát ra đường lớn bằng hẻm khác.

Nếu muốn phát hiện ra là mình có bị theo dõi hay không, ta chỉ việc rẽ vào hẻm vắng rồi dừng xe lại, “cái đuôi” sẽ lộ ra ngay. Nhưng trong trường hợp chúng ta đã bị công an bí mật gắn thiết bị định vị vệ tinh vào xe gắn máy, thì cũng rất khó để giấu vị trí hiện diện của mình, khi ra khỏi nhà…

Trường hợp một số nhà dân chủ bị ép xe té ngã, thậm chí bị công an đánh. Hầu hết những viên công an thực hiện việc này đều là những người trẻ, phần nhiều là ngu trung. Họ bị nhồi sọ tư tưởng đến mức nghe đến hai từ “phản động” là bị dị ứng. Một vài trường hợp là được cấp trên của họ “bật đèn xanh” cho đánh dằn mặt để uy hiếp tinh thần. Mặt khác, số nhân viên này háo hức muốn “lập công” để được thăng tiến, lấy lòng cấp trên vv…

Trước tình huống này, chỉ còn cách chọn giải pháp lưu thông bằng xe Buýt, đi xe ôm hoặc…đi bộ.

Ai đã tham gia đấu tranh dân chủ công khai thì phải xác định trước những khó khăn nguy hiểm cho mình. Đó là, trước hết sẽ bị quấy nhiễu mất ăn mất ngủ, mất tự do đi lại, căng thẳng tinh thần kéo dài. Đó là nguy cơ (và chắc chắn) sẽ mất việc làm, dù là làm cho quốc doanh, tư nhân hoặc làm kinh doanh cá thể của mình. Và cuối cùng là có thể bị đánh đập, bắt bớ, tù đày…

Nhưng không thể vì như vậy (đặc biệt là trong những lần tiếp xúc với công an bị thẩm vấn, khám xét) mà chúng ta tỏ thái độ thù địch, quá khích, chửi bới tục tằn, đôi khi lại tỏ ra ngạo mạn nữa. Điều này gây nên một sự đối kháng, dẫn đến việc trả thù cá nhân không đáng có về sau. Chúng ta có thể nói lớn tiếng (để nhiều người nghe được) và nói những điều có lý, có tình, có văn hóa, lịch sự. Đây là cách thuyết phục và thu phục nhân tâm rất quan trọng!

Vũ khí trong tay của chúng ta, trong cuộc đấu tranh chính trị này, chính là lời nói. Nếu lời nói của ta gây nên sự phản cảm cho người nghe (dù người nghe là ai đi chăng nữa), thì trước hết, đó chính là chúng ta đã sử dụng vũ khí tồi. Và tất nhiên là nó không có hiệu quả, mà đôi khi còn có tác dụng ngược!

Những nhà dân chủ có kinh nghiệm, sẽ luôn tự nhắc nhở mình rằng:  Ta đang đối mặt với một đối thủ hết sức “khó chơi”! Ta không cân sức với họ về nhiều mặt, cho nên không thể để mất cảnh giác, cần phải hết sức thận trọng! Nhưng cũng hoàn toàn tự tin rằng mình có chính nghĩa, mình không vi phạm pháp luật, không làm điều gì sai trái với lương tâm cũng như đạo đức xã hội. Các nhà tranh đấu  chỉ có duy nhất một cách chọn lựa, đó là dùng “lý trí thắng cường bạo” mà thôi! Bởi vậy, nhất là tại đồn công an, khi bị họ  khơi mào cho những cuộc tranh luận không đầu không đuôi, không có điểm dừng, ta không bao giờ nên dùng bài “lý sự cùn”, nếu thấy không cần thiết thì nên im lặng.

Một bài học lớn về việc coi thường đối thủ, đó chính là việc treo biểu ngữ của một nhóm các nhà dân chủ tại Hà Nội và Hải Phòng. Việc làm của các anh em này có tác dụng tuyên truyền  rất tốt, nhưng họ đã quên mất yếu tố bí mật (một cách coi thường đối thủ), nên đã dễ dàng bị bại lộ và bị bắt giữ. Trong vụ việc này còn có thêm một nguyên nhân nữa khiến họ dễ dàng bị bắt, đó là đã có một tên chỉ điểm hoạt động bên trong nhóm này. Người này này luôn miệng hô hào, lập kế hoạch treo biểu ngữ, và kế hoạch biểu tình, nhưng lại không hề tham gia một việc làm cụ thể nào! Tất nhiên, hiện nay hắn vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và sống rất đàng hoàng, trong khi đó, gần 10 người trong nhóm này vẫn đang bị giam giữ chờ ngày xét xử. Đó chính là NPA mà tôi cùng một vài anh em đấu tranh khác như Nguyễn Khắc Toàn, Lê Thanh Tùng đã có dịp vạch mặt chỉ tên…

Công an cũng chính là đối tượng để các nhà dân chủ tranh thủ giới thiệu về mục đích của cuộc đấu tranh ôn hòa hiện nay, và chỉ cho họ thấy những điều sai trái từ những cách “làm việc” mà cấp trên của họ áp đặt cho người dân. Đó cũng là cơ hội cho ta giác ngộ chính những người đang trực tiếp đàn áp chúng ta.

Chúng ta rất cần chỉ ra cho lực lượng công an thấy rằng: Họ phải thuộc về nhân dân, về tổ quốc Việt Nam, họ không thể cứ mãi chỉ là một thứ công cụ trong tay ĐCSVN!

Bài do tác giả gửi.

Phản hồi