WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ còn kéo dài tới bao giờ?

Di sản lịch sử còn để lại cho trí thúc Việt Nam một tật nguyền nghiêm trọng khác: nguỵ biện. Do tập quán trong hàng nghìn năm phải phục tùng tuyệt đối và không điều kiện các vua chúa, sau đó là Đảng, không những phải chấp hành mà còn phải ca tụng những mệnh lệnh bất nhân bất nghĩa, kẻ sĩ, rồi trí thức, Việt Nam có thể vì những lý do hoàn toàn cá nhân, như quyền lợi hoặc khiếp sợ, chấp nhận những chọn lựa mà trong thâm tâm mình cũng biết là sai rồi biện luận để bào chữa cho chúng như là những chọn lựa đúng. Tập quán tệ hại này ngăn cản mọi thảo luận nghiêm chỉnh.

Một thí dụ điển hình về sự hụt hẫng của trí thức Việt Nam là có rất nhiều người cho rằng con đường đúng nhất để dân chủ hóa đất nước là phục tùng chế độ, hợp tác với nó và cải tiến nó từ bên trong. Lập trường này lôi kéo được đa số trí thức Việt Nam vì sự tiện nghi của nó, nhưng nó sai hoàn toàn. Thay đổi xã hội là một vấn đề đã được nghiên cứu rất đầy đủ và mọi nghiên cứu đều kết luận ngược lại. Muốn thay đổi một chính quyền xấu thì phải phản kháng nó, phản kháng một cách ôn hòa và xây dựng nếu có thể được nhưng phải phản kháng. Phục tùng và hợp tác với một chế độ bạo ngược và tham nhũng chỉ củng cố nó chứ không thay đổi được nó, trái lại người ta sẽ đánh mất chính mình và bị lưu manh hóa. Hàng triệu kẻ sĩ Trung Quốc và Việt Nam trong hàng ngàn năm đã quỳ mọp trước các vua chúa để tâu đạo lý thánh hiền nhưng đã không thay đổi được các chế độ quân chủ mà chỉ khiến chúng trở thành khắc nghiệt hơn với thời gian. Nếu trí thức Việt Nam chịu bỏ ra một chút thời giờ, chỉ một chút thời giờ thôi, để học hỏi và suy nghĩ thì cái lập luận “hợp tác để cải tiến từ bên trong” đã không thể có.

Một thí dụ khác là lập luận cho rằng cứ gác lại những đòi hỏi chính trị và tập trung cố gắng vào phát triển kinh tế (và như vậy nên hợp tác với chính quyền hoặc ít nhất không phản đối) rồi tăng trưởng kinh tế tự nó sẽ đưa đến dân chủ. Lập luận này có vẻ có bài bản vì quả nhiên trong nhiều trường hợp người ta đã thấy dân chủ và phát triển đi song song với nhau và mọi nghiên cứu đều ghi nhân điều này. Nhưng chỉ cần nhìn sâu hơn một chút thôi thì ta cũng thấy đây hoặc là một nguỵ biện hoặc là một ngộ nhận. Dân chủ đưa đến phát triển kinh tế là điều chắc chắn không ai chối cãi và mọi nghiên cứu đều xác nhận, nhưng điều ngược lại không đúng; nói rằng tăng trưởng kinh tế đưa đến dân chủ là lẫn lộn nguyên nhân với hậu quả. Điều chắc chắn là mở cửa kinh tế, và tăng trưởng kinh tế sau đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành dân chủ, như phần trên của bài này đã trình bày, với điều kiện là có tranh đấu. Nếu không có đấu tranh chính trị đủ mạnh thì cũng không có gì thay đổi cả. Có nhiều triển vọng là những người sử dụng lập luận này không thành thực mà chỉ ngụy biện bởi vì trong hơn hai mươi năm qua mặc dù kinh tế đã tăng trưởng nhiều nhưng chế độ độc tài vẫn không thay đổi và sự kiện này không hề làm họ phiền lòng. Sự lố bịch của lập luận “tăng trưởng kinh tế tự nó đưa đến dân chủ” thể hiện rõ ràng trong trường hợp mà các nhà nghiên cứu chính trị gọi là “tai họa dầu lửa” (the oil curse) các nước có dầu lửa tăng trưởng kinh tế rất nhanh chóng nhưng đều là những nước không dân chủ, đôi khi, như tại Nga và Venezuela, ngân khố dồi dào còn cho phép chính quyền bóp nghẹt dân chủ. Một lần nữa, nếu trí thức Việt Nam chịu bỏ chút thời giờ để đọc những nghiên cứu về dân chủ, lập luận này đã bị gạt bỏ từ lâu rồi.

Các nghiên cứu về dân chủ và tiến trình dân chủ hóa rất nhiều. Điều này dễ hiểu vì dân chủ và dân chủ hóa là những vấn đề quan trọng nhất trên thế giới từ một nửa thế kỷ qua, đồng thời cũng là những vấn đề quyết định tương lai của mỗi quốc gia. Không thể và cũng không cần đọc hết những nghiên cứu này bởi vì tựu chung, qua những cách tiếp cận và lý luận khác nhau, chúng đều đi đến những kết luận giống nhau. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt vì chứng tỏ những kết luận này đáng được coi là chắc chắn. Những kết luận này chúng ta đều có thể cảm nhận hoặc dự đoán, đóng góp của những nghiên cứu này là chúng được thực hiện một cách qui mô và khoa học, dựa trên những dữ kiện cụ thể trong rất nhiều quốc gia thuộc những văn hóa rất khác nhau cho nên những kết luận của chúng không phải chỉ là những suy luận mà phải được coi là những sự thực đàng sau các sự kiện và số liệu.

Các nghiên cứu khác nhau ở mục tiêu và cách tiếp cận. Thí dụ như cuốn Dân chủ và Dân chủ hóa (Democracy and Democratization) của Georg Sorensen (1) nhằm trình bày và giải thích khái niệm dân chủ, những lý do đưa đến những thăng trầm của trào lưu dân chủ trên thế giới và ảnh hưởng của dân chủ trên kinh tế, văn hóa và quan hệ quốc tế. Kết luận là dân chủ đưa đến phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và cũng rất cần thiết cho hòa bình trên thế giới.

Nghiên cứu nổi tiếng của Seymour Martin Lipset (2) đã cho thấy có một quan hệ mật thiết giữa phát triển và dân chủ, theo đó tăng trưởng kinh tế tuy không phải là điều kiện cần, cũng không phải là điều kiện đủ, để có dân chủ nhưng là một yếu tố rất thuận lợi cho tiến trình dân chủ hóa.

Nghiên cứu rất qui mô của tổ chức Values Survey về sự chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ do Ronald Inglehart và Christian Welzel (3) hướng dẫn đã tổng hợp một khối lượng dữ kiện khổng lồ trên hơn 80 quốc gia để đi tới một kết luận chắc chắn là sự khá giả vật chất luôn luôn có tác dụng đẩy mọi xã hội, trong tất cả mọi nền văn minh, về cùng một hướng là tăng cường tự do cá nhân, kích thích sự hình thành của các tổ chức trong xã hội dân sự, giải phóng quần chúng khỏi sự chi phối của chính quyền và thúc đẩy họ kết hợp với nhau đòi dân chủ.

Một nghiên cứu lớn khác của O’Donnell và Schmitter (4), đặt trọng tâm vào giới cầm quyền, cho thấy là tăng trưởng kinh tế không những chỉ tăng sức mạnh và ảnh hưởng của xã hội dân sự mà còn làm tan vỡ tập đoàn cầm quyền do xung đột giữa khuynh hướng cởi và khuynh hướng thủ cựu. Cả hai phe đều muốn cứu chế độ nhưng sự xung đột của họ đưa tới hậu quả là khiến chế độ bị phân hóa và sụp đổ nhanh hơn. Điều cần được nhấn mạnh ở đây là hiện tượng tự tách hay tự vỡ của đảng cầm quyền là hậu quả của những áp lực đến từ xã hội chứ không phải tự nhiên mà có. Như vậy không thể chờ đợi đảng cộng sản tự vỡ hay tự tách nếu không có chống đối từ bên ngoài.

Cũng có rất nhiều những nghiên cứu, ít quy mô và nặng tính lý luận hơn, về phương thức đấu tranh cho dân chủ. Một thí dụ là cuốn Từ Độc Tài Đến Dân Chủ (From Dictatorship to Democracy) của Gene Sharp đã được Thông Luận dịch ra tiếng Việt. Cũng nên kể cuốn sách rất nên đọc của Larry Diamond, The Spirit of Democracy (5), tóm lược một cách khá đầy đủ những công trình nghiên cứu lớn về cuộc đấu tranh xây dựng dân chủ trên thế giới.

Một người bạn sau khi miệt mài nghiên cứu nhiều tác phẩm về đấu tranh xây dựng dân chủ, kể cả những tác phẩm kể trên, nói với tôi: “Những cuốn sách này không dùng được cho Việt Nam, chúng đều dựa trên tiền đề là đã có sẵn một xã hội dân sự gồm những tổ chức không lệ thuộc nhà nước độc tài, đó không phải là trường hợp của Việt Nam, chúng ta chưa có những tổ chức không lệ thuộc chính quyền, chúng ta chưa có xã hội dân sự”. Quá đúng! Các nhà nghiên cứu này đều cho rằng trong bất cứ một xã hội nào, dù dưới một chế độ độc tài khắc nghiệt như thế nào, cũng vẫn có những tổ chức không lệ thuộc chính quyền. Họ không thể tưởng tượng được là có thể có một quốc gia như Việt Nam.

Chúng ta là một ngoại lệ, và một ngoại lệ quá lớn. Kết hợp thành tổ chức, trừ những liên kết nghề nghiệp nhỏ và có mục tiêu rất cụ thể, luôn luôn do các trí thức chủ xướng. Trí thức Việt Nam không bình thường.

Đến đây chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi “Chế độ cộng sản sẽ còn kéo dài tới bao giờ?”. Nó sẽ còn kéo dài chừng nào Việt Nam vẫn còn là một ngoại lệ, trí thức Việt Nam vẫn không bình thường. Nó có thể phân hóa, ruỗng nát, thậm chí ngã gục trên chính quyền nhưng nó vẫn còn đó nếu không có một sức mạnh nào để kéo thi thể nó đi chỗ khác.

Một cách tích cực ta cũng có thể nói là chế độ cộng sản sẽ nhường chỗ cho một chế độ dân chủ khi trí thức Việt Nam không còn là ngoại lệ, nghĩa là đã ý thức được rằng điều kiện bắt buộc để giành thắng lợi cho dân chủ là phải xây dựng một xã hôi dân sự đúng nghĩa, và cố gắng kết hợp với nhau thành những tổ chức chính trị và phi chính trị không lệ thuộc chính quyền. Cũng như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do kết hợp là quyền mà mọi tập đoàn toàn trị đều muốn cấm tuyệt đối nhưng không cấm được vì không có biên giới rõ rệt giữa những kết hợp tự nhiên bắt buộc phải có trong một sinh hoạt kinh tế thị trường và những kết hợp có tiềm năng tạo áp lực thay đổi chế độ. Ta có thể từng bước mở rộng không gian chính trị ngoài chính quyền. Sở dĩ cho đến nay chúng ta chưa có những tổ chức chỉ vì trí thức Việt Nam chưa nghĩ đến chứ không phải là vì không thể có. Hãy cứ đặt kết hợp và đấu tranh giành quyền tự do kết hợp thành những ưu tiên hàng đầu rồi chúng ta sẽ nhìn thấy phải làm như thế nào để đạt kết quả. Xã hội Việt Nam đã chín muồi cho một cuộc chuyển hóa về dân chủ, trí thức Việt Nam cũng đã tích lũy một vốn kiến thức phong phú và đa dạng rất đầy đủ, chỉ thiếu văn hóa và phản xạ tổ chức, điều mà chúng ta có thể học hỏi không khó, sau đó tình hình có thể thay đổi nhanh chóng. Ngay lúc này điều mà chúng ta có thể làm ngay là yểm trợ trực tiếp hoặc gián tiếp những cố gắng đấu tranh có tổ chức, và nếu vì một lý do nào không thể hưởng ứng các cố gắng đó thì cũng đừng biện luận rằng có thể đấu tranh cho dân chủ mà không cần kết hợp hoặc chưa phải lúc kết hợp. Đấu tranh chính trị bao giờ cũng là đấu tranh có tổ chức và không bao giờ là đấu tranh cá nhân cả, và chúng ta đã quá chậm trễ.

Một lời sau cùng: trình độ tiến hóa của một dân tộc được đánh giá theo mức độ phát triển của xã hội dân sự, nghĩa là số lượng và phẩm chất của các tổ chức ngoài chính quyền. Về điểm này thì dân tộc ta, nhất là lớp trí thức của chúng ta, dù đã đạt tới một trình độ kiến thức cao hơn cả một số dân tộc đã có dân chủ, vẫn còn quá tụt hậu. Đây là một điều rất không bình thường mà chúng ta phải khắc phục. Phải chấm dứt ngoại lệ Việt Nam để trở thành một dân tộc văn minh, xứng đáng có tự do và dân chủ.

© Nguyễn Gia Kiểng
____________________________________________________________
Ghi chú:
Các nghiên cứu nên đọc:

1. Georg Sorensen, Democracy and Democratization.
2. Seymour Martin Lipset, Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy.
3. Inglehart and Welzel, Modernization, Cultural change and Democracy.
4. O’Donnell and Schmitter, Transitions from Authoritarian Rule.
5. Larry Diamond, The Spirit of Democracy, the Struggle to build Free Societies throughout the Word.

Nguồn Thông Luận

Pages: 1 2

26 Phản hồi cho “Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ còn kéo dài tới bao giờ?”

  1. Nguyen quoc viet says:

    Hành động cố tình , liên tục gây hấn , xâm phạm thô bạo lãnh thổ , chủ quyền trên đất liền , cũng như chung quanh những hòn đảo ngòai khơi của Đất nước láng giềng nhỏ bé , lạc hậu Việt nam đã cho mọi người thấy rõ dã tâm xâm lược , ý đồ muốn dùng bạo lực Quân sự , lấy thịt đè người của bọn Tàu cộng để Đồng hóa Dân tộc Việt nam một lần nữa . Bên cạnh thái độ dửng dưng , không can thiệp , dính líu của thế giới Tây phương trong cuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa các Quốc gia Á châu , là sự im lặng một cách hèn hạ , nhục nhã , phản đối lấy lệ cho phù hợp tinh thần Quốc tế của bè lũ cầm quyền bán nước Hà nội . Tất nhiên những cuộc xuống đường , Biểu tình phản đối hành động cố tình gây hấn , xâm phạm chủ quyền Lãnh thổ của Việt nam , giết hại , bắt cóc ngư dân không một tất sắt trong tay của bọn Hải quân Trung cộng là một việc rất đáng khích lệ , mặc dù ( theo thiển kiến cá nhân ) chúng ta cũng phải ngầm hiểu rằng với sự dung túng , cho phép trong im lặng của bộ máy Công an của Đảng vì cả hai bên cùng có lợi . Những lá cờ đỏ , sao vàng , những lời ca ngợi Bác Hồ cũng đã đại diện , thay mặt cho Đảng ta trong tất cả mọi cuộc biểu tình để phản đối việc làm ngang ngựơc của Bắc kinh . Những người trẻ tham dự cuộc biểu tình với tấm lòng yêu nước , đã gián tiếp nối giáo cho giặc , tiếp tục trung thành đứng dưới lá cờ đỏ của Đảng bán nước . Một việc làm đầy mâu thuẫn vì thiếu hiểu biết về Sự thật , không có kiến thức thực sự , đứng đắn về nền văn hóa , lịch sử của chính Dân tộc mình ….. Thật chán , tuyệt vọng . Nguyễn quốc việt . ( Sauerland ) . Cộng hòa liên bang Đức .

  2. Phạm văn Dũng says:

    Những người trí thức và yêu nước thật sự hảy ngồi lại với nhau thật gần hơn nữa để tìm ‘Lối thoát” cho dân tộc,cho đồng bào đang ngày đêm đau khổ lẩm than..xin đừng quá đà trong lí lẽ ,lí sự,trong văn chương rỗng tuyếch ,trong hơn thua của cái gọi là trí thức này trí thức nọ..Hảy nhìn vào thực tế đắng cay của hơn 30 năm..Dân sống trong lao tù,trong tủi nhục,trong bất công,trong bạo tàn,trong thèm khát tự do và nhân quyền ..xin hảy “trí thức” cụ thể hơn và thực tế hơn càng sớm càng tốt cho đồng bào,cho quê hương !

  3. Đặng Lệ Chi says:

    Chế độ CSVN sẽ kết thúc khi mỗi người VN mở não (nói xin lỗi) vì đủ ăn đủ mặc đủ ở.
    Đau đớn thay, bọn CS đã nhồi sọ, đầu độc được tuổi trẻ VN cạn nghĩ nhuốm chàm.
    Thê thảm thay, lũ khốn nạn đã ngu dân hóa được dân tộc VN ta, bọn thanh niên khốn khổ khốn nạn.
    Tự do. Dân chủ. Văn minh.
    Xa lạ lắm cho bầy súc vật quen sống với việc sủa theo ý chủ đảng !
    Xuân Tân Mão, còn đó nỗĩ buồn xót xa…

  4. lotxac says:

    Bài viết ” CHẾ ĐỘ CSVN sẽ còn kéo dài đến bao giờ ” ? của HỌC-GIÀ hay HỌC GIẢ NGK đã quá lỗi thời đối với thời đại bây giờ. Hơn nữa; cái LÔÍ CAI TRỊ của PHÁP đã bị THẤT BẠI THÊ THẢM để TÂY trở thành TÂY BA LÔ khắp chốn trần gian. thuộc địa nào bị Tây CAI TRỊ thì bây giờ nát tan như GIẺ RÁCH của tên NGHIỆN-PHIỆN.
    chiết TỰ bằng chữ HÁN thì PHÁP một bên bộ THỦY là nước; bên bộ KHỨ là ĐI nghĩa là thằng TÂY đi đến đâu thì gây ướt ác đến đó. Tây nó không chừa một PHỤ NỮ; MỘ ĐÀN ÔNG nào nó không CHƠI; chơi TRẺ KHÔNG THA; GIÀ KHÔNG CHỪA; nên câu tục ngữ TÂY nó hay ví : L’amour est sans frontiers; sans ‘âge; sans foule…
    Ông đã học ở Tây; sống ở Tây,và phải từ bỏ Tây để qua Mỹ học lại và sinh sống ở Mỹ vì nó là nước HIỆP CHỦNG QUỐC ( U.S is a Nation of Nations). NGK chẳng qua là kẻ không có việc làm thì ngồi viết trong óc viết ra; nó không đi theo thực tế thì có gì đáng cho chúng ta đọc và bàn.
    Theo ông; thì CS VN nếu nó không nhờ người TỊ NAN và CÁC NƯỚC TƯ BẢN đem tiền về nuôi nó; thì nó đã chết từ ba đời ( Chúng tôi đã theo đuôi với International Medicine ) đến VIETNAM trước một năm; khi Mỹ mở CẤM VẬN,và đã chứng kiến VIETNAM lúc đó dù có thằng TÂY đã có mặt; nhưng VN nó như một miếng giẻ rách của một tên bệnh CÙI dính đầy mủ;ghẻ…
    Vậy; câu hỏi của NGK không tìm ra câu trả lời. Nhưng với tôi; thì CSVN đã ĂN-NĂN về HÀNH ĐỘNG chúng đã lỡ làm trước đây với NHÂN DÂN MIỀN NAM; mà ngậm bù hòn không dám XIN LỖI. Tuy nhiên; Nó chịu HY-SINH ĐỜI BỐ để CỦNG CỐ ĐỜI CON. chúng đã DEAL với MỸ; ANH đưa con của họ qua học… để về THAY THẾ cho chúng.
    Chúng đã thay đổi : Vì trước đây; chúng nói CBCS là VÔ-SẢN CHUYÊN CHÍNH; nhưng bây giờ chúng là ĐẠI TƯ BẢN. Trước đây; người miền nam HỐI LỘ chúng không lấy; mà chúng TỊCH THU TẤT CẢ.
    Năm chúng tôi theo phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc Tế về VN đầu tiên; thì DÂN họ chỉ cần bao thuốc lá để làm quà cho CÁN BỘ CỘNG SẢN nhừ ký giấy tờ; họ phải nằm lòng câu:
    HOA-MAI nói hoài không hiểu.
    SUMIT nói ít hiểu nhiều.
    ba số 5 (555) vừa nằm; vừa ký.
    Lúc đó; tiền dollars rất cao để xài trong VNCS; chỉ có quà là thuốc lá; mà thuốc lá SẢN XUẤT nội địa nổi tiếng của CSVN là thuốc lá mang nhãn hiệu HOA MAI; đem quà cáp cho CB thì nó phấk tỉnh ĂN-LÊ. Thuốc SUMIT của Thái-Lan thì nói ít nó hiểu nhiều; thì nó nhận ký. Còn đem bao thuốc 555 của Anh thì nó năm̀ trong giường nó cũng ký.
    Bây giờ; CSVN nó nhờ không có cái TỔ CHỨC của người VIET; người VIET xé lẻ về VN nó dùng SẮC GÁI để dụ; nên CSVN nó lấy TIỀN CỦA TA mà nó TỒN TẠI.
    Nếu tất cả những người VN ý thức như GIA ĐÌNH của LÃO đây.. thì CSVN chỉ có ăn… mà chết.
    Kết luận; Bài viết của TÁC GIÀ NUA Nguyễn gia Kiểm đã quá lỗi thời; thì nên trả nó về quá khứ để cho CON CHÁU CHÚNG TA SỐNG.

  5. Ngọc Công-Đà nẵng. says:

    Qúa hay. Bộ máy này đàng lọc và loại bỏ hết những con người trí tuệ và đạo đức.
    Chỉ còn những tay đại bịp bợm.

  6. nvtncs says:

    Sau đây là một phần khá daì và đầy đủ của một bài NGK viết về cờ vàng.
    Trong đó, có là những lý do tuyệt đối của NGK.

    Theo tôi, cờ vàng là biểu tượng sự đi tìm tự do, dân chủ của người miền Nam; cái tư do, dân chủ ở miền Nam, tuy bạc nhược, tuy tham nhũng, tuy bất tài, tuy xa cách hoàn hảo đến chừng nào đi nữa, nhưng nó vẫn là một sự cố gắng, trong lúc ban đầu của sự xây đắp tự do.

    Và dù nó tồi bại đến ̣đâu chăng nữa, cái cờ vàng, cái chính phủ VNCH nó còn tương đối không lưu manh, không độc tài bằng, không gian trá, không khó thở bằng cái XHCN của miền Bắc.

    Cờ vàng cũng là biểu tượng của một triệu người sống chết, lênh đênh trên biển, tiếp tục đi tìm tự do, làm lại một cuộc đời trong thế giới tự do.

    Cờ vàng cũng biểu tượng cho ít nhất 300,000 liệt sĩ miền Nam chết ở chiến trường để cung cấp cho NGK hộ chiếu VNCH, để NGK được yên ổn sang Phap Quốc học hành và tốt nghiệp, rồi chính NGK về tham gia trong cái chính phủ mà NGK chê là tồi bại và bạc nhược ( điều này tôi đồng ý ).
    Vì vậy, theo thiển ý tôi, NGK là kẻ ăn cháo đái bát, chứ không phải là NGƯỜI như ông Cường viết.

    ———————————————————————
    “Về câu hỏi thứ nhất – có nên lấy cờ vàng làm biểu tượng cho cuộc vận động dân chủ hay không? – câu trả lời thân thiện nhưng dứt khoát là không. Lá cờ biểu tượng phải tượng trưng cho một di sản đáng tự hào, phải nói lên một mục tiêu chung cao đẹp, một ý chí, một hy vọng, và nhất là phải có khả năng đoàn kết và động viên thật nhiều người. Cờ vàng không đáp ứng một tiêu chuẩn nào trong những tiêu chuẩn này.

    Cờ vàng, cũng như cờ đỏ sao vàng, không phải là cờ truyền thống của dân tộc. Trước năm 1945, chúng ta không có quốc kỳ. Vua Thành Thái có lúc đã dùng một lá cờ nền vàng có ba sọc đỏ làm kỳ hiệu của mình, nhưng đó không phải là quốc kỳ mà chỉ là một kỳ hiệu của nhà vua; các vua chúa chọn lựa và thay đổi kỳ hiệu của họ một cách tùy hứng. Cờ vàng như một quốc kỳ đã chỉ được chọn vào năm 1948 bởi một số tay chân cũ của người Pháp hoàn toàn không có một sự chính đáng nào để thay mặt nhân dân Việt Nam quyết định quốc kỳ, với sự chứng kiến của Bảo Đại, ông vua bê bối, bất xứng và vô tích sự đã đầu hàng cộng sản và nhìn nhận cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ năm 1945. Vả lại, trên thực tế, cờ vàng cũng chưa bao giờ là một quốc kỳ Việt Nam mà chỉ là cờ của một trong hai phe trong một cuộc nội chiến, cũng tương tự như cờ đỏ sao vàng trước năm 1975, nhưng với một sự chính đáng kém hẳn (cờ đỏ sao vàng vào lúc ra đời đã được hầu hết mọi thành phần dân tộc nhìn nhận).

    Các chính quyền lấy cờ vàng làm biểu tượng cũng không phải là những chính quyền dân chủ. Trái lại những người kế tiếp nhau cầm quyền, từ 1948 đến 1975, từ Nguyễn Văn Xuân đến Nguyễn Văn Thiệu, đều chống dân chủ. Do áp lực của Hoa Kỳ, từ 1954 về sau họ bị bắt buộc phải chấp nhận một hình thức dân chủ bề ngoài nhưng họ dùng đủ trò gian trá để biến dân chủ thành một trò hề. Các chính quyền quốc gia đều hoặc tham nhũng hoặc quan liêu, đa số vừa tham nhũng vừa quan liêu. Cũng không có chính quyền nào lấy xây dựng dân chủ làm mục tiêu cả, chỉ có những người chấp nhận chế độ Việt Nam Cộng Hòa với hy vọng thay đổi được nó để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ nhưng họ chưa bao giờ nắm được vai trò chủ động. Như vậy cờ vàng từ lúc được kéo lên năm 1948 đến lúc bị hạ xuống năm 1975 chưa bao giờ là biểu tượng của dân chủ cả. Đây chỉ là một ý nghĩa mà một số người gán ghép cho nó từ sau 1975. Chúng ta có thể, và phải, tôn trọng cờ vàng vì những người đã hy sinh dưới lá cờ này, nhưng không phải vì thế mà gán cho nó một ý nghĩa mà trong suốt thời gian tồn tại nó chưa bao giờ có, nghĩa là dùng nó làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ. Nếu coi cờ vàng là tiêu biểu cho dân chủ thì phải hài lòng với một thứ dân chủ giả dối và bệnh hoạn. Cờ vàng càng không thể dùng làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho dân chủ vì một lý do khác: cuộc đấu tranh nào cũng đòi hỏi ý chí, quyết tâm, lòng tự hào và lòng tin vào thắng lợi, do đó không thể lấy lại lá cờ của một chế độ bạc nhược đã thất bại và đầu hàng.

    Việc một số người nằng nặc đòi áp đặt cờ vàng có tác dụng tai hại làm yếu đi phong trào dân chủ tại hải ngoại. Nó là một đòi hỏi quá nghịch lý để có thể chấp nhận được nhưng sự hung hăng của phe cờ vàng – và thái độ sẵn sàng phá đám của một số người trong họ – khiến nhiều người không dám nói ra lập trường của mình. Kết quả là bế tắc và bất lực.”
    ———————————-
    Hết trích.

Phản hồi