Phát biểu của Tổng thống B. Obama về Ai Cập
http://www.whitehouse.gov/the-press-office/2011/02/11/remarks-president-egypt
Tạ Dzu chuyển ngữ
Tổng thống: Xin chào buổi chiều tốt đẹp đến với tất cả mọi người. Trong cuộc sống của chúng ta, chỉ có một vài khoảnh khắc rất hãn hữu để làm chứng nhân chứng kiến lịch sử đang diễn ra. Đây là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi đó. Nhân dân Ai Cập lên tiếng, tiếng nói của họ được lắng nghe, và Ai Cập sẽ không bao giờ còn giống như trước đây.
Bằng cách rời bỏ quyền lực, Tổng thống Mubarak đã đáp lại lời kêu đòi khẩn thiết của dân chúng Ai Cập cho một sự thay đổi. Nhưng đây không phải là kết thúc quá trình chuyển đổi. Đó là một khởi đầu. Tôi chắc chắn sẽ có những ngày khó khăn trước mặt và nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Nhưng tôi tin tưởng quần chúng Ai Cập có thể tìm thấy câu trả lời một cách hòa bình xây dựng, và tinh thần đoàn kết đã xác định những tuần lễ vừa qua. Nhân dân Ai Cập minh chứng rằng chỉ có nền dân chủ chân chính mới đem đến những ngày tươi sáng.
Quân đội đã phục vụ trong tinh thần yêu nước, có trách nhiệm, và bây giờ sẽ phải bảo đảm rằng sự chuyển đổi đó là đáng tin cậy dưới cái nhìn của người dân Ai Cập. Điều đó có nghĩa là bảo vệ các quyền công dân, thu hồi lệnh giới nghiêm, sửa đổi hiến pháp và luật pháp để thực hiện sự thay đổi không thể đảo ngược, đồng thời đặt ra một lộ trình rõ ràng đối với cuộc bầu cử công bằng và tự do. Trên tất cả, trong tiến trình này, mọi tiếng nói khác biệt phải được tôn trọng. Tinh thần của cuộc nổi dậy hòa bình và sự kiên trì của người dân Ai Cập có thể được coi như luồng gió vũ bão đằng sau sự thay đổi đó.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là một người bạn và đối tác của Ai Cập. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp bất cứ hỗ trợ nào là cần thiết – thể theo yêu cầu – để theo đuổi sự chuyển đổi đáng tin cậy về một nền dân chủ. Tôi cũng tin tưởng rằng cùng với sự khôn khéo tương tự và tinh thần doanh nghiệp mà tuổi trẻ Ai Cập đã thể hiện trong những ngày gần đây có thể được khai thác để tạo ra cơ hội mới – việc làm và doanh nghiệp cho phép thế hệ đầy khả năng phi thường này cất cánh. Tôi biết rằng một Ai Cập dân chủ có thể đóng vai trò lãnh đạo có trách nhiệm không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.
Ai Cập thể hiện vai trò quan trọng trong lịch sử nhân loại hơn 6.000 năm. Nhưng trong vài tuần qua, bánh xe lịch sử đã quay với tốc độ chóng mặt khi nhân dân Ai Cập đòi hỏi những quyền phổ cập toàn thế giới của họ.
Chúng ta đã thấy những người mẹ và những người cha công kênh con cái của họ trên vai để chỉ cho chúng những gì thật sự tự do là như thế nào.
Chúng ta nhìn thấy một thanh niên Ai Cập nói rằng, “Lần đầu tiên trong đời, tôi thực sự quan trọng. Tiếng nói của tôi được lắng nghe. Mặc dù tôi chỉ là một con người (đơn lẻ), nhưng đây là cách thức mà nền dân chủ được thực thi”.
Chúng ta đã thấy những người biểu tình hô vang “Selmiyya, selmiyya”- “Chúng tôi rất hiền hòa” – được lập lại nhiều lần.
Chúng ta nhìn thấy quân đội không nã súng vào những người họ đã tuyên thệ phải bảo vệ.
Và chúng ta đã thấy các bác sĩ và y tá đổ xô ra đường phố để chăm sóc những người bị thương, tình nguyện viên kiểm tra người biểu tình để bảo đảm rằng họ không mang theo vũ khí.
Chúng ta đã thấy những người có đức tin cầu nguyện với nhau và cùng hô khẩu hiệu - “Hồi-giáo-hữu, Kitô hữu, Chúng tôi là một”. Mặc dù chúng ta biết rằng dị biệt niềm tin tôn giáo vẫn còn chia cách nhiều người trên thế giới và chưa có sự kiện đơn lẻ nào lấp đầy vực thẳm ngay lập tức, sự kiện đó nhắc nhở rằng chúng ta không cần phải minh xác bởi những sự khác biệt. Chúng ta được xác định bởi nền nhân bản phổ quát mà mọi người cùng chia sẻ.
Và trên hết, chúng ta đã thấy một thế hệ mới xuất hiện – thế hệ sử dụng sự sáng tạo, tài năng và kỹ thuật hiện đại để kêu gọi chính phủ đại diện cho niềm hy vọng chứ không phải nỗi lo âu của họ; một chính phủ đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của họ. Một người Ai Cập đã nói đơn giản là: Hầu hết mọi người đã phát hiện ra trong vài ngày vừa qua… họ có một giá trị nào đó, và điều này không thể bị tước bỏ, không bao giờ nữa hết.
Đây là sức mạnh của nhân phẩm con người và nó không bao giờ có thể bị từ chối. Nhân dân Ai Cập đã truyền cảm hứng cho chúng ta và họ đã thực hiện bằng cách từ chối sự bịa đặt rằng công lý chỉ có thể đạt được thông qua bạo lực. Với Ai Cập, đó là đạo-đức-lực bất bạo động – không khủng bố, không chém giết dã man – nhưng là bất bạo động, đạo-đức-lực đã uốn nắn cánh cung lịch sử về hướng công lý thêm một lần nữa.
Trong khi hiện trường và âm thanh nghe được hoàn toàn ở Ai Cập, chúng ta không thể không nghe thấy những tiếng vọng của lịch sử – tiếng vọng từ Đức phá đổ bức tường ô nhục, các sinh viên Nam Dương xuống đường, Gandhi dẫn dắt dân tộc ông đến con đường công lý.
Và như Martin Luther King đã nói trong việc kỷ niệm sự ra đời của một quốc gia mới ở Ghana trong khi cố gắng hoàn thiện chính dân tộc mình, “Có điều gì đó trong tâm hồn khóc thét lên cho tự do.” Đó là những tiếng thét đến từ Quảng trường Tahrir và được toàn thế giới ghi nhận.
Ngày hôm nay đã thuộc về quần chúng Ai Cập và nhân dân Hoa Kỳ xúc động bởi sự kiện xảy ra tại Cairo và toàn cõi Ai Cập, mang đặc tính mà chúng ta mong muốn con cháu chúng ta lớn lên trong thế giới như vậy.
Tahrir có nghĩa là sự giải phóng. Nó là một từ nói lên điều gì đó trong tâm hồn chúng ta muốn gào thét lên cho tự do. Và mãi mãi nó sẽ nhắc nhở chúng ta về nhân dân Ai Cập – những gì họ đã làm, những điều họ tranh đấu cho, làm thế nào họ thay đổi đất nước của họ, và trong khi làm điều đó, thay đổi cả thế giới.
Chân thành cảm ơn các bạn.
Bản tiếng Việt: Tạ Dzu
© Đàn Chim Việt
Hoa Ky khong co ban va khong co thu chi vi business thoi. Nen nho rang, Hoa Ky vien tro cho Ai Cap khoang 1.5 ti moi nam va vu khi va chi yeu cau chinh quyen Ai Cap ngan chan su anh huong cua Iran va ngan chan khung bo cung nhu song chung hoa binh voi Do Thai. Hoa Ky hau nhu truoc gio khong quan tam toi quyen loi tu do cua dan chung Ai Cap. Bang chung la truoc khi su viec xuong duong, Joe Biden goi Mubarak la ally. Hillary Clinton noi ve Ai Cap la moi dat nuoc “stable”.
Kính thưa Quý Vị “VNCH” lưu vong,
Đã gần 36 năm rồi (k/t 30-4-1975) mà qúy vị vẫn còn giữ thái độ “cay đắng” với Mỹ vì “phản bội” đồng minh VNCH, nên VNCH mới bị Bắc Việt cưởng chiếm.
Thiết tưởng, chúng ta hảy “tiên trách kỷ, hậu trách bỉ” cái đả. Theo thiển ý thì tại cái hoàn cảnh lịch sử của Việt-Nam ta mà thôi, trên thực tế, gần như đại đa số người dân Việt-Nam (đặc biệt là những thành phần ở các vùng nông thôn) đều nghỉ rằng đảng công sãn VN (hậu thân Việt-Minh chử tắt của “Việt Minh Cách Mạng Đồng Minh Hội” có công đánh Tây, đuổi Mỹ… (cho đến bây giờ cũng vẫn còn một thiều số “nông dân” vẫn còn thái độ cung kính HCM, mặc dù họ bị bọn cầm quyền hiện tại cướp cạn tài sản, nghèo sơ, nghèo xác).Tây “nhẩy ra”, Mỷ “nhẩy vào”, dựng Ngô Đình Diệm, truất phế Bảo Đại, thiết lập Đệ I, II Cộng Hòa (Dân chủ nửa vời), bao nhiêu tệ trạng, buôn lậu, tham nhủng, bị mua chuột, phản bội nhau, làm rối lọan chính trị, thì bảo sao Mỹ không bỏ.
Là một người “lính VNCH” tỵ nạn cs bình thường,bài học tối thiểu tôi học được, đó là “Chính sách siêu thực dụng” của Mỷ “không có kẻ thù muôn thuở, cũng chẳng có bạn muôn đời”. Thiết tưởng chúng ta cần phải có thái độ”nghiêm chỉnh” coi tại sao Mỹ “bỏ lơ” cho chế độ độc tài Mubarak gần 30 năm, nay lại quay 180 độ theo xu hướng tự do nhân bản theo đòi hỏi của nhân dân Ai Cập.
Và, đối với Việt-Nam, chúng ta cũng phải “nghiêm chỉnh” tìm hiểu coi tại sao ???:
1-Đã có hơn 100 thành phố có đông người Việt cư ngụ, được Chính quyền địa phương (Local Goverment) công nhận Cờ Vàng 3 sọc đỏ (Quốc kỳ VNCH). Trong khi đó, Chính quyền Liên Bang có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt-Nam cộng sãn. Mặt khác lại có những động thái (công khai, bán công khai) khuyến khích, giúp đở các tổ chức , cá nhân đối kháng nhà cầm quyền cs VN.
2-Và câu hoỉ sau cùng là Nếu nhân dân Việt-Nam tự động nổi lên xuống đường (biểu tình) đòi chế độ độc tài, đảng trị Việt-Nam trả lại quyền tự do dân chủ thì Chính phủ Mỷ có biểu đồng tình hay không??? Và Quân Đội Nhân Dân Việt-Nam có tỏ thái độ “trung lập” hay “bảo vệ” người biểu tình như Quân Đội Ai Cập đã đối xử với nhân dân họ?
Ánh sáng bình đẳng cho QUYỀN LÀM NGƯỜI đã đến với các dân tộc Châu Phi, nguồn nắng xuân ấm áp sẽ đem đến nền dân chủ tươi sáng chẳng riêng gì cho các sắc dân ở đây, mà nó sẽ còn toả rộng trên khắp thế giới, nhất là đối với một số nước Châu Á mà người dân vẫn còn phải sống trong các thể chế độc đảng chuyên quyền.
Ðất nước và dân tộc Việt Nam là một trong số các quốc gia mà quyền người dân thực sự không được tôn trọng, độc đảng độc tài vẫn còn ngự trị với nhiều sự trấn áp khủng bố tinh thần dân chúng, luôn bị nhà cầm quyền thực thi áp dụng với nhiều hình thức. Quyền tự do ngôn luận cũng như tự do tín ngưỡng bắt buộc phải đi theo một lề phải, mọi hành động hay lời nói phát biểu bất kỳ qua phương tiện nào, nếu đi theo lề bên trái sẽ bị kết tội là chống phá nhà nước và chính quyền, để rồi bị đánh đồng là phản động chống lại nhân dân. Một cách nói lấy được vốn có từ xưa nay, mà người dân Việt cũng đã quá quen thuộc cách nói cả vú lấp miệng em đó.
Quần chúng Ai Cập và Tunisia đã trở thành những chiến sĩ dân chủ tiên phong cho Châu Phi, đoàn lạc đà mang hương hoa lài theo con đường tơ luạ để đến với Châu Á, nơi mà bóng đêm bạo lực cường quyền vẫn còn đang ngự trị. Hương nồng diệu kỳ đó sẽ đánh thức bao người mông muội, như còn đang say ngủ với niềm hoan lạc ảo tưởng mộng mị cuồng dại. Sự đánh thức vô cùng cần thiết và rất đáng trân trọng, niềm mômg muội hoang dại trong nổi sợ hải triền miên gần biến thành tuyệt vọng. Như một luồng gió mới mát mẻ, khơi dậy lòng tự chủ với QUYỀN LÀM NGƯỜI, mà Thượng Ðế đã tuyệt đối bình đẳng ban cho muôn loài vạn loại trên khắp thế gian.
Bất kỳ quân đội cuả một đất nước nào, bảo vệ an toàn cho người dân là trách nhiệm và bổn phận cao cả, tổ quốc danh dự trách nhiệm là tiêu điểm cuả quân đội, tinh thần yêu nước thương dân luôn luôn phải được thể hiện trong mọi hoàn cảnh. Thiên An Môn Trung Quốc là một vết đen ô nhục cuả người lính, lịch sử thế giới đã và sẽ mãi mãi lên án hành động bạo lực phi nhân tính đó. Nó sẽ không thể được tiếp diễn, cho dù dưới một thể chế chính quyền nào, cũng không thể biện minh cho hành vi tồi tệ đó.
Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam, rồi cũng sẽ phải thực hiện được những gì đúng với danh nghiã cuả nó, khi có sự cố nào đó xảy ra trong ôn hoà không bạo động, người lính sẽ luôn đứng về phiá người dân để bảo vệ họ, ngoại trừ trường hợp manh động gây bất ổn có phương hại đến an ninh lảnh thổ đất nước. Sự bất ổn không ít thì nhiều do bàn tay bá quyền bành trướng thò thụt vào để phá rối, mong thưà nước đục thả câu, ngao cò tương tranh để làm ngư ông đắc lợi. Chiếm đảo lấn biển là mục tiêu phải thực hiện cho bằng được, mà kẻ bá quyền bành trướng hiện nay luôn luôn tìm kẻ hở để len vào.
Hướng chuyển hoá trong tương lai cuả Ai Cập, sẽ làm thay đổi một số sách lược cuả các trung tâm quyền lực thế giới. Hoa Kỳ sẽ phải lưu tâm rất nhiều đến khu vực nầy, khi chính quyền Ai Cập có sự thay đổi, Hoa Kỳ cũng phải có không ít những phương sách dự liệu trước, đáp ứng thích hợp cho mọi tình huống với bao diển biến khó lường hết được. Trước mắt là sự khan hiếm dầu hoả trong một thời gian, có thể ngắn mà cũng có thể kéo dài, hẳn nhiên Trung Quốc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong mặt nầy. Hiệu ứng dân chủ toàn cầu, mới thực sự là nổi lo trong lòng không dứt cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Chọn Obama làm Tổng Thống, Hoa Kỳ có thể nói đã có tầm nhìn rất xa cho mọi diễn tiến chính trị thế giới, khi sự thay đổi Châu Phi ngày hôm nay đang xãy ra, một sự chuyển hoá dân chủ cuả tuyệt đại đa số người dân da đen Châu Phi Hồi Giáo. Cũng rất có thể Obama sẽ tái đắc cử một nhiệm kỳ nưã, nếu một số nước Châu Phi nhất là Ai Cập, vẫn không tách khỏi vòng tay tương trợ cuả Hoa Kỳ. Hoà bình Trung Ðông cũng vẫn phải giử được sự ổn định cần thiết, cho dù ai cũng thấy được cái lò lưả đó có cơ bùng phát. Hơn ai hết, Trung Quốc vẫn muốn lò lưả đó bùng lên càng mạnh càng tốt, họ sẽ ung dung tự tại lấn chiếm biển đảo chung quanh nước họ thêm nưã. Nới rộng ra Cái Thòng Lọng Vô Hình, xiết dần lấy đất nước Trung Quốc trong Vòng Ðai Cương Toả khép kín, Ấn Nhật Úc sẽ có một điểm đứng quan trọng trong tương lai ở khu vực nầy.
Ngoại giao đa cực để tự chuyển hoá là con đường khôn ngoan cuả Việt Nam, khi mà trước đêm chuyển hoá mọi sự chuẩn bị chu đáo an toàn đối với sự cuồng nộ cuả bảo táp. Hiệu ứng sẽ tiếp diễn không thể chận dừng lại, đó là nổi lo sợ hàng đầu cuả chính Trung Quốc. Một trong hai lá chắn bị vỡ, đồng nghiã với sự tan rã sẽ phải đến với họ.
Xin trân trọng.
VẠN LỜI DỐI TRÁ hoa mỹ , không bằng 1 SỰ THẬT XẤU XÍ trần trụi .
Rõ ràng – cũng như với 25 năm VNCH trước đây – Đồng minh HK đã cưng nựng nuôi dưỡng Chế độ 30 năm độc tài Mubarăc , để rồi khi không thể ngăn cản sự nổi dậy của Dân chúng , thì đồng minh tin cậy thuở nào bỗng trở mặt ngoắt nghéo quay đi .
Dù cố uốn 3 tấc lưỡi dẻo thế nào. Dù ngụy biện khéo đẹp đến đâu . Nhưng sự tráo trở kia của những kẻ phản bội , đã khiến hàng triệu cái chết của bao người trong chế độ VNCH bỗng dưng trở nên VÔ NGHĨA . ..
Những cái chết … để cuối cùng cho 1 kết quả – Tổng Thống cuống cuồng trốn chạy , Chế độ tan tành vỡ nát …Hư không .
Dong y voi ban. My chi co business thoi. Su quan he tot dep voi Mubarak va 1.5 ti va vu khi
vien tro de doi lai chinh quyen Ai Cap duy tri moi quan he tot dep voi Do Thai va ngan chan su anh huong cua Iran cung nhu ngan chan su banh truong cua khung bo. Bang chung la Joe Biden goi Mubarak la “ally” va Hillary Clinton noi dat nuoc Ai Cap rat la “stable” truoc khi su co say ra. Obama tham chi con khuyen bao Mubarak roi sau do lai quay 180 do.
CÁCH MẠNG INTERNET
Nếu 200 năm trước đây cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật (máy hơi nước) làm thay đổi cục diện thế giới, đẻ ra tầng lớp tư bản “bóc lột” và khối Cộng Sản “chuyên chế vô sản” …thì ngày nay chúng ta lại là nhân chứng lịch sử của cuộc “Cách Mạng Internet”: quyền tự do ngôn luận, trao đổi thông tin nhạy bén đã nằm trong tay quần chúng. Cho nên chỉ có những quốc gia độc tài chuyên chế, bóp nghẹt nhân quyền, mới thực sự lo sợ mạng lưới Internet mà thôi.
Nên nhớ rằng Obama cũng đã từng nhờ mạng lưới Internet của đông đảo quần chúng bình dân ủng hộ, trao đổi, mách nước mà ông đã chiến thắng vinh quang qua hai cuộc phổ thông đầu phiếu vào chiếc ghế tổng thống Hoa Kỳ. Trong cuộc viếng thăm Trung Quốc hồi năm ngoái, ông đã yêu cầu được gặp thân hữu với đông đảo sinh viên TQ, nhưng nhà cầm quyền Bắc Kinh lo ngại chỉ dàn xếp một buổi nói chuyện nhỏ với vài trăm “sinh viên” do họ chọn lựa. Trong buổi noí chuyện đó Obama chỉ đề cập đến “quyền tự do thông tin, ngôn luận trên Internet” mà thôi.
Thuở thiếu niên tôi đã từng chứng kiến tình hình chính trị miền Nam VN chao đảo mất trật tự sau khi ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ (1964-1967), hai tôn giáo lớn nhất nước ra mặt chống đối kịch liệt, ngày nào cũng có biểu tình (gậy gộc, giáo mác) giữa trung tâm Sai Gon, quân đội thì đang phân chia bè phái kèn cựa với nhau, ngoài mặt trận thì tiếng súng chưa tắt, cho nên phe Cộng Sản đã lợi dụng tình thế hỗn loạn đó để đưa người xâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội nhiều hơn. Bài học này sẽ khiến Hoa Kỳ thận trọng hơn sau khi Moubarak ra đi, vì bọn bành trướng TQ (giàu nhất thế giới) có thể nhảy xổ vào mưu tìm thế lực trong tương lai.
Để xem chính quyền VN có rút tỉa gì được qua những bài học dân chủ ở Trung Đông.
…Nhưng cũng buồn thay… khi mà những lời hoa mỹ kia của những đời TT HK – không che đậy được BỘ MẶT TRÁO TRỞ của ĐỒNG MINH với nhau – càng làm chúng ta nhớ lại nỗi thất vọng ê chề và thảm bại não nề của VNCH trong Xuân 1975 .
CÁM Ơn Và HOAN NGENH DICH GIẢ TẠDZU
Tôi đã nge và biêts đến sức mạnh của đạo đức và ý chí , lần đầu ở đây nghe được Đạo Đức Lực của tiên sinh dịch gỉa TạDzu , hy vọng từ vựng này có thế khái quát hóa và nhắc nhở những ngươi Việt quá nhiều máu thực dụng và lối tư duy trực giác rằng trong cái vô hình có sức mạnh hữu hình đấy !
Cám ơn bài dịch của anh Tạ Dzu! Có lẽ VN ngày mai trời lại sáng.
Xem lại bài diễn văn ở đây
http://www.youtube.com/watch?v=Kr8RV3YXXkk
Mot bai phat bieu ngoai. giao nhung hoan` hao? va tuyet voi
Cong dan so 1 cua the gioi co khac .