Vì sao Trung Quốc đang tức giận?
Mấy tháng nay liên tục báo chí tại Hongkong và tại Thượng hải đều đăng hàng loạt những lời phát biểu của nhiều nhà lãnh đạo Trung quốc nhưng với các bút danh khác nhau nói về sự tức giận của Bắc Kinh trước một “liên minh” gồm các nước láng giềng với Mỹ để đối đầu với Trung quốc. Ngày hôm qua, 5/02/2011, trên tạp chí Trung Quốc Cầu Thị nói về việc Bắc Kinh quan ngại trước khả năng các nước láng giềng tham gia một “liên minh chống Trung Quốc” do Mỹ dẫn đầu. Bài viết gợi ý một “chiến lược bẩy hướng”, sử dụng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc để tạo dựng một liên minh mới ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực. Bài báo đặc biệt chĩa mũi nhọn vào việc lên án Mỹ đã là kẻ chủ lôi kéo liên kết với những nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Úc, Philippines, Indonesia và Hàn Quốc.
Vẫn theo bài báo, có thể thấy những lời mà các bài báo này viết lời nói khác thường vượt dần ra ngoài ngôn ngữ ngoại giao thông thường tỏ ra tức tối với lời quy tội rất nặng đối với người bạn đồng minh lâu nay là Hoa kỳ như sau: “điều đặc biệt không thể dung thứ được là Mỹ đã trắng trợn khuyến khích các nước láng giềng của Trung Quốc đi vào con đường chống Trung Quốc”. Bài viết có tựa đề “Trung Quốc đối phó thế nào với chiến lược của Mỹ kềm chế Trung Quốc” (How China deals with the U.S. strategy to contain China) xuất hiện trên trang mạng điện tử Anh ngữ Chinascope ngày 12 tháng 2, 2011 dịch lại bài viết bằng Trung văn trên nguyệt san Qiushi (Cầu Thị) là cơ quan ngôn luận chính thức của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng Cộng Sản Trung Quốc.
Những tiếng nói trên danh nghĩa của dân chúng Trung quốc khiến cho bạn đọp khắp nơi trên thế giới và đặc biệt là Việt nam phải quan tâm nhưng bao lần khi phía Việt nam hỏi nhà cầm quyền trung quốc về các thái độ nước lớn và có ý hăm dọa các nước láng giềng, khơi mào phát động chiến tranh không phù họp với chủ trương mà Trung quốc đã ký kết với phía Việt nam thì luôn được trả lời rằng: ” đó là tiếng nói của nhân dân. Nhân dân có quyền bày tỏ các chính kiến quan điểm của mình về mọi vấn đề và không phải là tiếng nói của Đảng và nhà nước Trung quốc”. Nhưng nay người ta đặc biệt chú ý đến lời phát ngôn vô cùng cao ngạo của những nhà lãnh đạo cao cấp trong bộ máy Đảng và nhà nước Trung quốc là ông Từ Vận Hồng (Xu Yunhong ), một ủy viên dự khuyết dự khuyết của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng, chuyên lo về chính sách đối ngoại của Trung quốc được đăng tải trên tạp chí Qiushi ngày 10 tháng 12, 2010 thì vấn đề đã khác. Sau khi vạch ra chiến lược 6 mặt của Hoa Kỳ nhằm chế ngự Trung Quốc đã đề nghị chiến lược 7 mặt chống lại bằng những biện pháp rất tinh vi và nguy hiểm chủ yếu dựa vào sức mạnh về Kinh tế và quân sự của một Trung quốc mạnh như: “các nước láng giềng đang bị thâm thủng mậu dịch rất lớn với Trung Quốc, nếu làm cho Trung Quốc khổ thì họ khốn khổ hơn. Ðây là mặt chiến tranh kinh tế Bắc Kinh sẽ tận dụng với các ưu thế hiển nhiên… vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc ngày nay là gì ? Đó là sức mạnh kinh tế, đặc biệt là dự trữ ngoại tệ của chúng ta. Vấn đề then chốt là sử dụng tốt sức mạnh này”. Tác giả Từ Vận Hồng nhấn mạnh, “Trung Quốc cần đưa ra một tín hiệu rõ ràng cho các nước láng giềng biết rằng chúng ta không sợ chiến tranh và chúng ta chuẩn bị để có thể tiến hành chiến tranh bất kỳ lúc nào nhằm bảo vệ các quyền lợi của chúng ta”, rằng “thương mại quốc tế cần Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần” và tăng cường sức mạnh kinh tế Trung Quốc là “những cách thức có hiệu quả nhất để tránh chiến tranh”.
Sau khi lên án gay gắt Hoa kỳ về việc kích động các nước Đông nam Á để tạo một mặt trận chống Trung quốc,ông Hồng nói: “Mỹ thường xuyên thuyết phục Nam Hàn, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác là láng giềng của Trung Quốc tham dự tập trận hải quân chung ở biển Nam Trung Hoa” (tức biển Ðông). Bài viết trên tạp chí Qiushi nói. “Mục đích của họ rất rõ: bao vây Trung Quốc bằng quân sự.”
Ðể đối phó lại, có thể nói Xu Yunhong đã chẳng giấu giếm nói thẳng thái độ của một đế chế nước lớn như sau: “Nếu bạn bè tới, chúng ta mời họ uống rượu. Nếu chó rừng tới, chúng ta có súng cho chúng,”
Người ta thử hỏi làm thế nào để làm người bạn thân của Trung quốc? Phải chăng Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á phải từ nay công nhận đường hàng hải quốc tế trên biển Đông là của Trung quốc và khi vào đây phải xin phép họ hoặc có thể khi cần họ sẽ bắt các tầu cuấcc nước vào khu vực này phải nộp tiền phí cho hộ chăng? Và khi không thích ai, khi cơn canh không ngon là họ có thể cấm không cho tầu bất kỳ nước nào đó ra vào khu vực nay?
Nước Mỹ là một đại cường quốc đã có mặt trên tuyến lộ này từ những thập kỷ 1780 và là người được mệnh danh là chủ soái biển Đông với Hạm đội 7 trong những năm 1964 đến 1975 mà mạch huyết kinh tế với Nhật, Nam Triều tiên chiếm 45 % kinh tế buôn bán quốc tế nay phải xin phép Trung quốc chăng? Các quốc gia Nhật và Nam hàn, Nga v.v…từ nay muốn xuống phía Nam và các quốc gia như philipine, Indonexia, Malaixia, Sinhgapo, Úc v.v…muốn buôn bán với thế giới bên ngoài cũng phải xin phép Thiên Nam Hải chăng? Còn Việt nam, nước chủ nhân của vùng biển này nay cũng phải tuân thủ xin phép ông hàng xóm để được đi lại trên chính vũng biển của mình? Thật là một đạo lý đi ngược không có tiền lệ trong quan hệ quốc tế xưa nay mà chỉ có ông hoàng Trung hoa mới thời hiện đại mới có luật rừng luật biển kiểu này.
Khi biết rằng dù cho nhiều tầu chiến, hạm đội, tầu ngầm và các phương tiện mạnh nhất của minh đi lại khu vực này, hay thường xuyên bỏ tiền khổng lồ cho các cuộc tập trận với sự phối hợp đủ loại binh chủ hiện đại như là sự răn đe các quốc gia không có hiệu quả thậm chí lại bị phản tác dụng đó là càng khiến các quốc gia Đông Nam Á kiên quyết đưa vấn đề biển Đông ra trước hội nghị quốc tế, thay bằng giải pháp giải quyết song phương nay họ chỉ chấp nhận cách làm việc đa phương mà hội nghị các quốc gia Đông Nam Á tại Hà nội vừa qua đã chứng minh quyết tâm đó. Lại nữa, các cuộc tập trận “Hổ Mang Vàng” lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay đang được diễn ra giữ quân đội Hoa kỳ và một loạt quốc gia đông Nam Á đã cho thấy Trung quốc không thể trông chờ cách giải quyết bằng sức mạnh quân sự được. Người ta đặc biệt đánh giá cao sự thành công của ngoại giao Việt nam trong vấn đề quốc tế hóa vấn đề giải quyết tranh chấp biển Đông năm 2010 và nay dư luận quốc tế rất quan tâm đến hội nghị Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) mới đây diễn ra ở Hà nội với sự tham gia của Hoa kỹ và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á này. Tại hội nghị này chắc chắn bản thông điệp mạnh mẽ và đầy tính thống nhất cao sẽ khiến Trung quốc phải ngồi để suy nghĩ đó là: Mỹ đề xuất tổ chức ADMM+ thường xuyên hơn. Ông R. Sơ (R. Scher), Phó trợ lý Bộ trưởng Quốcphòng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Nam Á, cho rằng cần xem xét tiến hành Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) thường xuyên hơn.
Về quân sự rõ ràng Trung quốc không thể dựa vào những gì hiện có để có thể lấn át khối đoàn kết vững chắc này một khi nó trở thành một liên minh. Còn về kinh tế thì Trung quốc là quốc gia truyền thống sống bằng xuất khẩu một khi các nước tẩy chay hay cấm vận kinh tế thì ông chủ hàng nhái này cũng phải ngồi khóc mà thôi sao có thể nói lấy kinh tế đe dọa người? Lại nữa với dân số hàng tỷ người khi mà đất canh tác ngày càng bị đô thị hóa làm teo nhỏ lại và tình trạng hạn hán, sa mạc hóa từ Nội mông đến tần sát chân Thượng hải thì thử hỏi nếu Trung quốc chơi bài dùng cấm vận kinh tế Việt nam thì sẽ ra sao? Chắc chắn là nạn đói xẩy ra dù trong tay có cả một núi tiền. Trung quốc thừa hiểu 45 % gạo cung cấp cho đất nước này là đến từ Việt nam qua các cửa khẩu bằng đường chính thức và cả đường lái buôn tư nhân. Nếu Thái lan cùng phối hợp hành động một khi Trung quốc muốn dùng cách vẫn làm là ” ấy tiền để lên mặt kẻ khác” thì cái dạ dầy của họ bị thắt lại trước tiên. Lợi thế này là của Việt nam và các nước trong vũng sống Mê kông này.
Trung quốc thừa biết quan hệ buốn bán với Trung quốc lợi cho Việt nam và các quốc gia nhỏ bé thì ít mà chịu đòn nhập siêu lớn thì nhiều. Những hàng ế, kém phẩm chất và có khi độc hại thường họ đã phải lãnh đủ. Vậy nếu chấm dứt nó thì lợi hay hại cho Trung quốc đây? Như vậy lời cố vấn chiến lược của ông Từ Vận Hồng là đem lời xui dại hay xui khôn lãnh đạo Trung quốc đây?
Dư luận biết rằng phía Việt nam đã hết sức nhún nhường với ông hàng xóm rất khó chịu này và những cuộc đàm phán song phương đã diễn ra nhưng “tình hữu nghị” và các “chữ vàng” hình như Bắc Kinh đã cất sâu vào ngăn kéo và thay vào đó trên bàn thương thảo chỉ là bản đồ hàng hải đường lưỡi bò cùng thái độ vô cảm và sự ngộ nhận đến lạ lùng là: “chẳng những đưởng biển quốc tế mà cả khu biển thuộc chủ quyền của Việt nam Trung quốc vẫn khăng khăng tuyên thệ là của mình dù chẳng có một chút dù là nhỏ bằng chứng lịch sử nào.”
Vậy với lý do gì mà Trung quốc tức giận? Có lẽ vì họ đã có thói quyen là các nước nhỏ không được phép đòi hỏi sự bình đẳng, công bằng và chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của mình chăng? Họ không được quyền quan hệ với bất kỳ quốc gia nào nếu Trung quốc không muốn? Chắc chắn người Việt nam không bao giờ có thói quen này và bốn nghìn năm qua và lịch sử mói ngày hôm qua đã chứng minh điều đó.
Ngày 14 tháng 2 năm 2011.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt
Kể từ khi Hồ hun hít Mao, Trung Cộng đã dạy cho lũ VC một bài học vào năm 1979. Trung Cộng cần phải dạy cho VC một bài học tiếp theo!
Chúng tôi thấy từ xưa đến nay ông Nguyễn Hiền chuyên vào báo góp ý kiến láo lếu biện minh, che chắn bảo vệ Trung quốc. Có lẽ ông ta là phát ngôn viên cho chú Tầu khựa hay sao? Bài nào cũng chõ mũi vào rồi bậy ra đó rồi lại chạy sang bài khác. Đúng như các bạn đọc đã góp ý cần phải vạch mặt anh ta và không nên đọc những gì anh ta viết là tốt nhất. Hãy bơ hắn đi như củ ráy ngứa hay củ khoai môn là tốt hơn.
Trần Đức Trung ( Hà nội)
Chúng tôi thật bức xúc là sắp tới đây, ngày 17-2, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 3-2-2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập phòng ngự đảo tại quần đảo Hoàng Sa theo như tin của mạng Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc đưa ngày 5-2-2011, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nêu rõ: “Việc hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập tại quần đảo Hoàng Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam…
Vậy thử hỏi đàm phán song phương còn có giá trị gì nữa mà đàm? Giờ đã đến lúc Đảng và Nhà nước Việt nam phải liên kết mạnh mẽ với Hao Kỳ để chống trả sự bành trướng của Trung quốc nếu không đã là quá muộn. Hiện nay phía Hoa kỳ vẫn tha thiết mong muốn mời phía Việt nam tập trận chung với quy mô lớn với mình mà Việt nam vẫn chần chừ. Vậy để Trung quốc cướp đảo biển của mình sao?
Chúng tôi thấy bài viết của ông Nguyễn Hoàng Hà thật chính xác và giá trị vô cùng. Tôi cũng như nhiều bạn đọc vẫn tin là Nhà nước Việt nam phải đi đến quyết định để thành một mặt trận chung cùng Hoa kỳ và các nước Asian để ngăn chặn Trung quốc.
Ông Nguyễn Hoàng Hà thật là một tiên tri giỏi được bạn đọc càng yêu quý. Tôi rất muốn đọc các bài viết của ông là vì vậy.
Trần Đức Trung ( Hà nội)
Sự cảnh báo của ông Nguyễn Hoàng Hà thật chính xác, hôm nay báo Thanh niên và hàng loạt báo chí trong nước đã đăng tin về gạo lạ vào Việt nam. vì vấn đề nhạy cảm mà các báo chỉ giám nói là gạo là mà không giám nêu xuất sứ nhưng đều kêu gọi bà con phải cảnh giác vì sợ gạo ngộ độc. Chúng tôi xin gửi toàn bài để quý vị đọc và để vạch mặt tên Nguyễn Hiền, kẻ luôn bảo vệ cho Trung quốc và hay ló mặt trên báo này xuyên tạc nhiều vấn đề.
Nguyễn Thị Lan.
Cảnh giác với gạo ‘lạ’
Tiết lộ sơ đồ phân bố gạo nhiễm độc . Gạo Trung Quốc nhiễm độc vì khai thác mỏ
Người dân TP.HCM hiện đang bàn tán về loại gạo “lạ”, đẹp mắt với giá rẻ bất ngờ.
Gạo bình thường dù xay thế nào cũng phải có ít nhất 5% tấm và hình dáng không thẳng, đẹp nguyên vẹn (Nguồn: Interner).
Theo đó, loại gạo này hạt dài, nhỏ hơn gạo bình thường và đều tăm tắp. Khi nấu thì cơm không nở nhiều, không có mùi thơm và tơi, dai dai.
Theo tìm hiểu, hầu như chưa người bán nào mà chúng tôi tiếp xúc tận mắt được chiêm ngưỡng loại gạo “độc” này. Nhiều người kinh doanh gạo tại các quận Tân Bình, Tân Phú, Q.12… cho biết họ chưa từng thấy loại gạo này.
Chị Ngọc Diệu, chủ đại lý gạo Ngọc Diệu (Hoàng Hoa Thám, P.12, Q.Tân Bình) cho biết, thường thấy mấy người chở một hai bao gạo bằng xe đạp, xe máy vào các hẻm sâu để bán lẻ cho người dân. Có nhiều người “lười” ra đại lý mua, lại thấy gạo đẹp, rẻ nên ham và mua.
Tuy chưa thể kết luận gạo nói trên là loại gì nhưng chị Diệu cho biết, gạo rẻ thì khó đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, những người bán dạo chỉ xuất hiện chào bán một lần rồi… “mất tích” nên khi mua nhầm gạo bất thường cũng không biết đâu đổi lại.
Chị Diệu cũng nói thêm, bất kỳ nhà máy gạo dù xay kiểu gì thì gạo cũng có tấm, ít nhất là gạo 5% tấm. Gạo phải có gạo gãy, nứt và mùi cám. Nếu người bán chào loại gạo đều mười mươi, hạt dài thẳng đuột thì người mua cần xem lại.
Tương tự, chị Bảo Ngọc, chủ đại lý gạo Bảo Ngọc (đường Phan Văn Hớn, P.Tân Thới Nhất, Q.12) cho biết, chưa thấy loại gạo “lạ” như báo chí đăng.
“Đối với loại gạo “lạ” mà báo chí đăng thì người chào bán chỉ có thể lừa các đại lý mới mở vì chưa có kinh nghiệm hoặc người dân lao động ham rẻ lại không rành về gạo”, chị Ngọc nói.
Một chủ đại lý gạo tại Q.10 cho biết đã nghe râm ran xuất hiện gạo “tổng hợp” do những người bán dạo hoặc đại lý không có địa chỉ cụ thể chào bán.
Tuy nhiên, cũng chỉ nghe đồn đại vậy thôi chứ chưa tận mắt thấy loại gạo này. Nếu có người chào bán, người dân nên tránh, đừng ham rẻ mà mang bệnh.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện chưa thể đưa ra kết luận chính thức gì về những hạt gạo “lạ” này.
“Phải phân tích cụ thể các chỉ số về chất lượng gạo mới xác định được đây là gạo gì. Tôi đã chỉ đạo cán bộ trong TP.HCM lấy mẫu gửi đi phân tích tại các phòng thí nghiệm”, ông Ngọc cho biết.
Theo ông Ngọc, hiện có nhiều giống lúa khác nhau nên mới chỉ nhìn bề ngoài khó mà khẳng định hạt gạo đó là gạo gì. Ông Ngọc cũng không loại trừ khả năng những hạt gạo “lạ” này là gạo nhân tạo được làm từ nhựa đã phát hiện trên thị trường Trung Quốc trong thời gian vừa qua.
“Khi chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng, tốt nhất người dân chưa nên sử dụng loại gạo này”, ông Ngọc khuyến cáo. Quang Duẩn (ghi)
Theo Hoàng Việt
Thanh niên
Trung quốc luôn không bao giờ có ý định trả các đảo đachiếm cho Việt nam mà con lấy thêm nữa bằng vũ lực khi dọn đường dư luận mà bắt đầu là đưa ra bản đồ lưỡi bò để thăm dò. Việt nam thì sợ Trung quốc đến đái ra quần chứ nói gì đến việc đòi lại chủ quyền đảo biển. Tôi cho rằng bài viết của ông Hoàng Hà rất có ý nghĩa để cảnh báo nhà nước Việt nam phải nên làm gì để bảo vệ lãnh hải đảo biển của mình. Nhưng tôi tin là họ đọc nhưng không muốn làm mất lòng ông bạn bằng trước này và thâm chí còn sợ không giám nói ra những gì mình thấy, mình nghĩ và phản đối.
Trần Quyết Thắng ( Đảo Cồn cỏ)
“Tầu to tát,bởi vì ta quỳ xuống
Có gì đâu,mà cầu cống,van xin
Có gì đâu,sao nuốt mãi căm hờn?
Hãy đứng dậy,ta có quyền vui sống”
Phải chăng các người cầm quyền CSVN chưa học”bài học 1979″của Đặng tiểu Bình,nên khoanh tay đợi bác Hồ(cẩm Đào cho thêm”bài học thứ 2″,vì còn chậm thực thi những lời dậy(từ 14/6/1993) của cựu Thứ trưởng ngoại giao Trần quang Cơ như sau:
*”Do TQ thi hành chính sách”hai mặt”(loại”vừa đánh trống,vừa ăn cướp”),nên đối sách của ta cũng gồm 2 mặt:vừa hợp tác,vừa đấu tranh…không đặt các nước khác trước sự lựa chọn TQ,hoặc VN…Biện pháp tối ưu lúc này là chủ động tạo nên cục diện các nước lớn và ASEAN có lợi ích kinh tế,an ninh ngày càng lớn trong quan hệ với VN,công với sự lớn mạnh càng nhanh,càng tốt của bản thân chúng ta,sẽ là sự răn đe có hiệu quả tốt nhất(thấy tại Hội nghị ASEAN+Mỹ ở Hà nội 2010) đối với hoạt động lấn chiếm của TQ”.
**”Xúc tiến việc xác nhận phạm vi của Trường Sa để xem xét khái niệm”khai thác chung”(CSVN đã bắt đầu với Thái Lan,và Malaysia),phá ý đồ TQ lôi dụng vấn đề này để chia rẽ,phân hóa giữa ta và ASEAN”
***”Chuẩn bị khả năng đưa ra Tòa Án ,hoặc trọng tài Quốc tế,vấn đề TQ vi phạm thềm lục địa của ta”. Chưa thấy CSVN hợp tác với các Luật gia quốc tế(không”ủng hộ”mà phải trả tiền,nhưng CSVN muốn dành tiền cho Vinashin,hay Tổn công Ty dầu khí”đốt”tiền vay ở nước ngoài?!),hoặc các chuyên gia VK về Biển Đông,vì CSVN bị mặc cảm của”Đỉnh cao,trí tuệ”…thấp?!
****”Đến lúc nào đó,ta nên tính đến khả năng mở cảng Cam Ranh thành 1 thương cảng cho các tầu quốc tế ra vào,kể cả tầu Mỹ,tạo sự có mặt của nhiều quốc gia ở khu vực biển Đông,ngăn ý đồ độc chiếm của TQ.Sang tất nhiên ta phải có chính sách,và luật pháp chặt chẽ để bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia”.Gần đây(2010,chậm 17 năm sau lời khuyên!)CSVN mới tuyên bố”mở”Cam Ranh cho các tầu quốc tế.
Giá trị”hiến kế” của ông Trần quang Cơ(đã từ chối thay BT.ngoại giao Nguyễn cơ Thạch năm 1991, và tự rút ra khỏi Ban Chấp Hành trung ương Đảng năm 1993) thì ai(cả TQ)cũng thấy hiệu quả quan trọng trong năm 2010,khi TQ phải”dấu dịu”với ASEAN,và Mỹ.
Khác hẳn với mách kế cho TQ của Kong-Hỉ-En(giả tên Nguyển Hiền),để tránh cho TQ khỏi”tháo chạy”trong 1 trận”Điện Biên trên biển Đông”(mang theo Kong-Hi-En chui trong”ống đồng để tránh tên lửa của VN!),và khi Kong-Hi-En “ước mong Tầu Mỹ đi đúng hướng,đừng mê mờ vì một người con gái VC thiếu chung thủy”,thì ai(cả cô Phạm thị Bích Hằng) cũng nên thương Kong-Hi-En đã bị”con gái VC”cắm sừng với…GI Mỹ”đen” có gì to hơn Kống-Hỉ?!!
1/ Chuẩn bị khả năng đưa ra tòa án QT ư? Hãy để Philipine làm trước (ăn cơm đi trước-lội nước theo sau) sau ta rút kinh nghiệm vẫn chưa muộn. Nếu thấy thuân lợi ta hùa theo với Philipine cũng vẫn kịp cơ mà. Cần thận trọng, chơi với tàu phù đâu có dễ. Chúng cũng không ít bài thâm độc đâu. Cảnh giác vẫn hơn?
2/ bao giờ thì mở của Cam ranh? Mở rồi mà ông không biết à? Tàu Mỹ vào sửa chữa và nằm ì ở đó đến cái thứ 6 rồi .Nga thì đang xây tram sửa chữa hiện đại tại đây…
3/ VN liên kết với Ấn Độ ra sao ông cũng không biết à. Ấn đã tuyên bố chính thức đưa tàu chiến vào bảo về mấy mỏ dầu khí ở BĐ liên kết với VN. Mới đây Việt Ấn vưa ký Hiệp ước cam kết bảo vệ tàu thuyền của nhau nếu gặp nạn (bảo vệ ở mức tói đa coi như chính tàu của mình gặp nạn. Nạn là gì? Bão cũng là nạn. Cướp cũng là Nạn và tàu lạ tấn công cũng là nạn….ông bạn à
4/ Liên kết với Nhật, với Nga, với Úc….ông cũng không biết sao?? Chán!