WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế nào là một xã hội tham nhũng?

Thông thường tâm lý con ông cháu cha, tâm lý đặt người theo dây mơ rễ má, là ý nghĩa phổ biến chung ở con người, hay ít ra cũng là thói quen thường gặp của người Việt Nam nói chung, đây là thói rất xấu, rất tai hại cho xã hội, mà phần lớn nhiều người phớt lờ, không ý thức, hay coi như chuyện nhỏ. Đây là tâm lý công thần, tâm lý tự bảo vệ, tâm lý thủ lợi cá nhân, mà nó có từ đầu ngay khi một nhà nước còn phôi thai, như đưa những người vào chính quyền, đưa con em du học, tự phân phối các quyền lợi cần thiết nào đó cho bản thân, cho phe cánh, cho các đồng đội của mình ưu tiên trước nhất, thay vì chỉ nghĩ đến sự công bằng chung, ích lợi chung, tình người và ý nghĩa về tài năng trong xã hội. Mục đích của sự củng cố thế lực, bảo đảm sự tồn tại và sự thành công, chiến thắng, cho dù mục đích của tất cả mọi điều đó là gì, cũng là sự châm ngòi vô hình chung cho mọi tia lửa nhỏ, mọi mọi vết xe đổ, mọi sự bột phát, cũng như mọi hiện tượng xã hội bất trị về sau này. Ngày xưa, trong các chế độ quân chủ vững mạnh, tính cách thi cử để chọn người, tính cách sàn lọc để dùng người thường tỏ ra có ý thức và nghiêm chỉnh, đó chính là ý nghĩa của những thực tế xã hội tốt đẹp và lành mạnh, ít ra cũng là trong những điều kiện khách quan của chính xã hội đó. Đó là chưa nói đến chính sách đào tạo, giáo dục, luôn luôn là chính sách vì xã hội, tức quốc kế dân sinh là chính, mà không phải vì những mục đích đặc thù chính trị nào cả, thậm chí không phải vì mục đích ý thức hệ như vốn xảy ra ở một số nước trong xã hội hiện đại và trong ý nghĩa hiểu theo từ ngữ hiện đại.

Thế thỉ rõ ràng khi một nền giáo dục mang ý nghĩa giáo dục giả tạo hoặc phiến diện, sẽ dẫn đến kết quả là đào tạo ra những con người giả tạo, phiến diện là điều tất yếu, tự nhiên, không thể nào tránh khỏi. Tất nhiên đây là nói chung, là tính khái quát hóa, mặc dầu trong thực tế có khi không tuyệt đối hoặc hoàn toàn như vậy, nhưng dù sao đó cũng là điều cơ bản. Bởi vì, đôi khi mỗi cá nhân còn có cá tính, còn truyền thông, nền nếp, giáo dục gia đình phụ trợ vào, do sự tự ý thức của bản thân, nên không phải hoàn toàn chịu khuôn đúc của xã hội, nhưng cơ bản ý nghĩa giáo dục của xã hội là không thể tránh khỏi. Nói thẳng thừng ra, khi giáo dục ý thức hệ được coi là căn bản, nhưng nếu ý thức hệ đó là không thực tế, không hội đủ bản chất khoa học, hay chỉ mang tính cách giả tạo, tất nhiên toàn bộ guồng máy đào tạo đó về mọi phương diện cũng đều thành giả tạo, và ý nghĩa đầu ra của nó, tức những con người cụ thể đào tạo ra, phần lớn cũng chỉ là giả tạo. Ý nghĩa hay giá trị sống của mỗi con người phần lớn là tự tin vào bản thân mình, tin vào người khác, tin vào xã hội, tức tin vào những ý nghĩa, những giá trị, những điều đúng khách quan, điều đó tạo cho họ có nền nếp, có quy củ, có mục đích đúng đắn và giá trị thực sự trong đời sống về mọi mặt, mọi phương diện, nhưng ngược lại, nếu ý nghĩa thật sự không phải là như thế, tất nhiên mọi kết quả sẽ là ngược lại. Điều này có nghĩa giáo dục, truyền đạt hay đào tạo phải luôn thật sự đi vào chiều sâu, vào sự tự ý thức, sự tự chủ và độc lập, nếu nó chỉ dừng lại thuần túy như là công cụ tạo nên các phương tiện bề ngoài và nông cạn, tất nhiên thức tế là sai lầm và phản hiệu dụng.

Đó là ý nghĩa của việc con người tạo thành cơ chế, và cơ chế tạo ra con người, là một vấn đề hết sức nghiêm trọng của một xã hội mà rất ít người quan tâm hay nhận thức ra được. Do đó, mọi điều gì đều có khởi điểm, và mọi sự khởi đầu nan chính là như thế. Bởi lịch sử trong thực tế là một dòng tồn tục, quá khứ, hiện tại, tương lai thật sự không tách rời nhau, nên mọi cái gì trong hiện tại vốn bắt nguồn từ quá khứ, và là điều kiện của tương lai, là điều hoàn toàn chắc chắn. Bởi thế, muốn giải quyết mọi vấn đề gì, trước hết luôn phải cần nghiêm túc, khách quan nhận chân chính ý nghĩa của vấn đề, có như thế mới tìm được lối ra, tìm được giải pháp, nếu không cũng chỉ giống như con thằn lằn tự cắn đuôi, như con giun tự khoanh tròn lại, chẳng bao giờ tiến tới đâu hay mang lại được những kết quả gì thật sự lớn lao hoặc kết quả cả. Chẳng hạn, ý nghĩa yêu con người, yêu xã hội, yêu đạo đức, kể cả yêu nước vẫn luôn là sự tự ý thức, sự lắng đọng về chiều sâu, là thứ tình cảm được trải nghiệm tự nhiên, không thể chỉ là những công thức bề ngoài hời hợt, giả tạo, thậm chí giả dối, cứng nhắc, vô bổ, thì thật sự chẳng làm nên những con người có ý nghĩa hay có giá trị đích thực nào hết. Đó là kiểu yêu đồng bào, yêu nước theo các công thức chính trị, theo các khẩu hiệu ngắn ngày, theo các mùa vụ luôn luôn biến chuyển theo thời vụ hay theo năm tháng, đó là điều mà toàn thể xã hội hay tất cả mọi người ngày nay đều thấy rất rõ. Thậm chí có người còn nham nhở nói yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, một cách nói trơ tráo theo kiểu vô ý thức, vô trách nhiệm đối với dân tộc, đất nước, và vô giá trị, bởi nếu thế trước khi có chủ nghĩa xã hội thì người ta không yêu nước, hay ở những nơi không có chủ nghĩa xã hội chắc mọi người đều không yêu nước. Cho nên mọi sự áp đặt giả tạo đều không thể tạo nên những con người thật, mà xã hội ít có những con người thật thì xã hội có nhiều tiêu cực và nhiều tham nhũng là điều chắc chắn.

Nói khác đi, cái hướng dẫn con người quan trọng nhất chính là các tình cảm trong sáng, vô tư, chân thật. Ngoài điều đó ra là ý thức tự chủ, độc lập, là lương tâm và trách nhiệm. Cuối cùng là tình yêu đồng loại, yêu con người, yêu xã hội, và nói cụ thể là lòng yêu nước chân thật nhất, mà điều đó thật sự không gì khác hơn là muốn xã hội phát triển, muốn đất nước đi lên, muốn mọi người hạnh phúc, tất nhiên cũng sẽ hạn chế rất nhiều tham nhũng, hoặc ít nhất cũng rất khó, hay rất ít điều kiện cho tham nhũng tồn tại và phát triển. Bởi vì tại sao ? Vì khi anh đi làm nhiệm vụ công quyền, một thì đó là một nghề nghiệp chân chính, hai thì đó là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với xã hội, đối với mọi người. Anh đã được nuôi ăn, lãnh lương, anh phải có trách nhiệm đối với mọi người, với xã hội, tại sao anh lại tham nhũng ? Bởi tham nhũng là gì, một là anh bòn rút, ăn cắp của công, là điều hoàn toàn phi đạo đức và không chính đáng. Hai là anh lợi dụng chức quyền để sách nhiễu dân, làm phiền hà để móc túi tiền của dân, tức cũng là một hành động ăn cướp công khai giữa ban ngày ban mặt, hành động hại xã hội và hại người khác mà chính anh bất chấp hay trơ trẽn dây vào. Ba là anh lợi dụng quyền hành, thế lực để tùy tiện phân phối những quyền lợi chung nào đó cho các cá nhân riêng một cách không hợp pháp, không chính đáng để nhằm thủ lợi. Và đây chính là hình thức tham nhũng trầm trọng nhất, tệ hại nhất, nguy hiểm nhất mà mọi người đều rõ. Bởi vì nó chính là sự lũng đoạn nhà nước, lũng đoạn xã hội, lũng đoạn pháp luật, vì nó tạo nên những sự bất công ghê gớm nhất trong xã hội, nó làm đảo lộn mọi trật tự kinh tế tự nhiên, lành mạnh trong xã hội, tạo nên nền kinh tế què quặt, ốm yếu, tạo nên những sự phung phí và xa xí, tạo nên mọi sự giàu nghèo chênh lệch một cách quá đáng, phi pháp, đồng thời kéo theo tất cả mọi hậu quả, hệ lụy khôn lường khác mà tất cả mọi người hay toàn thể xã hội đều phải gánh chịu.

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Thế nào là một xã hội tham nhũng?”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    PHẢN HỒI ÔNG TRUNG KIÊN

    Tham nhũng là hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Thời nào cũng vậy và ở đâu cũng thế, nó đều là sai cả lý lẫn tình. Thế nguyên nhân tham nhũng là đâu. Do ý thức thấp kém, do lòng ích kỷ, do không có tinh thần xã hội. Cho nên nói đến tham những phải nói đến các nguyên do nào làm cho nó tồn tại, phát triển hay cơ sở để cho nó thao túng. Đồng thời tìm thấy nguyên do cũng tìm ra con để giải quyết. Nói khác đi ý nghĩa của tham những trước hết là vấn đề ý thức. Ý thức phần nào do cá tính, nhưng nhờ giáo dục và môi trường xã hội có thể cải thiện nó được. Thế thì cái nguyên do của tham nhũng phải nói trước hết do sự thiếu hiệu quả của giáo dục, do môi trường xã hội đồng lõa, và do cơ chế xã hội khiến nó lợi dụng dược. Có nghĩa một nền giáo dục lành mạnh, khoa học, hiệu quả, mang tính chất cao về truyền thống, một xã hội lành mạnh, chân thực, và một cơ chế thông thoáng, tức dân chủ tự do thật sự, đó chính là cái gốc quan trọng nhất để có thể giải quyết được bài toán tham nhũng hay trì trệ các mặt khác trong xã hội.
    Nên có thơ rằng :

    Thiên tư là tính trời sinh
    Ai nên tốt xấu chính mình biết ngay
    Nhưng thêm giáo dục mới hay
    Lại thêm xã hội mỗi ngày mới nên
    Chớ còn mọi cái tềnh hênh
    Càng thêm đắm đuối khó lên được bờ
    Ngóp ngoi ngóp nghếnh chơ vơ
    Mỗi người quẫy đạp có nhờ được ai
    Nên chi phải có người tài
    Đứng ra dẹp được hỏi ai bây giờ ?
    Hởi ai ai cũng đều ngơ
    Hỏi ai ai cũng chỉ ngờ lẫn nhau !
    Nên chi đời vẫn tào lao
    Cứ đành chịu trận chớ nào kêu chi !

    VHT

  2. Trung Kiên says:

    Đồng ý với tác giả Võ Hưng Thanh
    THAM NHŨNG thì ở đâu cũng có, chỉ khác nhau ở mức độ và nhà nước có quyết tâm bài trừ nó hay không mà thôi!
    Trong thời chiến thì ở miền Nam cũng vậy mà miền Bắc cũng thế, tham nhũng nhiều hay ít còn tùy theo hoàn cảnh,… CHỨ KHÔNG HẲN là …miền Bắc…(trích) “hoàn cảnh trăm bề đều thiếu, lại còn chiến tranh khốc liệt, cũng không thể có môi trường tham nhũng, hoặc đối tượng tham nhũng về mặt chủ thể ý thức và mặt đối tượng thu hưởng cũng rất khó hay có thể nói không thể nào xảy ra được” (hết trích)
    Có THAM NHŨNG cả đấy, nó chỉ (rất đồng ý với tác giả là)…không thể “xảy ra được một cách quy mô hoặc lộ liễu”… mà thôi!
    Nhưng ở Việt Nam hiện nay, dưới sự cai trị của CSVN thì…Cán bộ nhà nước lạm dụng quyền hành để ăn cả đường sá, nhai cả cọc sắt, nuốt cả ruộng đất, cướp luôn cả tài sản của nhân dân qua qui hoặch, người dân chỉ còn biết kêu oan cùng trời, làm đơn khiếu nại, thưa gởi thì cơ quan này đùn đẩy cho cơ quan kia, trên chỉ xuống dưới, dưới bảo lên trên, họ bao che cho nhau, vì thế mà trở thành THAM NHŨNG CÓ HỆ THỐNG!
    Người dân đã phải thốt lên rằng, ngày xưa “các mạng” nói là “Mỹ-Ngụy” kềm kẹp và bóc lột, thế nhưng dù sao thì thời đó nhân dân vẫn còn có thể thở tự do và sống được. Còn ngày nay thì nhà nước không “bóc” cũng chẳng “lột” mà NUỐT TUỐT LUỐT hết cả vỏ lẫn hột, nhân dân đói nhăn răng chỉ còn biết kêu trời, họ đang mong đợi sớm có một cuộc CÁCH MẠNG HOA LÀI để đòi lại CÔNG LÝ!

Leave a Reply to Trung Kiên