WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế nào là một xã hội tham nhũng?

Ảnh: Internet

Con sâu làm rầu nồi canh. Khi trong một xã hội có những sự kiện tham nhũng xảy ra, được phát hiện vì không thể giấu giếm, toàn thể dư luận đều biết đến, người ta kết luận trong xã hội đó có tham nhũng. Như vậy tham nhũng là một hiện tượng có thể xảy ra trong bất kỳ xã hội nào. Tính cách là nhiều hay ít, mức độ trầm trọng của nó ra sao, mật độ của nó thế nào trong xã hội. Tất nhiên ai cũng biết tham nhũng là điều xấu, phi pháp, vi phạm đạo đức, bị mọi người chán ghét, lên án, phê phán, thế nhưng hành vi tham nhũng vẫn xảy ra lại chính là điều đáng nói nhất. Mặt khác, theo nguyên tắc mà nói, không bất kỳ chính quyền, chính phủ hay nhà nước nào muốn để điều đó xảy ra hay lộng hành trong đất nước, nhưng nó có xảy ra hay không, có dẹp được hay không, việc dẹp có hiệu quả và kết quả chưa, mức độ tràn lan và nghiêm trọng của nó ra sao, lại là việc khác.

Thời phong kiến Việt Nam, hay thời nước ta còn chịu sự đô hộ của người Pháp, dưới chế độ quân chủ và bảo hộ đó, hiện tượng tham nhũng hầu như chưa có hoặc không có, hay ít ra nếu có cũng chỉ là cá biệt, đặc thù, không công khai, phổ biến, tức mức độ nghiêm trọng hay lộ liễu như là không tồn tại, tức không hề trở thành vấn đề. Trong thời kỳ cả nước đang trong chiến tranh kéo dài, tức vào giữa cho đến gần hết thế kỷ vừa qua, miền Nam có rộ lên dư luận về tham nhũng vào giai đoạn gần cuối chiến tranh. Đó là giai đoạn viện trợ Mỹ còn ồ át, báo chí trong Nam lúc đó hầu như là tự do, cho nên người dân cũng biết tham nhũng lúc đó là hiện tượng của một số những thành phần chức sắc mọi loại ăn bẩn vào chính tiền bạc và hàng hóa viện trợ Mỹ. Còn miền Bắc lúc đó cũng là thời kỳ huy động tất cả vào chiến tranh, với kỹ luật thép áp dụng lên toàn xã hội, với quyền báo chí bị hạn chế nếu không nói chỉ nằm trong tay nhà nước, nên dù viện trợ của nước ngoài mà chủ yếu là Liên xô có nhiều đi chăng nữa, nhưng mọi người đều phải dốc lực làm việc, hoàn cảnh trăm bề đều thiếu, lại còn chiến tranh khốc liệt, cũng không thể có môi trường tham nhũng, hoặc đối tượng tham nhũng về mặt chủ thể ý thức và mặt đối tượng thu hưởng cũng rất khó hay có thể nói không thể nào xảy ra được, nhất là xảy ra được một cách quy mô hoặc lộ liễu.

Thế nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước đã trở thành thống nhất, chỉ còn một nhà nước duy nhất mà không còn hai nhà nước đối kháng và chiến đấu với nhau nữa, sự kiện tiêu cực trong xã hội cũng bắt đầu xảy ra, trước tiên rời rạc, cá biệt, không mấy quan trọng, sau thì cứ tăng cường thêm, nhân lên, mở rộng ra, trầm trọng hơn về nhiều phương diện và quy mô khác nhau, để ngày nay dư luận đều chú ý tới, kể cả đến nước ngoài và quốc tế cũng đều biết, đó là điều đáng nói nhất. Lúc đầu một số những hiện tượng tiêu cực nào đó không được báo chí nói đến, đó là thời kỳ bao cấp kéo dài, nói đến cũng chẳng khác gì bêu xấu xã hội, bêu xấu nhà nước, vạch áo cho người xem lưng, chỉ cần xử lý nội bộ, đó là thông lệ của thời kỳ bao cấp kéo dài, điều đó thì rõ ràng như cơm bữa. Rồi thời kỳ bao cấp cũng qua đi, xã hội đã được cởi trói, là thời kỳ mở cửa, đổi mới, hội nhập quốc tế như ngày nay, sự kiện tham nhũng hầu như đã trở thành thường xuyên, có khi công khai, tồn tại ở khắp mọi nơi, cũng là điều không thể phủ nhận hoặc chối cãi được, nên thật sự rõ ràng như ban ngày, ai cũng biết, nhưng tới nay vẫn chưa dẹp được. Nhất là báo chí đã được thoáng hơn, tự do hơn, tuy vẫn thuộc độc quyền của nhà nước, nhưng ít ra cũng còn dám nói phần nào, hoàn toàn khác hơn trước kia, cho nên tham nhũng cũng trở thành hiện tượng còn tồn tại tự nhiên trong xã hội, ai cũng biết, cũng đề cập, không cần gì phải che đậy hay giấu giếm nữa. Tất nhiên người biết rõ, đầy đủ mọi tính chất hay mức độ của tham nhũng, chính là giới báo chí, truyền thông, bởi vì họ luôn luôn có đầy đủ mọi thông tin, và chính bản thân giới tham nhũng, mà không phải người dân hoặc bất kỳ ai khác.

Thế thì suy cho cùng, vấn đề hiện tượng tham nhũng là vấn đề về bản thân con người và cơ chế xã hội mà không là gì khác. Bởi tham nhũng có nghĩa phải đi đôi với quyền hành cá nhân và sự vận hành chung của xã hội, đó là ý nghĩa căn bản nhất. Trong xã hội dân sự thuần túy, tất nhiên không thể có tham nhũng, bởi vì nó hoàn toàn không có mục đích, không có phương tiện, không có cơ sở. Cho nên tham nhũng chỉ xảy ra khi dựa vào quyền lực nhà nước, tức quyền hành xã hội hay sự vận hành chung của xã hội, nhất là những cá nhân cụ thể có tham gia vào sự vận hành đó hay có nắm trong tay phần nào các quyền hành đó. Điều này có thể đúng đối với bất kỳ công nhân viên chức nhà nước nào nếu họ thật sự có ý thức tiêu cực, tức có ý muốn tham nhũng, và có điều kiện, vì những lợi ích riêng. Điều đó cũng có nghĩa những cá nhân như thế thì bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức, bất chấp lương tâm xã hội, bất chấp sĩ diện hay mọi giá trị tốt đẹp của bản thân mình, họ chỉ cần có được hoặc chạy theo các lợi lộc vật chất trước mắt, sẳn sang dẫm lên trên xã hội, dẫm lên trên điều chân chính và sự công bằng, cũng như dẫm lên trên mọi quyền lợi chính đáng, tự nhiên của những người khác, trong đó tất nhiên trước hết là những người đồng bào của họ. Đó mới là ý nghĩa chính, còn xảy ra ở đâu, lúc nào, trường hợp ra sao, quy mô và cấp bậc khác nhau cụ thể, chỉ là các yếu tố về không gian, thời gian, các điều kiện và tính chất cụ thể khi sự kiện xảy đến.

Cho nên tham nhũng thật sự cũng chỉ là một thứ bệnh, nhưng đây là bệnh xã hội, mặc dầu chủ yếu nó chỉ có thể xảy ra trong cơ quan nhà nước, cho dù ở cấp bậc nào, kể cả ở cấp thấp nhất là cấp thừa hành hoặc địa phương. Nhưng mọi thứ bệnh dưới gầm trời này, trừ những bệnh nan y khó trị, còn mọi bệnh thông thường, thật ra đều có cách để trị được cả, vấn đề là có biết cách trị, có muốn trị, và việc chẩn đoán, trị liệu có thật sự hiệu quả và đạt đến thành công hay không thôi. Điều này hỏi bất kỳ thầy thuốc chuyên khoa nào về ý học họ đều trả lời được, cũng như hỏi bất kỳ các thầy thuốc về những bệnh xã hội nào, họ cũng đều có thể thấy được hoặc chỉ ra các cách thức được. Có nghĩa liệu pháp chính yếu ở đây là liệu pháp về ý thức con người và liệu pháp về cơ chế xã hội, hay sự vận hành của pháp chế nhà nước, tức liệu pháp về cơ chế, như mọi người vẫn nói, mà không phải gì khác. Liệu pháp ý thức trước hết phải là liệu pháp về sự tự giác và về giáo dục. Còn liệu pháp cơ chế chính là liệu pháp thông thoáng, dân chủ, trọng luật mà không thể trọng gì khác. Rõ ràng cả hai liệu pháp này phải đi cùng với nhau, bởi vì liệu pháp này làm điều kiện, hỗ trợ, tăng cường, mang lại kết quả cho liệu pháp kia cũng như ngược lại. Nói điều này có thể có người cho là cách nói lòng vòng, vô bổ, lý thuyết, nhưng thực tế nó không thể nào có cách khác hơn như vậy, có nghĩa nó chỉ có thể là một giải pháp tổng thể, cần thực hiện đồng bộ, rập ràng, như một sự tổng duyệt mà không thể có cách khác.

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Thế nào là một xã hội tham nhũng?”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    PHẢN HỒI ÔNG TRUNG KIÊN

    Tham nhũng là hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Thời nào cũng vậy và ở đâu cũng thế, nó đều là sai cả lý lẫn tình. Thế nguyên nhân tham nhũng là đâu. Do ý thức thấp kém, do lòng ích kỷ, do không có tinh thần xã hội. Cho nên nói đến tham những phải nói đến các nguyên do nào làm cho nó tồn tại, phát triển hay cơ sở để cho nó thao túng. Đồng thời tìm thấy nguyên do cũng tìm ra con để giải quyết. Nói khác đi ý nghĩa của tham những trước hết là vấn đề ý thức. Ý thức phần nào do cá tính, nhưng nhờ giáo dục và môi trường xã hội có thể cải thiện nó được. Thế thì cái nguyên do của tham nhũng phải nói trước hết do sự thiếu hiệu quả của giáo dục, do môi trường xã hội đồng lõa, và do cơ chế xã hội khiến nó lợi dụng dược. Có nghĩa một nền giáo dục lành mạnh, khoa học, hiệu quả, mang tính chất cao về truyền thống, một xã hội lành mạnh, chân thực, và một cơ chế thông thoáng, tức dân chủ tự do thật sự, đó chính là cái gốc quan trọng nhất để có thể giải quyết được bài toán tham nhũng hay trì trệ các mặt khác trong xã hội.
    Nên có thơ rằng :

    Thiên tư là tính trời sinh
    Ai nên tốt xấu chính mình biết ngay
    Nhưng thêm giáo dục mới hay
    Lại thêm xã hội mỗi ngày mới nên
    Chớ còn mọi cái tềnh hênh
    Càng thêm đắm đuối khó lên được bờ
    Ngóp ngoi ngóp nghếnh chơ vơ
    Mỗi người quẫy đạp có nhờ được ai
    Nên chi phải có người tài
    Đứng ra dẹp được hỏi ai bây giờ ?
    Hởi ai ai cũng đều ngơ
    Hỏi ai ai cũng chỉ ngờ lẫn nhau !
    Nên chi đời vẫn tào lao
    Cứ đành chịu trận chớ nào kêu chi !

    VHT

  2. Trung Kiên says:

    Đồng ý với tác giả Võ Hưng Thanh
    THAM NHŨNG thì ở đâu cũng có, chỉ khác nhau ở mức độ và nhà nước có quyết tâm bài trừ nó hay không mà thôi!
    Trong thời chiến thì ở miền Nam cũng vậy mà miền Bắc cũng thế, tham nhũng nhiều hay ít còn tùy theo hoàn cảnh,… CHỨ KHÔNG HẲN là …miền Bắc…(trích) “hoàn cảnh trăm bề đều thiếu, lại còn chiến tranh khốc liệt, cũng không thể có môi trường tham nhũng, hoặc đối tượng tham nhũng về mặt chủ thể ý thức và mặt đối tượng thu hưởng cũng rất khó hay có thể nói không thể nào xảy ra được” (hết trích)
    Có THAM NHŨNG cả đấy, nó chỉ (rất đồng ý với tác giả là)…không thể “xảy ra được một cách quy mô hoặc lộ liễu”… mà thôi!
    Nhưng ở Việt Nam hiện nay, dưới sự cai trị của CSVN thì…Cán bộ nhà nước lạm dụng quyền hành để ăn cả đường sá, nhai cả cọc sắt, nuốt cả ruộng đất, cướp luôn cả tài sản của nhân dân qua qui hoặch, người dân chỉ còn biết kêu oan cùng trời, làm đơn khiếu nại, thưa gởi thì cơ quan này đùn đẩy cho cơ quan kia, trên chỉ xuống dưới, dưới bảo lên trên, họ bao che cho nhau, vì thế mà trở thành THAM NHŨNG CÓ HỆ THỐNG!
    Người dân đã phải thốt lên rằng, ngày xưa “các mạng” nói là “Mỹ-Ngụy” kềm kẹp và bóc lột, thế nhưng dù sao thì thời đó nhân dân vẫn còn có thể thở tự do và sống được. Còn ngày nay thì nhà nước không “bóc” cũng chẳng “lột” mà NUỐT TUỐT LUỐT hết cả vỏ lẫn hột, nhân dân đói nhăn răng chỉ còn biết kêu trời, họ đang mong đợi sớm có một cuộc CÁCH MẠNG HOA LÀI để đòi lại CÔNG LÝ!

Leave a Reply to Võ Hưng Thanh