WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhãn căn

Ảnh: Getty

Hãy dùng thức ăn như dược liệu (Hippocrates-khoảng 460-370 trước công nguyên)

Hippocrates được coi là ông tổ của tây y.  Ông chủ trương bịnh tật là do sự bất quân bình của bốn chất tạo nên cơ thể: máu, mật đen, mật vàng và  chất dịch. Từ ông trở đi, bệnh tật đã không còn mang tính chất thần linh huyền bí như xã hội Hy lạp trước đó đã tin.

Để tái tạo cân bằng, theo ông người ta có thể xử dụng 4 cách : thay đổi lối sống, ăn uống thích hợp, dùng thuốc, và giải phẫu. Con người được cấu tạo nên bởi những gì ta tiêu thụ. Thức ăn của ta ăn bao gồm thân thực và thức thực (1). Thân thực là không khí, thực phẩm, nước uống. Thức thực là những gì tâm thâu nhận : xúc chạm, nghe, thấy và các vận động của tâm (ý tưởng, lời nói và hành động). Nếu suy rộng ra chủ trương của Hippocrates, thì ta hãy xử dụng những thức ăn của thân và tâm để chữa bịnh cho tâm thể mình.

Bài viết này nảy sinh sau khi cùng một số bạn thực tập vô ngôn trong một cuối tuần đâù năm. Trong khoá tu này chúng ta đã  ôn lại và thong thả thực hiện các phưong pháp và kỹ thuật thực hành: không định danh đối tượng, không dãn nhãn đối tượng, chú ý trống rỗng. Các phương pháp này là những phương tiện giúp chúng ta thấy sự vật như « nó là » và tâm không bị vướng bận vơí cảnh trong đời sống hàng ngày. Nó giúp ta vượt qua những tiên kiến, định kiến, chủ quan vốn tiềm tàng sẵn trong ta.

Sở dĩ có bài viết này là khi thực tập các pháp đó người viết bài này nhận ra là hầu hết các bài tập đều xử dụng nhãn căn để kích thích « tánh thấy ». Chẳng hạn như thực tập không định danh đối tượng thì có 3 chiêu thức là : nhìn chằm chằm, nhìn xa,  nhìn gần. Không dán nhãn đối tượng thì ngoài dùng mắt, có thể dùng tai như nghe tiếng chuông để kích thích tánh nghe. Chú ý trỗng rỗng thì « mắt tuy nhìn cảnh mà không chú ý đến nội dung của cảnh vật », khi đó các tánh đều mở.

Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nhãn căn.

Trong các giác quan, xúc giác mà cơ quan tiếp nhận là da là cơ quan lớn nhất của cơ thể.

Trong khi đó thị giác mà cơ quan tiếp nhận là mắt là một trong những cơ quan nhỏ nhất của cơ thể.  Nhưng thị giác lại là cơ quan đem đến nhiều dữ kiện nhất : não bộ nhận của thị giác tín hiệu 10 lần nhiều hơn cả thẩy 4 giác quan kia hợp lại !

Có lẽ con mắt có tầm quan trọng như vậy là  để kiểm chứng lại sự việc như dân gian hay nói « có thấy mới tin » hay « trăm nghe không bằng mắt thấy ».

Con mắt cũng là một bộ phận quan trọng liên hệ với tuyến tùng để điều chỉnh đồng hồ sinh học trong con người. Tuyến tùng (Epiphyse) là cơ quan chủ quản của đồng hồ sinh học. Khi mắt thu nhận ánh sáng thì Serotonin sẽ được tiết ra, và đêm tối thì tuyến tùng sẽ tiết ra Melatonin.  Serotonin là hormon ban ngày của não bộ thì Melatonin là hormon ban đêm. Thiếu Serotonin thì ta sẽ bị trầm cảm (Depression), thiếu Melatonin thì ta sẽ mất ngủ. Melatonin giúp tăng cường hệ miễn nhiễm, làm giảm tiến trình oxy-hóa, bớt ung thư và sự lão hóa. Sự mất ngủ làm chóng bạc tóc là một thí dụ điển hình. Theo nghiên cứu mới đây của Do Thái thì nhóm phụ nữ khi ngủ có ánh sáng do tivi mở hay đèn sáng đầu giường bị ung thư ngực 22% nhiều hơn là nhóm phu nữ ngủ trong phòng tối hoàn toàn. Lý do là nếu để đèn sáng thì Melatonin sẽ ít tiết ra.  Ở một nghiên cứu trước đây thì những y tá làm việc ban đêm cũng bị ung thư ngực nhiều hơn do ít Melatonin được sản xuất. Một kỷ niệm nhớ mãi không quên của người viết bài là rất hay  thấy tuyến yên đóng vôi trong thời gian làm việc định hình các CT não bộ chủ yếu do các trường hợp tai biến mạch máu não. Khi về già tuyến yên lão hoá đóng vôi, Melatonin giảm bớt và ta ít ngủ đi. Ta chỉ có thể giúp cân bằng được đồng hồ ngủ thức -tức hỗ trợ sự hoạt đông cuả tuyến tùng- bằng cách ban ngày ra ngoài nhòm ánh sáng nắng cũng như hoạt động (để Serotonin được kích thích) và không tiêu thụ những thức khó tiêu, kích thích kể cả phim ảnh vào buổi tối và không để đèn sáng vào ban đêm trong phòng ngủ (hỗ trợ cho Melatonin).

Trở lại vai trò của nhãn căn.

Chúng ta tiêu thụ nhiều bằng đôi mắt. Xem tivi, cine, đá banh, internet, đi xem và mua sắm đồ, quần áo. Chúng ta thích xem những gì thoả mãn tâm ta. Khi vào internet surfen cũng vậy. Từ đó cũng có chữ thị hiếu hay thị dục.
Với con mắt con người không chỉ tiêu thụ mà còn phóng tâm giao tiếp với thế giới bên ngoài. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn là vậy. Khi chăm sóc một người bịnh hay một người già đang bị bất an, ta có thể đầu tiên đến với người đó bằng tấm lòng, cặp mắt trìu mến, để thời gian để người đó nhận ra tâm ta, lời nói cử chỉ nhẹ nhàng.  Từ nhãn thị chúng sinh (mắt thương nhìn cuộc đời) cũng là vậy.

Đất nước chúng ta đã chịu nhiều đau khổ nhưng có lẽ sẽ còn nhiều khổ đau vì con người vẫn còn nhìn nhau bằng con mắt không dung thứ. Người bạn đời của tôi biểu rằng người Việt khổ vì ăn nước mắm. món ăn « quốc hồn quốc túy »!

Ở trong đó có hàm chứa sự thật. Nếu chúng ta có khả năng từ bỏ ăn thịt, thì chúng ta sẽ không tiêu thụ những giận dữ, đau khổ. Không chỉ do sự sát sanh gây ra mà là cả những điều kiện nuôi nấng kỹ nghệ, cho trụ sinh/hóa chất dựa trên lợi nhuận. Không tiêu thụ những sản phẩm như vậy, thân và tâm ta sẽ bớt giận dữ, khổ đau, bịnh tật. Theo thống kê thi người Nhật ít bị ung thư tuyến tiền liệt tuyến (Prostata) hơn người Đức hoặc Hoa Kỳ khoảng 20 lần. Nhưng nếu những người này qua định cư ở Mỹ một thời gian và ăn nhiều thịt và trưng như người Mỹ thì khả năng bị ung thư cũng cao như vậy.

Nếu dựa trên nhân quả thi những thứ ta tiêu thụ-kể cả những thức ăn của tâm-là nhân, còn chúng ta là quả. Ăn cái gì thì có quả nấy.  Và nếu ta ăn uống với chánh niệm thì chính ta là người thầy thuốc chữa bịnh tốt nhất cho ta.

Chỉ không ngờ có con mắt nhỏ như vậy, khoảng 2cm đường kính thôi mà được coi là có tầm quan trọng nhứt trong năm giác quan.

© Quang Trí.

(1): một lần trong lớp học. hỏi Thầy thức ăn của tâm là gì, Thầy bảo thức thực.

Phản hồi