WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cảm xúc về một tình yêu

Wael Ghonim. Ảnh: Getty

Không gì đẹp bằng một tình yêu đang lên ngôi, và nhất là khi tình yêu ấy được thể hiện, được minh chứng bằng sự hy sinh tất cả những gì mà một người có được, ngay cả mạng sống của mình.

Thưa bạn, không phải tôi đang kể lại cho bạn nghe về chuyện tình Romeo và Juliet hay sự tích trầu cau của người Việt Nam mình, mà tôi chỉ muốn kể cho bạn nghe về một tình yêu cao cả của những thanh niên Ai Cập mà điển hình là của anh Wael Ghonim, người đã dùng mạng Facebook để kết nối và kêu gọi giới trẻ ở Ai Cập xuống đường và làm cuộc cách mạng thành công. Anh đã  nói với phóng viên đài CNN: “Tôi nói cho anh biết rằng tôi sẵn sàng chết. Tôi có rất nhiều thứ trong đời để mất. Tôi đang đi làm, anh biết tôi đang xin nghỉ làm, tôi làm việc cho một công ty tốt nhất trên thế giới. Tôi có một người vợ hoàn hảo, và tôi có mọi thứ tốt nhất, tôi yêu thương con cái tôi, nhưng tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả mọi thứ đó cho giấc mơ của tôi trở thành hiện thực và không ai có thể đi ngược lại ước muốn của chúng tôi. Không ai có thể!”. Và giấc mơ của anh là một Ai Cập tự do và thực sự do dân làm chủ khi mà mọi người được quyền lựa chọn những người tài đức để lèo lái con thuyền đất nước của mình. Và thưa bạn đó là một tình yêu cao đẹp, tình yêu đất nước quê hương, một tình yêu tuyệt vời đã để lại cảm xúc mãnh liệt trong tôi.

Chính vì tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc mà thanh niên Tunisia và Ai Cập đã xuống đường. Những bước chân đầy tự tin và kiên quyết của họ đã mang đến

những thắng lợi to lớn của cuộc cách mạng dân chủ ở Tunisia và Ai Cập. Nó đang làm xôn xao lòng người ở khắp nơi và đang làm dậy sóng đấu tranh chống lại những chế độ độc tài toàn trị và phản dân chủ ở nhiều nước trên thế giới. Với những tin tức và hình ảnh được truyền tải nhanh chóng đến quảng đại quần chúng qua các phương tiện truyền thông như internet, điện thoại cầm tay và các mạng xã hội như Facebook, Twitter, mọi người đã thấy được từng bước đi của hai cuộc cách mạng thành công và hoàn toàn tin tưởng ở sức mạnh của quần chúng trước những thế lực tưởng như không thể nào lay chuyển được của những chế độ độc tài công an trị.

Trước những biến chuyển to lớn và đầy thu hút như vậy trên thế giới, thì một câu hỏi đã được nhiều người đặt ra là: “Liệu cơn sóng cách mạng đang trào dâng mãnh liệt ở Trung Đông và Phi Châu có chảy đến Việt Nam hay không?”.

Không biết bạn nghĩ sao? Riêng tôi thì tôi tin rằng nó sẽ đến!

Niềm tin của tôi chỉ đơn giản vì hai chữ tình yêu. Tình yêu non sông và niềm tự hào dân tộc. Chính tình yêu non sông và niềm tự hào dân tộc đã là khí giới vô địch để cho chúng ta còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Tình yêu non sông và niềm tự hào dân tộc sẽ dẫn chúng ta đi trên con đường bất khuất của tổ tiên, để đến nơi giàu mạnh, độc lập và phú cường. Tình yêu non sông đang giục giã trai tráng xuống đường. Tình yêu non sông đang gọi ông già bà lão nhập cuộc. Tình yêu non sông đang đòi hỏi lính tráng hòa nhịp cùng người dân và giới sĩ phu cất cao tiếng nói. Chính tình yêu non sông đã làm nhân dân Ai Cập đồng lòng và sẽ làm dân Việt toàn thắng.

Có bạn hỏi tôi có cần một cuộc xuống đường? Thưa bạn, để trả lời câu hỏi của bạn, xin cho tôi được hỏi lại:

Chúng ta đã có một chính quyền tốt đẹp và thật sự vì nước vì dân hay chưa?

Chúng ta đã có sự công bằng xã hội và một chính quyền với một đường đi đúng đắn để dân được giàu, nước được mạnh hay chưa?

Chúng ta có được tôn trọng và sống được một cuộc sống với đầy đủ quyền con người như bao người khác trên các nước tự do khắp thế giới hay chưa?

Chúng ta có một chính quyền hợp ý dân, thuận ý trời, và những người lãnh đạo đủ tài trí và đức độ để hướng dẫn toàn dân chống được giặc ngoại xâm và tránh được hiểm họa mất nước hay chưa?

Và nguyện vọng chính đáng của chúng ta qua những thỉnh nguyện thư, những lời tâm huyết trên báo chí, nếu được đăng, có bao giờ được hồi đáp?

Chắc rằng mỗi người sẽ có những câu trả lời khác nhau tùy theo hoàn cảnh và quan đìểm sống của mình. Tuy nhiên theo tôi nghĩ thì đa số sẽ có những câu trả lời giống nhau dựa trên những dữ kiện khách quan và những hiện thực trước mắt. Những câu trả lời đó sẽ là:

Chúng ta đều thao thức trước một Việt Nam còn quá chênh lệch giàu ngèo, lợi tức trung bình của người dân còn quá thấp theo con số nhà nước đưa ra (và còn thấp hơn nhiều nếu tính theo lợi tức trung bình của đa số người dân, trừ đi một số rất ít giàu có), văn hóa thì xuống cấp với tệ nạn bằng giả, mua quyền bán chức, có học mà thiếu hành, có nhiều sao chép và thiếu sáng tạo, xã hội thì rối ren với tệ nạn xì ke ma túy, cờ bạc rượu chè, môi giới buôn người, buôn bán cô dâu, buôn bán thanh niên ra lao động nước ngoài,  tham nhũng, hối lộ nơi nơi.

Chính quyền thì độc đoán và không do người dân bầu lên, hay bầu xuống, nên dù cho có yếu kém, sai trái đến đâu vẫn luôn tồn tại, hết đời cha đến đời con, để mà vơ vét và lo cho quyền lợi cá nhân và gia đình mình.

Trong một chế độ mà quyền chức và quyền lợi chỉ dành cho một Đảng Cộng Sản theo ưu tiên từ cấp cao đến cấp thấp thì tài năng, học thức và kinh nghiệm làm việc, giảng dạy của những người dân lương thiện đều không phải là tiêu chuẩn cho việc tiến thân của mình, bằng chứng là có nhiều vị tài năng đức độ suốt đời không được xử dụng cho xứng đáng với khả năng của mình, lương giáo sư, bác sĩ, kỷ sư chưa bằng một phần mười một tay cán bộ thiếu học thức làm ít mà hưởng nhiều, và giai cấp công nhân, được gọi là giai cấp tiên phong của đảng Cộng Sản, thì bị bóc lột đủ điều từ đồng lương chết đói đến môi trường làm việc khó khăn mà luôn bị đàn áp khi cất lên tiếng nói. Và còn biết bao sự bất công như sự mất đất, mất nhà vào tay cán bộ của dân oan, mất chùa mất nghĩa trang của các xứ đạo. Biết bao nhiêu là vấn nạn nói sao cho vừa, ghi sao cho hết.

Nếu nhìn toàn diện vấn đề, nhìn sâu vào gốc rễ, thì chắc bạn cũng đồng ý với tôi về một sự đổi thay là vô cùng cần thiết, và nhất là khi sự mất nước đã gần kề, khi mà anh bạn hàng xóm cuả chúng ta đang dùng hết sức mạnh cứng sức mạnh mềm, con đường kinh tế, con đường ngoại giao, sự xâm nhập lộ liễu hay sự can thiệp ngấm ngầm, chiến thuật tằm ăn dâu, hay chiến thuật lấn đất, chiếm biển, tất cả đều quá rõ ràng một dụng tâm cướp nước và đồng hóa đất Việt thân yêu. Sự đổi thay không những là cần thiết mà vô cùng cấp bách, bởi vì chỉ có một chế độ tự do, dân chủ với những người lãnh đạo yêu nước thương dân mới đủ khả năng lều lái một dân tộc đồng thuận ra khỏi vòng kiềm tỏa của anh hàng xóm đầy tham vọng kia. Những gì đã và đang xảy ra đã cho chúng ta thấy rằng một nước Cộng Sản đàn em thì không thể nào có đủ khả năng và tư cách nói đến chuyện độc lập và bình đẳng với một nước Cộng Sản đàn anh, mà chỉ ngày càng lệ thuộc và mất dần sự tự chủ của mình.

Nếu bạn hỏi tôi khi nào thì cuộc cách mạng sẽ bùng nổ ở Việt Nam, thì tôi xin thưa thời cơ đã đến. Một cuộc cách mạng sẽ xảy ra ở bất cứ lúc nào. Tuổi trẻ Việt Nam đầy nhiệt huyết và sự sáng tạo, sẽ tìm ra phương cách xuống đường. Chúng ta đã thấy hàng vạn trai trẻ xuống đường để ăn mừng chiến thắng cho giải túc cầu ở Đông Nam Á, chỉ vì một phút bùng lên lòng tự hào dân tộc. Chúng ta cũng thấy hàng ngàn bạn trẻ đã xuống đường để phản đối Trung Quốc lấn chiếm Trường Sa và hà hiếp dân lành, thì tình yêu non sông sẽ là động cơ mãnh liệt để cho cơn sóng cách mạng trào dâng. Tình yêu non sông ấy có thể được thể hiện và xuất phát từ lễ hội tình yêu, không hẳn chỉ là ngày 14 tháng Hai, mà có thể là bất cứ ngày nào khi mà trên Facebook, trên Twitter, trên các blogs, trên điện thoại cầm tay của bạn xuất hiện “lễ hội tình yêu”. Khi ấy tôi tin rằng những người lính sẽ đứng về phía người dân và công an thì cũng đứng yên bất động vì họ đã thấy những gì đã xảy ra ở Tunisia và Ai Cập. Họ cũng chỉ là những thuộc cấp làm nhiều hưởng ít, chịu sự sai bảo, đày đọa của tầng lớp tham nhũng bên trên, làm ít hưởng nhiều, và giàu có hơn họ gấp trăm lần. Họ là những người đứng mũi chịu sào, luôn bị nhân dân chán ghét, nhưng quyền lợi chẳng có bao nhiêu. Một sự đổi thay sẽ giúp họ thoát ra vùng lầy dơ bẩn, và về lại với nhân dân và con cháu của họ để sống một đời sống thanh thản và tự trọng. Một chế độ tưởng là vững chắc, nhưng thật sự mục ruỗng bên trong, vì nó là một tập hợp của những cá nhân sống rã rời thiếu lý tưởng, chỉ cật lực chia chác quyền lợi cá nhân, sẽ đổ xuống như một căn nhà xiêu vẹo trong một cơn bão thổi tầm thường. Một tương lai tươi sáng hơn cho một Việt Nam thật sự độc lập, phú cường, công bằng, tự do và dân chủ là nguyện vọng của toàn dân, là một ước mơ vô cùng cao đẹp mà mỗi người trong chúng ta luôn ấp ủ. Quả thật không có gì bằng được sống và chết cho những giấc mơ cao đẹp của mình phải không bạn.

© Lê Trung Nhân

© Đàn Chim Việt Online

Phản hồi