Xin cho tôi tính Phật: Thân phận Việt trước hiện tình đất nước
Nhân chuyện bạo hành 400 tu sinh Làng Mai ở Lâm Đồng, tưởng cũng cần nêu lên nghịch lý trong chuyện thiền sư Nhất Hạnh và ông Nguyễn Đắc Xuân kêu gọi nhân bản trong một chế độ Cộng sản. Đạo giáo và chủ thuyết Cộng sản có bao giờ đi đôi với nhau? Từ trong trứng nước, Cộng sản đã xem tôn giáo là thuốc phiện không những để ru ngủ con người mà còn giúp vạch ra tội ác của họ, lại nữa họ muốn giành lấy sự tôn sùng triệt để cho đảng phái (và bạo chúa) của mình chứ không dành cho thượng đế.
Hai năm trước đây, thiền sư Nhất Hạnh đã đình đám trở về Việt-Nam, hăm hở tin rằng giáo phái Làng Mai của mình sẽ lay chuyển được chế độ độc tài đảng trị Cộng sản, mang lại cho Việt Nam những thay đổi tích cực, đồng thời củng cố chỗ đứng và tăng thêm tiếng tăm của mình trên hoàn cầu nếu chuyện thỏa hiệp ở Việt Nam thành công, giúp cho ý đồ của ông thành hiện thực. Nhiều người còn nhớ những cuộc lập trai đàn giải oan, cũng như gặp gỡ long trọng giữa ông và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết ở Việt Nam. Trong ý định hiệp thông với chế độ Cộng sản Việt Nam năm 2007, có phải ông đã mặc nhiên chấp nhận hậu quả sẽ xảy ra cho 400 tăng sinh vô tội của ông ở Lâm Đồng hôm nay. Vậy mà, tôi vẫn không hiểu ý được hàm ý của hai lá thơ muộn màng gởi cho chủ tịch Nguyễn Minh Triết, mang bút hiệu Nguyễn Lang của ông?
Trong khi đó tuy đồng ý 95% với ý nghĩa và chủ đích ông Nguyễn Đắc Xuân trong bài tường trình trung thực của ông: “Những Bạo Hành ở Tu viện Bát Nhã – Xin giải thích Giùm Tôi”, tôi xin lưu ý ông và độc giả: chính những thành phần như ông đã gây khói lửa cho miền Nam vào thập niên 60, nhất là vào những năm giữa hai thập niên 60 và 70. Chúng ta phải công minh mà nhận thức rằng chính những biến động của Phật giáo miền Nam đã làm công cụ cho Cộng sản lộng hành và lũng đoạn hàng ngũ Phật tử, góp phần vào cuộc thất thủ của miền Nam. Xin trích lại một đoạn ngắn mà ông Nguyễn Đắc Xuân viết về thân thế của mình:
… xuất thân từ Phong trào đấu tranh chống Chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo (1963), có 3 năm tranh đấu ở đô thị (1963-1966), có 9 năm tham gia kháng chiến chống Mỹ (1966-1975), 36 tuổi Đảng (1973-2009), Hội viên Hội Nhà văn VN, hội viên Hội KH Lịch sử VN, trước khi hưu trí (7-1998) có 5 năm làm Trưởng Văn phòng báo Lao Động ở miền Trung và Tây nguyên (1993-1998), …
Tuy nhiên, chủ đích bài này không nhằm luận tội những người theo Cộng sản, trái lại tôi xin nói lên cái tình người, cái gốc nhân vị của người Việt vẫn còn tiềm tàng trong huyết thống, trong tim óc nhiều người, cho dù chế độ có trù dập, có đánh phủ đầu, tìm cách chi phối, lũng đoạn những con dân can trường của mình. Nhiều năm nay, tôi vẫn đi tìm cái Việt tính này trong con người Cộng sản, có phải do tính khí cởi mở của tôi, do hun đúc của nhiều năm hít thở không khí tư do dân chủ của Hoa Kỳ? Hay bởi những lúc trầm kha, tuyệt vọng không thấy được lối thoát cho đồng loại mà tôi phải bám víu vào những gì hiếm có?
Hôm nay nhân bàn chuyện Phật giáo và Cộng sản, tôi cũng mong tìm cho mình một ít Phật tính, hy vọng được từ tốn và nhân ái hơn khi tìm về những tâm hồn bên kia bờ Giác Ngộ. Ước ao nó sẽ hàn gắn, lấp đi những hố thương đau sâu thẳm. Mong rằng trong tình người và sự thật con dân Việt sẽ cảm thông nhau để tìm lối ra biển lớn.
Đến đây, người viết chợt liên tưởng đến chuyện Phật pháp trong gia quyến. Một ngày lễ Thu Tế dòng họ Nguyễn-Khoa ở Vĩ Dạ năm 2005, tôi có cơ hội lạy cùng chiếu với ông Nguyễn-Khoa Điềm. Hôm đó ông tuyên bố một câu – thiết nghĩ là bất hủ – trước mặt nhiều bậc trưởng thượng của gia tộc:
“Dòng họ Nguyễn-Khoa càng đi vào Nam càng giữ được bản chất lương thiện của mình”. Không hiểu, ông muốn nói lên câu này ngụ ý cho tôi thấy tâm địa hướng thiện của ông, một người Cộng sản không đồng ý với những sai trái của Cộng sản Hà Nội? Gần 500 năm nay, bước Nam tiến của dòng họ Nguyễn-Khoa đã đi đôi với sự phát triển của Phật giáo ở miền Nam, tổ tiên Nguyễn-Khoa, ngoài những bậc ‘khai quốc công thần’ như ông Nội Tán (tương đương với tư lệnh vùng ngày nay) Nguyễn-Khoa Đăng đời chúa Nguyễn:
“Nhớ em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
Phá Tam giang ngày rày đã cạn
Truông nhà Hồ Nội Tán cấm nghiêm,”
còn có nhiều bậc làm vẻ vang Phật giáo như ông Đại sư Viên Giác Nguyễn-Khoa Luận, người đã từ quan (tham chi bộ học) đi tu và khai sáng ngôi chùa duy nhất ở Huế không dùng tên Hán tự, lấy tên Ba La (Mật, chữ Phạn có nghĩa là vượt sang bên kia, bờ Giác, tức là tỉnh thức), thân phụ tôi, ông Nguyễn Khoa Toàn, là người đầu tiên đã điêu khắc bức tượng Phật nằm ở Việt Nam. Hiện nay trong chánh điện chùa Từ Đàm ở Huế vẫn còn một ngôi tượng đồng (khác) do ông đúc. Không ai có thể phủ nhận được sự hiện hữu và lớn mạnh của Phật giáo song hành với tiến trình phát triển của dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Nhưng cho đến nay có lẽ chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam lại phải trải qua những buổi lâm nguy suy biến như hiện giờ dưới thời đại Cộng sản-tư bản. Từ khi có những chuyện kiểm soát tư tưởng, hạn chế tín ngưỡng, gây chia rẽ giữa Giáo hội Phật giáo Việt-Nam Thống Nhất và sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (quốc doanh, năm 1981), cho đến chuyện đánh đập, trục xuất 400 tăng ni khỏi Thiền viện Bát Nhã hiện nay.
Có lẽ bản thân tôi thiếu tính điềm đạm của ông Điềm, trong bao nhiêu năm hiện hữu và thăng tiến trong guồng máy Cộng sản, có bao giờ ông Điềm phạm một lỗi lầm do phát ngôn ‘thẳng thắn’ của mình chưa? Tôi nghĩ rằng chưa, nhưng không thể khẳng định được điều này. Theo lời những người biết chuyện, thì ông là một người chừng mực – nếu không nói là mẫu mực của Cộng sản – ít khi vi phạm lỗi lầm gì để cho người ta có thể trừ khử ông. Có những lần gọi điện đến nhà ông (trước 2005), không hiểu vì tránh chuyện đường giây thiếu an toàn mà bà Điềm, vợ ông, thường trả lời điện thoại. Sau khi thăm hỏi xã giao, chúng tôi bàn đến chuyện học vấn, giáo dục của hai người con ông bà.
“…Sao cô không cho hai em đi du học Mỹ, bên này có những đại học thật tốt, gần Thái Anh…” Nghe đến mấy chữ “gần Thái Anh” giọng Bà Điềm có vẻ giẫy nẩy.
“Ô không được đâu, không tốt cho hai em, tụi nó không đi học Mỹ được đâu, bị Mỹ hóa, hư hỏng…!”
Tôi còn đang sửng sốt, thì chợt hiểu ra có lẽ bà định nói thêm “mất lập trường của Đảng và nhà nước” tuy có tin hay không thì tôi không đoán được.
“Nếu đi du học, tụi tôi có thể cho hai em đi Xinh” (Singapore) Bà tiếp lời.
Giữ kẽ như thế, mà sau kỳ Đại Hội đảng năm 2006, ông Điềm đã bị thất sủng, về vườn ngồi chơi xơi nước. Có phải vì vậy – như ông, như nhiều người quan chức Cộng Sản khác, chỉ khi về hưu mới thấy, mới nghe được những lời trung trực. Có lẽ vì vậy mà Đảng Cộng sản không hun đúc, không cổ động tánh cương trực hay lương thiện trong con người của họ? Thật ra, ông Điềm có nhiều hành xử quảng đại và tốt đẹp với dòng họ miền Nam của mình trong những năm tại chức.
“Mẹ Thái Anh là người Hà Nội, nhưng sao bà không ở lại Việt Nam mà lại bỏ đi Mỹ? Như vậy bà không phải là người yêu nước!” Người mẹ vợ cũ của tôi phang cho một câu thẳng thừng như vậy năm 2000, khi tôi sắp cưới con gái bà. Lúc ấy mẹ tôi đang ờ Hà Nội sắp đến chơi nhà gái, xem mắt con dâu mình. Gia đình bên vợ tôi là thường dân không liên hệ đến nhà nước mà còn có những tư duy như vậy, huống hồ những quan chức lớn.
Tôi một người lớn lên ở miền Nam, lại sinh sống trên một đất nước tư do như Hoa kỳ, nên yêu chuộng tự do ngôn luận, thích ăn ngay nói thẳng, ao ước học được tánh từ tốn, nhẫn nhục của Phật tử hầu có thể thu phục được kẻ ngoại đạo (Cộng sản). Không hiểu khi đụng chuyện, tôi có thể an nhiên tự tại như một tăng sinh Làng Mai được không? Sắp bị hành hung mà vẫn điềm tĩnh, chắp tay, nhắm mắt, khấn: “Nam mô A di Đà Phật!” (Những Bạo Hành ở Tu viện Bát Nhã – Xin giải thích Giùm Tôi – Nguyễn Đắc Xuân)
Gần đây có một câu truyện thật và thương tâm “Hố Chôn Người Ám Ảnh” của Trần đức Thạch (Cựu phân đội trưởng trinh sát Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266 – Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4 Bắc Việt) làm chấn động dư luận, nhất là sau vụ ông, nhà thơ Trần Đức Thạch bị nhà nước bắt và xử kín tống giam 3 năm tù và 3 năm quản chế vì tội nói thẳng của mình. Ông kể lại lệnh ‘giết lầm còn hơn bỏ sót’ của lãnh đạo Cộng sản đã giết hàng trăm thường dân miền Nam vô tội trong trận đánh tại Xuân Lộc năm ’75, rồi đích thân ông huy động việc chôn cất họ trong một hố tập thể. Sau đó chính chuyện này khiến ông chán ngán chế độ, cuối cùng phải lột bỏ lon và trả lại thẻ đảng vì suốt đời bị ám ảnh vì chuyện thất nhân bất đức này của chỉ huy Cộng sản.
“Hố Chôn Người Ám Ảnh” là một bài nói lên sự quý hiếm của một tấm lòng quảng đại của người bên kia chiến tuyến, nó bày tỏ bản tính nhân đạo của con người (Việt Nam), dù ông ta là bộ đội Cộng Sản trong trận chiến nồi da xáo thịt vừa qua. Đây là một lý do đưa đến thắc mắc: “Nếu một người miền Bắc sống trong quân đội và một guồng máy hà khắc mà còn dũng khí để nói lên sự thật thì tại sao nhiều người miền Nam hải ngoại lại phải nhân nhượng làm ngơ trước những sai trái của nhà nước chỉ vì họ muốn được yên ổn về Việt Nam làm ăn với nhà nước để thi hành mục đích riêng tư của họ?
Nếu mục đích riêng tư là chuyện gầy dựng cho người trong nước một xã hội dân sự hay một công tác từ thiện tích cực gì đó thì người ta có nên cam tâm làm ngơ trước tội ác hay không? Hay đây là một não trạng khoan nhượng đau lòng cho dân tộc và là một hiện tượng khó xử và bế tắc cho Việt Nam?
Ngày nay, trong tình thế “Bắc thuộc lần cuối cùng” tạo nên từ sự nhu nhược và hậu thuẫn của Cộng sản Việt Nam đối với bá quyền Trung quốc, người dân không thể nằm ở một động thái bị động. Không như những năm trước, con người Việt không thể tìm tư thế tình xuân phơi phới, nhìn một “nửa ly nước ‘sắp’ đầy”, chọn đường bằng phẳng, êm ái mà đi. Giả câm giả điếc tuy là một thái độ thụ động, nhưng đấy KHÔNG phải là một cái tội, nhất là từ những người muốn xây dựng những điều tích cực cho đất nước. Vì đây chính là một đặc tính đa nguyên của dân chủ.
Trong một thế giới không phân biệt trắng đen như Việt Nam hiện nay, cái khó của một người mang thân phận Việt trong thời buổi này là tìm cách hành xử thế nào nhằm giữ được lập trường lương thiện (và chính nghĩa dân tộc) của mình hầu có thể thuyết phục được số đông hướng về bản chất nhân vị, bác ái của người Việt bất chấp những cám dỗ quyền lợi và tiền tài của thế lực đỏ.
Nhất là khi người ta nhận thức được cái gốc của chủ nghĩa Cộng sản đã ăn sâu, mọc rễ trong xã hội Việt Nam – có mấy ai là người trong cuộc có thể khẳng khái, nhất quyết dứt bỏ, diệt nọc Cộng sản trong mình mà không sợ mất đặc quyền, đặc lợi hay tự ái vì đã hy sinh kham khổ trong một quá trình tranh đấu cho một lý tưởng lừa đảo vĩ đại như thế!?
Ngay cả những người tu hành mà không tử bỏ được những bã lợi danh huống gì là người thường? Những điều tôi nêu lên trong bài này có thể xúc phạm đến một số người, nhưng đây là những điều cần nói trong ý kiến xây dựng ngỏ hầu mở rộng đường dư luận.
Mục đích của tôi hôm nay không nhằm khôi phục Việt Nam (Đệ Nhị) Cộng Hòa hay bào chữa cho lãnh đạo yếu kém của miền Nam (như ông Thiệu) hay luận tội những người đã bị chủ nghĩa Cộng sản mê hoặc, mà chỉ cầu mong rằng nếu đất nước sẽ có một ngày mai tươi sáng, thì tự bây giờ người Việt cần phải chung vai góp sức tìm một mẫu số chung dân tộc để thoát ra khỏi ngõ cụt; cũng như những chứng nhân trọng yếu trong lịch sử cận đại cần phải dũng cảm nói lên sự thật và vai trò của mình trong giai đoạn tang thương đó. Con em chúng ta cần có những trang sử minh bạch do các đàn anh vô tình hay hữu ý viết lên mà ngày nay vẫn còn những chương bị sai sót và bóp méo.
Và để kết thúc bài viết tôi xin nói lên một chuyện khả quan: tình đoàn kết dân tộc được biểu lộ trong đoạn cuối bài phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái với nhà văn trong nước Trần Tiến Dũng, đã đăng trên Người Việt, được trích lại dưới đây:
ÐQAThái: Theo nhận định của anh thì vụ Bát Nhã sẽ đi tới đâu?
Trần Tiến Dũng: Theo tin tức mà bạn bè tôi mới vừa cho biết thì sẽ có hiệp thương ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế trên đường Kỳ Ðồng để cầu nguyện cho các tu sinh Bát Nhã, và cũng có một tin trên mạng mà tôi được biết là có một nhà thờ ở ngay tại Lâm Ðồng sẵn sàng đón những tu sinh đó vào trú ngụ mặc dù chính quyền ra sức ngăn cấm. Tôi muốn nói lại một lần nữa sự chia sẻ, sự ủng hộ của người dân ở trong nước không bao giờ thiếu, điều đáng nói duy nhất là mọi việc phải minh bạch theo lý lẽ chân chính, chính nghĩa.
Còn câu hỏi của anh là diễn biến này ra sao thì tôi cho rằng việc này cần một sự chia sẻ về mặt dư luận, thứ hai là trách nhiệm của pháp môn Làng Mai bằng chính danh, chính nghiệp như đức Phật dạy là phải lẫm liệt, như vậy mới có một diễn biến tốt hơn. Vấn đề không phải là những tu sinh đó còn ở lại Lâm Ðồng hay không mà vấn đề chính là họ có bị nhụt chí, bị bỏ rơi, hất hủi mà trở nên cô độc hay không.
© Đàn Chim Việt Online
Độc giả có thể tìm đọc những bài liên hệ ở các link dưới đây:
- Thiền sư Nhất Hạnh lần đầu tiên lên tiếng về vụ Bát Nhã
- Nhà báo Trần Tiến Dũng nói về vụ Bát Nhã: ‘Dư luận Sài Gòn có hai chiều’
- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Đất nước chúng ta khốn khổ là đa số thiếu tu và thiếu hiểu đạo. Sư hổ mang, sư giả , Sư quốc doanh thì nhiều nê^n Đạo khong có người dẫn, người đi tìm đạo cũng khong biết theo aỉ đó là trường hợp các các chú tiểu Bát Nha vì khong có thầy tốt nê^n bị lạc, nhìn ngay cách tu và giáo lỷ thiền cũng thấy là khong ổn vì vậy nên khong xong.
Đất nước cũng trong vòng lẫn quẫn đa số dùng đạo đễ lò và lừa người đễ đanh bóng cái toi.
Đúng vậy nếu đa số dan đi đúng đuờng đạo thì CSVN đâû có thao túng nhu vậy.
Đường tu rất dẽ thấy , ta cứ tự vấn lưong tâ^m là tìm thấy ngay. Đó là Phật tạ Tâm; là đường phải là lương tam là con tim.. Đường tu rất giãn dị chỉ cần có cnn tim nhan tử Từ bi hỉ xa chỉ cần làm cho đúng cho phải là tu rồi. Cau tu tam; tu nhà tu chợ rồi mới tu chuằ.
Cứ sống cho phải đạo là tu. Thủ chung , nhẹ nhàng au yếm với người vợ hiể biết thương và hi sinh cho con đó là tủ biết nhường nhịn quen mình; đi với đất nước chỉ cầ Thương yeu đoàn kết bao dung và QUEN MÌNH là tu.
Đừng tìm danh lợi vì nó CHÍNH LÀ Kẻ thù dan tộc, chính nó làm ta ngã mạn cấm cao.
Mỗi ngày toi nhìn cái côô toi coi tôî có hấc len khong mà phải trung dung bình thản khiê^m nhường.
Đó là đạo làm ngườỉ Càng nghĩ là mình tu cao tức là càng rơi thấp, cứ nghĩ là chưa tới đâû và nghĩ là luon có người hơn mình là đất nước thắng.
Tu là theo đó mà làm nếu ai ơi biết đến thì nước được nhờ.
Theo toi Tự tu tam quen cài toỉRẤT KHÓ” nhưng làm đuợc vì ta đễ chữ Yeu thương len tren hết. Toi chỉ mot lòng niệm Phật thì tự nhien người kế tả trưoc là vợ cn ta biết ta muô^n tu thì đó là đúng đường đó.
Con lạy chuá lạy Phât cho tìm thấy đường sáng, phải kien trì nhưng có thể tới được trong kiếp này.
Nếu chưa bắt đầu xin đừng che CS xấủ chúng chưa chắc là xấu hơn ta.
Vậy muóc cứu nươc chống Xam lăng phải chấm dứt CSVN là thắng chính mình, Hai điều kiện cứu nưoc đó là BẤt khả kháng.
Vo cùng thâ^n mến
Đạo hữu Minh Lực.
ĐỌC VÀ NHẬN XÉT
Đọc bài “Xin cho tôi tính Phật” của Nguyễn Khoa Thái Anh riêng tôi thấy :
- Thái Anh là người nghiêm túc, chững chạc.
- Nguyễn Khoa Điềm là người của nhà nước đúng hơn là một nhà thơ có tài.
- Nguyễn Đắc Xuân, qua đoạn phô trương tiểu sử của mình, chỉ là người chỉ vì mình là trên hết.
- Thiền sư Nhất Hạnh, đúng là con người XHCN từ trong xuất xứ.
- Lời của Phật dạy : Chính danh, chính nghiệp, và phải lẫm liệt. Đây có lẽ là lời nhắn nhủ quan trọng nhất trong Phật giáo.
- Những ý thức và ngôn từ của vài thành viên trong gia đình Nguyễn Khoa ngày nay đã đi quá xa ý nghĩa của giòng tộc Nguyễn Khoa từ nguyên gốc.
- Tinh thần cưu mang nhau của người Thiên Chúa Giáo và người Phật giáo như thế đúng là tinh thần nhân loại sâu sắc thật sự, và cũng là ý nghĩa của tinh thần VN truyền thống thật sự.
ĐẠI HẢI
(22/9/11)