WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đem tâm tình viết lịch sử [1]

  • Lời người viết: Cuộc chiến tranh Quốc Cộng Bắc Nam đã gây nên bao cảnh phân ly chia lìa. Hầu như gia đình nào cũng có người ở phía bên này, bên kia. Cuộc huynh đệ máu lửa tương tàn đã chấm dứt hơn ba thập niên mà vẫn chưa nguôi niềm u uẩn. Tuy thư này được viết cho một người anh thúc bá trong gia tộc – Con Hùm xám Đường 4 Đặng văn Việt – nhưng có liên quan đến bối cảnh Nước Nhà, nên người viết xin trân trọng gửi độc giả trong và ngoài nước để cùng chia sẻ tâm tư.

Houston, Texas, U.S.A., ngày 20 tháng 1 năm 2009.
Anh Đặng văn Việt kính mến,
Em khởi sự viết thư này cho anh vào một ngày trọng đại đánh dấu khúc quanh lịch sử Hoa Kỳ – Ngày tuyên thệ nhậm chức của một vị Tổng thống DA ĐEN đầu tiên: Ông Barack Hussein Obama. Từ vị Tổng thống đầu tiên George Washington đến George W. Bush, các Tổng thống Hoa Kỳ đều có gốc Ái Nhĩ Lan, chứ không có ông nào gốc Đức, Pháp, Anh lọt vào. Chưa biết lúc nào thư này sẽ viết xong, vì em cứ bận các thứ việc hiếu hỉ linh tinh trong mấy ngày giáp Tết và em cũng cần thời gian để trang trải tâm tư với anh. Đây là những lời rất tha thiết nói lên niềm thao thức của em, mong anh cảm thông.
Như kẻ tình cờ “lạc đường vào lịch sử” bỗng trở thành chứng nhân ở góc cạnh nào đó trong một giai đoạn, em xin ghi lại vài điều suy nghĩ gửi anh, để biết đâu nó sẽ là tư liệu hữu ích cho những nhà viết sử mai hậu, bởi vì thời đại này người ta cố tình xuyên tác lịch sử do ý đồ chính trị quá nhiều. Tên tuổi anh và bạn bè anh – những con cái thuộc gia đình tiểu tư sản – đã đi vào quân sử kháng Pháp, đánh dấu một thời kỳ oanh liệt đấu tranh giành độc lập, nhưng bị gạt ra vòng ngoài vì cái chủ nghĩa lý lịch phân biệt giai cấp. Thư này em viết cho riêng anh và cho cả các đồng đội cũ cùng chung cảnh ngộ với anh.
Năm 1962 khi du học Hoa Kỳ, em – một thanh niên đến từ quốc gia chậm tiến – hết sức choáng ngợp trước những tòa nhà đồ sộ chọc trời, xa lộ thênh thang hun hút, xe cộ như mắc cửi biểu hiện sự giàu sang của nền văn minh cơ giới tột bực. Nhưng có một điều em cảm thấy không hài lòng. Đó là sự đối xử bất nhẫn của người da trắng đối với người da đen. Ví dụ như người da đen bị bắt buộc ngồi băng ghế sau cùng trên xe buýt, chỉ được phép vào phòng vệ sinh dành riêng cho người da màu … Sinh viên da vàng chúng em không bị đối xử kỳ thị, nhưng em chẳng cảm thấy hãnh diện chút nào. Em cho rằng sự kỳ thị chủng tộc, mầu da là sai lầm, là thiếu văn hóa.
Chưa đầy 50 năm, người Hoa Kỳ da trắng đã thay đổi thái độ và tư duy vì có nếp suy nghĩ cấp tiến hơn, lại thêm nhờ chính phủ của họ áp dụng triệt để luật cấm phân biệt đối xử, trong lãnh vực công đã đành, mà còn trong lãnh vực tư nữa. Bất cứ người da trắng nào có lời lẽ châm biếm người da đen là bị đuổi việc ngay. Đảng cộng sản thi hành chủ nghĩa lý lịch – tàn tệ không kém sự kỳ thị chủng tộc – làm tan nát hàng triệu cuộc đời – trong đó có dòng họ ta – hơn 50 năm rồi mà chưa biết khi nào sẽ chấm dứt. Chỉ vì anh là con của một vị Thượng thư triều Nguyễn nên bị mang chức Trung tá Trung Đoàn Trưởng mãn đời, mặc dù đạt được nhiều chiến công đánh Pháp lẫy lừng, trong khi ấy thành phần “bần cố nông” cấp dưới của anh thì lên Tướng.
Chứng kiến sự thay đổi của nước người, lòng em không khỏi chạnh nghĩ đến số phận hẩm hiu của dân nước mình. Hoa Kỳ bị phe thù nghịch lên án là Đế quốc xâm lược, nhưng quốc gia này không chiếm đất đai của ai làm thuộc địa. Nước Pháp tự hào về cuộc cách mạng Dân Quyền, về văn hóa, nhưng lại là quốc gia cực kỳ vô nhân đạo đối với nhân dân của nước bị trị. Nếu thực dân Pháp cai trị Ấn Độ, thì ông Mahatma Gandhi không bao giờ trở thành Thánh, mà sẽ bị bay đầu như nhà cách mạng Nguyễn Thái Học. Kể từ giờ phút này, người Mỹ da trắng sẽ dần dần trút bỏ mặc cảm xấu hổ vì tổ tiên họ đi “săn bắt” người da đen ở Phi Châu về làm nô lệ. Mặc dù không phải là quốc gia thập phần toàn hảo, nhưng Hoa Kỳ xứng đáng là tấm gương sáng cho những chế độ độc tài, độc đảng lạc hậu noi theo. Bởi vì khi nhận ra sai lầm là người Mỹ dũng cảm sửa đổi. Có thể nói Hoa Kỳ là nơi luôn luôn có cuộc “cách mạng nhung” xảy ra, thay đổi ôn hòa, chuyển giao quyền lực êm thắm. Chưa hề có nạn “cướp chính quyền” bằng bạo lực hoặc “đảo chánh cung đình” từ ngày lập quốc.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, em không bỏ phiếu cho ông Obama, không phải vì có cái nhìn xuống đối với người da đen như một số người khác, nhưng vì không đồng quan điểm chính trị tả khuynh thái quá và nhất là về chính sách quốc phòng và an ninh nội địa của ông ta. Tuy nhiên khi nghe ông Obama tuyên bố trong bài diễn văn Hoa Kỳ sẽ cương quyết đánh bại quân khủng bố thì em an tâm phần nào. Buổi lễ tuyên thệ nhậm chức năm nay được đánh giá “hoành tráng” hơn tất cả những lần trước kia. Báo chí thế giới – nhất là từ Âu châu – đều có bài nhận định tương tự nhau: “Hiện tượng Obama chỉ có thể xảy ra tại Hoa Kỳ”. Đúng thế! Ông Obama không những là người da đen, mà còn có ông bố đẻ với bố dượng theo đạo Hồi và mang tên đệm là Hussein, giao du khắng khít với kẻ khủng bố Bill Ayers, có vị mục sư linh hướng Jeremiah Wright từng đứng trên bục giảng ở nhà thờ cầu mong “Thượng Đế trừng phạt nước Mỹ” (God Damn America), nhưng cử tri da trắng Mỹ đa số có tín ngưỡng Thiên chúa giáo bất chấp, họ vẫn bầu cho Obama với tỉ số áp đảo.
Chưa biết nước Mỹ sẽ đi về đâu, nhưng ông Obama là sự lựa chọn của đa số nhân dân Mỹ nên có vị thế chính thống để lãnh đạo quốc gia. Những người cầm quyền của chế độ cộng sản hiện nay không do dân bầu, họ tự động dành cho họ cái quyền ban hành luật pháp và ngồi xổm lên là láo lếu. Nhiều chủng tộc khác mơ ước đến lập nghiệp tại Mỹ
chính vì Đất Nước này hứa mở ra cơ hội đồng đều cho mọi người được thực thi một cách nghiêm chỉnh. Cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Xô Viết – ông Mikhail Gorbachev – đã nói: “Một người Nga đến định cư ở Pháp lâu năm vẫn là người Nga, nhưng một người Nga đến ở Mỹ chẳng bao lâu thì trở thành người Mỹ”. Một xứ sở được kết hợp bởi những công dân không cùng chủng tộc, lịch sử, văn hóa mà chỉ trong vòng 200 năm đã trở thành siêu cường bậc nhất thế giới thì không phải là sự may mắn tình cờ. Em cho rằng đấy là nhờ lòng cương quyết theo đuổi lý tưởng Tự Do một cách lương thiện của các nhà lãnh đạo từ thời lập quốc. Em dùng từ “lương thiện” để nói họ không thiết lập nền dân chủ giả hiệu hoặc bánh vẽ.
Đại tướng George Washington sau khi đánh bại thực dân Anh giành độc lập, được các thuộc cấp đề nghị lên ngôi vua để có vị thế ngang hàng với vua nước Anh, nhưng ông từ chối và thiết lập nền Cộng Hòa. Sau khi làm Tổng thống hai nhiệm kỳ, người ta đề nghị ông làm Tổng thống mãn đời, ông lại từ chối. Ông nói: “Dù một người thông minh tài giỏi đến đâu mà làm Tổng thống hai nhiệm kỳ thì cũng đã hết sáng kiến. Tôi xin nhường chỗ cho người khác”. Lời nói của George Washington được các Tổng thống kế nhiệm tuân thủ như một luật lệ bất thành văn. Cho đến khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt viện cớ đang có Thế chiến II, đã làm Tổng thống đến 4 nhiệm kỳ (từ năm 1933 đến năm 1945, nhiệm kỳ thứ 4 mới bắt đầu mấy tháng thì qua đời và Phó Tổng thống Truman thay thế). Từ đó, Quốc Hội phải viết tu chính án hạn chế nhiệm kỳ Tổng thống chỉ được phép tối đa là 8 năm.
Người lãnh đạo cộng sản “cướp chính quyền”, thiết lập chế độ Dân Chủ Cộng Hòa trên đất nước Việt Nam, viết ra bản Hiến Pháp rập khuôn theo Hoa Kỳ có đầy đủ các quyền dân chủ, nhưng không áp dụng một điều khoản nào. Ông Hồ Chí Minh là người đa mưu xảo quyệt. Ông lấy câu “Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” làm khẩu hiệu nên dễ mê hoặc khát vọng của người dân bị trị. Ai có thể cưỡng lại cái lý tưởng công bằng xã hội, xóa bỏ giai cấp, làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu, không còn có cảnh người bóc lột người? Dù là nạn nhân của hành động tai ngược dưới chế độ cộng sản, người ta cũng đã rộng lòng bao dung tha thứ vì cho rằng đó là lỗi lầm của cấp dưới! Anh đang là sinh viên Y khoa năm thứ 3 đã nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc cũng lên đường đánh Pháp, mặc dầu học vấn của anh là do Pháp đào tạo. Em có hỏi anh Đặng văn Sung vì sao giữa hai anh em lại có tình trạng kẻ đi hướng này, người đi huớng kia và được anh Sung trả lời: “Ngày đó ở Hà Nội có cuộc nói chuyện của ông Võ Nguyên Giáp và ông Trương Tử Anh ở hai nơi. Anh Việt đi nghe ông Võ Nguyên Giáp nói chuyện thì trở thành cộng sản; còn mình đi nghe ông Trương Tử Anh nói chuyện thì trở thành Đại Việt. Tuổi trẻ đâu có hiểu chủ nghĩa gì đâu, miễn là đánh Pháp”. (Bác sĩ Đặng văn Sung, nguyên Thượng Nghị sĩ Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa và Chủ nhiệm Nhật báo Chính Luận trước năm 1975, từng là cán bộ lãnh đạo của Đại Việt được chỉ định liên hệ với vua Bảo Đại. Bác sĩ Đặng văn Sung, Hùm Xám Đặng văn Việt và người viết là anh em thúc bá. Ông Nội chúng tôi là Hoàng Giáp Đặng văn Thụy, làm chức quan Tế Tửu của trường Quốc Tử Giám dưới triều Nguyễn ở Huế. Chức Tế Tửu giống như Viện trưởng Viện Quốc Gia Hành Chánh dưới chế độ VNCH – Ghi chú của người viết). Anh Sung lớn
hơn em hai giáp, sinh năm 1916 (tuổi Thìn), nhưng anh ấy khi nào nói chuyện với em út trong họ luôn luôn xưng “mình” rất dễ thương. Anh Sung được mọi người qúy mến không những vì nói năng lịch sự, mà còn cách cư xử hào hiệp rất đẹp. Ngày nay, những nhân viên từng làm việc cho Nhật báo Chính Luận – từ nhà văn, ký giả đến thợ sắp chữ – đều nhắc đến anh ấy bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn.

© Đàn Chim Việt Online

Còn nữa

Phản hồi