Con đường phía trước [10]
Có một lãnh vực rõ ràng các chánh phủ nên tránh là tính tương hợp. Một số người từng gợi ý rằng các chánh phủ nên đề ra các định chuẩn cho cách mạng, nhằm bảo đảm cho chúng có thể hoạt động tương tác với nhau. Năm 1994, người ta đệ trình một dự luật lên một tiểu bang của Hạ Viện Mỹ kiến nghị rằng phải sản xuất các hộp điều khiển sao cho chúng có tính tương hợp. Điều này đối với những người dự thảo dự luật đó, có vẻ như là một phát kiến vĩ đại.
Tính tương hợp là một yếu tố quan trọng. Nó làm cho các ngành kinh doanh điện tử gia dụng và máy điện toán cá nhân phát triển mạnh. Khi ngành công nghiệp điện toán cá nhân còn mới mẻ, nhiều máy xuất hiện rồi lại biến mất. Chiếc Altair 8800 đã bị chiếc Apple I qua mặt. Rồi lần lượt xuất hiện các chiếc Apple II IBM PC, Apple Macintosh. IBM PC AT, PC 386 và PC 486, Power Macintoshes, và Pentinum PC. Mỗi một loại máy này trong chừng mực nào đó đều tương hợp với các máy khác. Chẳng hạn như tất cả đều có thể dùng chung các hồ sơ văn bản gốc. Nhưng đồng thời lại có quá nhiều tính không tương ứng bởi vì các thế hệ máy tính kế tiếp đều muốn nêu bật những tiến bộ mang tính đột phá mà các hệ thống cũ không có.
Tính tương hợp của những máy trước đây, trong vài trường hợp, có tác dụng rất lớn lao. Cả hai loại PC – compatible và Apple Macintosh cung cấp vài tính tương hợp khá lạc hậu. Tuy nhiên, giữa chúng với nhau, chúng lại không thể tương hợp được. Và lúc chiếc máy điện toán cá nhân ra đời, nó không thể tương thích với các máy trước đó của IBM. Cũng tương tự như vậy, thế hệ máy Mac đã không tương thích với các máy Apple thời trước đó. Trong thế giới điện toán, kỹ thuật năng động tới mức bất cứ công ty nào cũng có thể sản xuất ra những loại máy mới họ muốn và để cho thị trường quyết định công dụng của nó. Bởi chiếc hộp điều khiển, với mọi ý nghĩa của nó vốn đã là một máy điện toán, và đó là lý do giải thích vì sao nó cũng sẽ theo đà đổi mới nhanh chóng như cái đà đã thúc đẩy ngành công nghiệp điện toán cá nhân. Thực ra hộp điều khiển sẽ được bán ra cho một thị trường bấp bênh hơn rất nhiều so với thị trường của máy điện toán cá nhân, do đó việc để cho thị trường quyết định tính hiệu quả của nó lại càng mạnh mẽ hơn. Sẽ thật là không khôn ngoan nếu ép buộc phải tạo ra một mẫu theo ý định của chánh phủ đối với những phát minh chưa hoàn chỉnh.
Định đưa việc sản xuất hộp điều khiển ban đầu có tính tương thích theo chỉ đạo của chánh phủ thành luật tại Mỹ đã tan biến ngay trong cuộc họp Quốc Hội năm 1994, nhưng những vấn đề liên quan tới nó lại nảy sinh trở lại trong năm 1995, và tôi mong rằng các nước khác cũng nên làm như vậy. Việc ép buộc nghe có vẻ như hợp lý nhằm đưa việc gì đó thành luật là việc khá dễ dàng, nhưng nếu chúng ta không thận trọng, sự ép buộc đó có thể bóp nghẹt thị trường.
Xa lộ sẽ phát triển với một tốc độ khác nhau trong nhiều cộng đồng và nhiều nước khác nhau. Khi tôi có dịp ra nước ngoài, báo chí các nước đó thường nêu câu hỏi rằng nước của họ tụt hậu sau nước Mỹ sau bao nhiêu năm. Đó là một câu hỏi khó. Lợi thế của nước Mỹ là tầm cỡ thị trường, máy điện toán cá nhân xuấ hiện khá phổ biến trong gia đình người Mỹ, và phương cách mà các công ty điện thoại và các công ty cáp cạnh tranh với nhau cho thuận lợi trước mắt và cho sau này. Trong hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau có liên quan đến việc xây dựng xa lộ thông tin, các công ty có nguồn gốc của Mỹ là những công ty hàng đầu từ bộ vi xử lý, phần mềm, giải trí, máy điện toán cá nhân, hộp điều khiển, cho tới các thiết bị mạng chuyển mạch.Trừ một trường hợp ngoại lệ có ý nghĩa duy nhất là công nghệ màn hình và chíp bộ nhớ.
Các nước khác có lợi thế riêng của họ. ở Singapore mật độ dân số và sự tập trung của nhà nước vào hạ tầng cơ sở khiến người ta quả quyết rằng dân tộc này sẽ là dân tộc dẫn đầu. Việc chánh phủ Singapore quyết định phải làm một việc nào đó là cả một vấn đề đối với nước độc nhất vô nhị này. Cơ sở hạ tầng của xa lộ thông tin đã được triển khai. Mỗi một phát minh mới đều nhanh chóng được yêu cầu cung cấp cho từng hộ gia đình với cáp dải rộng tương tự như việc luật pháp buộc phải cung cấp các hệ thống nước, khí đốt, điện và điện thoại cho từng gia đình. Khi tôi được gặp ngài Lý Quang Diệu, một Bộ trưởng cao cấp 72 tuổi, người đã lãnh đạo Singapore từ năm 1959 đến 1990, tôi vô cùng ngạc nhiên về tầm hiểu biết của ông về thời cơ và ông tin rằng việc triển khai xa lộ thông tin với tốc độ cao là ưu tiên số một của Singapore. Ông cho rằng điều chỉnh mang tính cấp bách hiện nay là đất nước nhỏ bé của ông phải tiếp tục là nước hàng đầu ở Châu á trong việc tạo ra công việc làm có giá trị cao. Tôi đã thẳng thắn hỏi ông rằng liệu chánh phủ Singapore có từ bỏ sự quán lý chặt chẽ đối với thông tin như chánh phủ đang làm hiện nay nhằm khống chế các vấn đề xã hội không. Ông nói Singapore công nhận rằng trong tương lai chánh phủ sẽ dựa vào những phương thức khác không phải là kiểm duyệt để duy trì một nền văn hóa hiện đang loại trừ một số mặt tự do kiểu Phương Tây để đổi lấy ý thức cộng đồng mạnh mẽ.
Ở Trung Quốc, chánh phủ hình như tin rằng họ có thể sử dụng cả hai. Bộ Trưởng Bộ Viễn Thông Bưu Điện nói với các phóng viên “Việc nối mạng Internet không có nghĩa là thông tin được tự do hoàn toàn. Tôi nghĩ rằng sẽ có sự thông cảm chung về vấn đề này. Nếu bạn đi Hải Quan, bạn sẽ phải trình hộ chiếu. Đối với việc quản lý thông tin cũng tương tự như vậy. Ông còn nói rằng Bắc Kinh sẽ chọn các biện pháp quản lý thích hợp để kiểm soát dữ liệu đầu vào của tất cả các dịch vụ truyền thông liên lạc có liên quan tới Trung Quốc. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho thông tin liên lạc hoàn toàn không có mâu thuẫn với việc thực thi chủ quyền nhà nước. Tổ chức Liên Hiệp Truyền thông liên lạc quốc tế nói rằng bất cứ nước nào đều có chủ quyền đối với hệ thông tin liên lạc của nước đó”. Ông có thể không hiểu rằng việc nối mạng Internet một cách đầy đủ và việc duy trì độ kiểm duyệt chẳng khác nào việc phải có một người theo dõi mỗi người sử dụng.
Ở Pháp, hãng Minitel là hãng tiên phong trong các dịch vụ trực tuyến đã khuyến khích cộng đồng các nhà xuất bản tin học và cổ động sự sử dụng rộng rãi các dịch vụ trực tuyến nói chung. Dù vậy các thiết bị đầu cuối và dải thông còn hạn chế, sự thành công của Minitel đã khuyến khích sáng kiến nảy nở và cung cấp những bài học cần thiết. Hãng France Telecom hiện đang đầu tư mạng chuyển dữ liệu trọn gói.
Tại Đức, hãng Deutsche Telekom đã giảm mạnh dịch vụ ISND từ năm 1995. Việc đó đã khiến cho số lượng người sử dụng máy điện toán cá nhân nối mạng tăng lên một cách đáng kể. Giảm giá dịch vụ ISDN là một chính sách thông minh, bởi vì giá rẻ sẽ khuyến khích sự phát triển các ứng dụng, và khi các ứng dụng được phát triển sẽ giúp thúc đẩy hệ thống dải thông sẽ sớm trở thành hiện thực.
Mức độ máy điện toán cá nhân đi sâu vào các ngành kinh doanh tại các nước Bắc âu thậm chí còn cao hơn tại Hoa Kỳ. Các nước này hiểu rằng lực lượng lao động có học thức cao của họ sẽ được hưởng lợi từ việc nối mạng tốc độ cao với toàn thế giới.
Mặc dù lợi ích của hệ thống truyền thông liên lạc cao cấp ở Nhật có lẽ cao hơn bất kỳ nước nào khác, nhưng thật khó có thể tiên đoán được số phận của xa lộ thông tin tại nước này. Việc sử dụng máy điện toán cá nhân trong ngành kinh doanh, trường học, và gia đình lại kém xa so với các nước phát triển điêu này một phần có lẽ là do khó khăn trong việc đưa chữ Nhật vào bàn phím, nhưng đồng thời cũng do thị trường quá rộng lớn và mang tính cố thủ của Nhật đối với các máy xử lý từ chuyên dùng.
Nhật đứng hàng thứ hai sau Hoa Kỳ về số lượng các công ty đầu tư vào việc cả hai lãnh vực phát triển khối hợp nhất và nội dung của xa lộ thông tin. Nhiều công ty lớn của Nhật có nền công nghệ tuyệt vời và một lịch sử về các biện pháp đầu tư dài hạn của họ. Sony các hãng Nhạc Sony và hãng phim Sony, kể cả Hãng Columbia và Columbia Studios. Hãng Toshiba có khoản đầu tư lớn trong Time Warner. Khẩu hiệu của Hãng NEC là “Điện toán và Truyền thông liên lạc” đưa ra từ năm 1984, một bước đi trước xa lộ thông tin, thể hiện sự cam kết của họ.
Ngành công nghiệp cáp của Nhật chỉ mới khắc phục được tình trạng khống chế nổi trong những năm gần đây, nhưng tốc độ thay đổi đáng kinh ngạc. Công ty điện thoại Nhật, hãng NTT, có số vốn lớn nhất trong số công ty công ích trên toàn thế giới và sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong mọi mặt của hệ thống xa lộ thông tin.
Ở Hàn Quốc, mặc dù so với Hoa Kỳ số lượng máy điện toán cá nhân tính theo đầu người có kém hơn, nhưng 25% số máy đó nằm trong các gia đình. Số liệu trên chứng minh rằng những nước có truyền thống cơ cấu gia đình rất mạnh cũng đã chú ý tới việc đi trước trong việc giáo dục cho thiếu nhi, và vì vậy sẽ là mảnh đất béo bở cho các sản phẩm có những lợi thế trong lãnh vực giáo dục. Một biện pháp thích hợp là chánh phủ sẽ tạo ra chánh sách ưu đãi để khuyến khích việc nối mạng cho các trường học với giá thấp và bảo đảm cho xa lộ có thể tới tận những vùng có thu nhập thấp.
Áo và Tây Lan cũng rất quan tâm đến xa lộ thông tin, một phần là do khoảng cách địa lý quá lớn giữa họ so với các nước phát triển. Các công ty điện thoại của úc đang được tư nhân hoá và thị trường được mở rộng cho sự cạnh tranh, khích lệ các kế hoạch nhìn xa trông rộng phát triển. Tân Tây Lan là nước có thị trường viễn thông liên lạc mở rộng nhất thế giới, và việc công ty điện thoại của nước này vừa mới được tư nhân hóa đã nêu một tấm gương về tính hiệu quả của chánh sách tư nhân hoá.
Tôi không nghĩ rằng các nước phát triển, bao gồm tất cả các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, úc, Tân Tây Lan và Nhật Bản sẽ đến đích trước hay tụt lại phía sau một hay hai năm so với các nước khác trừ phi người ta thực hiện những quyết định chính trị kém cời. Trong phạm vi mỗi nước, một số cộng đồng sẽ nhận được các dịch vụ sớm hơn. Cách mạng sẽ đi vào những khu dân cư giàu có trước. Ngay cả các nhà điều phối địa phương cũng có thể cạnh tranh với nhau để tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển xa lộ sớm. Tại những nước công nghiệp phát triển, người ta sẽ đề ra chính sách khuyến khích cạnh tranh và không cần phải sử dụng khoản tiền thu thuế để xây dựng xa lộ thông tin. Tốc độ xa lộ đi thẳng vào từng gia đình sẽ, phần lớn tương ứng với tổng số sản phẩm nội địa tính theo đầu người của mỗi nước. Dù vậy, việc nối mạng vào các ngành kinh doanh và trường học tại các nước đang phát triển sẽ có tác động lớn lao và sẽ giảm mức chênh lệch về thu nhập của họ với các nước phát triển. Những vùng như Bangalore của Ấn Độ hoặc Thượng Hải hay Quảng Châu của Trung Quốc sẽ thiết lập việc nối mạng xa lộ trong các ngành kinh doanh mà họ sẽ thực hiện các dịch vụ từ các công nhân có trình độ cao cho thị trường thế giới.
Ngày nay, tại nhiều nước các nhà lãnh đạo cấp cao đang đề ra kế hoạch khuyến khích đầu tư vào xa lộ thông tin. Sự cạnh tranh giữa các nước hoặc để chiếm vị trí dẫn đầu hoặc để không bị tụt hậu sẽ tạo ra một động lực rất mạnh mẽ trong việc phát triển xa lộ thông tin. Vì mỗi nước sẽ tìm những biện pháp tiếp cận khác nha, và mọi người sẽ theo dõi xem biện pháp nào tốt nhất. Một số quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc có thể sẽ hợp lý hoá bằng cách tuyên bố rằng nếu họ quyết tâm thực hiện ngay một mạng, và các xí nghiệp tư nhân không tự nguyện xây dựng sẽ góp phần giúp đỡ hoặc tài trợ từng công đoạn của xa lộ thông tin. Chánh sách khuyến khích ý thức tự lực đó của Chính phủ, trên nguyên tắc, có thể khiến cho xa lộ thông tin được hình thành sớm hơn những cách khác, nhưng đồng thời phải chú ý một cách thận trọng tới khả năng thực sự về thu nhậpkhông mấy hấp dẫn. những nước như vậy có thể kết thúc công trinh với một sự lãng phí tiền tài và công sức, một xa lộ thông tin theo dạnh một con voi trăng một kỹ sư xây dựng một cách biện lập với tốc độ phát triển nhanh chóng của nên công nghệ bên ngoài.
Tình hình tương tự như trên đã xảy ra ở Nhật với dự án xây dựng máy thu hình có độ phân tích cao- HDTV. MITI, Bộ công nghiệp và Mậu Dịch quốc tế, một bộ phận rất mạnh của Nhật, và hãng NHK, một công ty tryuờn hình thuộc chánh phủ quản lý, phối hợp với các công ty điện tử trong một cố gắng nhằm xây dựng một hệ thống HDTV dạng tương tự mới. Hãng NHK cam kết sẽ pháp hình vài giờ một ngày. Nhưng tiếc thay, hệ thống này đã tỏ ra lạc hậu khi vấn đề trở nên rõ ràng là kỹ thuật số có ưu thế hơn nhiều. Nhiều công ty Nhật nhận thấy bị lâm vào tình thế khó khăn. Về phần họ, họ nhận thấy rằng việc đầu tư vào hệ thống đó không phải là việc làm tốt, nhưng họ phải bảo vệ sự cam kết của họ với một dự án được chánh phủ đỡ đầu. Trong khi tôi đang viết cuốn sách này, Nhật vẫn còn gữi kế hoạch phát triển hệ thống tương tự này, mặc dù không còn một ai thực sự mong nó xảy ra, tuy vậy, Nhật sẽ thu lợi từ sự đầu tư để phát triển camera và màn hình có độ phân tích cao mà dự án HDTV đã khuyến khích.
Việc xây dựng xa lộ thông tin hoàn toàn không đơn giản. Bất cứ một chánh phủ hay công ty nào có liên quan tới phần nó cần phải theo dõi sát sao sự phát triển mới, và phải sẵn sàng để chuyển hướng. Những sự linh động như vậy đòi hỏi phải có trình độ công nghệ cao, đi dối với sự rủi ro luôn rình rập, phù hợp tốt hơn cho ngành công nghiệp này.
MẪU CHUYỆN ” CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC ” để nhắc cho mọi người; mọi giới hãy nhìn về phía trước để nghĩ đến HỴVỌNG, và TIẾN TỚI TƯƠNG LAI ? mà t́ac-giả đã chụp đâu những PHOTOS của nhà TỈ PHÚ tên tuổi giàu nhất THẾ GIỚI; so với cái bản hơn 1200 nhà tỉ phú trên hành tinh này.
Khuông mặt của nhà tỉ phú Bill Gates ;mà tôi đọc được : THẢM SẦU; ẢO NÃO, YẾU ỚT,và LO SỢ… một cái gì ?. Tại sao có tiền là có TẤT CẢ; mà HÌNH ẢNH biểu hiện trên khuông mặt THÊ THẢM đến thế ? Hỏi tức là TRẢ LỜI rồi; không cần phải giải thích.
Nhưng cần phải nói thêm một chút cho rõ nghĩa này:
Tương lai của Bill Gates sẽ tiêu tan.
Không phải có tiền nhiều là có HẠNH PHÚC.
Luật VÔ THƯƠNG nó không respect một ai !
Bill Gates vì thế mà mặt mày ủ-rũ; dù đã đưa cho Bill clinton hơn 28 tỉ dollars cho quĩ Từ Thiện để được miễn THUẾ; nhưng nhìn vào nét mặt của Bill Gates vẫn ủ rũ, và lo âu cho tương lai ?
Ngược với Bill Gates, và Bill clinton thì tớ tiết lộ tên Mỹ của tớ tên là NO BILL; nên TÂM HỒN rất thư thái; không lo âu; không phiền muộn; không suy tư; ăn uống không bao giờ thiếu; quần áo đem cho mỗi season; người người đến thăm viếng; nhà cữa có người đến làm vệ sinh mỗi ngày; đi đâu không lo sợ bị trả thù; hay bị dòm ngó. Đời sống rất thong dong được người và vật kính mến; vì cái tên không cần bill; nên không lừa đảo một ai; thì TÂM VUI hiện lên khoé mắt : No Bill là tên của tớ.