WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ukraine giữa hai gọng kềm

Hôm 11 tháng 10, tại Kiev thủ đô Ukraine, chánh án Rodion Kireyev tuyên phạt cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko 7 năm tù ở về tội lạm dụng chức vụ thủ tướng làm thiệt thòi quyền lợi quốc gia khi ký giao kèo 10 năm mua dầu khí của Liên bang Nga với một giá qúa cao làm thiệt hại ngân sách quốc gia. Ngòai 7 năm tù  bà Tymoshenko bị phạt bồi thường 190 triệu mỹ kim và sau khi mãn hạn tù không được ra ứng cử bất cứ chức vụ gì trong 3 năm.

Người đứng sau lưng vụ án là tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych, một địch thủ chính trị của bà Tymoshenko và vụ án nhuốm màu sắc chính trị hơn là một sự thi hành công lý. Cộng đồng Âu châu và Hoa Kỳ rất quan tâm đến vụ án vì nó là một biểu hiện tranh chấp ảnh hưởng giữa Liên bang Nga (đang tái lập tư thế nước lớn) và Cộng đồng Âu châu (thay thế vai trò của Hoa Kỳ).

Ukraine dân số 48 triệu, rộng gần gấp đôi Việt Nam, là một vùng đất phong phú nằm giữa Nga và Âu châu. Vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên người Slavic (cùng gốc với người Nga) đến định cư và thành lập nước Ukraine lấy Kiev làm trung tâm sinh hoạt. Từ thế kỷ thứ 13 cho đến thế kỷ thứ 18 Ukraine bị các thế lực lớn như Mông cổ, Lithuana, Ba Lan chiếm đóng cho đến thế kỷ thứ 18 Nga Hoàng chiếm Ukraine sát nhập vào nước Nga.

Năm 1917 thừa lúc chế độ Nga Hoàng suy tàn người Ukraine vùng dậy giành độc lập, thành lập nước Cộng Hòa Ukraine và năm 1918 tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Xô viết vừa thành hình. Năm sau Nga xô tái chiếm Ukraine, và năm 1922 công khai sát nhập phần phía đông Ukraine vào Liên bang Xô viết. Phần phía tây bắc do Ba Lan chiếm giữ từ năm 1919 cho đến năm 1939.

Năm 1939 mở đầu Thế giới chiến tranh II, Hitler đánh Ba Lan chiếm một nửa Ukraine và đến năm 1941 Hitler đánh Nga chiếm toàn bộ Ukraine.

Năm 1944 Nga đánh bại Đức trên mặt trận phía đông Âu châu chiếm lại và sát nhập Ukraine vào Liên bang Xô viết. Thế giới chỉ được nghe nói đến lại Ukraine sau năm 1991 khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Ukraine tuyên bố độc lập với một bản hiến pháp dân chủ đa đảng có tổng thống, thủ tướng và quốc hội.

Nói đến Ukraine không ai quên thành phố Kiev, nơi thường diễn ra các cuộc hội họp quan trọng giữa hai khối Cộng sản và Tự do, không ai quên là nơi tàng trữ vũ khí nguyên tử của Liên bang Xô viết, và vụ nổ trung tâm nguyên Chernobyl năm 1986 gây chấn động thế giới.

Ukraine nằm giữa Âu châu và Liên bang Nga, là một nước có khả năng kinh tế, nên được cả hai khối Tây phương và Liên bang Nga ve vãn. Hoa Kỳ muốn lôi kéo Ukraine vào khối NATO, trong khi tổng thống Putin (đương kim thủ tướng) của Liên bang Nga xem đó là một đe dọa không thể chấp nhận. Và đó là nguyên nhân tạo ra xáo trộn nội bộ Ukraine từ ngày tái lập quốc (1991) cho đến hôm nay.

Trong cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 2004, ông Yanukovych ứng cử viên thân Nga, được sự ủng hộ ngầm của tình báo Nga, gian lận phiếu thắng ứng cử viên Viktor Yushchenko thân Tây phương. Các cuộc biểu tình phản đối rộng lớn khắp cả nước do bà Tymoshenko cầm đầu – với Tây phương sau lưng – đòi hủy bỏ kết quả bầu cử. Trước áp lực của quần chúng Tối cao Pháp viện phán quyết bầu lại. Kết quả ông Yushchenko đắc cử tổng thống. (Ukraine và chiến tranh lạnh).

Đây là một cuộc cách mạng không đổ máu trong một loạt cách mạng nhung khởi đầu với cuộc cách mạng hoa hồng (Rose revolution) năm 2003 tại Georgia, và tiếp nối với cuộc cách mạng hoa tulip (Tulip revolution) tại Kyrgyzstan năm 2005 và các cuộc cách mạng dân chủ khác đã xảy ra hay chưa xảy ra  được ví von là cách mạng hoa sen, cách mạng hoa nhài..

Năm 2007 bà Tymoshenko được tổng thống Yuschenko bổ nhiệm vào chức vụ thủ tướng. Với Viktor Yushchenko làm tổng thống, Yulia Tymoshenko làm thủ tướng, Ukraine nghiêng về Âu châu. Tổng thống Putin (nay là thủ tướng) phản ứng bằng áp lực kinh tế không bán dầu khí cho Ukraine làm cho kinh tế Ukraine đi vào bế tắc.

Để cứu vãn kinh tế quốc gia và giảm bớt màu sắc chống Nga chuẩn bị cho tư thế ứng cử viên tổng thống của mình trong cuộc bầu cử tổng thống dự trù năm 2010 (bà sẽ ra tranh với địch thủ chính trị Yanukovych) năm 2009 bà ký một giao kèo 10 năm mua dầu khí của Liên bang Nga với một giá được xem là lợi cho Nga và thiệt cho quyền lợi của Ukraine. Tuy vậy bà Tymoshenko vẫn thua ông Yanukovych một cách khít khao trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 2 năm 2010.

Thời gian này Putin bắt đầu chán ông Yanukovych, và có khuynh hướng mua chuộc bà Tymoshenko. Ông Yanukovych cảm thấy sự đe dọa của bà Tymoshenko, một ứng cử viên có thể được cả hai phía Âu châu và Liên bang Nga chấp nhận trong cuộc bầu tổng thống năm 2013 nên ông tìm cách triệt hạ bà Tymoshenko bằng cách lôi bà ra tòa với tội lạm quyền thủ tướng ký giao kèo mua dầu khí bất lợi cho quốc gia.
Âm mưu của ông Yanukovych có thể khó trót lọt vì bản án bị cộng đồng Âu châu phản đối và ngay cả ông Putin cũng cho là phi lý. Tuy nhiên Nga và cộng đồng Âu châu đều thận trọng trong phản ứng. Âu châu không muốn ép quá mạnh ông Yanukovych có thể làm cho ông gia nhập Khối Eurasian Union (một khối đối trọng với NATO do Putin chủ trương gồm Belarus, Kazakhtan và một số nước nguyên thuộc Liên bang Xô viết). Trong khi Putin không muốn đẩy ông vào về phía cộng đồng Âu  châu.

Viễn ảnh là nếu ông Yanukovych không trả tự do cho bà Tymoshenko, Ukraine sẽ không bao giờ được gia nhập cộng đồng Âu châu, trong khi ông Putin cũng không phấn khởi với một đồng minh Ukraine dưới sự lãnh đạo của ông Yanukovych, một chính trị gia có khuynh hướng quyền lực nhưng bất tài. Hình như cả cộng đồng Âu châu và Liên bang Nga đều muốn thấy bà Tymoshenko trở thành tổng thống Ukraine sau năm 2013. Bà có thể có đủ bản lãnh để giữ cho Ukraine ổn định mà không cần phải gia nhập khối nào.

Kinh tế Ukraine có thể phồn thịnh, vì cộng đồng Âu châu có thể dễ dãi trong việc tạo điều kiện tốt cho nền mậu dịch giữa Ukraine và cộng đồng Âu châu, trong khi Liên bang Nga cũng có thể không khó khăn lắm với Ukraine trong lĩnh vực năng lượng. Cộng đồng Âu châu và Liên bang Nga đều muốn Ukraine đứng vững trên đôi chân của mình và không trở thành một đối tượng tranh chấp ảnh hưởng. Mạc Tư Khoa và Brussels đều có những quan tâm khác quan trọng hơn.

Kịch bản của Ukraine là kịch bản của một nước nhỏ có vị trí chiến lược nằm giữa sự tranh chấp của hai thế lực. Sự ổn định và hòa bình trong trong vùng đó sẽ do sự khôn ngoan lèo lái của người lãnh đạo nước nhỏ. Kịch bản đó cũng là kịch bản của Việt Nam  hôm nay nằm giữa  hai sức kéo Hoa Kỳ và Trung quốc. Lẽ dĩ nhiên kịch bản Việt Nam gay hơn kịch bản của Ukraine. Việt Nam nằm giữa một sự tranh chấp có tính quyết định cho chiến tranh và hòa bình của thế kỷ 21.

Ai sẽ là nhân vật tạo hòa bình cho Đông Nam Á? Sẽ không phải là một chính khách Tàu hay Mỹ. Mà sẽ là một chính khách Việt Nam.

Và ai sẽ là Tymoshenko của Việt Nam?

Oct. 31, 2011

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Ukraine giữa hai gọng kềm”

  1. Van Minh says:

    Ông Nam nói có lý.

    Sau khi TQ đủ sức lớn mạnh, việc đầu tiên nó làm để trở nên mạnh hơn không phải là đánh Nga, Ấn Độ, Mông cổ, Triều Tiên, hay Nhật Bản.

    Trung Quốc sẽ Nam tiến, đầu tiên lôi VN vào quỹ đạo TQ, sau đó sẽ áp đặt ảnh hưởng lên toàn bộ Đông Nam Á. Sau Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản sẽ tiếp tục là đối tượng phải theo vòng ảnh hưởng của TQ. Với Đài Loan, TQ sẽ chẳng làm gì cả, vì Đài Loan dù thế nào vẫn là TQ. Chỉ cần TQ cho phép Đài Loan tự trị kiểu Hồng Kong, sẽ có thể thu phục ngay, bất cứ lúc nào.

    Như vậy, viên đá đầu tiên, công việc đầu tiên mà TQ phải làm là khuất phục VN.

    Nếu Mỹ, phương Tây nhìn thấy và tin vào dã tâm của TQ, nơi đầu tiên mà họ tìm mọi cách khắc chế TQ sẽ là VN. Nói cách khác, VN sẽ thành tâm điểm của cuộc tranh dành ảnh hưởng giữa TQ với Mỹ và phương Tây.

    Dù vậy, ở thời đại ngày nay, các biểu hiện của sự xâm lăng này sẽ không dễ thấy như ngày xưa, thông qua các cuộc khởi binh xâm chiếm đất đai.

    Vì có nhiều phương tiện khác nhau, TQ sẽ xâm lăng trên nhiều lĩnh vực, với nhiều nước một lúc (bởi yếu tố địa lý không còn đóng vai trò quyết định). TQ sẽ dần thao túng kinh tế, chính trị, văn hóa nhiều nước trong khu vực, với VN là trọng tâm, để dần thống trị các nước này bằng giá trị TQ và tư tưởng TQ.

  2. Van Vu says:

    Bài viết này nếu hiểu xa hơn là biện hộ cho sự hèn nhát của ĐCS với TC. …..Thế của VN ko phải nằm giữa 2 cường quốc, mà cái quan trong là Lãnh đạo VN luôn cân nhắc giữa lợi ích của ĐCS với lợi ích của Đất nước ” Theo Trung Cộng thì mất nước, theo Mỹ thì mất Đảng ” . Lãnh đảo ĐCS đang cân nhắc giữa lợi ích của ĐCS với Lợi ích của quốc gia thì chính xác hơn !

  3. Vu Van says:

    Thế của VN ko phải nằm giữa 2 cường quốc, mà cái quan trong là Lãnh đạo VN luôn cân nhắc giữa lợi ích của ĐCS với ợi ích của Đất nước ” Theo Trung Cộng thì mất nước, theo Mỹ thì mất Đảng “

  4. Huong Nguyen says:

    “Việt-Nam nằm giữa 1 sự tranh chấp có tính quyết định cho chiến tranh và hòa bình của thế kỷ 21…”

    Chiến tranh và hòa bình của ai? của cả thế giới hay Á Châu Thái bình Dương? Ông Trần Bình Nam cứ cố gắng đánh bóng Việt-Nam để cho nó 1 vai trò – nếu không để “tự sướng” thì cũng cho các lảnh đạo CSVN 1 cơ hội để đu dây!

    Hãy thức tỉnh lại đi. Việt-Nam không còn là 1 con bài Domino như trong thời kỳ chiến tranh lạnh nữa. Hoa Kỳ không cần 1 Việt-Nam đầy tráo trở để duy trì 1 thế thượng phong tại Thái Bình Dương. Khi cả thế giới đã thức tỉnh trước 1 hiễm họa bành trướng bá quyền và bá đạo của Trung Cộng thì 1 sự cúi đầu của CSVN chỉ đưa đất nước vào 1 thế chư hầu cô đơn hơn bao giờ hết mà thôi.

    Và quan trọng hơn cả, theo tôi, trong 1 cái nhìn nhân bản cho quê hương, khi không còn hy vọng gì ở 1 cái thế đu dây để cố bám quyền lực nữa thì họa chăng lảnh đạo CSVN sẽ chấp nhận 1 hiện thực là họ phải ra đi hay sẽ bị đào thải ?

Phản hồi