WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Luật cần không có, lại thò ra luật nhà thơ

Đại biểu không thể hiểu nổi tại sao lại đưa Luật Nhà thơ vào dự kiến chương trình xây dựng pháp luật của QH khóa XIII!

Ngày 2-11, thảo luận tổ về Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (QH) nhiệm kỳ khóa XIII, nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng chương trình này còn nhiều vấn đề bất hợp lý cần phải điều chỉnh. Chẳng hạn, dự thảo chương trình đưa vào những dự án luật chưa cần thiết (như Luật Nhà thơ, Luật Thư viện) nhưng lại thiếu vắng những luật để điều chỉnh những vấn đề cấp bách hiện nay. Những dự án luật liên quan đến những quyền cơ bản của công dân lại bị bỏ ra ngoài.

Hành xử theo luật rừng giữa một rừng luật

Theo ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM), cử tri kiến nghị rằng mấy năm gần đây Nhà nước ban hành một rừng pháp luật nhưng rất nhiều cá nhân, tổ chức lại hành xử theo luật rừng. Thậm chí, một số người còn khinh nhờn, ngang nhiên không thực hiện những quy định đã đặt ra do pháp luật không chặt chẽ, không phù hợp với thực tế. Nguyên nhân là do luật thì nhiều nhưng chất lượng xây dựng lại quá thấp. Trưởng ban soạn thảo các dự án luật đa phần là người đứng đầu các bộ ngành nên không đủ thời gian để nghiên cứu, các chuyên viên giúp việc thì thiếu chuyên môn và kinh nghiệm.

ĐB Nguyễn Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng hiện nay còn có tình trạng tách nhỏ các  lĩnh vực ra để xây dựng các dự án luật. “Luật Khiếu nại thông qua trong kỳ này đã có một chương quy định về việc tiếp công dân nhưng trong chương trình khóa XIII lại đề nghị xây dựng Luật Tiếp công dân. Điều này khiến việc thực hiện pháp luật sau này sẽ rất chồng chéo và không hiệu quả” – ông Hà nói.

ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) phát biểu tại phiên thảo luận tổ ngày 2-11. Ảnh: THANH LƯU

Tương tự, ĐB Nguyễn Thị Kim Tiến (TP.HCM), ĐB Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) và một số ĐB khác đều cho rằng một số dự án luật hiện nay có chất lượng rất thấp, chỉ ban hành 1-2 năm, thậm chí vừa có hiệu lực đã phải sửa. Cạnh đó, các ĐBQH được tiếp cận các tài liệu quá sát nên không thể nghiên cứu kịp. “Hai tuần vừa qua chúng tôi nhận được khoảng 20 kg tài liệu. Với thời gian và số lượng tài liệu như thế này thì làm sao các ĐB đóng góp ý kiến một cách hiệu quả được. Theo tôi, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định nên cung cấp thông tin công khai về các tài liệu liên quan đến dự án luật để các ĐB có thể tham gia góp ý ngay từ đầu” – ông Chung kiến nghị.

“Đưa Luật Nhà thơ vào làm gì?”

“Tôi không hiểu dự án Luật Nhà thơ nó chế định cái gì mà lại được đưa vào chương trình. Chẳng nhẽ lại bắt ông kia phải làm thơ, ông này không được làm. Trong khi những cái rất cần như Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước, đã được đề nghị đưa vào từ khóa trước đến nay nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn còn nợ cử tri” – ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) bức xúc.

Đồng tình, ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) nói thời buổi này chẳng có mấy người vào thư viện thì xây dựng Luật Thư viện liệu có cần thiết? Trong khi đó, những luật liên quan đến quyền cơ bản của công dân, phát huy quyền làm chủ của người dân như Luật Trưng cầu dân ý lại chưa được xem xét. “Đề nghị đưa Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình chính thức và đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Đồng thời nên xây dựng dự án Luật Đạo đức cán bộ, công chức vì đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay” – bà Dung kiến nghị.

Bổ sung, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nói tại nhiệm kỳ trước, nhiều dự án luật đưa vào rồi đưa ra đều dễ dàng như nhau. Nguyên nhân do khâu chuẩn bị quá dễ dãi. “Đưa vào cũng không phân tích rõ, tới lúc thấy khó một chút thì xin rút, trong đó có nhiều dự án luật rất quan trọng như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai sửa đổi… Rồi Luật Xuất bản, QH khóa XI đã sửa, khóa XII cũng sửa rồi đến khóa XIII làm lại thì tôi cũng không hiểu nổi” – ông Thảo băn khoăn.

Một số phát biểu của các đại biểu QH

Luật Biển vẫn chờ

Về Luật Biển, suốt từ năm 1994 tới giờ, lúc thì nói cho ý kiến tại một kỳ, lúc thì nói cho ý kiến tại hai kỳ, rốt cuộc đến bây giờ vẫn chưa thông qua được. Cạnh đó, UBTVQH cần báo cáo rõ các đạo luật đã được QH khóa XII thông qua và có hiệu lực thì bao nhiêu luật có đầy đủ các văn bản hướng dẫn. Thực tế có những luật sau năm năm vẫn chưa có văn bản hướng dẫn.

ĐB NGUYỄN SƠN HÀ (Hà Nội)

QH nên lập cơ quan xây dựng luật độc lập

Nếu lật lại tờ trình của khóa XII thì thấy các giải pháp cũng không khác mấy so với khóa này. UBTVQH cũng như QH cần có sự đổi mới trong việc xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. QH cần quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của cơ quan thẩm định dự án luật. UBTVQH cũng nên tính đến giải pháp lập một cơ quan xây dựng luật độc lập của QH. Điều này để tránh việc mang lợi ích nhóm (của các bộ, ngành) trong việc xây dựng các đạo luật.

ĐB NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ(Hà Nội)

Soạn luật cũng mắc bệnh thành tích

Việc xây dựng pháp luật gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều người cứ giữ khư khư cái cũ, cản trở cái mới. Bệnh thành tích trong việc xây dựng pháp luật còn rất phổ biến. Khi có một luật mới lại kéo theo một bộ máy ra đời như khi có Luật Nuôi con nuôi thì thành lập thêm Vụ Nuôi con nuôi, có Luật Giám định tư pháp thì thành lập thêm Trung tâm Giám định tư pháp Quốc gia… Nếu chúng ta không thay đổi mạnh mẽ thì không thể khắc phục được những vấn đề này.

ĐB ĐỖ VĂN ĐƯƠNG (TP.HCM)

Nguồn: Thanh Lưu, Đức Minh (báo http://phapluattp.vn)

6 Phản hồi cho “Luật cần không có, lại thò ra luật nhà thơ”

  1. quoc hoi says:

    Chính quyền bây giờ sợ cả cái bọn nhà thơ nó làm thơ bậy bạ kêu gọi nhân dân lật đổ chính quyền, vì chúng biết “mỗi vần thơ, bom đạn phá cường quyền”, nên mới định đề ra “luật nhà thơ”. Có lẽ chưa có chính quyền, chế độ nào lại lẩm cẩm u mê đến như thế, như con chim bị một lần dính mũi tên thì sợ cả làn cây cong.

  2. Chán says:

    Đám quốc hội đó cũng chỉ là bù nhìn. Làm đại biểu QH , trong lúc Đảng cần sữa đổi hiến pháp chẳng lẽ ngồi không ngậm miệng. Nhưng đề nghị luật gì mới thì sợ chạm nọc ĐCS đành đưa ra luật thư viện, luật nhà thơ… Mai mốt có khi xuất hiện luật đọc báo, luật vào nhà vệ sinh phải đem giấy …

  3. Biển Xanh says:

    Cùng quẫn tư duy ,cùng quẫn việc làm nơi nghị trường Quốc hội hay sao mà lại bày ra cái dự án Luật nhà thơ …Trời hỡi! Bao giờ thì sẽ đưa ra tiếp cái Dự án Luật gái trai làm tình đây?

  4. Lê Thiện Ý says:

    Với chủ trương “tất cả phải phục vụ cho lợi ích cuả đảng” (sic),nên dù được cho là “cơ quan có quyền lực cao nhất nước”, QH cũng chỉ là công cụ, mặc cho đảng dày vò, bóp méo. Tổ chức bầu cử bịp bợm để đưa 90% đ̣ảng viên trung kiên vào làm “dân biểu”, thực tế chỉ là làm theo ý đảng; lợi ích cuả nhân dân bị bỏ quên hoặc hy sinh !
    Biết bao những nhu cầu bức bách cuả dân cuả nước sao không được đưa ra thảo luận, làm
    ra luật để thống nhất thi hành? Cứ để mập mờ, lơ lửng như hiện tại, đảng tuỳ tiện “làm luật”; dễ dàng bán đất, bán biển, bán tài nguyên đất nước; chuyên tham nhũng làm giàu chăng ?
    Chỉ hỏi thế thôi, ai còn lạ gì … !

  5. Hồng Hà says:

    Hết sức ngỡ ngàng khi hay tin Dự án Luật nhà thơ chuẩn bị trình Quốc Hội thông qua.Nếu gọi Dự án Luật xuất bản thơ thì đã có Luật xuất bản điều chỉnh.Do vậy rõ ràng đối tượng điều chỉnh nơi Dự án Luật này phải chính là các nhà thơ cùng công đoạn làm ra thơ của họ.
    Luật này sẽ điều chỉnh như thế nào đối với nhà thơ cùng việc hành nghề làm thơ trên trang giấy của họ đây?Rằng phải có đơn đăng ký hành nghề và được chấp nhận bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào đó mới được hành nghề ư?Rằng trước khi sáng tác phải trình đề cương về xúc cảm ,về ý và về tứ cùng được phê chuẩn cho phép xong mới có thể làm ư?Khi tiến hành sáng tác phải triệt để chấp hành những thủ pháp nghệ thuật cùng không được áp dụng một thủ pháp nghệ thuật nào đó mà Luật nhà thơ đã quy định ư? Rồi khi có vấn đề vi phạm Luật ,cơ quan nào ,cấp nào có thẩm quyền kết luận và cơ quan nào ,cấp nào sẽ ra quyết định xét xử ,thực hiện biện pháp chế tài ?Quan trọng hơn làm sao có thể phát hiện được sự vi phạm khi bất kỳ nhà thơ nào làm xong một bài thơ bao giờ cũng đều bỏ vào hộc tủ hoặc bỏ nằm nguyên trong máy tính của riêng mình trước khi đem đi… xuất bản?Còn gọi chờ họ đem xuất bản xong ,xem có vi phạm Luật hay không để lập biên bản xử lý Dân sự hay Hình sự thì lại dẩm chân qua Luật xuất bản rồi.Vậy Luật nhà thơ này sẽ tập trung chế định cái gì nơi nhà thơ?Và tại sao chỉ có Luật nhà thơ mà không có Luật nhà văn,nhà viết kịch,nhà làm họa,nhà làm nhạc?Điều quan trọng hơn nữa là có cần có nó không ?Có phải khi Luật này ra đời thì Hội nhà văn VN cùng các Ban Đại diện hay Ban Công tác khắp nơi của nó sẽ hưởng thêm được kinh phí thực thi quyền hành pháp và tư pháp lên các nhà thơ thuộc quyền nên phải bày ra cái Đề án Luật kỳ dị này?

  6. Vương Bình says:

    Nguy to rồi ! Đất nước đang ngổn ngang trăm bề như thế này mà các ông nghị ở quốc hội ngồi bàn chuyện luật nhà thơ,luật thư viện…thì chỉ có thể nói được một câu: vận nước suy vong rồi.

Phản hồi