WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thái Lan: Hơn 500 người chết vì lũ lụt

Một bé gái ngồi một mình trên băng ghế công viên ở Bangkok, bị nước lũ bao vây xung quanh. Ảnh: AFP.

Giới chức Thái Lan hôm nay công bố tổng số nạn nhân thiệt mạng vì trận lụt lịch sử kéo dài hơn ba tháng qua ở miền bắc nước này là 506 người, trong khi nhiều nơi ở thủ đô Bangkok vẫn chìm trong nước.

Trận lụt kéo dài từ tháng 7 đã nhấn chím một phần ba các tỉnh của Thái Lan, phá hoại mùa màng và khiến hàng chục nghìn người phải đi sơ tán. Hiện mực nước tại khu vực miền bắc bắt đầu rút nhưng tác động của trận lụt vẫn hết sức nặng nề.

Chính phủ Thái Lan công bố kế hoạch chi 100 tỷ Baht (tương đương 4 tỷ USD) tái thiết sau lụt. Thủ tướng Yingluck Shinawatra cho biết số tiền này sẽ được sử dụng để xây dựng lại nhà ở, các cơ sở kinh doanh và phục hồi nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng trầm trọng vì đợt thiên tai.

“Công việc tái thiết cần phải được hoàn thành trong vòng 45 ngày vì người dân đã chịu ảnh hưởng quá lâu rồi”, tờ Bangkok Post dẫn lời bà Yingluck. Nữ thủ tướng cũng kêu gọi người dân kiên nhẫn vì chính phủ đang tích cực giải quyết hậu quả thảm hoạ. Giới chức Thái Lan đang chịu sức ép vì bị cho là phản ứng chậm với đợt lụt lịch sử và đưa ra những lời khuyên sơ tán không chính xác cho người dân.

Ngoài khu vực miền bắc, một phần lớn thủ đô Bangkok cũng đang bị ngập lụt chưa có dấu hiệu rút nước. Chưa có ai thiệt mạng vì lụt tại thủ đô Thái Lan nhưng một phần năm diện tích thành phố vẫn đang chìm trong nước và hàng chục nghìn người phải rời khỏi nhà cửa.

‘Kiệt sức’

Bà Yingluck yêu cầu sự cảm thông của công chúng trong lúc chính phủ khắc phục thiên tai.

“Tôi thừa nhận rằng nhiệm vụ này đã thực sự làm kiệt sức tôi, nhưng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ nó,” bà nói.

Các giới chức đã bị chỉ trích vì những gì được coi là phản ứng chậm trễ trước lũ lụt, cũng như đã đưa ra các lời khuyên trái ngược nhau về việc sơ tán.

Nước biển rút xuống ở mạn bắc của đất nước nhưng Cục Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai hôm Chủ Nhật nói 506 trường hợp tới nay đã được thống kê là thiệt mạng kể từ tháng Bảy.

Phóng viên BBC Rachel Harvey tại Bangkok nói đang có các mối nghi ngờ gia tăng về khả năng chính quyền có thể bảo vệ được thủ đô.

Thành phố có các sông và kênh rạch kết nối phức tạp, đã bị đe dọa bởi nước lụt xâm lấn, cũng như áp lực thoát lũ ra biển.

Chưa có ai thiệt mạng ở trong thủ đô, nhưng một phần năm của thành phố ngập dưới nước và hàng chục ngàn cư dân của tám trong số 50 quận đã được yêu cầu phải sơ tán khỏi nhà ở của họ.

Theo BBC, VNExpress

1 Phản hồi cho “Thái Lan: Hơn 500 người chết vì lũ lụt”

  1. Trung Hoàng says:

    CHUNG CÙNG SỐ PHẬN.

    Tai trời ách nước sẽ đến dồn dập cho muôn loài vạn loại trên khắp thế giới, không một nơi nào có biệt lệ là sẽ thoát khỏi cho được, vấn đề là ít hay nhiều, nặng hay nhẹ mà thôi. Khi mực nước biển tăng dần theo thời gian, lượng mưa tuôn đổ và rừng bị huỷ diệt, đồi núi rừng xanh biến thành sa mạc, nước lũ sẽ nhận chìm những khu đông dân ở những vùng trũng thấp phải xảy ra. Nạn lũ lụt kéo dài ở Thái Lan và một số nơi khác, đã cho con người trên thế giới nầy sự cảnh báo đáng quan ngại trước mắt.

    Sự kết hợp trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, để có được một đường hướng chung, khã dĩ ngăn chận bớt được phần nào hiểm hoạ, vẫn chưa được đồng bộ thống nhất với nhau giưả các nước. Chính quyền bất kỳ một quốc gia nào, cũng đều bắt buộc phải đặt quyền lợi cuả đất nước mình lên trên các quyền lợi các nước khác, nên một phương hướng chung để giải quyết lúc nào cũng luôn chậm chạp, vì không được các nước xem là trọng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến tầng lớp cuả mình. Lúc nào cũng mạnh được yếu thua, sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi. Nên kiếp nạn nhơn loại trước hay sau rồi cũng phải xảy ra, kêu gọi hay khuyến cáo, chẳng qua chỉ có thể làm chậm lại đôi chút, giờ phút tận diệt phải đến cho toàn thế giới nhơn loại mà thôi.

    Từ sông ngòi bị ô nhiểm, nước biển bị các chất độc thải ra với thời gian, môi trường sinh thái càng lúc càng kiệt quệ sức sống. Khi mật độ con người càng lúc càng gia tăng với cấp số nhơn, sự tranh đấu để được sinh tồn đưa đến cuộc giành giựt tài nguyên thiên nhiên trên thế giới sẽ phải diễn ra, nhơn loại sẽ không bao giờ tránh khỏi cuộc tương tàn tương sát, cho dù luôn luôn được sự cảnh báo thức tỉnh trước nguy cơ đó.

    Với Việt Nam hiện nay, lũ lụt miền Trung là sự cảnh báo cho cả Sài Gòn và Hà Nội cái nguy cơ ngập lụt sẽ phải đến ở đó một ngày không xa. Cả hai thành phố quan trọng hàng đầu Việt Nam nằm ở vị thế thấp trũng, sự cố ngập lụt bất thường hàng năm thường xảy ra ở hai khu vực nầy. Với tương lai thì đó chắc chắn sẽ là mối nguy nghiêm trọng cần phải có kế hoạch ứng phó trước, nhất là trên thượng nguồn có những con đập vĩ đại, mà lúc nào nó cũng là mối lo đáng ngại cần phải chú ý nhiều hơn nưã.

    Trong giai đoạn sắp tới, giá gạo chắc chắn sẽ phải biến động lên cao, khi cả Thái Lan và ĐBSCL đang trong thời kỳ ngập lụt kéo dài. Thời điểm giao muà sẽ gặp nhiều khó khăn vì bị chậm trễ chờ nước rút cạn, đó là lúc gạo trên thế giới sẽ có phần nào khan hiếm một thời gian dài. Tất nhiên giá sẽ được nâng cao lên, sự khó khăn trong miếng cơm sẽ đến với tầng lớp chạy gạo hằng ngày. Nhất là những nước dân đông mà cần phải sống với hột gạo như Trung Quốc. Trong khi đất canh tác càng ngày phải càng bị thu hẹp vì phải cung ứng cho công nghiệp, cộng thêm với sự cố nước biển lấn sâu vào đất liền theo thời gian.

    Cho dù lũ lụt là ở Thái Lan hay Việt Nam, sự ảnh hưởng cuả nó cũng không ít thì nhiều đến một số nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trách nhiệm chung cuả mọi người cần luôn có ý thức giử sạch môi trường, không huỷ hoại bưà bải mọi cảnh vật thiên nhiên. Sự tồn tại cuả nhơn loại hôm nay được kéo dài hay bị rút ngắn, không ít thì nhiều cũng là trách vụ chung cuả toàn thể nhơn loại trên thế giới nầy.

    Xin trân trọng.

Leave a Reply to Trung Hoàng