WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chúng ta hãy cùng nhau hòa hợp

Hôm nọ tôi đi theo một người bạn để rước đứa con chỉ mới gần 3 tuổi của cô ấy đang cho đi học ở daycare. Vừa bước vào phòng học tôi đã nghĩ “đúng là thế giới của con nít”. Vì ở đây cái chi nó cũng nhỏ, đầy màu mè và nhố nhăng y như những đứa bé đang chạy tán loạn, ồn ào, hỗn độn không như thế giới của người lớn, đâu ra đó, ngăn nắp, trật tự và không…màu mè (cái này thì hình như cũng tùy!).

Nhưng trước khi ra về tôi bỗng phát hiện thấy có một tấm biển được treo trên tường với những lời khuyên bảo rất ấn tượng mà tôi đã dùng máy iPhone của Steve Jobs chụp lại ngay để hôm nay đăng kèm theo bài. Tôi xin tạm dịch những lời đó như sau:

Chúng Ta Hãy Cùng Nhau Hòa Hợp

Dùng những lời lẽ tử tế.

Mau sớm tha thứ.

Lắng nghe.

Chia sẻ.

Khuyến khích những người khác.

Đợi đến phiên mình.

Suy nghĩ trước khi hành động.

Nói chuyện lại sau đó.

Quá ấn tượng và rất cần thiết dạy cho những đứa trẻ phải biết học nằm lòng để thực hiện mỗi ngày phải không các bạn? Có thể nói đây là một trong những điều mà tôi thích nhất ở xã hội Tây Phương. Đó là sự dạy dỗ có chừng mực, đầy đủ và rất là… người lớn. Những thầy cô giáo ở đây nói chuyện với những đứa bé y như chúng nó là người lớn. Tuyệt đối tôi không nghe thấy có sự la mắng, lớn tiếng, hoặc ỷ thế đông, sức mạnh uy hiếp kẻ yếu!

Nếu đứa bé làm điều gì sai, nó sẽ được giải thích cặn kẽ tại sao nó không nên làm như vậy, tại sao đó là một điều xấu và lần tới hậu quả sẽ là gì nếu nó tái phạm. Tôi rất thích dạy con kiểu này. Để tập cho nó biết cách tự suy nghĩ, tự lập để tự nhận lấy những thành quả hay hậu quả mà chính mình đã gây ra. Chứ không phải kiểu dạy răn đe, la mắng chỉ để làm cho nó sợ thôi không dám làm nữa. Vì thử hỏi, một khi nó đã lớn và hết sợ mình rồi thì có chắc là nó đã học được bài học đó chưa?

Tôi lại nghĩ đối với những lời khuyên bảo trên, nói thì nghe rất dễ nhưng thực hiện được hay không mới là chuyện khó. Cho cả con nít lẫn… người lớn.

Chúng ta hãy cùng nhau bàn xem:

1. Dùng những lời lẽ tử tế

Tôi nghĩ ai trên đời cũng thích nghe những lời nói tử tế, thấy những hành động tử tế. Vì vậy dùng những lời lẽ tử tế là điều rất dễ hiểu và rất đáng làm. Nhưng thực tế cho ta thấy không phải ai trên đời cũng là người tử tế và không phải ai cũng có thể thực hiện được điều này nhất là những khi đang nóng giận.

2. Mau sớm tha thứ

Trong tiếng Anh có câu “it’s easy to forgive but not easy to forget”. Tôi thấy câu này rất đúng, ít nhất ra là cũng đối với bản thân tôi. Vì tha thứ là một việc không khó để làm. Nhưng rất khó để chúng ta có thể hoàn toàn quên đi, tẩy xóa hết tất cả những dĩ vãng đau buồn hay hạnh phúc trong cuộc sống. Mặc dù điều trớ trêu mà trong chúng ta ai cũng biết chính là cuộc sống này xét cho cùng chỉ là cõi tạm bợ và sớm muộn gì thì chúng ta ai cũng sẽ trở về với cát bụi.

Xem ra tôi thấy đối với câu nói trên đám trẻ có thể thực hiện tốt hơn vì chúng chưa đủ khôn lớn như chúng ta để… nhớ.

3. Lắng nghe

Lại là một điều rất khó thực hiện và chúng ta ai cũng biết tại sao.

4. Chia sẻ

Tôi không nghĩ động từ “share” ở đây được hiểu theo nghĩa chia sẻ những khó khăn, khó nhọc trong cuộc sống mà là chia sẻ của chung, cùng xài chung, ăn chung, sinh hoạt chung, v.v… và vì vậy mỗi người phải biết share, không phải cái gì cũng khư khư giữ lấy làm của mình.

Ai cũng thích điều này có đúng không? Nếu vậy thì tại sao trong thế giới hiện tại hầu như chúng ta ai làm điều gì cũng chỉ vì chúng ta muốn có của riêng?

Chúng ta làm việc quần quật mỗi ngày, cố gắng dành dụm có đủ tiền mua nhà chỉ để dọn ra ở riêng. Chúng ta thích có xe hơi riêng, ai cũng “có những niềm riêng” và đặc biệt trong tình yêu, không ai thích chia sẻ.

Có ích kỷ lắm không hở bạn?

5. Khuyến khích những người khác

Câu này không có gì đáng bàn. Khuyến khích là điều chúng ta nên làm. Vấn đề hệ trọng ở chỗ điều gì đáng khuyến khích và điều gì không nên khuyến khích. Tôi vẫn còn nhớ sự khác biệt một trời một vực lúc tôi về Việt Nam làm việc và muốn bắt tay vào thực hiện một số công tác xã hội cùng với Lê Công Định.

Nhưng những người tôi thân nhất, hai gia đình bên Nội, Ngoại, bà con, bạn bè phần lớn đều… bàn ra và khuyến khích tôi không nên làm. Khác với đa số lúc tôi ở Úc, ở Phi, hay ở Mỹ đều khuyến khích tôi nên làm những gì mà tôi muốn.

Vì vậy có thể cho rằng đối với câu nói trên, hoàn cảnh xã hội và bối cảnh quan trọng hơn là lời nói.

6. Đợi đến phiên mình

Câu này chúng ta có thể thấy được thực hiện khá đầy đủ và nghiêm túc ở những xã hội Tây Phương. Nhưng về Việt Nam hay tệ hơn là sang Trung Quốc, bạn sẽ thấy cảnh người ép người, không ai chịu nhường ai ở tất cả mọi nơi. Và cũng sẽ có những cảnh chúng ta không bao giờ nhìn thấy được vì sức mạnh của đồng tiền đã đẩy bật tung cánh cửa sau để những kẻ có tiền, có quyền chui vào mà không cần phải sắp hàng đợi đến phiên mình ở cổng trước.

7. Suy nghĩ trước hành động

Nếu ai cũng thực hiện được câu nói này thì sẽ không có câu châm ngôn của thời đại internet hiện nay: “khôn ba năm dại một phút”.

8. Nói chuyện lại sau đó. Talk it over. Nhưng khi nào thì chúng ta có thể ngồi xuống để nói chuyện lại với nhau? Để chúng ta có thể cùng nhau hòa hợp, hòa giải?

Bạn đọc nào có cao kiến về những vấn đề nan giải trên xin vui lòng cho tôi biết.

Blog Trịnh Hội (VOA)

 

44 Phản hồi cho “Chúng ta hãy cùng nhau hòa hợp”

  1. Minh Đức says:

    Trích: Share. Ai cũng thích điều này có đúng không? Nếu vậy thì tại sao trong thế giới hiện tại hầu như chúng ta ai làm điều gì cũng chỉ vì chúng ta muốn có của riêng?

    Share ở trong nhà trẻ có nghĩa là các em chơi chung đồ chơi với nhau.

    Còn share ở trong chính trị theo tôi nghĩ là mỗi phe có thể nhượng bộ một chút. Nếu đồ chơi có thể chơi chung được thì về vấn đề chính trị, kinh tế mỗi bên có thể nhượng bộ chút ít, chấp nhận cho các phe khác tham gia để đi đến thỏa thuận chung. Đất nước không phải của riêng của phe nào mà đòi phải giải quyết hoàn toàn theo quyền lợi của mình. Cũng phải chấp nhận phe khác cũng có quyền đòi quyền lợi của họ.

  2. Minh Đức says:

    Các điều ghi trong bảng tóm lại là tôn trọng lẫn nhau, dùng lời nói mà giải quyết khác biệt, đừng dùng nắm đấm. Tiếc thay Lê Nin lại không phải là người như thế. Không biết lúc nhỏ Lê Nin có đi nhà trẻ hay không, hay nhà trẻ dạy Lê Nin những gì.

    Use kinds words.
    Nó không theo phe mình thì mình dùng những chữ thật độc địa mà gán ghép cho nó. Gọi nó bằng thằng, vu cho nó tội phản quốc, phản động, gián điêp. tay sai nhận tiền ngoại bang. Nó không thật sự làm thì cũng cho người bịa ra mà gán ghép cho nó.

    Listen
    Nó đã là phản động thì nghe nói làm gì. Cấm dân không được nghe nó nói .

    Encourage others
    Nó đã không theo phe ta thì ta cấm nó phát biểu chứ làm gì có chuyện khuyến khích cho nó nói. Chỉ có ta là được độc quyền nói.

    Take turns.
    Đã là phản động thì phái đàn áp, bịt miệng nó, không cho nó có cơ hội phát biểu không cho nó có cơ hội cầm quyền. Chỉ có ta là đại diện duy nhất của giai cấp vô sản nên ta được độc quyền. Làm gì có chuyện lần lượt.

    Talk it over
    Phải dùng bạo lực mà giải quyết mâu thuẫn vì những kẻ phản động là những kẻ ngoan cố không bao giờ có thể giải quyết với chúng bằng lời nói.

  3. Huong Nguyen says:

    Thú thật tôi chẳng thấy bài viết này hay ho chổ nào. Ý nghĩ của trẻ thơ thì khi nào cũng trong sáng và lương thiện. Nhưng đem ý nghĩ của những đứa con nít 3 tuổi lên để tính dạy khôn các ông bà gìa? – Tay Trịnh Hội này láo thiệt!
    Những ý nghĩ này có gì đâu là nan giải? không biết Trịnh Hội học Anh văn chưa tới nơi hay học tiếng Việt chưa tới nơi mà dịch câu “talk it over” thành “Nói chuyện lại sau đó”? Mà chuyện “lại sau đó” lại là chuyện xe cán chó, chó cắn xe : hoà hợp hòa giải? – bỏ đi Tám!

  4. Người San Jose says:

    Ở bài viết này tác-giả giới-thiệu 8 lời khuyên cần-thiết trong quan-hệ xả-hội.
    8 lời khuyên này được đặt trong lớp học của các em bé chưa đến…ba tuổi.
    (Chưa biết đọc rành và chưa hiễu nội-dung của 8 lời khuyên đó muốn gì.)
    Tác-giả đã gỡi đăng bài viết của mình trên báo Đàn Chim Việt,là tờ báo dành cho ngưới lớn thường
    chú-ý đền thời-sự và chính-tri.Như vậy tác-giả đã không hề quan-tâm đến các em bé, mà chĩ mượn
    các em làm cái cớ và vỏ bọc cho bài viết đễ tuyên-truyền cho việc hoà-hợp,hoà-giãi của Việt-Cộng.
    Đó là một cái khéo.Cái khéo thứ hai là tác-giả không hề nhắc đến V.C,nhưng mục-đích của bài viết
    lại rất rõ-ràng.Cái khéo thứ ba là tác-giả giới-thiệu 8 điều nhưng lại lấy đỉều có chử hòa-hợp đưa lên
    làm tựa bài. Cái khéo thư tư là khi kết-thúc bài viết tác-giả mới chịu ngữa con bài của mình lên bằng câu chử cuối-cùng :…”Nhưng khi nào thì chúng ta có-thê ngồi xuống đễ nói chuyện với nhau? Đễ chúng ta có thễ( hoà- hợp,hòa-giãi)” ? Đây là một thủ-thuật viết bài rất cao tay .Nếu tác-giả là luật-sư Trịnh Hội thì rất xứng tầm với bài viết này. (Tôi mong rằng không phãi)
    Tối có đọc những bài viết của luật-sư Trinh Hội và luật-sư Nguyển-hửu-Liêm đăng trên báo tiếng Việt
    ở hải-ngoại thì thấy rằng ý-kiến và văn-phong của hai vị luật-sư này khá giống nhau.Và tôi cũng có đọc những bài viết khen,chê hai vị luật-sư này của những người khác.Khen ít,chê nhiều !

  5. NKĐ says:

    Số 8, “Nói chuyện lại sau đó” là cái gì tôi chẳng hiểu.

    Tôi hiểu thành ngữ “talk it over” là có chuyện gì thì (dùng lời nói) để bàn thảo cho hết. Trinh Hoi, I don’t agree with your proposal but I don’t want to fire you; let’s talk it over before noon.

  6. Trầm Tư says:

    It is easier said than done… always! (Nói thì lúc nào cũng dễ hơn làm) .

  7. nguyenha says:

    Vài lời với Trịnh-Hôi,
    Vâng dúng như vậy: forgive,yes! forget,No! Nhưng không phải như thế mà chúng ta,người lớn với nhau,
    không thể Hòa-hợp dược.! Bạn cứ tưởng, một người cầm dao chém người khác,Bạn là người
    khuyên can,trước tiên Bạn sẽ nói :”bỏ dao xuống”,sau dó mới nói lời khuyên .CS là người cầm dao chém người khác,không nghe theo lời Bạn,không bỏ dao xuống,liệu Bạn có dến gần dược không, dể nói Lời khuyên giải hòa,chưa nói dến ,ngay bản thân Bạn cũng phải bảo tòan tính mạng!! Quân-dôi,Công-an dều nằm trong tay Dảng CS,nhà cầm quyền cai trị Dân bằng Bạo-lực,ở dó không có Luật-pháp,chỉ có Luật của súng dạn.Mao -trạch-Dông dã nói”:chính quyền ở dầu mũi súng”.Trong tình thế như vậy,Bạn là nhà Luật-học ,Bạn có thể làm gì khi dem luật pháp văn minh dễ áp dụng.Mong ước
    Hòa-hợp của Bạn cũng là mong ước của mọi người,chúng ta chỉ có con dường duy nhất là dấu tranh Dân-chủ,phải tách Bạo-lực ra khỏi chính-quyền,phải thực hiển một thể chế phân quyền…Lúc dó Hòa-hợp Dân-Tộc tự nhiên tới.Thân chào Bạn.

  8. xin bàn vê`câu sô’ 8. Nói chuyện lại sau đó. Talk it over. Nhưng khi nào thì chúng ta có thể ngồi xuống để nói chuyện lại với nhau? Để chúng ta có thể cùng nhau hòa hợp, hòa giải?
    : -chu’ng ta là ai ? chu’ng ta gô`m co’ nguoì DÂN VN trong nuo’c và nguoì DÂN VN ngoài nuo’c thì tư`nào to’i giờ vâñ luôn Hòa hợp, hòa giải do’ thôi bằng chu’ng là hàng nâm da~gu~i hàng chuc ty~dollars vê`dê~giu’p dõ nguoi trong nuo’c do’, nhung chu~chu’ng ta không bao gio`bao gô`m tâp doàn CSVN vì chi’nh ho da~tu`chô’i làm môt CON NGUÒI qua bao nhiêu hành dông da~man, tàn a’c và vô nhân ti’nh mà ho da~dô’i xu~vo’i nguòi dân (cã miê`n Nam lâñ miê`n Bâ’c). Ho. không xu’ng dê~no’i chuyên chu’ dùng no’i chi là hòa hợp, hòa giải.Ho không xu’ng da’ng.

  9. xin bàn vê`câu sô’ 8. Nói chuyện lại sau đó. Talk it over. Nhưng khi nào thì chúng ta có thể ngồi xuống để nói chuyện lại với nhau? Để chúng ta có thể cùng nhau hòa hợp, hòa giải?
    : -chu’ng ta là ai ? chu’ng ta gô`m co’ nguoì DÂN VN trong nuo’c và nguoì DÂN VN ngoài nuo’c thì tư`nào to’i giờ vâñ luôn Hòa hợp, hòa giải do’ thôi = chu’ng là hàng nâm da~gu~i hàng chuc ty~dollars vê`dê~giu’p dõ nguoi trong nuo’c do’, nhung chu~chu’ng ta không bao gio`bao gô`m tâp doàn CSVN vì chi’nh ho da~tu`chô’i làm môt CON NGUÒI

  10. tuyên says:

    Lắng nghe, chia sẻ, dùng những lời lẽ tử tế rồi cũng phải “chia tay” vì sự thực mà con người cần chỉ toàn là sự ” dối trá”!
    Chế độ Cộng Sản là một chế độ dối trá, chia rẽ, gian ác! không thể “đối thoại” hay ‘đồng hành” với bọn chúng được!

Leave a Reply to nguyenha