WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

VTV lại sắp chiếu phim “Lý Công Uẩn – đường tới thành Thăng Long”

Một cảnh trong phim Lý Công Uẩn, đường tới Thăng Long

Hai lần định trình chiếu trên VTV thì cả hai lần phim “Lý Công Uẩn – đường tới thành Thăng Long” bị dư luận phản ứng dữ dội nên phải đình hoãn. Quá tam ba bận, lần này chắc là đã rút được kinh nghiệm thất bại của hai lần trước nên nhà đài và Công ty CP Truyền thông Trường Thành không phô diễn rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng nữa. Điều đó cho thấy họ quyết tâm chiếu bằng được bộ phim gây nhiều tai tiếng này trên sóng VTV. Không chiếu sao được vì đây là sản phẩm hợp tác giữa VTV và Công ty CP Truyền thông Trường Thành mà.

Hai lần định trình chiếu trước đây không thành có lẽ do chưa có thiên thời, địa lợi. Lần thứ nhất vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội thì dứt khoát không được chấp nhận là đương nhiên do tính chất lai căng, nhuốm màu sắc ngoại bang, đi ngược lại lịch sử ông cha của nó. Lần thứ hai vào hồi tháng 6-2011 cũng không được vì lúc ấy đang là thời điểm chuyển giao quyền lực của các cơ quan công quyền có liên quan. Người ta không muốn mất điểm (để rồi mất ghế ) trước mắt công chúng. Còn bây giờ, khi tất cả đã yên vị thì không có lí do gì ngăn cản được họ. Dư luận phản đối ư ? Chuyện nhỏ hơn con thỏ. Bởi đã thành thông lệ ở ta, khi các quan chức được đặt vào ghế với nhiệm kì 5 năm thì không gì có thể xeo nổi huống chi mấy cái trò phản ứng của báo chí.

Và để thể hiện quyết tâm công chiếu bộ phim “LCU-ĐTTTL”, báo Người Hà Nội có ngay một bài tung hứng thật mùi mẫn: “Cuối cùng thì, như số phận nổi chìm của nó – trước bao sóng gió của dư luận, bộ phim “Lý Công Uẩn – đường tới thành Thăng Long” (LCU-ĐTTTL) từng bị phản đối dữ dội ròng rã suốt một năm trời, đến nay “số phận” đó được định đoạt một cách có hậu: đó là, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã có văn bản chính thức về việc phổ biến bộ phim, sau ba lần “nâng lên đặt xuống” của Hội đồng duyệt phim Quốc gia.” Và “Dù lỡ hẹn nhưng vẫn chưa muộn. Bởi lịch sử và những người làm phim lịch sử luôn tin và tôn trọng lịch sử, thông qua đó muốn gửi gắm, ký thác những tư tưởng, triết lý về cuộc sống con  người, xã hội và dân tộc mà thông điệp bộ phim sẽ mang đến cho công chúng.”

Say khi kịch liệt lên án GS sử học Lê Văn Lan và vài cá nhân khác trong và ngoài ngành Điện ảnh “tát nước theo mưa” trên báo chí và blog cá nhân mà mục đích của sự chỉ trích không ngoài động cơ hạ bệ bộ phim “LCU-ĐTTTL”, các tác giả tán dương: “LCU-ĐTTTL do một tập thể làm phim đầy trách nhiệm, giàu ý tưởng, khát vọng về một tác phẩm điện ảnh cổ trang độc đáo mang tầm vóc lịch sử – vì giá trị nghệ thuật đích thực.” Và ca ngợi ông Trịnh Văn Sơn: “đã vượt lên tất cả (ý nói phản ứng của dư luận) vì cái TÂM, cái TẦM và cái nhạy cảm của người làm truyền thông, làm kinh doanh lẫn nghệ thuật.”

Còn Bộ VH-TT&DL thì khẳng định: “Bộ phim LCU-ĐTTTL không vi phạm các điều cấm phổ biến tác phẩm văn học nghệ thuật” để “Đài Truyền hình Việt Nam xem xét, quyết định việc phát sóng bộ phim theo quy định của Luật Điện ảnh và Luật Báo chí”.

Quả thực, nếu bộ phim “LCU-ĐTTTL” hay đến thế, giá trị tầm vóc lịch sử-nghệ thuật to lớn đến thế  thì tại sao mỗi lần định chiếu, gặp phản ứng của dư luận, VTV lại thụt ? Cây ngay mà lại sợ chết đứng ư ?

Nhưng lần này đã khác. “Dù ai nói ngả nói nghiêng“, bộ phim LCU-ĐTTTL vẫn sẽ được chiếu trong nay mai như khẳng định của Bộ VH-TT&DL, nhà đài và Công ty CP Truyền thông Trường Thành cũng như các tác giả bài viết nói trên.

Nếu LCU-ĐTTTL là tác phẩm điện ảnh đích thực thì đáng để cho dân chúng nước Nam mình thưởng thức lắm. Chí ít thì cũng để mà nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc trong thời buổi mà biên giới, biển đảo của Tổ quốc đang nóng lên từng ngày. Còn nếu không thì…bất chợt lại nhớ tới câu nói của ông cha “nối giáo cho giặc ?”

07-11-2011

Nguyễn Xuân Duy (Quechoa.info)

3 Phản hồi cho “VTV lại sắp chiếu phim “Lý Công Uẩn – đường tới thành Thăng Long””

  1. Thích Nói Thẳng says:

    Phim “Lý Công Uẩn…” đã chiếu trên VTV 4 cuối năm 2011 phần Một mà tôi đã “cố công xem” vì lý do “thấy báo chí cả 2 lề “Phải và Trái” đều kịch liệt phản đối dữ dội từ năm 2010..

    Người ta nóí, đó là 1 bộ phim Trung Hoà nói tiếng Việt quả thật chính xác, không cần bàn cãi, mất thì giờ. Ngoài hiện trường cảnh quay ở Trung quốc, trang phục Trung Hoa, nhưng nội dung phim và sự chỉ đạo nghệ thuật còn quá kém, sơ sài và sai tính lịch sử của thời kỳ lịch sử 1000 năm trước.
    .
    Câu chuyện cách đây cả ngàn năm, nhưng nhà đạo diễn đã tạo dựng tính cách nhân vật như những cô gái ở thế kỷ 21 sống tự do, buông thả, ngang nhiên tự do đi với trai. Cách đây ngàn năm cái thời “Nam nữ thụ thụ bất thân” rất nặng nề, đến cuối thế kỷ 19 cụ ồ Chiểu còn viết:
    “Khoan khoan ngồi đó chớ ra
    Nàng là phận gái, ta là phận trai.

    nhưng trong phim “Lý Công Uẩn” trai gái tự do tìm và hiểu, con nói với cha như bè bạn….khác hẳn những gì trong cổ sử mà thời niên thiếu tôi đã học và đọc của những năm 1950s.

    Chỉ vì với số tiền bỏ ra quá lớn (bạc triệu Mỹ kim) chả lẽ cho vào kho chờ mốc, họ đành bắt dân trong và ngoài nước “xơi món hổ lốn” để bù lỗ.

    Nền chính trị và xã hội Vn hiện nay cũng hổ lốn và bát nháo. Một chế độ quái thai thì nền văn hoá, xã hội cũng không thiếu những “món hàng quái thai.”

  2. ha phan says:

    Neu phim”Duong toi thanh Thang Long”, chieu o Ha-noi, thi co the xay ra. vi tu Lau, ong bi thu Ha-noi, Pham quang Nghi, duoc coi nhu nhan vat than Trung-cong. Ong Nghi dang co tham vong tong bi thu
    DCS-VN, thay Nguyen phu Trong.

  3. Do Quan says:

    Xem hinh trong bai thi` Ly Cong Uan, va 2 tu`y tu`ng ddu’ng la` 3 ong Ta^`u.

Leave a Reply to ha phan