WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hy vọng sự khôn ngoan hơn trong giải quyết tranh chấp biển Đông

Truyền thông Tây phương có xu hướng kích động quần chúng đối với bất kì sự tranh chấp nào giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, đặc biệt nếu điều đó có thể gây thêm quan ngại cho tình hình ở biển Đông. Không nghi ngờ gì khi trước thềm hội nghị APEC sắp tới và hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á, truyền thông Tây phương liên tục đưa tin Việt Nam đang mời gọi các công ty dầu khí nước ngoài khai thác mỏ dầu trong vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, và tạo nên một cơn bão dựa trên phân tích của một nhà nghiên cứu ở Hà Nội cho rằng “tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông có thể bùng nổ thành xung đột toàn phần”

Sự thay đổi quan điểm của Việt Nam hiện tại không nghi ngờ gì đã ném hiệp ước chung đã được kí giữa Bắc Kinh và Hà Nội tháng trước vào ngõ cụt. Đây là điều mà Trung Quốc phản đối mạnh mẽ. Nhưng cũng không đúng khi nói rằng Việt Nam tranh thủ thời gian để khai thác mỏ dầu và phát triển quân sự. Mọi người đều có những quan điểm khác nhau trên mọi quốc gia, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Từ chính phủ cho đến giới học thuật ở Việt Nam, một số có những quan điểm cứng rắn cũng như một số có những quan điểm trung dung về Trung Quốc. Vì vậy, quan điểm của một học giả không thể đại diện cho quốc gia đó.

Trong hiệp ước chung, cả hai quốc gia đã đồng ý trên quan điểm “giải quyết hòa bình” vấn đề tranh chấp biển Đông. Trung Quốc tin tưởng vững chắc việc giải quyết tranh chấp lãnh hải thông qua các biện pháp hòa bình, bao gồm “tạm gác tranh chấp và tìm kiếm phát triển chung.”, bởi vì điều đó đã giải quyết thành công tranh cấp biên giới với 12 quốc gia láng giềng của Trung Quốc thông qua đàm phán và thảo luận hữu nghị.

Việc giải quyết hòa bình tranh chấp biển Đông chắc chắn sẽ gặp khó khăn, nhưng nó xứng đáng để phấn đấu đạt đến. Hiệp ước chung trong thực tế không có nghĩa rằng Trung Quốc và Việt Nam sẽ không còn rắc rối. Ngược lại, va chạm sẽ phát sinh. Cả hai quốc gia nên kiểm soát sự va chạm đó.

Nếu Việt Nam tiếp tục kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư khai thác dầu trong vùng biển tranh chấp, Trung Quốc có thể thậm chí mời gọi nhiều hơn các công ty khác tham gia khai thác nguồn dầu khí này hoặc tự Trung Quốc sẽ phát triển vùng biển này. Thực tế, Trung Quốc đã có dàn khoan lớn và có đủ khả năng để khai thác tại vùng biển tranh chấp . Tuy nhiên, Trung Quốc không muốn làm như thế và thay vào đó Trung Quốc đã kiềm chế rất lớn nhằm bảo vệ hòa bình trong khu vực.

Nếu Việt Nam nuốt lời và không thực thi theo hiệp ước chung, Việt Nam sẽ mất vị thế trên trường quốc tế và không có một quốc gia nào sẽ hợp tác và tin tưởng một quốc gia không hề có đủ khả năng làm điều đó.

Hiệp ước giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trên những vấn đề về biển ít nhạy cảm hơn để tìm kiếm những giải pháp trước mắt và tạm thời, sau đó thúc đẩy các điều kiện cần thiết để giải quyết những bất đồng song phương. Điều này không chỉ phục vụ cho lợi ích hai bên mà còn đem lại lợi ích cho các quốc gia khác. Cả hai quốc gia nên tìm cách thực thi các nguyên tắc trong hiệp ước. Điều này sẽ có tác động sâu rộng đến khu vực.

Những tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ mang đến lợi ích chung cho cả hai khi tôn trọng lịch sử, vị thế và lợi ích phía bên kia và tránh bất kỳ những hoạt động nào có thể gây phức tạp và leo thang tranh chấp.

Vì mục đích đó, Trung Quốc và Việt Nam nên đồng thuận thực hiện tiếp tục những thỏa thuận vấn đề về biển, tìm kiếm một số giải pháp tạm thời trước mắt, và bắt đầu hợp tác song phương trên những lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, cứu nạn hàng hải, giảm thiểu thiên tai để tạo nên những điều kiện cần thiết nhằm đạt được giải pháp cuối cùng với mục đích phát triển chung tài nguyên biển trong vùng tranh chấp.

Hiệp ước biển kí kết giữa Trung Quốc và Việt Nam đặt ra một nền tảng chính trị mà cả hai phía có thể tham gia đối thoại, tham vấn để giải quyết các tranh chấp. Thực tế rất khó để giải quyết những bất đồng này bằng việc sử dụng luật quốc tế, bởi vì không có bên nào đồng ý đưa vấn đề này ra Tòa án Quốc tế (ICJ) theo quy định điều 36 Quy chế của ICJ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đưa ra tuyên cáo quy chế vào ngày 25-08-2006 với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc rằng Trung Quốc không chấp nhận trọng tài trong vấn đề tranh chấp lãnh hải. Với khả năng giải quyết tranh chấp loại trừ Quy chế ICJ, hiệp ước giữa Trung Quốc và Việt Nam đưa ra một cơ cấu chính trị cho việc đàm phán và giải quyết hữu nghị.

Nếu Trung Quốc và Việt Nam thành công trong việc giải quyết tranh chấp lãnh hải thông qua đối thoại song phương bình đẳng, tìm thấy những giải pháp trước mắt và sự phát triển chung, thì sẽ trở thành những ví dụ điển hình để hướng dẫn các quốc gia khác giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải tương tự. Quan trọng hơn nữa, nó sẽ minh chứng những nỗ lực phối hợp hai bên là sự quan trọng sống còn trong việc giải quyết tranh chấp mà không cần sự can thiệp của “ngoại bang”. Hiệp ước song phương đạt được giữa Trung Quốc và Việt Nam trên vấn đề lãnh hải có ý nghĩa to lớn đối với hòa bình và ổn định khu vực và cung cấp một giải pháp cho các quốc gia khác. Điều này xứng đáng để cộng đồng quốc tế hỗ trợ thay vì lợi dụng gây mất đoàn kết.

Bên cạnh đó, cả hai phía nên sử dụng đầy đủ những nền tảng đã thiết lập bao gồm các cuộc họp định kỳ tổ chức 2 lần trong một năm giữa các lãnh đạo phái đoàn đàm phán hai bên và một đường dây nóng giữa hai chính phủ. Hai bên cũng có thể cùng nhau tham gia hợp tác trên biển ở các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như đã nói ở trên, trước khi chạm vào vấn đề hợp tác phát triển nguồn tài nguyên biển.

Thêm nữa, hai nước nên cẩn trọng đối với những tin tức truyền thông kích động và ngăn chặn những giải quyết không hiệu quả vấn đề tranh chấp biển Đông từ những ngăn cản nỗ lực của hai phía nhằm loại bỏ hiểu lầm và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tin tưởng lẫn nhau.

Trung Quốc đã và đang nỗ lực rất lớn để giải quyết vần đề tranh chấp này một cách hòa bình và Việt Nam cần phải làm như vậy.

 

Tác giả là một học giả về pháp luật của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Thượng Hải và Học viện Hải Dương của Trung Quốc

Nguồn: China Daily

Diễn Đàn Công Nhân dịch và gửi tới

8 Phản hồi cho “Hy vọng sự khôn ngoan hơn trong giải quyết tranh chấp biển Đông”

  1. Biển Đảo says:

    Do CSVN đê hèn mà bị cướp biển đảo…..T Cộng đã ăn cướp mà còn lật lộng.

  2. An Tran says:

    Tôi có đề nghị này nếu thực hiện được rất tốt. Chúng ta in thật nhiều áo có hình “Không lưỡi Bò biển Đông” (No U Shape Lines) mang sang Sea Games 26 Indonesia bán rẻ hay tặng cho tất cả các vận động viên các nước tham dự sea games và dân địa phương Indonesia. Khi đó sẽ có hàng chục ngàn người bận áo cổ động cho chúng ta. Không chỉ ở Indonesia mà khi về lại các quốc gia của họ, họ cũng sẽ cổ động cho chúng ta không công. Quý vị đồng ý, xin thành lập một Ban Cổ Động uy tín với phương cách chuyển & nhận tiền từ các nơi gửi về để thực hiện. Phải có kế hoạch chu đáo để không bị ngăn chặn, cướp đoạt. Nhất là về tài chánh. Phải thực hiện cấp tốc, kẻo Sea Games sắp chấm dứt….

    Họ ngăn chặn không cho chúng ta thực hiện trong nước. Chúng ta sẽ lợi dụng các sự kiện quốc tế như Sea Games, hội nghị APEC, ASEAS Forum or Conventions để vận động chống lại đường lưỡi bò. Yêu cầu thả những người bất đồng chính kiến, bloggers hay liên quan đến tôn giáo, chính trị, kể cả các vụ cướp nhà đất của dân và cùa các Tôn giáo như GX Thái Hà mới đây v.v… Chúng ta đã thấy đơn khiếu nại, khiếu kiện chúng không thèm trả lời, giải quyết. Biểu tình thì nó ngăn chặn mọi nẻo đường, mọi sứ qúan, rồi bắt bớ, tù đày. Ngăn chặn mọi nguồn thông tin đến mọi người dân hay các Sứ qúan Tây phương. Do đó, biểu tình vận động kết hợp với các sự kiện tại các quốc gia Đông Nam Á là một cách vận động khôn khéo. Trường hợp khi trở về nước bị bắt, thì cái chính quyền này cũng khó mà chụp mũ, vu cáo các tội mà họ có thể bịa đặt… Và quốc tế sẽ dễ dàng can thiệp khi chúng ta vận động cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho mọi người dân trong nước, trong tinh thần bất bạo động, ôn hòa và hoạt động trên xứ người. Tôi nghĩ rằng khi hoạt động ở Campuachia, Laos hay Myama thì có thể bị cái ch1inh quyền này áp lực, làm khó dễ. Nhưng các quốc gia như Indonesia, Phillipine, Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Brunei, East Timor …. thì cái chế độ CSVN khó mà áp lực được.

  3. Nguyễn Tấn Trung says:

    Tôi thấy quan điểm của ngườ viết bài nầy rất ngây ngô tin vào thiện chí, tin vào lời hứa và tin vào chữ ký của Trung Quốc mà không để ý đến cái giấc mơ của Trung quốc là thống lĩnh toàn cầu, Cái mục tiêu chiến lược đầu tiên của Trung quốc là: Sát nhập Đài loan vào đại lục, biến Biển đông thành của riêng của Trung quốc, Tàn phá và chiếm lấy Việt nam ( Tôi nhấn mạnh đến chữ tàn phá là để dân Việt hết có cơ hội ngóc đầu dậy và để răn đe các nước khác ) và cái thực tế của Trung quốc là vũ khí răn đe của Trung quốc còn yếu và TRung quốc tứ bề thọ địch nên Trung quốc đành tạm hòa hoản để cũng cố thế lực và chời thơi, chứ Trung quốc đâu có từ bỏ ý định thu tóm biển đông! từ bỏ giấc mơ của Trung quốc. Chúng ta thấy rõ: Trung quốc không chịu giải quyết trên cơ bản luật pháp quốc tế và chỉ muốn giải quyết song phương thì cái ý đồ bất chính của Trung quốc đã quá rõ, Cho nên nghe lời những hơì đường mật của Trung quốc là mất biển mất nước lúc nào không hay. Muốn lấy lại Hoàng sa Trường sa thì phải làm sao đẩy Mỹ và các nước bao quanh Trung quốc đánh nhau với Trung quốc càng sớm càng tốt trước khi Trung quốc quá mạnh một số nước sợ bị tàn phá phải thoả hiệp với Trung quốc thì cái họa của Việt nam và nhân loại sẻ xảy đến . Nếu không phát động chiến tranh được thì làm sao phải làm cho Trung quốc nội loạn sụp đổ đất nước chia thành từng nước nhỏ thì may ra VN mới tồn tại giấc mơ của Trung quốc mới biến mất, Hay phải sát nhật Việt nam và các nước đông nam Á vào Giệp chuẩn quốc Hoa Kỳ thì may ra mới giữ được bờ cỏi, tự do, hạnh phúc và sắc thái của dân Việt .

  4. Trung Hoàng says:

    BÁ QUYỀN BÀNH TRƯỚNG KHÔNG DỪNG LẠI.

    Việt Nam là một nước nhỏ và hiện nay lại rất yếu kém về nhiều mặt so với Trung Quốc, một nước láng giềng to lớn hùng mạnh luôn có nhiều tham vọng, đang phát triển không ngừng về mọi phương diện, với một mục đích rất dể thấy và hiểu được là muốn bành trướng lấn chiếm về mọi hướng, nhất là hướng tiến ra biển lớn dưới sự thôi thúc cuả cơn khát dầu sẽ phải đến cho tất cả các nước.

    Năm 1974, Trung Quốc đã xử dụng võ lực thô bạo, chiếm đoạt Hoàng Sa cuả Việt Nam mà cho đến ngày hôm nay, vẫn còn chưa được giải quyết thoả đáng được điều bất công đó cho Việt Nam. Trung Quốc lúc nào cũng với giọng điệu trân tráo trơ trẽn là Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, cũng như vấn đề Hoàng Sa là việc không thể tranh cải nưã. Giọng điệu đó chỉ để khoả lấp hành động cướp đoạt trắng trợn cuả họ, bởi vì Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở chứng liệu để minh chứng được, Hoàng Sa là cuả Trung Quốc trên mặt Công Pháp Quốc Tế một cách thuyết phục đúng đắn. Chuyện thảo luận song phương mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc kêu gọi và nhận định, chỉ cốt khoả lấp hành vi cướp đoạt biển đảo cuả các nước chung quanh, mà trong đó biển đảo Việt nam là một mục tiêu hàng đầu để Trung Quốc nhắm vào.

    Bất kỳ một giải pháp thương lượng song phương nào giưả Việt-Trung trên vấn đề Biển Đông Nam Á, ĐCSVN lúc nào cũng bị ĐCSTQ áp đặt buộc phải làm theo ý đồ cuả họ, mà từ lâu vì muốn bảo vệ sự thống trị cuả ĐCSVN trên dân tộc và đất nước Việt, ĐCSVN không thể làm gì khác được là phải làm theo ý mong muốn đó cuả ĐCSTQ. Sự tuân phục nhu nhược để được toàn trị trong nước cuả ĐCSVN trong suốt thời gian qua, đã khiến cho đất nước và dân tộc càng lún sâu vào con đường lệ thuộc Trung Quốc quá nhiều, sự lệ thuộc khó thoát ra được về mọi mặt mà ai ai cũng đều đã hiểu và thấy rõ.

    Nên lúc nào Trung Quốc cũng chỉ muốn thảo luận song phương với Việt Nam, về vấn đề tranh chấp Biển Đông Nam Á. Khi mà họ luôn luôn là ở thế mạnh, rất dể đặt để ý đồ tham vọng thâu tóm lần lần biển đảo Việt Nam, thông qua đảng đàn em là ĐCSVN. Con át chủ bài đó còn ở trong tay cuả lảnh đạo Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ còn có lợi thế đối với Việt Nam trong việc tranh chấp Biển Đông Á, đó mà một thực tế mà tất cả người Việt yêu nước trong ngoài, phải hiểu và thấy rõ được tường tận điều thất lợi đó trước Trung Quốc. Hiểu và thấy thông suốt triệt để, thì mới có thể có được một quyết định dứt khoát để vượt lên những khó khăn trở ngại, ngỏ hầu bảo toàn được nguyên vẹn lảnh hải lảnh thổ cho dân tộc và đất nước Việt Nam, trước hiểm hoạ xâm chiếm đồng hoá luôn đến từ phương Bắc, như từ xưa đến nay trong lịch sử dân tộc ta đã từng xảy ra.

    Với giọng điệu giải quyết tranh chấp biển đảo bằng đường lối hoà bình cuả các nhà nghiên cứu Trung Quốc, chẳng qua chỉ là lời nói đầu môi chót lưỡi, ru ngủ dân Việt và trên thế giới để có thời gian, chuẩn bị chuyển thế cờ để thâu tóm toàn bộ khu vực biển Đông Á. Hai lần cắt cáp quang cuả Việt Nam ngay trên khu vực lảnh hải thuộc quyền chủ quyền Việt Nam, đe doạ quấy rối tàu thuyền Ấn Độ đang di chuyển trên khu vực lảnh hải Việt Nam, cũng như lên tiếng đe doạ Exxon Mobil cuả Hoa Kỳ khi họp tác khai thác với Việt nam. Gần đây, hải tuần hải giám Trung Quốc đã có sự thâm nhập lén lút trên lảnh hải Việt nam, và cũng đã bị Cảnh Sát Biển Việt Nam truy đuổi. Với những hành động gây hấn đó, không thể nào khiến cho thế giới và các nước trong khu vực có được sự tin tưởng nào, đối với những lời nói đầu môi chót lưỡi từ phiá Trung Quốc được.

    Toàn dân Việt không lúc nào muốn, có sự tranh chấp nào đối với người dân Trung Quốc; lòng hiếu hoà nầy đã luôn được người dân Việt thể hiện, xuyên suốt qua lịch sử cuả hai nước. Nhưng người dân Việt thì ai ai cũng có tấm lòng yêu nước cao cả và rất đáng yêu, không thể nào ép buộc họ phải tuân phục trong nhu nhược; khi mà sự bành trướng bá quyền xâm chiếm ngang ngược, ngày một bộc lộ rõ cuả chính nhà cầm quyền Bắc Kinh. Những sự bày tỏ lòng yêu nước quá mạnh mẻ nếu có, đó không phải do từ sự khích động quần chúng cuả ai, mà phải hiểu đó chẳng qua là lòng yêu nước cuồng nhiệt đáng trân quí cuả dân Việt, nó đã có sẵn trong giòng máu quật cường kiêu dũng, từ ý chí tự cường tự chủ cuả cha ông họ truyền lưu lại cho họ mà thôi.

    Toàn thể dân Việt yêu nước trong ngoài rất mong muốn, có được một giải quyết trong hoà bình với Trung Quốc, trên vấn đề tranh chấp Biển Đông Nam Á hiện nay, nhưng dường như sự thực lòng từ phiá lảnh đạo Bắc Kinh không được thể hiện đúng đắn. Sự kiêu ngạo cuả một nước lớn đã bộc lộ ngay cả trên mặt ngoại giao, kết hợp với phương sách xử dụng tổng lực, để tuyên truyền cho Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc, trên khắp các cuộc thảo luận mang tầm vóc quốc tế về vấn đề Biển Đông Á. Thêm vào đó, sự lấn chiếm tranh chấp biển đảo trên mọi hướng cuả Bắc Kinh hiện nay trên khu vực, đã cho thấy không thể nào giải quyết thương lượng trong hoà bình thực sự với nhà cầm quyền Bắc Kinh.

    Những lời kêu gọi giải quyết hoà bình song phương hay đa phương đối với Trung Quốc, đó chẳng qua là lời nói đẩy đưa cho qua từng giai đoạn phải làm không hơn không kém. Tham vọng dã tâm bá quyền bành trướng từ Biển Đông Á, tiến đến làm chủ cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và rồi rộng khắp trên toàn cả thế giới sẽ được họ từng bước thực hiện. Trung Quốc hầu như sẽ không muốn dừng lại tham vọng sâu xa đó bao giờ.

    Việt Nam tự cường tự chủ muôn năm !!!

    Xin trân trọng.

  5. ngu dan VN says:

    Đọc bài báo này tôi thấy ngay giọng điệu của 1 kẻ TQ nào đó. Hắn đã cố tình lờ đi cái quan trong nhất khiến người ngoài hiểu sai vấn đề. Đó là vùng biển nào được TQ gọi là tranh chấp? Đó là những vùng biển không phải của TQ nhưng TQ vẫn muốn lấn chiếm và biến 1 vùng biến không có tranh chấp thành tranh chấp để đòi chia phần.
    Chuyện này TQ chẳng còn lừa được ai nũa!

  6. Lê Dân Việt says:

    Đây là một bài viết nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc tế, lèo lái cái lũ ngu, tham quyền cố vị CSVN đi vào thương thuyết tay đôi với ông chủ Bắc kinh. Sau khi Tầu cộng biết rõ căn cứ theo luật biển quốc tế thì đa phần biển Đông sẽ thuộc về quyền tài phán của Việt nam, một phần thuộc về Phi và Mã lai á.Tầu cộng chẳng sơ múi được gì. Nếu CSVN cứ mũ ni che tai, nhắm mắt vì quyền lợi của bè đảng mà quên đi quyền lợi của quốc gia dân tộc, thì sau này dù có đi theo ông Hồ và C.Mark, Lenin đi chăng nữa cũng không rữa được cái tội mãi quốc cầu vinh.

  7. nguoihanoi says:

    Người ta cố tình lờ đi chuyện quan trọng nhất
    Đọc các bài viết của các tác giả TQ, kể cả của các nhà khoa học, trong số đó có bài viết trên (tiếc rằng không có tên tác giả, chỉ nói “là một học giả về pháp luật của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Thượng Hải và Học viện Hải Dương của Trung Quốc”), tôi thấy dường như họ quên, hay cố tình lờ đi một điểm mấu chốt trong việc tranh chấp trên Biển Đông giữa VN với TQ hiện nay. Đó là việc cố tình không đề cập tới khái niệm “vùng tranh chấp” giữa hai nước. Thế giới ai cũng biết VN là một nước nhỏ, chỉ mong muốn hòa bình để phát triển. Liệu VN có dám mời các công ty nước ngoài đến thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng có tranh chấp với một nước lớn, thích bắt nạt kẻ yếu hay không? Các học giả TQ luôn tranh thủ mọi cơ hội để gọi vùng đặc quyền kinh tế của VN là vùng đang tranh chấp. Chuyện phi lí này lặp đi lặp lại và thế giới đã phát chán phải nghe những “điệp khúc” này.
    Tác giả viết “Sự thay đổi quan điểm của Việt Nam hiện tại không nghi ngờ gì đã ném hiệp ước chung đã được kí giữa Bắc Kinh và Hà Nội tháng trước vào ngõ cụt” (chính xác là tuyên bố chung và bản thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc tranh chấp trên biển giữa VN va TQ) và nói thêm “.Nếu Việt Nam tiếp tục kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư khai thác dầu trong vùng biển tranh chấp, Trung Quốc có thể thậm chí mời gọi nhiều hơn các công ty khác tham gia khai thác nguồn dầu khí này hoặc tự Trung Quốc sẽ phát triển vùng biển này.”.
    Cá nhân tôi nghĩ rằng, TQ khó mời được ai vào tham gia khai thác phát triển tại vùng đặc quyền kinh tế của VN (mà TQ coi là vùng tranh chấp), vì các công ty nước ngoài chẳng dại gì mà làm thế.
    Còn chuyện tựTQ sẽ phát triển vùng này như tác giả “dọa” thì đã là một chuyện khác hẳn rồi. Chắc phải để cấp lãnh đạo xử lí thôi, chứ tôi thì chịu không dám lạm bàn./.

  8. nguoihanoi says:

    Người ta cố tình lờ đi chuyện quan trọng nhất!

    Đọc các bài viết của các tác giả TQ, kể cả của các nhà khoa học, trong số đó có bài viết trên (tiếc rằng không có tên tác giả, chỉ nói “là một học giả về pháp luật của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Thượng Hải và Học viện Hải Dương của Trung Quốc”), tôi thấy dường như họ quên, hay cố tình lờ đi một điểm mấu chốt trong việc tranh chấp trên Biển Đông giữa VN với TQ hiện nay. Đó là việc cố tình không đề cập tới khái niệm “vùng tranh chấp” giữa hai nước. Thế giới ai cũng biết VN là một nước nhỏ, chỉ mong muốn hòa bình để phát triển. Liệu VN có dám mời các công ty nước ngoài đến thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng có tranh chấp với một nước lớn, thích bắt nạt kẻ yếu hay không? Các học giả TQ luôn tranh thủ mọi cơ hội để gọi vùng đặc quyền kinh tế của VN là vùng đang tranh chấp. Chuyện phi lí này lặp đi lặp lại và thế giới đã phát chán phải nghe những “điệp khúc” này.

    Tác giả viết “Sự thay đổi quan điểm của Việt Nam hiện tại không nghi ngờ gì đã ném hiệp ước chung đã được kí giữa Bắc Kinh và Hà Nội tháng trước vào ngõ cụt” (chính xác là tuyên bố chung và bản thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc tranh chấp trên biển giữa VN va TQ) và nói thêm “.Nếu Việt Nam tiếp tục kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư khai thác dầu trong vùng biển tranh chấp, Trung Quốc có thể thậm chí mời gọi nhiều hơn các công ty khác tham gia khai thác nguồn dầu khí này hoặc tự Trung Quốc sẽ phát triển vùng biển này.”.

    Cá nhân tôi nghĩ rằng, TQ khó mời được ai vào tham gia khai thác phát triển tại vùng đặc quyền kinh tế của VN (mà TQ coi là vùng tranh chấp), vì các công ty nước ngoài chẳng dại gì mà làm thế.

    Còn chuyện tựTQ sẽ phát triển vùng này như tác giả “dọa” thì đã là một chuyện khác hẳn rồi. Chắc phải để cấp lãnh đạo xử lí thôi, chứ tôi thì chịu không dám lạm bàn./.

Leave a Reply to Lê Dân Việt