WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư mời tham gia Nhóm Hành Động Sách Hóa Nông Thôn

Tác giả: Nguyễn Quang Thạch


Thư mời tham gia nhóm hành ộng sách hóa nông thôn và tham vấn cộng đồng
Tôi rất mong mọi người dành 10 phút đọc bức thư này để cùng tôi hành động vì một nông thôn Việt Nam tiến bộ, an toàn, bền vững , nhân văn và một Việt Nam được tôn trọng trên trường Quốc tế bằng việc sẽ tham gia đóng góp những cuốn sách thiết thực và nhân văn đến những nơi người dân đang khao khát được đọc chúng.

1. Về tôi (Tôi là ai?): Tôi là Nguyễn Quang Thạch, sinh năm 1975 tại xã Sơn Lễ – Hương Sơn – Hà Tĩnh, có số CMND là 1830021810 do CA Hà Tĩnh cấp ngày 10/6/2008. Hiện là giám đốc Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng, có địa chỉ đăng ký tại số 7, ngách 445/10, ngõ 445, Lạc Long Quân, Hà Nội. Tôi là người sáng lập ra mô hình Tủ sách dòng họ, Tủ sách phụ huynh, và đồng sáng lập mô hình tủ sách giáo xứ/giáo họ.

2. Tại sao tôi kiên trì đeo đuổi việc đưa sách về nông thôn?

Chúng ta thường chứng kiến những đứa trẻ sinh ra bị tật nguyền do người mẹ thiếu kiến thức cơ bản về thai sản; chứng kiến sự vô cảm của rất nhiều sinh viên trong thời gian học đại học; chứng kiến những đứa trẻ nông thôn lang thang tại các bãi rác thành phố để kiếm sống, chứng kiến những người dân nông thôn phải lam lũ kiếm tìm sự mưu sinh trên các đường phố Hà Nội, chứng kiến nhiều điều tệ hại khác đã xảy trong đời sống xã hội do thiếu tri thức gây nên…. Nếu là một công dân có trách nhiệm, khi chứng kiến những điều đó hẳn bạn sẽ tự hỏi CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ĐỂ XÃ HỘI CỦA CHÚNG TA TỐT ĐẸP HƠN? Từ những cảm nhận về những gì xảy ra quanh mình, tôi suy nghĩ rằng chỉ có tri thức mới giúp cho đất nước mình nói chung và người dân nông thôn nói riêng có đời sống vật chất lẫn tinh thần tốt hơn. Tôi không muốn tiếp tục thấy: những đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật về thể chất do mẹ chúng thiếu kiến thức, những đứa trẻ khuyết tật về mặt tâm hồn do chúng không được tiếp xúc với tri thức thực sự, những người phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc do thiếu hiểu biết; những ông chồng chỉ biết ăn nhậu và đánh vợ; và sự vô cảm của công dân trong xã hội…. Bởi thế, tôi khao khát được mang những tri thức thực sự đến với những người đang cần có nó, tôi muốn tất cả người dân nông thôn CÓ SÁCH ĐỌC.

3. Tôi đã làm gì để thực hiện việc đưa sách về nông thôn?

Bằng tiền túi lương thiện của mình và trong 10 năm (1997-2007), tôi đã tự nghiên cứu, thiết kế ra các mô hình tủ sách cho nông thôn. Tháng 3/2007, cũng bằng 5 triệu đồng tiền túi của mình, tôi đã khởi động Mô hình tủ sách dòng họ. Đến tháng 9/2009, với thêm khoảng 15 triệu trích từ tiền lương cá nhân do làm việc cho PMU85 của Bộ GTVT, BTC của Bỉ và World Vision và SỰ ỦNG HỘ bằng sách và tiền của khoảng 100 cá nhân khác, tôi đã xây dựng được 30 tủ sách dòng họ ở 10 tỉnh trên cả nước. Đến tháng 10/2009, sáng kiến Tủ sách dòng họ nhận được 400 triệu từ cuộc thi sáng kiến phục vụ cộng đồng.. Trong 2 năm, với sự hỗ trợ của một số nhà hảo tâm khác và số tiền của giải thưởng, tôi đã xây dựng thêm 56 tủ sách nâng tổng số tủ sách lên 86 ở 20 tỉnh khác nhau. Đặc biệt, trong đề án nâng cao văn hóa đọc quốc gia, Mô hình tủ sách dòng họ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục khuyến khích xây dựng trên toàn quốc.

Tháng 5/2010, với 500.000 tiền túi của mình và 1.850.000 huy động từ cha mẹ học sinh, tôi lại khởi động thêm Mô hình tủ sách phụ huỵnh đặt tại lớp 7A3 của trường THCS An Dục, Quỳnh Phụ, Thái Bình. 4 tháng sau, phụ huynh của tất cả các lớp đã góp tiền xây dựng 8 tủ sách khác. Sau 1 năm hoạt động, số sách được mượn đưa về nhà gấp 6 lần thư viện nhà trường và sách mượn đọc tại chỗ đã tăng 55 lần so với thư viện nhà trường. Nhờ vào kết quả của mô hình mà 5 trường khác trên bàn huyện Quỳnh Phụ đã triển khai nhân rộng mô hình. Rộng hơn nữa, Phòng giáo dục huyện đang nghiên cứu để nhân rộng mô hình đến 77 trường học khác trên toàn huyện.

Tháng 10/2011, cùng với một luật sư Công giáo, tôi khởi động thêm mô hình tủ sách giáo xứ. Mô hình này sẽ do những người công giáo tiếp tục nhân rộng.

Tết cổ truyền năm 2010, tôi đã đi xuyên Việt bằng xe máy giới thiệu mô hình tủ sách dòng họ và kêu gọi đưa sách về nông thôn.

Trên cơ sở tự nguyện và khát vọng cá nhân vì một nông thôn Việt Nam tiến bộ, bền vững và nhân văn, tôi đã cống hiến cho tiến trình sách hóa nông thôn là 14 năm và số tiền xấp xỉ 5.000 USD.

4. Tại sao tôi viết thư này tới mọi người?

Do số lượng dòng họ và các trường học xin sách để xây dựng các tủ sách do tôi đã khởi xướng ngày càng tăng lên, tôi đã đứng ra kêu gọi mọi người chung tay với tôi để giúp đỡ hàng chục triệu người dân nông thôn, đặc biệt là hàng triệu học sinh, có sách đọc. Tôi quyết đinh tiếp tục dành toàn thời gian cho việc đưa sách về nông thôn với mục tiêu mỗi tháng xây dựng 2 tủ sách dòng họ và 8 tủ sách phụ huynh để giúp ít nhất 3.000 người dân có sách đọc/tháng. Vì mục đích này, tôi đành bỏ việc với mức lương 900 USD/tháng sau 2 tháng làm việc.

TÔI MONG RẰNG: Khi đọc xong bức thư này mọi người sẽ CÙNG NẮM TAY TÔI HÀNH ĐỘNG VÌ MỘT VIỆT NAM TỐT ĐẸP HƠN bằng cách tham gia Nhóm hành động sách hóa nông thôn và sẽ chia sẻ cho nông thôn Việt Nam mỗi tháng 20.000 đồng.

Tôi kỳ vọng rằng người Việt sẽ giúp người Việt giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn trong thời gian nhanh nhất khi có 3.000 người tham gia vào nhóm này.

5. Tham gia nhóm hành động sách hóa nông thôn và đóng góp cho nông thôn mọi người sẽ được gì?

(i) Được chia sẻ trách nhiệm với nông thôn bằng sách
(ii) Dòng họ hoặc ngôi trường của chính mọi người sẽ được xây dựng tủ sách.

6. THAM GIA NHÓM HÀNH ĐỘNG SÁCH HÓA NÔNG THÔN VÀ ĐÓNG GÓP CHO NÔNG THÔN NHƯ THẾ NÀO?

Đăng ký thành viên https://www.facebook.com/groups/sachhoanongthon/ hoặc gửi mail đến sachhoanongthon@gmail.com

Khi đã thấy tin tưởng và muốn chia sẻ trách nhiệm với nông thôn Việt Nam, thành viên của nhóm gửi đóng góp mỗi tháng một cuốn sách bằng 20.000 đồng đến:

TÊN tài khoản: Nguyễn Quang Thạch
Số tài khoản: 0101000509045
Tên ngân hàng: Vietcombank, chi nhánh Vinh

Số tiền từ khoản cá nhân sẽ được chuyển sang tài khoản của Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng. Các chi tiêu gồm việc trả lương cho nhân viên, hoạt động văn phòng, mua sách và vận chuyển sách đến các dòng họ và trường học tuân thủ tuyệt đối pháp luật hiện hành. Trung thực, minh bạch, giải trình, trách nhiệm và tận tâm là những chuẩn mực bất biến trong mọi hành động của tôi. Sách hóa nông thôn vì một nông thôn Việt Nam an toàn, tiến bộ, bền vững và nhân văn là giá trị cốt lõi của Nhóm hành động sách hóa nông thôn.

7. Các tủ sách được xây dựng thế nào?

Tủ sách dòng họ: Dựa trên cơ sở các dòng họ đăng ký xin sách cũng như chấp nhận đóng tủ đựng sách và cắt cử người quản lý, Chương trình xây dựng tủ sách nông thôn sẽ tặng cho mỗi dòng họ từ 150-180 đầu sách và được tập huấn kỹ năng quản lý tủ sách.

Tủ sách phụ huynh: Dựa trên cơ sở phụ huynh đã góp tiền đóng tủ và mua sách, Chương trình xây dựng tủ sách nông thôn sẽ tặng cho mỗi lớp học từ 50-70 đầu sách và học sinh được tập huấn kỹ năng quản lý tủ sách.

Dựa trên sự đóng góp của mọi người, kế hoạch xây dựng các tủ sách sẽ được đưa ra vào ngày 20 hàng tháng.

Các hoạt động được thể hiện tại đây http://sachlangque.net/

THAM VẤN CỘNG ĐỒNG: Rất mong mọi người tư vấn cho tôi cách thu nhận đóng góp của những người tự nguyện tham gia nhóm Hành động sách hóa nông thôn vào tài khoản cá nhân rồi chuyển sang tài khoản Trung tâm do nhà nước giám sát và quản lý như nêu ở Phần 6 có hợp pháp

Theo Blog Nguyễn Xuân Diện

9 Phản hồi cho “Thư mời tham gia Nhóm Hành Động Sách Hóa Nông Thôn”

  1. Thắc Mắc says:

    Tôi rất cảm phục tấm lòng của anh Nguyễn Quang Thạch.
    Đã từ lâu, tôi nghe đến anh và đã từ lâu tôi thắc mắc, không biết những sách mà quần chúng nhân dân cần đọc là sách gì, sánh ấy có được phép đọc không, và họ có thời gian để đọc, trong khi tối ngày lam lũ kiếm sống, hay họ chỉ đủ thì giờ xem TV, phim Tàu, Hàn Quốc…???
    Theo tôi, quyển sách được in ấn nhiều nhất trên thế giới là KINH THÁNH, nhờ có nó mà đồng bào Thiên Chúa Giáo ở VN không phải đọc, xem để tin ba thứ lăng nhăng của hệ thống đài báo tuyên truyền.
    Nếu nhà cầm quyền bớt dùng tiền đóng thuế của dân để chi cho bộ máy tuyên truyền khổng lồ của họ, để tiền ấy in sách giáo khoa cho các cháu học sinh, hoặc những kiệt tác văn hóa thế giới cho nhân dân, thì anh Nguyễn Quang Thạch chắc đã không phải mất công sức làm việc này.
    Tôi tin là, nếu người dân được tự do tìm hiểu thông tin, tự do tư tưởng (ngôn luận, báo chí…), thì không còn ai phải lo dân trí người VN thấp.
    Chỉ có những kẻ cầm quyền đang cố tình dìm dân trí thấp, ai dân trí cao lại dám lên tiếng sẽ bị coi là “phản động”, cho nên cái ngu, cái hèn được Đảng và NN khuyến khích.

  2. Dân đói says:

    Nghe tới tủ sách thì ai mà không ham, nhưng vấn đề là tủ sách này chứa được những loại sách nào ? có bày được những sách dậy dân thế nào là quyền làm người, thế nào là yêu nước bảo vệ đất biển tổ quốc ? Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn mới chỉ dịch vài trang sách chưa kịp phổ biến rộng rãi đã bị tội làm gián điệp ở tù mục xương. Người dân ai dám đội nón có viết mấy chữ tắt HS TS của VN là được công an Nhân Dân tóm cổ bỏ đói trong “cũi giam Nhân Dân” liền một khi. Nếu trong tủ sách chỉ là những sách “huề vốn” hoặc những sách chỉ là những bài kinh mốc xì mùi hôi, thì nên có tủ sách hay không ? Người xưa có câu “đọc sách mà nhất nhất cứ tin theo sách, thà không đọc còn hơn.” Từ đó suy ra, “Tủ sách mà chỉ đựng sách dậy ngu dậy hèn, thà đừng có tủ thì hơn.”.

  3. NGUYEN NGOC AN says:

    Cách viết thư ngỏ của anh Nguyễn quang Thạch nghe rất kém thuyết phục!
    Làm cho người đọc có cảm tưởng bị “xin đểu” giống như thư “mời đểu” của công an VN!
    Sử dụng từ “mọi người” (cách nói trỏng), nghe có vẻ kém lịch sự, thiếu nhã nhặn!

    @ Anh có thể nào viết lại một thư khác, dễ lọt tai người nghe hay không?

  4. Nguyễn Quang Thạch says:

    Bác nguyenha,
    Tôi xin trả lời bác băng bức thư tôi vừa nhận được của một sinh viên.
    Hoan Le lehoanit@ to me
    show details 1:07 AM (9 minutes ago)
    Cháu chào Chú.
    Cháu tên Lê Thị Hoan, hiện cháu đang học tập tại Tp HCm. Quê gốc của cháu ở Thanh Hóa, nhưng cháu lại sinh sống ở Gia Lai, đều là 2 miền đất mà theo cháu nghĩ từ trẻ em đến người lớn đều còn thiếu nhiều lắm tri thức về cuộc sống.
    Thường ngày cháu vẫn tận mắt nhìn thấy và cảm thấy thương những người dân Thanh Hóa lao động vất vả và vào tp HCm bon chen kiếm kế sinh nhai. Và có lẽ điều quan trọng không phải là công việc họ làm mà cháu lại thấy ở mọi người xung quanh dành cho họ không mấy nhiều sự tôn trọng, thông cảm mà đa phần là dè bỉu khinh chê, Việc đó cũng xuất phát từ 2 phía, từ 1 số người dân lam lũ có cách sống, cách hòa nhập vào cuộc sống chưa tốt làm cho mọi người mất niềm tin và từ đó hình thành nên một tư tưởng, mà phải nói là 1 hệ tư tưởng ko coi trọng những người dân Thanh Hóa của đa bộ phận người dân miền Nam. Một phía nữa cũng không thể bỏ qua được là cái nhìn chưa toàn diện của mọi người về vấn đề này, chưa thông cảm cho người dân lao động ở đây.
    Điều thứ hai mà cháu ghi nhận được ở nơi cháu sống là tình trang phân biệt những người dân đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai của hầu hết bộ phận người kinh còn quá nặng nề. Việc đó thể hiện ở tỷ lệ hộ nghèo của người đồng bào và người kinh còn quá chênh lệch, ở tỷ lệ trẻ em đồng bào được đến trường còn quá ít, ở chổ phân biệt dẫn đến việc không quan tâm đúng mức đối với học sinh đồng bào của 1 số phụ huynh, học sinh hay là ngay cả bộ phận giáo viên. Điều đó đã gây bất lơi quá nhiều cho những khát vọng thay đổi, khát vọng học hỏi và khát vọng vươn lên khỏi đói nghèo của các em.
    Trên đây chỉ là hai ví dụ rất nhỏ mà cháu nhận thấy trên 2 miền đất quê hương cháu, và cháu cũng biết là còn rất rất nhiều trường hợp tương tự như thế. Cháu nhận thấy tất cả vấn đề trên đều xuất phát từ sự thiếu kiến thức về cả tri thức chung lẫn kiến thức về cuộc sống của đa bộ phận người dân. vì thế cháu thấy những điều chú nêu ra ở trong thư mời về việc SÁCH HÓA NÔNG THÔN là rất hợp lý và nên triển khai rộng rãi. Có sách báo thì dân trí mới được cải thiện và đời sống từ đó tăng lên dần dần. Vì thế cháu ủng hộ Chú trong việc này.
    Tuy nhiên vì cháu đang là 1 sinh viên nên chi phí sinh hoạt hạn hẹp của cháu đều là của Bố Mẹ cháu chu cấp, Cháu rất muốn “CÙNG NẮM TAY CHÚ HÀNH ĐỘNG VÌ MỘT VIỆT NAM TỐT ĐẸP HƠN”, nhưng có lẽ hiện nay cháu ko đủ khả năng, cháu hy vọng trong ít tháng tới khi ra trường cháu có thể ủng hộ chú bằng chính đồng lương cháu làm ra. Cháu mong chú hiểu cho cháu và cháu cũng chúc Chú và mọi người trong nhóm của chú triển khai tốt việc làm có ý nghĩa này.
    Cháu chào chú ạ.
    Tp.Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 11 năm 2011
    —————————————
    Best Regards!

    • nhinngo says:

      Hai chú cháu này ngầm ý nói xấu chế độ ưu việt của chính quyền nhân dân thì phải . Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc là láo toét nếu cứ như hai chú cháu này viết .

  5. nguyenha says:

    Tôi nhớ không lầm,cách dây không quá 5 năm,có một nhà văn người Pháp,gốc Việt,cũng bỏ nước ra di từ khi biến cố 1975.Ông trở về thăm quê-hương,ông rất buồn khi thấy người Việt trong nước không”thiết tha”dọc sách nữa,ngay cả gia dình Ông có truyền thống dạy học,mà bây giờ”dọc sách”không còn là nhu cầu nữa!! Rồi Ông dưa ra lý-do:Sở dĩ có tình trạng như vậy,vì sách không dáp ứng dược” những diều”mà dộc-giả cần tìm-tòi,học hỏi…nói chung,chưa dọc dã biết trong dó nói gì rồi!! Ông cũng dưa ra những con số sách xuất bản ở Pháp trong 1 năm hàng chục ngàn cuốn sách ra dời,với dân số 6,7 chục triệu.Còn VN không quá vài ba trăm cuốn/1 năm,dó là chưa kể về nội dung phong phú của sách Pháp,còn VN thì một chiều!
    Trở lại bài viết của bạn Nguyễn quang Thạch,tôi hiểu dược nỗi lòng của Bạn,thấy Dân mình ý-thức
    và hiểu biết thấp quá,nên “bức xúc”,nhưng Bạn hãy bình-tĩnh suy nghĩ:vì sao ra nông nỗi nầy???
    Lênin dã nói với một tướng lãnh Bolchevik”giáo dục binh sĩ là nuôi bọn phản dộng”.HCM học trò của
    Lenin dã thực hiện lời nói dó một cách hòan chỉnh trên Dất nước VN.Này dây Bạn tưởng tượng
    một nền giáo dục 10 năm tò te,với dội ngủ giáo viên chỉ vừa dọc dược Quốc-ngữ,”bác Hồ”kính
    yêu của Bạn dã dễ dàng Vận-hành một nữa Dân-tộc và biến họ thành một dội ngủ dui-mù,không có trái tim…dó là sự thật!!!Nếu không có một Miền Nam “nhân-bản”,thì hôm nay không biết Dân tộc Việt di về dâu??không khéo thế-giới chỉ biết chúng ta qua chuyện một dòan quân thảo-khấu…chuyên nghề di xâm chiếm..!!
    Cuối cùng tôi có lời nhắn nhủ với Bạn,muốn nâng cao Dân-trí Vn,không gì khác hơn hãy hạ-bệ
    cái Thần-tượng HCM,vì nó là Lực cản của bao tiến hóa Dân-tộc.

    • Đức Hào says:

      Đồng ý !
      Toàn dân đang lao động để làm giàu cho Dũng Hùng Mạnh Sang….
      Dân đang nô lệ thì cần giải phóng họ trước đã .
      Con gái Dũng nắm 42 ,3 /100 cổ phần ngân hàng Bản Việt . Chúng ta cần hạ hàng chục ngàn quan tham cộng sản thu về hàng trăm tỷ đô là đủ để trang bị máy tính cho hàng chục triệu người nghèo rồi .

    • ai can you says:

      Chữa bệnh không tận gốc thì khuyên mấy cũng thế thôi . Động chạm đến cái lăng ba đình thì còn khối kẻ giẫy nẩy ( cho dù biểu tình với lại yêu nước ) thì cứ ở đấy mà kêu gọi bầu ơi thương lấy bí cùng …
      Tiện đây nhắn đ/c Nguyễn Cơ Thạch ấy chết phạm húy , nhắn n/d Nguyễn Quang Thạch : Nhà Nước cho dân vì dân ở nơi ( xó xỉnh ) nào sao không bảo cho nhà … chức trách lo ?

Leave a Reply to nhinngo