Vì sao châu Á cần có Hoa Kỳ?
Tác giả: LS Vũ Đức Khanh
Có giả thuyết cho rằng độ ít năm nữa một liên minh quân sự mới sẽ hình thành tại Thái Bình Dương có tên là Tổ Chức Phòng Thủ Châu Á -Thái Bình Dương gọi tắt là APTO (Asia-Pacific Treaty Organization). Đây là một Liên minh An ninh Quốc phòng Thái Bình Dương.
Và theo giả thuyết đó thì chỉ vài ngày trước đây, tranh chấp biên giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc đã nổ ra một cuộc giao tranh quân sự vô tiền khoáng hậu, một trường hợp điển hình.
Hiện nay họ đang chơi trò chơi đổ lỗi cho nhau như “Ai đã khai pháo đầu tiên?”.
Nhưng vấn đề đã vượt xa hơn việc đi tìm ai có lỗi. Đối với APTO, câu hỏi quan trọng là ai đã khai pháo đầu tiên và lý do tại sao, và những gì xảy ra tiếp theo đó? Cũng giống như NATO, các thành viên của APTO đang bị ràng buộc phải tiếp cứu để bảo vệ đồng minh của họ.
Nhưng liệu họ có tới cứu đồng minh của họ không?
Khởi đầu của một liên minh mới
Tương tự khối NATO về phương diện hình thành và hoạt động, APTO được hình thành để đáp ứng các đe dọa khủng bố và hải tặc. Khởi thủy là một liên minh không chính thức giữa các quốc gia đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ như Úc, Nhật, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines, nhóm này mau chóng mở rộng bao gồm cả Miến Điện, Indonesia, Mã Lai, Tân Tây Lan và Việt Nam.
Mục tiêu của liên minh này là thống nhất và tăng cường khả năng phòng thủ, với hy vọng sẽ đem lại ổn định và an ninh cho Thái Bình Dương.
Khối mười quốc gia đó được các quốc gia Brunei, Chile, Ấn Độ, Singapore, và dĩ nhiên cả Hoa Kỳ, tham gia với tư cách thành viên không chính thức, trong khi chính Hoa Kỳ giúp đỡ hình thành APTO.
Trung Quốc đã bày tỏ không chấp nhận khối APTO, mà Trung Quốc cho là sự nối dài chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, Trung Quốc không dám tấn công các thành viên của APTO, vì biết rõ rằng không bị khiêu khích mà tấn công có thể sẽ đưa tới một cuộc chiến tranh không cần thiết với Hoa Kỳ.
Cuộc hội đàm viễn liên giả tưởng hiện nay của các lãnh đạo APTO là một hoạt động tìm hiểu dữ kiện hơn là chuẩn bị chiến tranh. Ngôn từ chuyên môn trong minh ước phòng thủ nói rằng các thành viên không bị đòi hỏi trợ giúp Việt Nam nếu thấy Việt Nam tấn công trước.
Và họ sẽ có lý do vững chãi để cùng nhau tránh chiến tranh vì Hoa Kỳ không sẵn sàng gửi quân tới như các thành viên chính thức.
Chỉ mới vừa phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế, và với ngân sách quốc phòng bị giảm thiểu một cách đáng kể, nhân dân và Quốc Hội Hoa Kỳ ít có ý định tham gia một cuộc chiến khác. Mặc dù Hoa Kỳ thường xuyên tuyên bố rằng tương lai của mình gắn chặt với Thái Bình Dương.
Nhưng nếu không có Hoa Kỳ tham gia với tư cách thành viên chính thức thì mọi liên minh quân sự đều chỉ là hình thức và sẽ thất bại chăng?
Nền tảng của một liên minh thành công
Câu hỏi đó không sai. NATO thành công vì Chiến Tranh Lạnh là cuộc một chiến phần lớn xảy ra giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Và Hoa Kỳ với quyết tâm đánh gục Liên Xô, cùng với chiến lược chạy đua vũ trang làm cho Liên Xô kiệt quệ về kinh tế đã đưa NATO tới thành công.
Trái lại APTO sẽ không được hình thành trong cùng một hoàn cảnh. Bất cứ cuộc xung đột nào trong tương lai cũng sẽ không xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà giữa Trung Quốc và các quốc gia lân bang.
Có thể nói Hoa Kỳ theo đuổi một chính sách đối ngoại không can thiệp vào công việc của các lân quốc của Trung Quốc.
Biết vậy, thì thử hỏi Hoa Kỳ nên đóng vai trò gì và nên làm gì trong một liên minh quân sự như APTO?
Rõ ràng là để cho APTO thành công, Hoa Kỳ phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, và Hoa Kỳ chỉ lãnh đạo khi mà sự thành công của liên minh đó là cần thiết cho sự thành công của mục tiêu của Hoa Kỳ. Nói một cách giản dị, APTO phải được cấu trúc quanh nhu cầu của Hoa Kỳ.
Bất hạnh thay, một tổ chức như thế đã tồn tại trong quá khứ và đã thất bại, đó là Liên Phòng Đông Nam Á, SEATO. Do đó APTO không thể chỉ là bản sao chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Nó phải được thiết kế nhằm giải quyết những nhu cầu của các quốc gia Thái Bình Dương thành viên.
Hoa Kỳ đã phản ánh các quan ngại của một số quốc gia Đông Nam Á về sự bành trướng của Trung Quốc bằng cách tổ chức để các quốc gia đó tiếp tục tham gia các cuộc tập trận chung và tiếp cận vũ khí của Hoa Kỳ.
Vả lại, Hoa Kỳ trong nhiều dịp cả công khai lẫn hội kín đã tuyên bố hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một đối tác chiến lược và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế dưới hình thức đại loại như Hội nghị Thượng đỉnh G-2 Hoa Kỳ-Trung Quốc.
Cho dù trong tương lai Hoa Kỳ có trở thành một thành viên chính thức, thì để thành công, APTO phải hoạt động với Trung Quốc, làm cầu nối giữa Trung Quốc và các quốc gia lân bang. Hoa Kỳ chẳng được lợi gì nếu APTO chỉ đẩy Trung Quốc đi xa; và trong hoàn cảnh như thế, Hoa Kỳ không có lý do để trở thành một thành viên thường trực của tổ chức này.
Nếu APTO thành hình trong tương lai thì nó phải được thiết kế để xây dựng mối quan hệ giữa các quốc gia chứ không phải cắt đứt các mối quan hệ đó.
Tóm lại, không đối đầu với Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu của các quốc gia thành viên, đồng thời mang lại quyền lợi cho Hoa Kỳ là ba yếu tố để APTO thành công.
Nguồn: BBC
Sai lầm.
Nhật Bổn đã từng đô hộ nước Tàu, ngoài ra chưa có nước Á Châu nào khác làm nổi điều đó. Nếu không có 2 trái bom nguyên tử của Mỹ thì ngày nay Nhật vẫn cai trị nước Tàu.
Chính Mỹ đã giúp Tàu chống lại Nhật Bổn, Tàu đó là Tàu Tưởng Giới Thạch, Tàu Đài Loan lúc đó còn đang nắm chính quyền ở Hoa Lục, còn Mao Trạch Đông thì còn đang sống trong “hang Pác Pó” của Tàu.
Mỹ đâu có bao giờ dám đối đầu với Tàu. Trong chiến tranh VN đó là cơ hội để họ đối đầu với Tàu nhưng họ cố tình tránh né, còn liếm đít thằng Tàu nữa, nuôi cho nó mập bây giờ nó khống chế lại Mỹ. Và tôi tin tưởng trong tương lai Mỹ cũng không bao giờ dám đối địch với Tàu. Mỹ nó chỉ phô trương bề ngoài một chút để tìm ảnh hưởng với những nước Á Châu, kiếm những hợp đồng kinh tế là chủ yếu. Nếu không phô trương thì bọn đó nó sẽ hợp đồng với Trung Cộng hết thì Mỹ chỉ đi sau nhai bã mía. Chủ yếu là kiếm chác thôi. Mỹ mà đánh đấm với ai. Đánh với VC còn chưa xong mà đòi đánh Trung Cộng?
Nhưng tôi thấy Nhật Bổn là một nước đáng tin cậy hơn để họ có thể trị thằng Tàu. Mỹ đánh Nhật để cứu Tàu, bây giờ Mỹ cần phải nhờ Nhật để đánh Tàu cứu mình!!!
Ủa ủa ? Sao lạ vậy ? Đáng lý ra châu Á cần có Việt Cộng chứ ? Việt Cộng từng đánh thắng Mỹ mà ? Sao giờ lại sợ Tàu Cộng như thỏ sợ cọp thế ? Lạ lạ lạ. Nhục! Nhục! Nhục!
Không cần bàn bạc chi chi,
Thì chú Sam cũng đã đến Á Châu một khi.
Và chú Sam sẽ bám trụ Á Châu trường
kỳ.
Bàn bạc cho vui, tí ti,
Sau Á Châu là Châu Phi, chú Sam sao mà
bỏ đi ? Long live Uncle Sam!
Năm 1988, đọc cuốn Việt Nam Một Trời Tâm Sự của Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, trong đó có 1 câu : “Làm kẻ thù củ Mỹ thì chưa chắc đã chết, nhưng làm bạn (đồng minh) với Mỹ chắc chắn sẽ chết (chết ngay hay chết dần) !” (Pac Chung Hy, Ngô Đình Diệm, Marcos, Nguyễn văn Thiệu, Sadam Husein….)
Lịch sử đã chứng minh câu nói của tướng Thi chính xác 100%!
Ai muốn chết (ngay hay chết từ từ) xin cứ làm bạn với Hoa Kỳ! Nhân Tâm Tuỳ Mạng Mỡ!
Tào Lao says :
“Ai muốn chết (ngay hay chết từ từ) xin cứ làm bạn với Hoa Kỳ! Nhân Tâm Tuỳ Mạng Mỡ!”
Ấy vậy mà có rất nhiều người, mà hầu hết là nhân dân và (kể cả) nguyên thủ các nước vùng ĐNÁ vừa nghe Mỹ “trở lại Á Châu” thì đã nhẩy cỡn lên, reo vui như nhặt được vàng, như gặp lại người thân lâu ngày xa cách…. Và, dĩ nhiên là trừ những kẻ đang muốn “hồi quy Hán tộc” rất sợ việc Mỹ quay lại Á Châu .
- Ngoại trừ Việt Nam, vì với quyết tâm của Hồ Chí Minh “dù phải đốt hết cả dẫy Trường Sơn thì cũng phải Đánh Mỹ Đến Người VN cuối Cùng” …nên VN được “giải phóng” để trở thành một nước XHCN (xuống hàng chó ngựa) và trở thánh “hàng hiếm” (thế giới chỉ còn bốn nước), còn lại những nước như Nam Hàn, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore.v.v….là những nước làm bạn với Mỹ thì có nước nào “chết” đâu .
Cá nhân làm bạn với Mỹ có thể bị bỏ rơi hay (thậm chí) bị giết nếu phản lại (hay có vẻ phản lại) tinh thần dân chủ – tự do…Nhưng những quốc gia làm bạn với Mỹ thì 10 nước có đến 9 nước trở thành văn minh, phú cường , và trở thành “miền đất hứa” để “đảng ta” xuất khẩu lao động và xuất khẩu “nô lệ tình dục” .
Mang cái chết của các cá nhân (Pac Chung Hy, Ngô Đình Diệm, Marcos, Nguyễn văn Thiệu, Sadam Husein) để đánh đồng với vận mạng các quốc gia thì đúng là …tào lao . (*)
Tào lao muốn VN “hồi quy” với Trung quốc thì tìm cách nói khác chứ mang cái chết của một vài cá nhân ra hù dọa mấy anh chị nông dân ngớ ngẩn thì xưa rồi…Diễm !
(*) Giả sử Việt Nam (bây giờ) làm bạn với Mỹ thì cũng có thể là sẽ có một hai tên tay sai, bán nước cho Tầu phải chết, thế nhưng tổ quốc VN làm sao mà chết được !? .
Thế ông có biết bây giờ VN có bao nhiêu người không? thưa với ông rằng bây giờ là gần 90 triệu người rồi đấy… người VN cuối cùng đâu chẳng thấy, chỉ thấy người VN mình giờ quá đông mà thôi. cứ ngồi xó bếp mà suy luận lung tung. Thời đại bây giờ là làm sao nói, diễn đạt ngắn gọn để cho người khác người ta hiểu… chứ không phải là cái thời có dăm ba cái trữ kiêu ngạo, nói xỏ nói xiên theo cái thói ba tàu thêm nét bỏ gạch để xỏ xiên… ở trên cái diễn đàn này tôi thấy mấy ông Trúc Bạch, Nghịch Nhĩ Thường, Lão Ngoan Đồng… hay dùng cái thói ba tàu dởm để xỏ xiên người khác, mồm lúc nào cũng nói là chống tàu,nhưng thực tế thì từ tâm chí cho đến suy nghĩ… đến cả cái nick cũng là hán hóa rồi đấy… đúng là dởm. (nguyenbinhnamvn@yahoo.com)
Thứ nhất :
- Khi nghe Mao Trạch Đông tuyên bố và khi biết Hồ Chí Minh sẽ ra Độc Chiêu “đánh Mỹ tới người VN cuối cùng” thì Mỹ hoảng quá bèn bỏ chạy quên cả mặc quần …cho nên ngày nay ông Nguyen Binh Nam không thể thấy “người VN cuối cùng” đâu cả (*)
Thứ hai :
- Nếu ông nghĩ cái tên Trúc Bạch của tôi là “hán hóa” thì thật đáng thương cho ông, vì có lẽ ông chưa bao giờ đến Hà Nội để biết rằng tại Hà Nôi – Ngoài Hồ Gươm – còn có Hồ Trúc Bạch (là một phần của Hồ Tây) đã có từ thế kỷ thứ 18 đấy ông ạ .
Chúc ông có sức khỏe dồi dào để mà học hỏi thêm để “chanh nuận” với thiên hạ, và nhất là để khỏi bị lừa gạt bởi những tên “lưu manh giả danh Ái Quốc”.
(*) Hồ Chí Minh còn có một câu nổi tiếng khác là : Dù có phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy độc lập (sic!).
Còn “chị” Út Tịch cũng có một câu tương tợ : Dù chỉ còn cái lai quần cũng phải đánh (ý nói là dù ở truồng”tô hô” cũng đánh, vì như thế sẽ mang trọn vẹn ý nghĩa của câu : “bác (luôn) cùng chúng cháu hành quân”.
hí hí xin chào cụ Trúc Bạch, tôi gom tên cụ với một số nhà trí thức yêu nước ở trên diễn đàn này và nói là các ngài đã bị hán hóa gồm có cả cái nick và cả cái ý thức hệ trong đầu các ngài đã bị Hán hóa, nếu không muốn nói là Hán… vì vậy có thể cái nick của ngài ko xuất phát từ hán nhưng cái suy nghĩ của ngài thì chắc chắn là hán cao tổ rồi. Bởi vì khi ngài nghe được cái câu “Đánh Mỹ tới người VN cuối cùng” của cái tay nào đó bên tàu, chẳng biết tay ấy nói câu ấy trong lúc tỉnh hay lúc ngồi trên bàn nhậu… mà ngài lại cho rằng cả cái dân tộc VN lại mắc lừa cái câu nói cho sướng mồm ấy… tất nhiên là bọn Hán nó đương nhiên nghĩ và tự hào là cả cái dân tộc VN yêu dấu của tôi đã mắc lừa chúng nó… và có ngài cũng nghĩ vậy. như vậy thì ngài không là Hán thì cũng là Tàu, mà nếu ko là Hán, Tàu thì ngài cũng là Đài Loan.
Còn về cái câu nói của ông HCM… thế ngài đã nhìn thấy ông HCM ông ấy đốt hết dãy Trường sơn chưa hay là Trường sơn vẫn là “rừng nuôi bộ đội rừng vây quân thù” để đánh nhau với Mỹ VN phải dựa vào rừng thiêng nước độc, núi non hiểm trở… thế mà lại đi đốt sạch hết thế, để thua à… đúng là quá ấu trĩ.
Còn tôi thì không phải là người Hà Nội rồi, nhưng mà cũng có vài lần bơi vịt ở hồ Trúc Bạch và Hồ Tây rồi… nhưng tất nhiên thì tôi không biết hai cái hồ ấy nó có tên gọi như vậy từ TK18, như ông đã biết…
Còn về phần học hành đương nhiên là phải họ rồi vì là… học, học nữa, học mãi mà… nhưng học mấy cái thứ đại loại như là: tứ thư ngũ kinh, xuân thu chiến quốc, nước Vệ năm… thì không cần “dởm”. học trước hết để giúp mình, gia đình mình sau đó thì giúp xã hội đất nước… học mà để đi “chanh nuận”… dởm.
Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ ,làm bạn với Mỹ thì khó.
Làm kẻ thù của Tàu thì chết, làm bạn với Tàu thì tiêu cả đời.
Làm một người trưởng thành mà suy nghĩ như thế thì quả là đã bị cay đắng lấn áp lý trí. Tôi luôn hiểu rằng trên đời này có nhiều người bạn, có nhiều nguyên do để làm bạn và cũng có nhiều nguyên tắc trong việc làm bạn. Nếu hiểu được việc đó thì nên enjoy while it lasts and get yourself prepared when it doesn’t. Ắt hẳn khi mỗi chúng ta kết bạn thì cả hai đều phải có những điểm tương hợp. Nếu chỉ là hai ta thì trên cả tuyệt vời, khổ nỗi sau ta còn có “gia đình” và đó là lý do tại sao tình bạn tan vỡ. Thế thôi, trước đó chúng ta đã có những ngày nắng đẹp. Tình bạn nó khác tình vợ chồng ở chổ nó không bị ràng buộc bởi tờ hôn thú.
LUẬT RĂNG NANH.
Với những cuộc hội họp bàn thảo cuả các cấp cao lảnh đạo quốc gia trong thời gian gần đây, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có thể được xem là điểm nóng cuả thế giới hiện nay. Một số chuyển biến ngoại giao trong khu vực, đã nâng thêm sự chú ý cuả các nhà nghiên cứu nhận định tình hình chính trị trên thế giới, nhất là sự có mặt cuả Hoa Kỳ với sự hiện diện cuả Ngoại Trưởng và cả Tổng Thống. Cho thấy Hoa Kỳ đang hướng về Châu Á-Thái Bình Dương với sự quan ngại về sự trổi dậy quá mạnh mẻ cuả Trung Quốc.
Tổ Chức Phòng Thủ Châu Á-Thái Bình Dương(APTO) hay có thể là Liên Minh Quân Sự Châu Á-Thái Bình Dương, với sự có mặt cuả Hoa Kỳ hay không có Hoa Kỳ, Trung Quốc có tham gia hay không có tham gia, sẽ là một dấu hỏi lớn mà qua đó, an ninh cho toàn khu vực có được hay không thể có được thực sự. Với Phòng Thủ Châu Á-Thái Bình Dương thì cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có thể là thành viên chung cuả Tổ Chức, mà nếu Trung Quốc được đứng ngoài Tổ Chức thì vấn đề sẽ khá rõ nét hơn. Bởi vì nếu có sự hình thành APTO, thì hẵn sẽ không thể nào không có sự hiện diện cuả Hoa Kỳ.
Một Liên Minh Quân Sự Châu Á-Thái Bình Dương dù có được hình thành hay không được hình thành, Hoa Kỳ cũng vẫn phải giử gìn quyền lợi cốt lõi ở đây, qua sự bảo vệ an toàn lưu thông hàng hải trong khu vực. Mối liên minh Mỹ-Úc đã có từ lâu, nay đã được Tổng Thống Obama và Thủ Tướng Julia Gillard nâng cao và gắn chặt hơn nưã. Một cứ điểm Hải Quân vưà có tính phòng thủ từ xa, mà cũng có thể là điểm tấn công nếu cần cuả Hoa Kỳ, đã được Úc tiếp nhận trong sự đồng tình theo một chiều hướng lâu dài với nhiều thiện chí.
Hơn nưã, Ấn Độ cũng đã được Úc bán Uranium, mà từ trước đến nay Úc đã bán cho Trung Quốc, lại không thể chấp nhận bán cho Ấn. Với đường lối hướng về biển Đông cuả Ấn hiện nay, Úc dưới sự khuyến khích và đồng thuận cuả Hoa Kỳ, được xem như một liên minh Ấn Mỹ Úc được dần dần hình thành khá rõ nét. Một liên minh mà sẽ tạo nhiều quan ngại khó chịu cho Trung Quốc, cho dù Trung Quốc cũng vẫn còn có mối bang giao kinh tế khá chặt chẻ với Úc và cả Hoa Kỳ. Trong khi sự tranh chấp ngấm ngầm giưả Trung Quốc và Ấn Độ về điạ chính trị, hay trên khu vực Đông Á về các mặt khác, vẫn chưa được hai nước giải quyết một cách thoả đáng.
Đồng thời trong lúc nầy, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton đã có những lời rất mạnh mẻ ủng hộ Philippines trong công cuộc xây dựng lực lượng phòng thủ, cũng như ứng trợ tích cực cho Philippines bảo vệ “Biển Tây” Philippines. Từ “Biển Tây” Philippines được xem như một bước mới mẻ cuả Hoa Kỳ, trước Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc đã tự biên tự diễn một cách tự chuyên và tự quyết định. Cho dù Hoa Kỳ chắc chắn là sẽ không bao giờ can dự vào các cuộc tranh chấp vùng chủ quyền lảnh hải cuả các nước ở đây, nhưng Hoa Kỳ vẫn có thể giúp đỡ các đồng minh lâu đời cuả mình, trang bị và hướng dẫn các kỹ thuật cần thiết để tự phòng thủ, trước làn sóng lấn chiếm thường mang tính võ lực thô bạo cuả Trung Quốc.
Chuyển hướng nhìn về Châu Á-Thái Bình Dương cuả Hoa Kỳ đã tỏ rõ dần theo thời gian, nơi mà Hoa Kỳ luôn có ưu thế từ số đông là các nước đồng minh khá lâu dài. Chẳng những có cùng một thể chế dân chủ tự do, lại còn có được sự bang giao kinh tế gắng chặt quyền lợi với nhau. Nhật-Hàn-Úc với Hoa Kỳ luôn là một Bức Tường Thép đối với mặt Bắc Đông Á, thì với Ấn-Mỹ-Phi và cả Nam Dương sẽ là cái cánh cung khép chặt lại hướng tiến đến Ấn Độ Dương. Liệu Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc có thể tự tung tự tác trong vùng được hay không, khi mà ngày qua ngày bộ mặt bá quyền bành trướng Trung Quốc đã bị các nước trong vùng và cả thế giới nhận rõ.
Chính Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc đã đẩy các nước trong khu vực đến với Hoa Kỳ, bởi vì các nước nầy cần tìm một đối trọng, để khả dỉ có thể chận bớt lại sự tham muốn vô độ bá quyền bành trướng cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh hiện nay. Ai ai cũng có thể thấy được là lòng tham muốn bá quyền bành trướng đó cuả Trung Quốc, chắc chắn sẽ không bao giờ có thể chịu dừng lại bao giờ, vì Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc đó là một yêu sách mà Trung Quốc không bao giờ chịu từ bỏ nó. Yêu sách đó chắc chắn các nước có liên hệ trong khu vực khó có thể chấp nhận, và Hoa Kỳ hầu như sẽ phải là chổ vưạ cho các nước nầy, để ngăn chận được lòng tham muốn vô độ đó cuả Trung Quốc.
Mỹ-Úc-Ấn là khởi đầu cho mối liên minh mới, nó như một vành cung khép chặt thêm cái thòng lọng vô hình từ trước đến nay đối với Trung Quốc. Nhưng chắc chắn Cái Thòng Lọng vô hình đó không cần xiết chặt hơn nưã, lối mèo vờn chuột vẫn là cách êm ái nhất giành cho con chuột đang trong thời sắp gục xuống vì mỏi mệt, sự mỏi mệt tự trong cơ thể suy nhược cuả nó, một cơ thể mà căn bệnh mãn tính trầm kha Tạng Hồi Mộng Mãn đang có cơ bùng phát đột biến bất kỳ tử khó lường trước được.
Sự hiện diện cuả cả Tổng Thống và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đã phần nào nói lên quyết tâm cuả Hoa Kỳ với việc quay lại hướng về Châu Á, để cũng cố thế đứng cuả Hoa Kỳ ở đây, mà từ lâu dường như quên lãng trong cố ý hay vô tình. Có thể nói đó là một sự trở lại rất đúng lúc và đúng thời điểm rất thuận lợi mang đến cho Hoa Kỳ.
Chính những sự hung hăng gây hấn quấy rối liên tục cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh vưà qua trên khu vực Biển Đông Á, đã tạo cho Hoa Kỳ một lợi thế mới khi quay lại Châu Á-Thái Bình Dương. Sự quay lại trong sự mong muốn chờ đợi rất cấp thiết cuả các nước trong khu vực, dù cho Trung Quốc lúc nào cũng lập luận là không cần thiết có sự hiện diện cuả nước thứ ba nào ngoài vùng, nhưng Hoa Kỳ sẽ phải là một đối trọng không thể thiếu, để có thể làm cho Trung Quốc phải quan ngại mà chùn bước bá quyền bành trướng vô độ cuả họ lại.
Hoa Kỳ hay Trung Quốc cũng không bao giờ chấp nhận một rừng mà có hai cọp bao giờ, Luật Sói Rừng hay Luật Răng Nanh, vẫn phải là sự quyết định sau cùng cho mọi tranh chấp quyền lực nếu có.
Xin trân trọng.
Đã đến lúc nào rồi mà còn có quan điểm dựa dẫm vào Hoa Kì?
Trung Quốc nó mua cả Châu Âu, Hoa Kì hết rồi, nên tự lực cánh sinh, lựa chọn con đường khôn ngoan mà đi….
Tự lực cánh sinh bằng cách nào? Không vay tiền của IMF,ADB,ODA được chăng ?
Phồn vinh gỉa tạo, ngửa tay đi xin khắp bàn dân thiên hạ ! không biết nhục mà cứ vênh mặt.Dám đả kích công khai Trung Cộng không việc gì phải dùng từ nước lạ !