WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế giới nghĩ gì về chuyến đi sắp tới của ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ?

Đa số các nhà bình luận quốc tế và dư luận tại châu Á và Việt nam đang rất chú ý đến chuyến đi sắp tới đây của ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ ngày 19 tháng 1 2012 này và đều có những nhận định về chuyến đi này. Trước khi ông Cẩm Đào đi, Nguyễn Hoàng Hà có vài lời như sau:

Như tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng từ trong nước đã nhận định rằng đó là cuộc đại mặc cả Trung – Mỹnhư sau:

“Những ai quan tâm đến thời cuộc chắc đều mong WikiLeaks sớm công bố những cuộc thảo luận giữa các đoàn tiền trạm Trung Quốc và Mỹ đã/đang chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước của ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ vào 19/1 tới, đặc biệt là những đổi chác chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh.

Ít nhất có ba đoàn lớn đều được đánh giá là để chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước của chủ tịch Hồ Cẩm Đào sang Mỹ lần đầu tiên kể từ 2006, cho dù các lãnh đạo Trung – Mỹ vẫn thường gặp nhau bên lề các cuộc ngoại giao đa phương.

Đoàn liên ngành do phó ngoại trưởng James Steinberg dẫn đầu sang TQ hồi cuối năm, đoàn của ngoại trưởng Dương Khiết Trì vừa rời Mỹ những ngày này và đoàn của bộ trưởng quốc phòng Robert Gates hiện đang đàm phán tại Bắc Kinh.Không khí phấn khích của các hoạt động tiền trạm cho chuyến thăm cấp cao bao trùm giới quan sát quốc tế. Đây không chỉ là mối bang giao quan trọng nhất thế kỷ 21, mà còn là cặp quan hệ vừa cộng sinh vừa đối kháng đầy những nghịch lý.Và điều thiết yếu hơn, sự tương tác Trung-Mỹ lần này này không chỉ quyết định phương hướng quan hệ giữa hai cường quốc có trách nhiệm hàng đầu đối với hòa bình và thịnh vượng trong hàng thập kỷ tới mà còn thiết kế lên diện mạo của thế giới tương lai.

Ông Mariner David, nhà phân tích thời sự Anh thì có nhận định rằng: đó là một chút ôn cố tri tân của hai kẻ lợi dụng nhau có tính toán vì lợi ích cuả chính mình.

Theo ông thì trong chính trị quốc tế, khi các đại cường như Mỹ, Trung, Nga, Đức v.v…chỉ cần chuyển dịch một gót chân , hay một cuộc mặc cả bên lề hội nghị nào đó hay cuộc đàm thoại cũng đủ để các nước nhỏ phải chạy việt dã hàng chục năm trời mà nhiều khi còn dẫn đến cuộc chiến tranh vì nó thường là từ cuộc mặc cả đầy tính toán của hai bên.

Như theo ông lược lại lịch sử chuyến công du sang Mỹ của ông Đặng Tiểu Bình ba mươi năm về trước và chuyến đi của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon gặp gỡ Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh vào năm 1972 chính là việc mặc cả lịch sử để Mỹ-Trung bỏ thù oán tậm thời mà dẫn đến cuộc chiến mà Trung quốc đã phát động trên biên giới Trung Việt năm 1979 và đổi lại Trung quốc được quyền ưu tiên buôn bán vào Hoa kỳ miễn thuế.

Để có được chuyến thăm lịch sử đó, Mỹ và Trung Quốc đã trải qua gần 7 năm đàm phán và xây dựng quan hệ (từ 1972 đến 1979). Từ nền ngoại giao bóng bàn, thông qua các cuộc đàm phán bí mật giữa Kissinger và Chu Ân Lai, ký và triển khai Thông cáo chung Thượng Hải…Sự nỗ lực của các chiến lược gia và các nhà thương thuyết của cả hai bên được đền đáp. Trung Quốc ly khai hoàn toàn khỏi khối Xô-viết, vượt thoát sự kiềm tỏa của Liên Xô, bắt tay với Mỹ và phương Tây để đảm bảo an toàn cho bước ngoặt lịch sử của sự chuyển hướng chiến lược: kích hoạt sự nghiệp 4 hiện đại hóa và bước vào kỷ nguyên làm giầu kinh tế bằng cả mấy thế kỷ đã qua để có một Trung quốc đang vượt mặt Mỹ về kinh tế và là chủ nợ lớn nhất của Hoa kỳ và đang thách thức Mỹ về quân sự. Trung quốc để đổi giá này bằng 600000 thanh niên trẻ được huy động từ vùng thôn quê cho cuộc chiến tranh với Việt nam và về phía Việt Nam cũng đã phải chịu một số lượng sinh mạng gần như vậy.

Nhưng sau cùng thì Mỹ được gì? Với Thông cáo chung Thượng Hải Mỹ cùng với việc Trung quốc cam kết tấn công Việt nam thì họ càng gây sức ép mạnh hơn cho sự cấm vận để buộc đất nước này thắt lưng buộc bụng đến tận sương sườn, cột sống mà phải quỳ gối theo gậy của mình. Nhưng kết quả không như họ tưởng, Việt Nam sau khi thống nhất đất nước thóc gạo càng nhiều dân ăn thịt có bớt đi nhưng nồi cơm đầy nên, đời sống không khó khăn bằng những năm tháng chiến tranh với Mỹ. Như nhận định của các nhà báo Pháp thì cuộc mặc cả đó chỉ đem lợi cho Trung cộng hơn là cho Mỹ. Nhìn vào kết quả thì chẳng thu hái được gì ngoài chuyện được Trung quốc trả hận an ủi cho Mỹ bằng cuộc “tấn công dạy Việt nam một bài học ” mà không có kết quả là bao nhiêu, chẳng khác gì người giơ giả vờ đánh một kẻ mà vốn làm cho bạn tức muốn trả thù bằng cú tát rất nhẹ, không có lực. Trái lại, kẻ đánh lại chịu thêm cay đắng, họ lại giẫm chân như cha ông xưa thua một Việt nam nhỏ bé vốn là đàn em của mình, một cái gai trong mắt mà khó nhổ được. Sau cùng thì nay khi Trung quốc đã từ một người với bộ xương  khẳng khiu do cuộc cách mạng văn hóa kéo dài dưới sự lãnh đạo tài tình của ông Mao Trạch Đông thì nhanh chóng có xương có thịt với bộ Com lê tây thay cho bộ tôn Trung Sơn truyền thống họ mỉm cười bắt tay khắp thế giới chào hàng bán đủ mội thứ và họ sẵn sàng ra trong túi đầy xếp tiền Đô-la để mua về tất cả những gì như máy bay, tầu chiến hiện đại nhất để trang bị cho quân đội của mình và nay cánh tay của tượng Mao Trạch Đông giơ ra biển Đông chứ không giơ lên trời như xưa. Tất cả những hòn đảo bằng san hô dù chỉ ngoi lên mặt nước chỉ một ngón tay cũng được họ phù phép thành tiền đồn lấn biển, tạo đường lưỡi bò chín khúc vào đến tận biển của Việt Nam và Philipine, thậm chí nó nuốt cả đường hàng hải quốc tế, đe dọa an ninh của cả Mỹ ra vào khu vực này. Đây là duyên cớ cho một cuộc gặp mặt mới hôm nay giữa hai kẻ tri ân một thời nhưng trong không khí hòan toàn khác.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

Những gì Trung-Mỹ phải đọ gang hiện nay

Những người cơ hội ít khi vì tình nghĩa keo sơn mà chịu hy sinh quyền lợi của mình cho bạn khi mối tình ấy chỉ là mối tình lợi dụng nhau theo kiểu “bóc bánh trả tiền” mà thôi. Cuộc chiến tranh lạnh đã lùi xa mấy chục năm rồi và các mối quan hệ quốc tế hiện nay phức tạp hơn xưa rất nhiều và các vai diễn kịch trên sân khấu chính trị đã khác.

Trung quốc nay ngồi với tư thế là chủ nợ của ông bạn Mỹ và đang tự tay vẽ lại trật tự thế giới mà không cần hỏi ý Mỹ. Các tầu chiến của họ nay thay thế Mỹ có mặt trên biển Đông và cả Thái Bình dương đôi khi đuổi vây cả tầu của Mỹ khi thăm dò đại dương và máy bay phản lực đôi khi ép cả máy bay của bạn. Những ánh mắt của các nước trong khu vực Asian đang nhìn về phía Mỹ xem họ phản ứng ra sao và những gì xẩy ra hai năm gần đây ở ĐNÁ và châu Á-Thái Bình Dương cho thấy các mâu thuẫn địa-chiến lược trên Biển Đông và ở các khu vực Đông Hải, Hoàng Hải sẽ là điểm nóng trong nghị trình cấp cao mà Mỹ Trung sẽ gặp nhau tới đây. Trung-Mỹ tuy đã xây dựng được các mối bang giao trưởng thành, nhưng mấy năm trở lại đây lại đang lâm vào tình trạng ngày càng bất tín nhiệm nhau, nghi ngờ nhau và khả năng đối đầu gián tiếp sẽ có thể xẩy ra bất kỳ lúc nào.

Ngay đến cựu ngoại trưởng Kissinger cũng bày tỏ quan ngại về nguy cơ giới lãnh đạo Mỹ-Trung trong vòng thập niên tới đang gieo nền móng cho sự thù nghịch đáng ngại.Tờ “The Economist” trong số mới nhất còn cảnh báo thêm rằng, hiện không có nơi nào trên thế giới diễn ra sự kình địch manh nha nhưng gay gắt như giữa quân lực Hoa Kỳ và quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang được nhanh chóng hiện đại hóa.

Như phân tích của tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng thì: “một trong những mối quan ngại của thế giới và khu vực hiện nay là Trung Quốc dường như ngày càng ráo riết hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là tăng cường lực lượng hải quân ở Biển Đông và có các hành động mạnh bạo: từ uy hiếp, bắt bớ ngư dân đến các cuộc tập trận với quy mô lớn chưa từng có.Trong một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ có lưu ý rằng tư duy quân sự của Bắc Kinh hiện đã thay đổi cơ bản. Trước đây, TQ chú trọng đến chủ quyền trên đất liền và hàm ý rằng PLA chỉ bám theo vùng biên giới. Giờ đây, Trung Nam Hải nhấn mạnh phải bảo vệ điều mà Bắc Kinh cho là quyền lợi của TQ ở khắp hoàn cầu.

Ngoài các hồ sơ về kinh tế, thương mại, đặc biệt là vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ, vấn đề an ninh quốc phòng sẽ chiếm một thời lượng lớn trong các cuộc thương thuyết. Thật ra không chỉ Mỹ mà nhiều nước khác cũng quan tâm đến chương trình hiện đại hóa quân đội của PLA.Mỹ muốn TQ minh bạch hơn trong vấn đề này và cần đến sự hợp tác của TQ để giải quyết một số vấn đề lớn trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác Mỹ cũng lo rằng TQ là nước có thể thách thức vị thế lãnh đạo của Mỹ.Trong tư duy chiến lược, TQ xem Mỹ như một siêu cường đang đi xuống và ra sức ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Mỹ ngược lại lo ngại tinh thần dân tộc quá khích ở TQ, nhất là giờ đây TQ đã đạt được một vị thế đáng nể về kinh tế lẫn quân sự.”

Người ta cho rằng nếu một khi hai bên không giải quyết được bất đồng ngày càng gia tăng và cuộc đọ gang phải đến thì Trung quốc sẽ có một võ sỹ không biết sợ là gì ra chơi với Mỹ đó là người hung Bắc Triều tiên. Gặp một đối thủ như vậy quả là khó khăn cho Mỹ vô cùng nhưng Trung quốc lại để lên dây cót đất nước Thiên Lý Mã bằng khẩu hiệu giải phóng đất nước, giải phóng miền Nam. Lịch sử có thể lại diễn ra như vậy vì đó là tôn sách quyen thuộc của Trung quốc mất rồi. Như chơi bài người ta biết người bên đưa ra quân gì nhưng cái khó làm sao ngăn được nó?

Biển Đông và sự thỏa thuận chỉ có thể giải quyết khi Trung quốc phải từ bỏ tham vọng biến nó thành ao nhà mình.

Mỹ nay biết cuộc chiến ở Afganitan và cả I-rắc chẳng đem về cho họ chút lợi lộc gì mà chỉ làm cho nền kinh tế vốn đang khủng khoảng thêm đứt hơi hơn và chia rẽ trong đất nước càng lớn lên khó hàn gắn. Thị trường châu Âu không còn là của Mỹ vì các nước này trong khi Mỹ bận rộn trong cuộc chiến tranh thì họ công nghệ càng cao, chất lượng hơn hẳn hàng hóa Mỹ nên khó có chỗ đứng cho các doanh nghiệp Hoa kỳ tại đây. Ngay cả vũ khí vốn châu Âu xưa hay mua của Hoa kỳ nay họ tự sản xuất và công nghệ cũng tinh xảo không kém thậm chí có điểm ưu việt hơn như các tầu chiến của Pháp, Anh, máy bay và tăng của Đức v.v… đang bán ra trên thị trường thế giới cạnh tranh ngay cả với Hoa kỳ. Hiện nay kinh tế Mỹ chỉ còn trông vào thị trường Đông Nam Á và ví dụ cụ thể ntrong chuyến đi 9 ngày vừa qua của tổng thống Obama sang Indonexia đã bán được hơn 20 tỷ đô la báy bay hành khách và có thể còn lên cao gấp đôi con số này mang lại việc làm cho mấy chục ngàn công việc ở Hoa kỳ.

Nếu thị trường Đong Á thông suốt thì hàng năm chắc chắn Mỹ thu về tử khu vực này hàng trăm tỷ đô la đó là điều chắc chắn. Cho nên tổng thống Obama đã không giấu điều này khi nói rõ Châu Á là tương lai của Hoa kỳ và chúng tôi đến đây ra về nhưng nước Mỹ sẽ ở lại”. Vấn đề Mỹ ở lại có được lâu hay không? Người ở đây có quý khách này không còn phải phụ thuộc vào vai trò của Mỹ ra sao trước con Hổ sám Trung quốc đang giơ vuốt đe dọa họ. Mỹ có phải là người bạn đáng tin cậy cùng họ đối chọi với con hổ này không hay lại đến khi cần và lại đi khi gian khó?  Ngày nay các công ty thăm dò dầu khí của Mỹ đang thành công trong việc tìm ra nguồn dầu tại biển của Việt nam mà Trung quốc đang hù dọa là lãnh hải của họ. Vậy Mỹ có né tránh chịu lùi bước trước Trung quốc hay không? Rõ ràng Mỹ không có lý do đứng ngoài cuộc như họ đã nói trước đây là nếu có tranh chấp lớn họ không đứng vào bên nào vì đây là công ty lớn thứ 7 của Hoa kỳ và là quyền lợi của chính mình. Các cặp mắt của các nước Asian đang nhìn vào Mỹ để tìm thấy câu trả lời là Mỹ ở hay Mỹ đến rồi lại ra đi trước tiêng gầm gừ của con hổ Trung quốc?

Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason (Mỹ) nhìn nhận mâu thuẫn Mỹ-Trung ảnh hưởng đến Biển Đông: Thứ nhất, mâu thuẫn đó làm cho tình hình trong toàn khu vực nóng lên; Thứ hai, do Mỹ can dự tích cực hơn vào khu vực nên các nước nhỏ ở ĐNÁ dám đề ra những chính sách để bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ ba, Trung Quốc tỏ thái độ hòa dịu, dù chỉ là tạm thời; Thứ tư, sự hợp tác giữa Mỹ và các quốc gia khác ở ĐNÁ và cả toàn bộ châu Á chặt chẽ hơn, nhất là với các quốc gia trước đây có thái độ nước đôi như Nhật Bản và Ấn Độ.

Theo báo chí Anh, một số giới tại TQ tin rằng “Obama là một tổng thống yếu” và đây là cơ hội để giành lợi thế. Phía Mỹ đáp lại, nếu TQ tin như vậy thì đó sẽ là một sai lầm lớn. Liệu chủ tịch Hồ Cẩm Đào có dùng chuyến thăm này để “nắn gân” bấm huyệt Mỹ hay không? Hai bên sẽ có đưa ra cách tiếp cận mới để xây dựng bộ khung cho quan hệ, trong đó có thỏa thuận về Biển Đông hay không vừa đảm bảo quyền lợi của Mỹ và vừa bảo vệ các quyền lợi của khối Asian mà Trung quốc cũng sẽ phải nín chịu?

Hãy chờ xem hiệp thứ ba của cuộc tao ngộ giữa hai cường quốc này trong khoẳng khắc lịch sử quan trọng hiện nay. Nước Mỹ có thể tiến lên trên vũ đài như cái dáng năm xưa hay lùi và ngồi xuống ghế thở nhịp ngắn như một võ sỹ đã mệt mỏi khó đứng dậy trước khi hồi còi trận đấu bắt đầu là phút giây này. Trung quốc chắc cũng vẫn ngại người võ sỹ chuyên nghiệp đầy kinh nghiệm này dù có mệt nhưng dồn cú nốc ao mạnh cuối cùng vẫn có thể đo ván đối thủ như thường.

Ngày 11 tháng 11 năm 2011.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

15 Phản hồi cho “Thế giới nghĩ gì về chuyến đi sắp tới của ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ?”

  1. Theo tôi Mỹ là người khổng lồ hết hơi không còn đứng lên được. Cho nên tốt nhất qua cơn ốm đau này nên nằm ở nhà bình phục thuốc men cái đã đừng vội ra gió. Thỉnh thoảng giả vờ cho tầu chiến đi ra đi vào thị uy để cho thế giới biết còn có tiếng tăm chút là được hoặc di chuyển quân bawngfcachs rút từ I-rắc hay Afganitan về đưa sang Úc nghỉ mát hồi sức để nói lập quân sự thị uy cái. Chứ đừng ra quân thật là Trung quốc choảng chết mất ngáp đó. Đánh Taliban còn thua đánh sao lại bành trướng Bắc kinh? Tôi vẫn cho rằng phân tích của ông Nguyễn Hoàng Hà thật sâu sắc và chính xác.

  2. Phạm Văn Hồng says:

    Tôi thấy lạ là không có Mỹ gây chiến thì nào thấy Taliban đánh ai đâu? Họ hiền lành, sống hòa bình. Chỉ vì sang nước họ định ăn cướp nên họ sang tận Mỹ mà ghè cho bài học tòa nhà đôi để mà nhớ đời. Cũng như Việt nam nếu Mỹ hay Trung quốc không vòa thì chẳng ai đánh chúng. Thật là ngụy biện ho biến hóa thằng đế quốc Mỹ và bành trướng Trung quốc thành kẻ bảo vệ hòa bình. Lại viết bài như kèn đám ma thời Ngụy quyền Sài gòn, toàn là giọng lá cải và ôm đít đế quốc Mỹ mà thôi. Tôi cho rằng hễ ai viết gì nói đúng nọc Mỹ, phanh phui cái thâm độc của Trung quốc là có mấy con vịt vào mạng liền và tự xưng là đáng này đáng kia, văn hóa lớp 1 mà nói chuyện đại sỹ, thật không biết trời cao đất rộng, chẳng biết xấu hổ là gì. Thôi xin quý báo dừng bài này để đọc tiếp bài của tác giả viết tiếp theo là tốt hơn cả.

    • Năm Lé says:

      Ông bảo:…”Họ hiền lành, sống hòa bình. Chỉ vì sang nước họ định ăn cướp nên họ sang tận Mỹ mà ghè cho bài học tòa nhà đôi để mà nhớ đời”.

      Thiển nghĩ, giả sử tôi lấy ý câu của ông để phát biểu rằng: “diễn đàn đang nói chuyện ôn hòa, chỉ vì ông nhảy vào đây đòi lên lớp nên chúng tôi tìm tận nhà ông mà đốt, dạy ông bài học lịch sự để mà nhớ đời”, ông nghĩ sao?

      “Xấu hay nói tốt, dốt hay nói chữ” có khác!!!

    • Tien Ngu says:

      Taliban…hiền lành, hoà bình? Mỹ chuyên gây chiến?

      Nghe tội nghiệp quá anh đỉnh cao của trí tuệ à. Đọc lại lịch sử Taliban đi đỉnh cao. Đến tượng phật hàng trăm năm trong vách núi, mà chúng còn…nổ sập, coi cả lời khuyên can của cả thế giới như con…két, thì cái tháp đôi của Mỹ mà nhầm nhò gì…

      Còn Việt Cộng? Hiền lành, hoà bình, thế mà Mỹ cũng ráng qua…giết, xâm lược, nghe thật…mũi lòng quá hé?

      Nhưng nghe nói từ năm 1954 đến 1965, Mỹ nó qua xâm lược đâu mà cs Bắc Việt cũng dụ dổ thanh niên tấn công miền Nam không cs tới tấp vậy? Dám nói chỉ có một mình cs Bắc Việt, vác tầm vong, giáo mác tràn vô Nam giãi phóng, không có Tàu Cộng Nga Cộng gì thúc sau đít hết lắm à?

      Nghe hỏi, là biết ngay thứ thiệt, Việt Cộng nó không nhồi láo vô đầu, thì cũng là cái thân…cò mồi muôn thuở. Cán lớn dạy cán bé, dạy sao hay vặy. Nó chận ngách hết, biết đâu là sự thật. Cho nên càng…hỏi, càng lòi dốt, mà…láo.

      Thấy thương quá.

  3. Tien Ngu says:

    Lạy thánh mớ bái.

    Nghe thánh giảng bài, biết ngay thánh thuộc loại…đỉnh cao trí tuệ thứ thiệt. Không cách chi mà nhầm được.

    Nghe thánh giảng, Tiên Ngu ngộ ra được rằng, may nhờ còn có phãn động lưu vong, không thôi thì người VN trong tương lai, đều thành…thánh cả.

    Thánh giảng về cái bảnh tỏn của Trung Cộng hôm nay, y hệt như ngày xưa các đình cao giảng về cái…vô địch của chủ nghĩa cộng sản và cái…đang dãy chết của chủ nghĩa tư bản. Như thiệt…

    “Trung Cộng xưa…trơ xương sườn, nay lên com lê, ngồi bãnh choẹ, làm ông chủ nợ của Mỹ…”

    Chuyện nợ một ngàn tỉ, thì có thiệt, nhưng Mỹ nó nợ 15 ngàn tỉ lận, thành ra một so với 15, thì chỉ là lẽ tẽ. Chủ nợ lớn nhất của Mỹ, chính là…dân Mỹ, không phải Trung Cộng. và điều khôi hài nhất, Trungt Cộng cho đến nay, vẫn chưa chịu rút khõi danh sách các nước đang phát triển cần sự trợ giúp hàng năm của Mỹ. Mỗi năm vẫn ngữa tay nhận trên một triệu bạc từ tay chính phủ Mỹ, tình cho không biếu không, nhân đạo. Hổng tin cứ hỏi professor google đi.

    Trong khi nhờ Mỹ mang quân đi đánh Afgan, Iraq, gom khũng bố thế giới lại một chổ, cho từng người dân trên thế giới bình an…cỡi máy bay đi công chuyện, thánh lại phán rằng chiến tranh đó vô bổ, chỉ đi đến lụn bại. Thử Mỹ đừng đánh Afgan coi, dân hiền lành có em nào dám đi máy bay hôn?

    Từ…ăn cắp nghề của thiên hạ, cho đến ăn cướp trằng trợn của dân ngu, gom của lên được chút chút, đã ngữa mặt hát vang trời. Nghe…bịnh quá thánh?

    Nội cái phương tiện đưa đón mầm non đi học, săn sóc mầm non cho tương lai, lật xe chìm đò chết lên chết xuống, đã thua người ta hàng tỉ dậm. Khoe chi cái khác?
    Được Mỹ nó tử tế, giúp cho chút đỉnh mà có cái ăn, cái mặc cho ra người, không biết nói lời cãm ơn, mà vẫn cái tật nói láo….lừa dân, không bỏ được. Tội nghiệp quá.

    Lý ra còn nhiều nữa, nhưng Tiên Ngu ngại viết nhiều bị….thiến, thành ra…thôi.

  4. Ngụy Quân Tử - Hồ Bất Quần says:

    “…Nhưng sau cùng thì Mỹ được gì? Với Thông cáo chung Thượng Hải Mỹ cùng với việc Trung quốc cam kết tấn công Việt nam thì họ càng gây sức ép mạnh hơn cho sự cấm vận để buộc đất nước này thắt lưng buộc bụng đến tận sương sườn, cột sống mà phải quỳ gối theo gậy của mình. Nhưng kết quả không như họ tưởng, Việt Nam sau khi thống nhất đất nước thóc gạo càng nhiều dân ăn thịt có bớt đi nhưng nồi cơm đầy nên, đời sống không khó khăn bằng những năm tháng chiến tranh với Mỹ….” BShit….lại cũng vẫn là cái “lưỡi gỗ” y hệt như những tên cán ngố khi mới từ rừng hay ngoài Bắc vào trong Nam huênh hoang: “Ngoài Bắc chúng tôi, TV, tủ nạnh chạy đầy đường. Kem phơi khô cả đống….” Sau 1975, chú em Nguyễn Hoàng Hà này ở cái lỗ nẻ nào dzậy cà??? ĐM, không kịp “đổi cũ” bắt chước theo miền Nam trước 1975 thì đến cá tra trong các ao cá bác Hù cũng chết đói vì thiếu phân.

  5. Tư trời biển says:

    Đồng ý hoàn toàn với Trầm Tư ! Chắc những năm 75-85, tác giả bận công tác trong thâm cung Bắc Bộ Phủ hay sao mà không biết dân Việt Nam đói đến … bươi rác mà ăn !!!

  6. Lê Dân Việt says:

    Một bài bình luận ba phải, chẳng đưa ra được cái kết luận nào, ngoại trừ đóng vai trò điểm báo lãng xẹc mà không dẫn nguồn tin, thật thiếu chuyên nghiệp.

    • Tim says:

      Đồng ý, dữ kiện thời gian và các nhân vật không chính xác như “….đoàn của bộ trưởng quốc phòng Robert Gates “hiện” đang đàm phán tại Bắc Kinh ” . Leon Panetta là bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ hiện nay.

  7. Do ban nuoc says:

    Xin hỏi tác giả, tàu TQ đuổi vây tàu Mỹ bao nhiêu lần? Và bao nhiêu lần máy bay TQ ép máy bay Mỹ?.Bài viết này chẳng có gì mới lạ .

  8. Việt Nam Muôn Năm says:

    Xin hỏi tác giả, tàu TQ đuổi vây tàu Mỹ bao nhiêu lần? Và bao nhiêu lần máy bay TQ ép máy bay Mỹ?.Bài viết này chẳng có gì mới lạ .

  9. Trung Hoàng says:

    THẾ CÔ LẬP BẤT LỢI.

    Xung đột quyền lực giưả Hoa Kỳ và Trung Quốc trên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, sẽ phải là điểm nóng hiện nay và tương lai trên thế giới, dường như nó khó tránh khỏi sự va chạm giưả hai đối trọng nầy. Một bên là ông chủ khá lâu trong vùng biển Thái Bình Dương, với phiá bên kia là kẻ đang trổi dậy mạnh mẻ từ mọi mặt, nên Trung Quốc đang tìm đủ mọi cách để được độc quyền tự tung tự tác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

    Chia sẻ quyền lực đã được mọi người nêu lên, mà mong muốn điều đó nhất chính là Trung Quốc, trong khi Hoa Kỳ thì vẫn biết rằng nếu có sự chia sẻ, Trung Quốc sẽ từ khởi đầu đó tiến dần dần ra biển lớn trên khắp thế giới. Cuộc gặp gỡ giưả cấp cao nhất lảnh đạo cuả hai nước, sẽ được diễn ra trong tháng 01 năm 2012, với chuyến viếng thăm cuả Hồ Cẩm Đào đến Hoa Kỳ, vấn đề quyền lực trên khu vực biển Châu Á-Thái Bình Dương, ắt sẽ phải được hai nhà lảnh đạo thảo luận riêng mà thường gọi là mật đàm. Tất nhiên từ đây đến thời gian đó, sẽ có những cuộc dọn đường đánh tiếng trước, để hai bậc lảnh đạo hai nước có một quyết định đúng đắn, sao cho đem được nhiều thuận lợi về cho đất nước mình.

    Sao một chuổi dài bất lợi trên mặt ngoại giao cuả Trung Quốc trong khu vực Đông Á, từ sự ngạo mạn cuả cả vị ngoại trưởng Trung Quốc đối với người đồng nhiệm các nước khác trong khu vực, rồi lại đến các vị đại sứ và viên chức ngoại giao lớn tiếng khinh mạn đối với các đối tác trong vùng, đã làm cho bộ mặt ngoại giao Trung Quốc bị bôi đen, quyền lực mền ngoại giao cũng vì đó mà bị giảm mất sự tin trọng trước mắt thế giới. Hoa Kỳ đã không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội thuận lợi nào trên mặt ngoại giao đó, đã nhanh chóng chợp lấy lợi thế để hành động đúng bài bản ngoại giao tinh tế đối ứng, mà ít nhiều do từ sự còn quá non tay về ngoại giao chính trị cuả Trung Quốc, nên đã phạm phải quá nhiều sai lầm rất sơ đẳng trên mặt tiếp nhân xử thế ngoại giao.

    Từ điểm tuột dốc ngoại giao thê thảm đó, mà vưà qua đã được Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cố gắng tô điểm lại bộ mặt hoà hiếu cuả mình trước mắt thế giới, với những lời lẽ phản kích về vấn đề Biển Đông Á cuả ông có biểu hiện phần nào ôn hoà hơn, trước mặt lảnh đạo các nước trong cuộc họp Thượng Đỉnh Đông Nam Á. Lại nưã, Ôn Gia Bảo phải có sự phát biểu để đáp ứng đòi hỏi cuả tuyệt đại đa số các bậc lảnh đạo, mà khi về ông đã có sự biện bạch trong nước là người ta muốn mình nói, mà mình không nói thì quả là không lịch sự cho lắm. Đó là con đường trượt dài đi xuống về ngoại giao cuả Trung Quốc hiện nay và trong tương lai.

    Trên con đường tuột dốc trượt dài cuả Trung Quốc hiện nay, dẫn đến cuộc gặp gỡ giưả hai bậc lảnh đạo hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc trong những tháng tới, cán cân thuận lợi trong mật đàm ít nhiều cũng nghiêng về phiá Hoa Kỳ với các lý do khác thêm vào.

    Những diễn trạng chuyển biến ở Miến Điện ngày một rõ nét, ngưng các công trình thuỷ điện ở nước nầy với Trung Quốc, Ngoại Trưởng Hillary Clinton lần đầu sau nhiều năm ngoại giao hai nước gián đoạn, nhất là bỏ cấm vận Miến Điện tương quan với việc thả các tù chính trị đối kháng trong nước. Số người Bắc Triều Tiên trốn qua Nam Triều Tiên tỵ nạn ngày càng gia tăng, sự thống nhất Triều Tiên vẫn luôn được xúc tiến từ trong nước lẫn trên cả thế giới luôn luôn có chiều hướng ủng hộ công cuộc thống nhất nầy.

    Trong khi Iran hiện đang có sự bất an, với sự cố sẽ bị lên án và có thể phải bị các cơ quan quốc tế phối hợp trừng phạt trong thời gian tới. Những cái vòi chính yếu cuả Trung Quốc dường như đã bị khống chế khá chặt chẻ, Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc e rằng cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn để có thể thực hiện được tham vọng ngạo mạn nầy, khi mà lực hậu thuẩn cho sự tự quyết định đó cuả Trung Quốc, không còn tác động nhiều trên trường chính trị ngoại giao quốc tế, mà càng ngày càng phải bị suy giảm từ từ rất dễ trông thấy. Cho dù cả Nga và Trung Quốc có đứng phiá sau Iran, nhưng lực hậu thuẩn đó không đủ để có thể làm cho Iran tránh khỏi sự trừng phạt quốc tế; mà ở đó, Israel là một mũi lao vô cùng sắc bén, luôn luôn lúc nào cũng sẵn sàng trên bệ phóng rất khó ngăn chận lại.

    Hồ Cẩm Đào sẽ đến mật đàm với Obama trên tư thế khá bất lợi đó, cho dù Hoa Kỳ có bán nhiều công trái phiếu cho Trung Quốc, âu cũng là nắm đằng cán nhiều hơn là nắm đằng lưỡi, trong đó đồng đô la cũng có thể nói là sở hữu riêng cuả Hoa Kỳ, trong khi sự giao dịch quốc tế về kinh tế thì nó là mạch máu chung cho toàn thế giới. Cái thế ông chủ nợ và con nợ chỉ là một cách nói đàm tiếu chính trị không hơn không kém, mà ngay cả hai cũng là cung cách mang tính chính trị bên ngoài mà thôi.

    Nợ công trái phiếu thì số đông các nước trên thế giới đều phải có, không riêng gì Hoa Kỳ. Kinh tế suy thoái khi lên khi xuống cũng không thể nào tránh khỏi, nhưng điều đó không có nghiã là nước đó suy yếu hoàn toàn cả về mặt quân sự. Nam Dương sẽ mua nhiều máy bay dân sự lẫn quân sự cuả Hoa Kỳ, đó cũng là một chỉ dấu mà cũng là một tín hiệu đáng lưu ý. Trong khi Trung Quốc chưa đủ tầm vóc tự sản xuất, còn phải mua từ Nga một số loại vũ khí trang bị cần thiết.

    Thế nên, Hồ Cẩm Đào Trung Quốc đến gặp Obama Hoa Kỳ, sẽ khó tìm được cái thế mạnh thuận lợi hơn, nợ công trái phiếu không thể nào là một áp lực khả dỉ làm khó được Hoa Kỳ. Trong khi ai ai cũng có thể thấy là Trung Quốc thực tế đang bước dần vào con đường tự cô lập chính mình.

    Xưa nay vẫn có câu: “Mạnh nhờ gạo, bạo nhờ tiền”. Hoa Kỳ đầy đủ gạo là sức mạnh quân sự về Hải Quân Thế Giới, trong khi Trung Quốc cho dù có tiền thì cũng chỉ là KẺ HUNG BẠO, mà không phải là người có sức mạnh toàn diện thực sự.

    Xin trân trọng.

  10. Trầm Tư says:

    Trích một đoạn trong bài: …”Việt Nam sau khi thống nhất đất nước thóc gạo càng nhiều dân ăn thịt có bớt đi nhưng nồi cơm đầy nên, đời sống không khó khăn bằng những năm tháng chiến tranh với Mỹ.”…

    (ngưng trích).

    Cả một bài bình luận giá, bỗng bị một nhận định hàm hồ nói trên làm mất cả giá trị. Cũng như tâm trạng của một người đang ăn một bát cơm ngon bỗng nhai phải một hạt sạn vậy !

    Xin hỏi ông Nguyễn Hoàng Hà, ông ở đâu sau ngày bọn cướp chiếm trọn miền Nam cho đến năm chúng “mở cửa” VN để giao lưu với thế giới năm 1992?

    Nói về đời sống người dân VN từ năm 1975 cho đến năm 1992 ra sao, chỉ có những người từ trên trời rớt xuống hoặc ở dưới đất chun lên mới không biết và không thấy chuyện gì đã xảy ra. Những người sống qua giai đoạn này đều không khỏi rùng mình khi nhớ lại cảnh toàn dân VN xếp hàng trước hợp tác xã để mua từng cân gạo. Cả nước đều phải ăn cơm độn, trong đó bobo, khoai, sắn, bắp… có khi chiếm đến bảy mươi phần trăm nồi cơm của họ. Đó là chưa kể hàng triệu đồng bào bị chúng gạt đem về những vùng “kinh tế mới” phải chịu đói rách triền miên. Chỉ có tầng lớp thiểu số cán bộ, đảng viên hoặc những người có thân nhân ở nước ngoài tiếp tế mới đỡ khổ hơn phần nào. Số người dân VN bị chết vì đói hoặc vì thiếu ăn trong giai đoạn này chắc chắn không dưới hai triệu người. Con số hai triệu người có làm ông liên tưởng đến một sự kiện nào khác hay không, thưa ông Nguyễn Hoàng Hà? Xin thưa: đó là số người VN đã chết vì đói trong nạn đói năm Ất Dậu, lúc quê hương VN nằm dưới ách cai trị bạo tàn của phát xít Nhật!

    Hóa ra bọn người VN mang danh “giải phóng dân tộc” cũng đối xử độc ác, bạo tàn với chính đồng bào mình, không kém gì lũ giặc ngoại bang !

    Người ăn cơm, lỡ nhai phải sạn, đành phải bỏ đũa bát xuống để đi…. nhổ, khỏi cần đếm xỉa gì đến lịch sự và tế nhị !

    Riêng tôi, đọc bài của ông đến ngang đoạn nói trên, tôi vẫn ráng “nhai” tiếp. Nhưng thú thật, tôi đành phải cho bài này hát bài “sang ngang” dzô… sọt rác. Chẳng qua vì câu nhận định của ông như đã trích trên chỉ làm tôi chực nôn mửa, không thể đọc tiếp nổi !

    • butnua says:

      Bạn Trầm Tư
      Bạn trích dẩn và đặt câu hỏi với tác giả Nguyễn Hoàng Hà .Ông Hoàng Hà nhận định rất logic trong cảm nhận cuả người cán bộ và đảng viên cao cấp “cơm no bò cởi”"dân đói đảng no”.
      Ông Hoàng Hà ăn theo tiêu chuẩn cán bộ cao cấp (tiêu chuẩn mà dân miền Nam bình thường đã được hưởng-chứ thực tế các cán bộ cao cấp trong những ngày đục núi Trường Sơn cũng đói bỏ mum,bởi vậy cái tiêu chuẩn Trường Sơn đem áp dụng cho cả miền Nam trừ mấy đồng chí “phỏng dái”.Ông ta lầy tiêu chuẩn cán bộ đảng viên làm mực thước để nhận xét cho vui vậy thôi mà.
      Đọc qua rồi,bỏ đi Tám.

      Hơi đâu mà giận người dưng
      Nhất là gả cũng đã từng cán bô

      Chúc bạn vui vẻ

      Bútnưasắc

Leave a Reply to Tư trời biển