Suy nghĩ về chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam
Thảm họa sóng thần, động đất và hạt nhân tại Fukushima đã gây ra hậu quả to lớn về kinh tế, nhân mạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tại Nhật bản.
Sau sự kiện này, nhiều quốc gia trên thế giới đã công bố từ bỏ theo đuổi phát triển điện hạt nhân như Đức, Ý, Thụy Sĩ,… Liên minh châu Âu yêu cầu các quốc gia thành viên thẩm định đánh giá an toàn cho các nhà máy đang vận hàng và nên ngưng hoạt động những nhà máy không còn đáp ứng tiêu chuẩn. Tại Á châu, Nhật đính chỉ hoạt động 40 trong 54 lò phản ứng, số còn lại chỉ được vận hành tiếp nếu vượt qua cuộc tổng kiểm tra nghiêm ngặt (stresstest). Dư luận phỏng đoán, đến mùa xuân 2012 Nhật có thể sẽ không còn một nhà máy điện hạt nhân nào nữa. Thái lan, Mã lai, Nam Dương chụẩn bị chương trình phát trịển điện hạt nhân tuyên bố đính chỉ các dự án, Trung Quốc ngừng phê chuẩn 40 dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân và sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân ở nước này.
Còn tại VN, chính quyền CS khẳng định quyết tâm thực hiện xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) và VN sẽ có những NMĐHN an toàn nhất thế giới!
Chính sách năng lượng ở Đông nam Á (ĐNA)
Trong thập niên qua cơ cấu kinh tế thế giới đã chuyển trọng tâm từ Đại tây dương qua Á châu-Thái bình dương.Song song với sự phát triển kinh tế của Trung Hoa là sự trổi dậy của các quốc gia ĐNA. Kinh tế phát triển đòi hỏi nhu cầu năng lượng gia tăng tương ứng.Tùy hoàn cảnh mỗi nước sẽ có một chích sách năng lượng riêng.
Nam Dương: sản xuất khí đốt, và than nhiều nhất ĐNA nên sử dụng nhiên liệu này cho các nhà máy phát điện.Dự án xây 2 nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) dự trù hoàn thành măm 2025, vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu và đang bị các tổ chức bảo vệ môi trường và Hồi giaó chống đối mãnh liệt.nên chính phủ quyết định gia tăng khai thác lãnh vực năng lượng địa điện(geothermische energie).
Phi Luật Tân: Một lò phản ứng được xây năm 1984, nhưng bị đình chỉ hoạt động vào năm 1986 vì lý do an tòan sau biến cố Tschernobyl.,gây tổn hại trên 2 tỷ mỹ kim. Hiện nay Phi là quốc gia tiền phong trong lãnh vực năng lượng tái tạo (NLTT) 34% và địa điện 12%.
Mã Lai Á: hủy bỏ các dự án xây NMĐHN. Là quốc gia xuất cảng dầu và khí đốt,nên ngoài thủy lực các nhiên liệu này phần lớn dùng sản xuất điện.
Cam-bốt: không có tham vọng xây NMĐHN và hy vọng đến năm 2012 sẽ tự túc dầu và than vì phát hiện được mỏ dầu ở vịnh Siam, có trữ lượng từ 500 triệu tới 2 tỷ barrel.và mỏ than ở vùng bắc cam bốt,ước lượng 150 triệu tấn.Hiện Cam bốt dùng máy phát điện dầu.
Lào: dùng nước để sản xuất điện, đến độ dư thừa và xuất cảng qua Thái và VN. Lào được xem là một bình ắc- quy của ĐNA.
Thái Lan: Hủy bỏ dự án 5 NMĐHN với tổng công xuất 5000 Megawatt. Thay vào đó,sẽ xây 2 nhà máy nhiệt điện khí và nhiều nhà máy nhiệt điện than.Thái nhập cảng khí đốt từ Mã lai, Miến điện và điện từ Lào.Trong tương lai,Thai hy vọng được chia phần mỏ dầu với Cam bốt.
Miến Điện: có nhiệu tài nguyên dầu (3,2 tỷ Barrel) và khí đốt..Có đường dẫn khí qua Thái cung cấp cho nước này mỗi năm trên 1 tỷ Mỹ kim và một đường dẫn dầu trực tiếp đến Vân nam, Trung hoa đang được xây dựng. Thái và Trung Hoa mong đươc tham gia vào các công trình thủy điện..
Tân Gia Ba: nhập cảng khí từ Mã và Nam dương cho nhu cầu năng lượng.Dự án NMĐHN vẩn còn trong giai đoạn nghiên cứu khả thi (Machtbarkeitsstudie).
Brunei: một đảo quốc nổi trong bể dầu,có dư thừa dầu và khí nên chưa nôn nóng xây NMĐHN.
Timor: Khám phá mỏ dầu ở phía đông Timor và đồng ý chia phần khai thác với Úc. Một nhà máy thũy điện do Na uy xây hoạt động từ năm 2008.
Nói chung hầu hết các quốc gia ĐNA đều chấm dứt ý định sử dụng điện hạt nhân để phát triển kinh tế.
Điện lực Việt Nam
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, viết tắt là EVN) là một doanh nghiệp nhà nước. Lãnh vực kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và xuất nhập khẩu điện. Tập đoàn xây dựng nhà máy phát điện, hệ thống điện lưới phân phối đến các hộ dân, điều hòa điện lưới quốc gia, xuất và nhập khẩu điện năng với các nước láng giềng như Trung quốc, Lào và Cam bốt. Sau nhiều năm hoạt động, mặc dù là công ty độc quyền kinh doanh về điện và có số doanh thu lớn, nhưng EVN hằng năm vẫn lỗ cả tỷ mỹ kim cũng như chưa đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho dân sử dụng, dẫn tới việc cắt điện thường xuyên..
Hiện trạng cung cấp năng lượng
Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện đến năm 2010 khoảng trên 20.000MW, sản lượng điện sản xuất đạt 110 tỷ kWh với tỉ trọng 37,6% thuỷ điện,18,3% nhiệt điện than,37,11% nhiệt điện dầu và khí, khoảng gần 4% nguồn năng lượng tái tạo (thuỷ điện nhỏ, điện gió, sinh khối, mặt trời v.v..), còn lại khoảng 2,5% nhập khẩu….Lượng tiêu thụ điện trong năm 2010 là 98 tỷ kWh.
Đến cuối 2009 hệ thống lưới điện đã có trên 3.400km đường dây và 11 trạm 500kV với tổng dung lượng 7.500MVA, lưới 220kV có gần 8.500km với dung lượng các máy biến áp 19.000MVA. Lưới điện 110kV và lưới trung, hạ thế đã bao phủ 98% các huyện, 97,9% các xã. Tính chung cả nước có 96% số hộ được cấp điện từ lưới quốc gia.
Điện lực trong những năm sắp tới
Dự báo nhu cầu điện sẽ tăng bình quân từ 14% đến 16% hàng năm trong giai đoạn 2011-2015, tăng khoảng trên 11,5%/ năm giai đoạn 2016-2020. Nhu cầu điện sản xuất dự kiến năm 2015 là 194 – 211 tỷ kWh; năm 2020 là 329 – 362 tỷ kWh và năm 2030 là 695 – 834 tỷ kWh.
Với phương án cơ sở dự kiến tổng công suất nguồn điện năm 2015 sẽ khoảng 42.500MW, gấp hơn 2 lần năm 2010 với tỷ trọng 33,6% thuỷ điện, 35,1% nhiệt điện than, 24,9% nhiệt điện dầu và khí, khoảng gần 4% nguồn năng lượng tái tạo (thuỷ điện nhỏ, điện gió, sinh khối, mặt trời v.v..), còn lại khoảng 2,5% nhập khẩu. Đến năm 2020 tổng công suất nguồn điện sẽ khoảng 65.500MW với tỷ trọng thuỷ điện 26,6% (~17.400MW), nhiệt điện than tăng lên 44,7% (~29.200MW), nhiệt điện dầu-khí giảm xuống 19,6% (~12.800MW), nguồn năng lượng tái tạo chiếm 4,8% (~3.100MW), nhập khẩu chiếm 2,8% (~1.800 MW) và sẽ có tổ máy đầu tiên – 1000MW của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Năm 2030 tổng công suất nguồn điện lên tới 137.600MW, trong đó thuỷ điện chỉ còn chiếm 15,3%, nhiệt điện than tăng lên chiếm 56,1%, nhiệt điện dầu – khí 12,7%, công suất các nhà máy điện hạt nhân lên tới 10.700MW với tỷ trọng 7,8%, còn điện nhập khẩu chiếm khoảng 4,6%…
Ước tổng vốn đầu tư cho phát triển hệ thống điện trong 20 năm tới rất lớn: khoảng 156 tỷ USD, bình quân hàng năm khoảng 7,8 tỷ USD, bao gồm cả nguồn, lưới truyền tải và phân phối điện, trong đó giai đoạn 2011-2020 trung bình gần 6,9 tỷ USD với cơ cấu 74% cho các nhà máy điện và 26% cho xây dựng lưới điện.
Kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Việt Nam công bố kế hoạch xây dựng 8 nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) và phát triển năng lượng hạt nhân trong tương lai.
Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Phước Dinh-Ninh Thuận 1 với kinh phí 8 tỷ Mỹ kim do tập đoàn Rosatom Nga xây dựng vào năm 2014 và sẽ hoạt động tứ năm 2020 .Nhà máy này có hai lò phàn ứng (WWER 1200/491) có công xuất chung là 2000 MW. Sau Ninh thuận 1, NMĐHN Vĩnh Hải-Ninh Thuận 2 sẽ được Nhật đảm trách với kinh phí trên 13 tỷ Mỹ kim. Nga và Nhật là hai quốc gia có tỷ lệ tai nạn nguyên tử nhiều nhất trên thế giới.
Động cơ thực hiện
Đảng và nhà nước CS cho biết NMĐHN Ninh thuận sử dụng công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò điện đại nhất, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế.Giới lãnh lãnh đạo đảng và nhà nước CS còn giải thích thêm điện hạt nhân (ĐHN) rẻ hơn các nguồn năng lượng khác..
Người ta không quên sau các thảm họa Three Miles Island-Harrisburg –Mỹ (1979), Tschernobyl –Ukraine (1986) các công ty xây dựng lò nguyên tử năng đã từng viện đủ lý do để biện hộ cho tính an toà và hứa hẹn cải tiến NMĐHN. Nhưng đại thảm họa Fukushima đã.xảy ra vào tháng 3-2011 tại Nhật, một quốc gia có trình độ khoa học-,kỹ thuật cao, một lần nữa đã minh chứng kỹ thuật sản xuất nguyên tử năng không an tòan tuyệt đối như giới lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN quả quyết..
Về phương diện tính hiệu quả kinh tế,ĐHN cũng không rẻ. Giá thành từ 8 đến 12 cent,được tính tùy thuộc tiền bao cấp và thời gian vận hành 30,40,50 hay 100 năm..Tai nạn NMĐHN Fukushima đã gây thiệt hại cho công ty điều hành nhà máy TEPCO trên 74 tỷ mỹ kim,trong số đó 3/4 bồi thường còn 1/4 chi phí cho việc tháo gỡ nhà máy và dọn dẹp rác và khử chất phóng xạ.
Fukushima đã tác động mạnh nhân tâm và mở rộng tầm nhìn của người dân trên toàn thế giới. Khắp nơi dân chúng biểu tình đòi chấm dứt các chương trình khai thác nguyên từ năng hầu tránh đại họa cho đất nước.
Ngưới CS đã quá coi thường sự hiểu biết của người dân khi lập lại huyền thoại NMĐHN an toàn tuyệt đối và rẻ nhất. Tuy nhiên họ vẫn hy vọng, sự ngụy biện sẽ che đậy được nhửng lý do thầm kín thật sự trong thương vụ hạt nhân. Dự án càng trị giá cao,thì giới lãnh đạo dảng và nhà nước càng có cơ hội kiếm tiền nhiều, đặc biệt trong các thương vụ với đối tác ngoại quốc.
Việt nam có cần nguyên tử năng không?
Sau đại họa Fukushima các quốc gia có nền kỹ nghệ lớn như Âu châu đều xét lại chính sách nguyên tử năng. Là một cường quốc kinh tế với tổng sản lượng nội địa (BIP) 3310 tỷ mỹ kim Đức quyết định đóng cửa lần lượt 17 NMĐHN trễ nhất vào năm 2022, dù ĐHN đang đóng góp 22,5% vào tổng sản lượng điện 635,5 tỳ kWh (635,5 TWh).Thay vào lượng ĐHN,Đức sẽ khai thác tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo (NLTT) từ 17% hiện nay lên 35% thậm chí đến 50% vào năm 2020. Đức đã nhận thức không bao giờ có công nghệ hạt nhân an toàn tuyệt đối và rẻ, duy trì ĐHN là rước lấy hiểm họa cho đất nước đồng thời không xem nguyên tử năng là phương án cần thiết cho sự phát triển và cạnh tranh kinh tế.Đúc can đảm bước vào một cuộc cách mạng năng lượng mới “điện xanh”.
Việt Nam với BIP khoảng 103 tỷ mỹ kim và tổng sản lượng điện 110 tỷ kWh (110 TWh) có nhu cầu năng lượng nhưng không nhất thiết giải quyết qua phương án nguyên tử năng khi Việt Nam chưa có đủ điểu kiện về nhân lực,trinh độ,cơ sở hạ tầng để có thể quản lý NMĐHN và giải quyết nạn rác nguyên tử.Thay vì bỏ cả trăm tỷ mỹ kim vào 8 lò phản ứng để cung ứng thêm 7,8% cho tổng sản lượng điện, nên dùng kinh phí to lớn này đầu tư vào những chương trình khai thác các nguồn NLTT (nước, gió, mặt trời, sinh khối, địa điện…).và các nguồn năng lượng cũ có sẵn như thủy điện, nhiệt điện (than, dầu..) thì mang lại lợi ích và an toàn nhiều cho đất nước.Việt Nam có bờ biển dài trên 3000 Km thuận lợi cho các công trình điện gió.Những hệ thống điện gió nếu được thiết lập ngoài biển không chỉ đưa đến hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa quốc phòng.
Nói chung thay vì xây dựng NMĐHN, Việt Nam có thể gia tăng sản lượng điện qua các biện pháp: – Khai thác tăng tỳ trọng năng lượng tái tạo (,gió,mặt trời,sinh khối, địa điện)hiện nay từ 4% lên trên 10% -Cải thiện kỹ thuật tải điện để giảm thiểu tối đa mức độ mất điện hiện nay (10-15%).- Thay đổi chính sách giá điện ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước vá phân phối điện hợp lý để tiết kiệm năng lượng Mức độ phung phí điện ở hai lãnh vực công và tư hiện nay trên 20%. – Cải tiến kỹ thuật hệ thống thũy điện, nhiệt điện (dầu, khí than)để tăng lượng sản xuất và làm giảm nhẹ tác động đến môi sinh.-Chấm dứt cơ chế độc quyền,hoạt động không hiệu quả kinh tế của tập đoàn điện lực quốc doanh EVN để đa dạng hóa các nguồn đầu tư vào thị trường điện VN.
Kết luận
Thảm họa Fukushima đã thức tỉnh dư luận. Công nghiệp hạt nhân tuy là công nghiệp to lớn, nhưng lại mỏng manh và nguy hiểm nhất. Bước vào con đường nguyên tử chỉ làm lãng phí tiền bạc và nhân lực của nhân dân. Xây dựng và phát triển điện hạt nhân không phải là giải pháp duy nhất hiện đại hóa đất nước. Vào thởi điểm hôm nay độc tài đảng trị và nguyên tử năng đã lỗi thời, dân chủ và điện xanh đang là xu thế thời đại. Hãy sử dụng những năng lượng tái tạo mà thiên nhiên đang cống hiến cho nhân loại.
Stuttgart,26.11.2011
———–
Phụ lục
Các nhà máy thủy điện lớn tại Việt Nam:
- Nhà máy thủy điện Sơn La (đang thi công)
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình
- Nhà máy thuỷ điện Yaly
- Nhà máy thủy điện Trị An
- Nhà máy thủy điện Sông Hinh
- Nhà máy thủy điện Thác Bà
- Nhà máy thủy điện Thác Mơ
- Nhà máy thủy điện Đa Nhim
- Nhà máy thủy điện Sông Bung 2 (2013)
- Nhà máy thủy điện Sông Bung 4 (2015)
- Nhà máy thủy điện Bắc Hà (đang thi công, 2015)
- Nhà máy thủy điện Cửa Đạt (đang thi công, 2015)
- Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp (đang thi công, 2009)
- Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah (đang thi công, 2009)
- Nhà máy thủy điện Srêpok 3 (đang thi công, 2010)
- Nhà máy thủy điện Nho Quế 3 (đang thi công, 2011 sẽ hoàn thành và bắt đầu phát điện
VN ta cần có vài quả bom nguyên tử,kẹt quá ta cũng phải thả 1 trái xuống Bắc Kinh,1 trái xuống Thượng Hải và 1 trái xuống Đập Tam Hiệp chứ ?
Dưới sự cai trị của CSVN , người dân VN trở nên NGU và ĐẦN ĐỘN hơn lúc nào hết . Thêm nửa những đặc tính như vô kỷ luật , trộm cắp , dả man ,mọi rợ … thì làm sao mà điều hành nỗi một nhà máy điện nguyên tử .
Các chuyên gia nước ngoài sẽ đứng ra để điều hành nhà máy , người Việt chỉ sẽ làm công việc vệ sinh nhà máy…
Làm điện hạt nhân tại VN hiện nay khác gì cởi lên lưng CỌP …hoặc ( cố đấm ăn xôi ) vì ở VN hiện nay trong khâu xây dựng cơ bản đều bị thất thoát lớn, từ quan chức cấp côi hưởng 10 – 15 % tổng dự toán các công trình ….tiền bôi trơn ,lại quả, hối lộ …rồi đám đàn em thi công rút ruột công trình tính ra từ các thất thoát và tiền phần trăm của tất cả các quan tham lớn ,nhỏ sẽ mất đi số tiền từ 30 – 60 % các tổng chi phí dự toán công trình .ví dụ như vụ PMU 18 – Vinashin.- đề án 112 v v& v v…..Ngoài ra chính quyền XHCN VN hiện nay do nền kinh tế tuột dốc …lạm phát và bão giá liên tục ..nợ công tràn lan ,bong bóng BĐS đóng băng và sắp vỡ các DNQD lãi thật ,lỗ giã vì tiền vào túi các nhóm lợi ích , tư bản đỏ ,nhóm đầu cơ trục lợi từ sân sau của các DN vợ, con ,cháu chắc, con rễ ,con nuôi ,con dâu …v v …Nên chính quyền cs VN hiện nay nhắm mắt làm liều nhiệm kỳ này,nhằm lấy tiền vay của các nước, đễ làm công trình ĐHN đáo nợ qua cho các TCT -DNQD khác ví dụ như TĐ quả đám thép Vinashin đã bị phá sản hàng 100.000 tỷ đồng, bong bóng BĐS nhằm vớt vác uy tín …và kiếm chác cú chót vì lòng tham KHÔNG ĐÁY …nên cái nhìn quá thiển cận, không xác định được đúng sai …trong lúc các nước tiến bộ văn minh trên thế giới như Đức – Pháp – Nhật và các nước khác đã muốn từ bỏ điện hạt nhân theo lộ trình cắt giảm ..nhìn .từ các thảm họa Cher rmobyl – Ukraine 1986 …và gần đây tại Nhật là vụ đại thảm họa Fukushima xảy ra 3/2011 ….Tính ra các quan tham VN làm liều, điếc không sợ súng là vì các công nghệ hạt nhân ,con người kỹ thuật ,và các nhà khoa học về năng lượng hạt nhân VN chỉ đếm trên đầu ngón tay , vùng Ninh Thuận là vùng cực nam trung bộ , có địa hình hẹp gần TP SÀI GÒN phía nam , TP du lịch NHA TRANG về phía bắc. phía tây là TP núi ĐÀ LẠT và vùng cao Tây nguyên không xa ..vậy chính quyền cs VN đặt các nhà máy điện hạt nhân tại địa bàn Ninh thuận là một sự đánh cược liều lĩnh, đánh đổi số phận nhân dân , môi trường và vận mệnh đất nước VN trong hiện tại và tương lai sẽ không nhìn thấy an toàn…Trên đời này và trên hành tinh này không có gì tuyệt đối và có thể xảy ra bất cứ việc gì trong thời gian nhất định nào đó mà nhân loại không bao giờ muốn nhận lãnh như một thảm họa do nhân tai và thiên tai gây ra …nhưng quan tham cs không có tầm nhìn chiến lược về lâu dài ,cố đấm ăn xôi ( lợi bất cập hại ) …như cái thiệt hại của nhà máy Fukushima đã là một bằng chứng sống của sự thảm họa …mà nước Nhật thì là nước tiên tiến, am hiểu và có nền công nghệ cao về công nghệ hạt nhân và các nhà khoa học về CNHN thì không thiếu , mà cũng bị khủng hoảng ĐHN vừa qua rất nghiêm trọng ,như là một thảm họa hạt nhân lớn nhất mà người dân Nhật Bản đang ngờ vực và phản đối của một đất nước có dân chủ thực sự …Nhưng vẫn chưa đủ cảnh báo cho sự lo xa của các quan tham cs VN …Dân tộc VN sẽ đón nhận sự liều lĩnh và hậu quả của việc xây dụng NM ĐHN trong tương lai mà CP VN đang manh nha và bảo thủ bằng mọi cách đễ làm cho được các NM ĐHN tại tỉnh NINH THUẬN VN …VN hiện nay không có dân chủ nên người dân không xuống đường phản đối xây dựng NM ĐHN được chỉ nhờ các nhà hoạt động môi trường thế giới và các nước xung quanh phản đối đễ thức tĩnh lương tâm những quan tham liều lĩnh VN …như kiểu ồ ạt xây dựng các nhà máy THỦY ĐIỆN tại miền trung VN mà người dân sống ở hạ nguồn đã và đang nhận lãnh nhiều hậu quả thảm hại do thủy điện xã lũ gây ra trong mùa lũ lụt …
Mặc dù sự phát triển của nền Công nghệ ( làm thuê ) của Nhà nước ta , còn đang trong giai đoạn sơ khai , lạc hậu , thế nhưng : việc xây dựng những lò nguyên tử để sản xuất điện ( mặc dù cả nước ta không đào ra đâu một chuyên viên trong lãnh vực này ) là một việc làm rất , rất quan trọng , cần thiết cho ….. cái Hầu bao không đáy của các Quan chức , Cán bộ nhà nước ta mà thôi . Một lũ Vượn người mà hòng có đủ kiến thức thật cao về kĩ thuật để có thể điều hành , làm chủ được những lò nguyên tử năng vô vàn phức tạp , nguy hiểm kia .
Bạn ơi! Bạn chẳng hiểu ĐCSVN ta chút nào cả. Họ chẳng làm gì ra trò, nhưng ko lẽ ko có chút gì nói với người dân hay sao? Vì nếu có nói, thì phải nói những gì có tính cách hiện đại hóa 1 chút (tuy rằng những thứ đó ko do chính họ làm ra), chẳng lẽ nói những chuyện thất bại như “con tàu chìm Vinasin”? Thành thử điện hạt nhân, tàu cao tốc, trạm ko gian mới ra đời nói cho oai chút. Họ cũng đâu biết điện hạt nhân đã lỗi thời đâu và ngày nay có rất nhiều nơi ở VN ko có điện nữa. Họ cũng nghỉ rằng ta đây có điện hạt nhân, biết đâu cơ may ta chế ra được bom nguyên tử thì sao?