WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đặt tiến trình phát triển của đất nước vào quỹ đạo mới

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.


Tư tưởng kinh tế cốt lõi trong các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI là tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Tiền đề để thực hiện thành công nhiệm vụ này là triển khai hiệu quả ba đột phá chiến lược; trong đó, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vừa là một đột phá then chốt, có tác động trực tiếp đến quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, lại là nhiệm vụ không đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính, nếu nhận thức đúng và quyết tâm cao có thể hoàn thành cơ bản trong một thời gian tương đối ngắn.

I
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó, đã huy động được các nguồn lực cho phát triển, bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ. Thị trường đất đai còn nhiều vướng mắc. Thị trường tài chính phát triển không cân đối, thị trường trái phiếu còn sơ khai, thị trường chứng khoán thiếu chiều sâu, chưa trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đang dồn gánh nặng lên thị trường tín dụng, làm cho thị trường này rất dễ bị tổn thương. Thị trường khoa học công nghệ chậm phát triển. Thị trường lao động tuy đã khá hoàn chỉnh nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp cùng với sự bất hợp lý về tiền lương giữa các khu vực đang là rào cản lớn cho việc chuyển dịch lao động đến những lĩnh vực thiết yếu trong quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Giá cả một số hàng hóa và dịch vụ chưa bù đắp được chi phí, chưa theo cơ chế thị trường, làm cản trở việc thu hút nguồn lực và công nghệ cao cho phát triển.

Thể chế kinh tế thị trường là một chỉnh thể gồm nhiều loại thị trường vận động đồng bộ trong chỉnh thể đó. Một loại thị trường không phát triển đầy đủ sẽ kìm giữ sự vận động của các thị trường khác và làm cản trở sự vận động chung. Trong bối cảnh đó, rất dễ dẫn đến sự can thiệp hành chính vào các quá trình kinh tế. Sự can thiệp này có thể giải quyết những khó khăn trước mắt nhưng chi phí sẽ lớn hơn cơ hội tạo ra và làm sai lệch quá trình phát triển. Rốt cuộc, những vấn đề cơ bản vẫn không được giải quyết. Đây có thể là một nghịch lý trong sự vận động của tư duy mà những người làm công tác quản lý phải nhận thức được để có cách hành xử đúng đắn và nhất quán.

Từ thực tiễn này, trong năm 2012, phải tập trung sức hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo quan điểm đã được Đại hội Đảng lần thứ XI xác định.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt, để đất nước có thể tăng tốc phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, phải xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, tạo điều kiện cho các nguồn lực dịch chuyển trong các ngành và đến các vùng của đất nước theo tín hiệu của thị trường quanh trục lợi nhuận bình quân, bảo đảm sự phát triển hài hòa, cân đối của nền kinh tế. Điều này sẽ kích thích các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng và sáng tạo công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới, tạo lập lợi thế cạnh tranh động để tìm kiếm lợi nhuận vượt trội so với các chủ thể kinh doanh khác, qua đó thúc đẩy sự chuyển dịch tương đối liên tục cơ cấu đầu tư, sản xuất, tạo ra một nền kinh tế có khả năng sáng tạo cao với nhiều sản phẩm mới, bảo đảm hiệu quả và sức cạnh của nền kinh tế. Đây chính là biện chứng của sự phát triển.

Phải từ những đặc điểm của thể chế kinh tế thị trường hiện đại để làm chuẩn mực cho quá trình hoàn thiện thể chế. Có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, các loại thị trường phát triển đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành đầy đủ, vận động cùng nhịp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tương tác trong một chỉnh thể thống nhất. Đây là điều kiện để thị trường vận hành thông suốt, các nguồn lực dịch chuyển thuận lợi, được phân bổ hợp lý, hiệu quả.

Trong năm 2012 và cả những năm tiếp theo, phải tập trung sức sửa đổi Luật đất đai, tạo điều kiện hình thành loại thị trường này, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản; phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng thị trường bảo hiểm; phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với cải cách tiền lương, tạo điều kiện cho thị trường lao động vận hành thông suốt. Kiên trì thực hiện lộ trình giá thị trường đối với những sản phẩm Nhà nước còn định giá…

Thứ hai, thể chế kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi phải tạo lập được môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường. Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là một trong những tiêu chí đo lường tính thị trường của nền kinh tế. Một thị trường cạnh tranh cao có tác dụng kiềm giữ giá tốt hơn sự kiểm soát giá của nhà nước. Điều quan trọng là cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, bảo đảm hiệu quả. Chính phủ sẽ chỉ đạo rà soát, đánh giá mức độ cạnh tranh trong từng ngành sản xuất, dịch vụ, loại bỏ sự phân biệt đối xử còn tồn tại trong thực tế giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, kiểm soát độc quyền tự nhiên; tăng cường năng lực của cơ quan bảo vệ tài sản trí tuệ và cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh.

Thứ ba, thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình về các chính sách quản lý, các đề án phát triển cũng như trong hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Thể chế kinh tế thị trường cùng với tác động của quá trình mở cửa, hội nhập gắn liền với việc hình thành cấu trúc đa sở hữu và cơ cấu đa chủ thể kinh tế dẫn đến sự hình thành các “nhóm lợi ích”. Về khách quan, các “nhóm lợi ích” này có thể tác động đến quá trình ra quyết định. Công khai minh bạch không những tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận thông tin, mà quan trọng hơn, thực hiện công khai minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện cho người dân giám sát các quyết định của các cơ quan quản lý, là biện pháp cơ bản để ngăn ngừa tham nhũng và sự tác động của các “nhóm lợi ích” vào quá trình ra quyết định, bảo đảm cho các quyết định theo chuẩn “giá trị chung”, vì lợi ích của đất nước. Công khai minh bạch cũng hạn chế đầu cơ, giảm chi phí kinh doanh và tăng hiệu quả của thị trường.

Trong những năm qua, nhờ thực hiện Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như hoạt động chất vấn trong các Kỳ họp Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp, chúng ta đã đạt được những tiến bộ rất lớn về thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước. Tuy vậy, kết quả này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Từ quan điểm chính trị chủ đạo là Đảng và Nhà nước ta phải bảo đảm quyền của người dân trong tiếp cận thông tin và phản biện xã hội, Chính phủ sẽ nghiên cứu hoàn thiện các quy định về công khai thông tin và quyền tiếp cận thông tin, đồng thời tăng cường đối thoại chính sách, các đề án phát triển giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các chuyên gia độc lập và người dân, không chỉ ở công đoạn “hậu kiểm” như đang làm hiện nay mà quan trọng hơn là ở công đoạn “tiền kiểm”, trước khi các quyết định được ban hành. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tập trung vào những nội dung thuộc chính sách phát triển và tác động của nó đến các tầng lớp dân cư.

Thứ tư, thể chế kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi phải định vị lại mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Theo đó, Nhà nước chuyển từ việc can thiệp trực tiếp vào các quá trình kinh tế sang thực hiện chức năng kiến tạo phát triển: bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh; tạo cơ chế phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ công.

Một thách thức đặt ra cho quản lý của Nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa là mỗi biến động trên thị trường thế giới tác động rất nhanh, rất mạnh đến thị trường trong nước. Tình hình đó đòi hỏi Nhà nước phải nâng cao năng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách nhằm hạn chế những tác động xấu đến nền kinh tế. Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa cũng làm cho một bộ phận dân cư dễ bị tổn thương, làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo. Nhà nước cần có các chính sách đúng đắn, sử dụng những công cụ điều tiết nhằm khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hoá, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Cần khẳng định rằng thị trường hoạt động theo quy luật của nó, trước hết là quy luật cạnh tranh, quy luật lợi nhuận. Sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chức năng của Nhà nước. Một mặt, Nhà nước cần phát huy “sức mạnh tự điều chỉnh” của thị trường, mặt khác phải “hoá giải” được tác động tiêu cực của thị trường, bảo đảm định hướng của sự phát triển. Từ đó, vai trò của Nhà nước không hề giảm đi mà phải được tăng cường trên những nội dung mới, theo những phương thức tác động mới.

Phải từ những quan điểm cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra mà hoàn thiện bộ máy nhà nước các cấp cả về chức năng, cơ cấu tổ chức, các quy định về phân cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.

Thứ năm, một thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải hướng về người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm chủ thể. Phải không ngừng hoàn thiện các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phát triển các trung tâm bảo vệ người tiêu dùng. Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá lưu thông trên thị trường nội địa; bổ sung các chế tài xử lý nghiêm các vi phạm. Rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật bảo vệ người tiêu dùng để đưa pháp luật vào cuộc sống; tạo lập các cơ sở pháp lý để khuyến khích phát triển các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ người tiêu dùng.

Một thể chế kinh tế thị trường hiện đại với những đặc điểm nêu trên sẽ tạo điều kiện để đất nước tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong một thế giới đang toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt.

II
Khi nói các đột phá chiến lược là tiền đề của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hoàn toàn không có nghĩa là phải đợi thực hiện xong các đột phá mới thực hiện tiến trình này. Các tiền đề đã hình thành và sẽ được hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển. Tái cơ cấu là công việc diễn ra tương đối liên tục dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và sự dịch chuyển lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia cũng như trong từng doanh nghiệp. Chính trên quan điểm đó và từ tầm nhìn của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI đã đặt yêu cầu thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngay trong thời kỳ kế hoạch 2011 – 2015.

Mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ theo yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế để có thể tham gia vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Theo mục tiêu này, quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ được thực hiện đồng bộ trên các nội dung sau:

Một là , tái cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ. Trong công nghiệp là chuyển từ một ngành công nghiệp gia công lắp ráp có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng thấp, sang phát triển các ngành chế tạo và chế biến có giá trị gia tăng cao, tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và một số sản phẩm công nghệ cao mà nước ta có tiềm năng và lợi thế.

Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành là “mạch máu” của nền kinh tế như các dịch vụ tài chính, nâng cao năng lực quản trị, bảo đảm phòng tránh rủi ro và an toàn hệ thống. Phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, đổi mới cơ chế nhằm khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ công.

Trong nông nghiệp là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống nông dân. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn. Đưa công nghiệp và khoa học công nghệ tác động vào nông nghiệp trên tất cả các công đoạn từ nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến phân phối. Gắn việc áp dụng khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất, phát triển các mô hình sản xuất lớn, từng bước hình thành các tổ hợp nông công nghiệp công nghệ cao; gắn kết các công đoạn của quá trình tái sản xuất trong một chuỗi giá trị bảo đảm phân phối hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi gia trị đó. Đây là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp bền vững.

Hai là, tái cơ cấu doanh nghiệp. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế được mở đường từ các chính sách vĩ mô nhưng lại phải được thực hiện trong từng doanh nghiệp. Tái cơ cấu doanh nghiệp là cơ sở tạo nên diện mạo mới của nền kinh tế. Để tái cơ cấu doanh nghiệp, phải ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ trong sản xuất và quản lý, phải đổi mới mô hình tổ chức và phương pháp quản trị doanh nghiệp phù hợp với sự thay đổi công nghệ sản xuất và sự phát triển của thị trường nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ba là, điều chỉnh chiến lược thị trường. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp tăng khả năng tận dụng lợi thế do quy mô các dự án đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, nhất là những nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta. Điều đó cũng dễ dẫn đến những bất định nhiều khi vượt khỏi khả năng dự báo. Vì vậy, phải đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu, hạn chế sự lệ thuộc vào một số ít thị trường, đồng thời phải hết sức coi trọng thị trường nội địa, nhất là địa bàn nông thôn. Đối với thị trường xuất khẩu, điều quan trọng không chỉ là tăng xuất khẩu vào từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà là xâm nhập vào chuỗi giá trị trong bối cảnh mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng phát triển. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải hình thành chuỗi cung ngay trên thị trường trong nước. Đây là con đường để phát triển thương mại bền vững.

Gắn kết và thực hiện đồng thời với tái cơ cấu các lĩnh vực nêu trên là tái cơ cấu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo một quy hoạch và một hệ thống phân cấp được rà soát chặt chẽ theo tầm nhìn dài hạn và tư duy liên vùng. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, tập trung cho các công trình thiết yếu, sớm đưa vào khai thác, tạo điều kiện cho các yếu tố sản xuất dịch chuyển thuận lợi đến những vùng có tiềm năng phát triển, góp phần giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Giảm tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội; hoàn thiện cơ chế khuyến khích để thu hút mạnh đầu tư của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài, phát triển các phương thức đầu tư, đặc biệt là phương thức hợp tác công – tư (PPP), nâng cao hiệu quả đầu tư.

Các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế phải được thực hiện trong suốt quá trình công nghiệp hóa nhưng phải được bắt đầu ở những lĩnh vực cấp bách nhất, đó là tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Sự lựa chọn này là rất đúng đắn và cần thiết vì đây là những lĩnh vực hiệu quả còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực bỏ ra và tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tái cơ cấu các lĩnh vực này còn có tác động thúc đẩy quá trình tái cơ cấu theo các nội dung toàn diện nêu trên. Chính phủ đang chỉ đạo sát sao việc xây dựng đề án tái cơ cấu trong từng lĩnh vực để triển khai mạnh mẽ theo những quy trình chặt chẽ cho từng bước với những mục tiêu cụ thể đặt ra cho mỗi bước, xác định rõ các tiêu chí đo lường và đánh giá kết quả. Yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm sự đồng bộ khi thực hiện tái cơ cấu các lĩnh vực nói trên do mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa chúng, đồng thời tăng cường công tác giám sát việc thực hiện ở mỗi Bộ, ngành, địa phương và từng doanh nghiệp, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo động lớn cho nền kinh tế, “rút dây” mà không “động rừng”.

Tái cơ cấu nền kinh tế đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Ngược lại, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là nội dung cơ bản của tái cơ cấu doanh nghiệp, là điều kiện để tăng hiệu suất sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, có tác động mạnh mẽ đến tái cơ cấu đầu tư và tái cấu trúc thị trường tài chính, góp phần giảm thiểu chi phí của quá trình tái cơ cấu. Phải chuyển mạnh từ tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và nguồn nhân lực chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng dựa vào việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và phương pháp quản trị hiện đại; nâng cao mức đóng góp của các yếu tố tổng năng suất vào tăng trưởng. Phát triển mạnh công nghiệp chế tạo, chế biến, nhất là các ngành công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, giảm tỷ trọng của công nghiệp gia công trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài, gắn với phát triển nguồn nhân lực và quá trình đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012, cùng với việc sớm phê duyệt đề án phát triển thị trường công nghệ, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp; quy định tiêu chuẩn công nghệ trong Luật Đầu tư công và các dự án đấu thầu; khuyến khích mạnh các dự án áp dụng công nghệ mới và các dự án có lập trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ; tăng cường hợp tác công – tư trong việc hình các quỹ đầu tư mạo hiểm về khoa học công nghệ… Xây dựng văn bản pháp lý cao hơn để phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012 phải tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo trong kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11 của Chính phủ, tăng cường ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề và khó khăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, thậm chí có nguy cơ rơi vào vòng suy thoái mới, đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của các ngành, các cấp. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò mở đường, tạo cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện nhưng kết quả phải được phản ánh trên từng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp phải là chủ thể, có vai trò quyết định.

Chúng ta có thuận lợi cơ bản là đã tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong cả hệ thống chính trị, có sự quyết tâm cao trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Phải chuyển nhận thức, quyết tâm thành hành động và hành động quyết liệt để vượt qua sức ỳ của quá trình khởi động, đặt tiến trình phát triển của đất nước vào quỹ đạo mới – Quỹ đạo phát triển bền vững.

Thủ tướng Việt Nam  Nguyễn Tấn Dũng

18 Phản hồi cho “Đặt tiến trình phát triển của đất nước vào quỹ đạo mới”

  1. Vũ duy Giang says:

    “Tiến trình phát triển gia đình vào quỹ đạo mới”của “3 Dê” tiếp tục,sau khi 3D đưa con trai lớn vào”trung ương Đảng”(dù chỉ là UV dự khuyết)để dần dần ngoi lên nắm bộ máy”đảng trị”,và con trai út du học từ nước Anh cũng đã về làm trong bộ quốc phòng(để nắm quân đội cùng”chú”Nguyễn chí Vịnh!),và cô con gái thì nắm”ngân hàng,kinh tế”.

    Chỉ còn công an(làm hại dân,cho Đảng còn!) thì “3D”đã nắm chắc rồi(vì từ đó xuất thân!).Như vậy sớm muộn gì,triều đại các”Vua tập thể”sẽ được”Triều Nguyễn” -tê- Dê nối ngôi !?

  2. Nhân Dân Việt Nam says:

    Cộng Sản khôn – ăn nói nửa chừng .
    Để cho mấy kẻ chống Cộng , nửa mừng ,nửa ngu ngơ .

  3. Lockie Tran says:

    Nếu tôi gặp NTD và ông ta đồng ý nghe một câu nhận xét của tôi. Tôi sẽ nói với ông rằng: “Ông đã đang mớ ngủ trên diễn đàn quốc hội đó sao”.

    “Một là , tái cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ. Trong công nghiệp là chuyển từ một ngành công nghiệp gia công lắp ráp có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng thấp, sang phát triển các ngành chế tạo và chế biến có giá trị gia tăng cao, tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và một số sản phẩm công nghệ cao mà nước ta có tiềm năng và lợi thế.”. Ngay cả chiếc xe đạp, sau 36 năm ấp ủ trí tuệ, cũng chưa chế được chiếc nào cho đáng xuất khẩu qua thị trường Tây phương. Vậy thì dựa vào đâu mà cho là “nước ta có tiềm năng và lợi thế”. Thật là không hiểu nổi ngôn từ của TT VN XHCN.

    “Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành là “mạch máu” của nền kinh tế như các dịch vụ tài chính, nâng cao năng lực quản trị, bảo đảm phòng tránh rủi ro và an toàn hệ thống. Phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, đổi mới cơ chế nhằm khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ công.”. Điều này TT đúng là không nên vạch áo cho người xem lưng”. Ai cũng biết VN trong năm 2011, dự trữ ngoại tệ không đủ để chi trả cho nhập khẩu toàn quốc cho 2 tháng (6 tháng là mức tối thiểu theo IMF). Bàn về năng lực quản trị, thì chẳng ai mà không biết Vinashunk của ngài.

    “Trong nông nghiệp là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống nông dân. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn. Đưa công nghiệp và khoa học công nghệ tác động vào nông nghiệp trên tất cả các công đoạn từ nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến phân phối.”. Nghe thì hợp lổ tai lắm. Nhưng ông TT quên là lũ lụt sẽ cuốn trôi đi tất cả. Bàn về tài khắc phục lũ lụt của ông và “đàn em” thì ai cũng nhớ đến trận lũ năm nào đúng vào dịp kỷ niệm ngàn năm Thăng Long. Nếu ông muốn áp dụng KHKT, thì chịu khó bỏ thêm tiền cho đám quan ở cục dự báo thủy văn học thêm tí cho bằng người bằng ta. Bọn chúng mà nói đúng, thì dân mới có can đảm tiếp tục làm canh nông và ngư nghiệp.

    Thưa các bạn đọc của DCV, quả thật còn có quá nhiều chuyện “cười ra nước mắt” nếu tôi tiếp tục phân tích bài diễn văn này. Khổ nỗi là ông TT VNXHCN sẽ chẳng đọc những dòng chữ này.

    Tôi đành xin dùng những dòng phân tích ngắn này để nói lên sự cơ cực của phần lớn người dân VN ở trong nước. Đời sống họ có thể sẽ khó khăn hơn trong những năm tới, vì giới lãnh cầm quyền đang theo đuổi những mục tiêu kinh tế vô cùng viễn vông, một cách vô trách nhiệm.

    Buồn cho những người VN cùng khổ.

    Lockie.

  4. NamViet says:

    XHCN chỉ đạt đc khi con người quay về thời công xã nguyên thủy săn bắn hái lượm.

  5. Chính Nhân - Biểu Tình ở Phố Wall - Hoa Kỳ says:

    Thật bất ngờ : Lớp trẻ thanh niên Hoa Kỳ -qua cuộc trưng cầu dân ý mới đây , có 49% ủng hộ mô hình XHCN , 43% không .
    Trớ trêu thay !!!

    • Phan Nguyen says:

      Xã Hội Chủ Nghĩa là một tiến trình văn minh của nhân loại. Văn minh là sản phẩm của học thức qua thời gian và là một phần của Ý Thức. Anh học được giấy chứng nhận cở nào, sao không tiếp tục đi học để hiểu nó không xảy ra dưới “quyền làm chủ con dao” của giai cấp vô sản kiêm “lực lượng vũ trang giải phóng dân giàu”.

    • David Nguyen says:

      Lớp trẻ Mỹ thích XHCN ở đây không phải là theo mô hình của TC và VC. Họ muốn kinh tế thị trường tự do và công bằng xã hội hơn.

    • 99 % Biểu Tình - USA says:

      Mô hình TBCN … cũng chẳng hơn gì . Nó gây ra 2 cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc . Hố ngăn cách giàu – nghèo . 1% bọn Tài phiệt luôn sống phè phỡn và điều khiển số còn lại . Chúa có mắt cũng như mù – nếu không mù thì cũng hàng ngàn năm bất lực và mị dân ,nói dóc …để đám con chiên lải nhải tụng theo .

Leave a Reply to 99 % Biểu Tình - USA