WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bắt giam phóng viên báo Tuổi Trẻ

Nhà báo Hoàng Khương (người cầm túi đồ đứng giữa) chuẩn bị về trại giam

Nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ, được biết đến qua nhiều bài báo điều tra khiến một số cảnh sát giao thông (CSGT) bị đình chỉ công tác, đã bị bắt tạm giam.

Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế tiến hành khám xét nhà và tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt khẩn cấp tại chỗ vào lúc 12h00 ngày 02/01/2012. Đến 14h00, ông Hoàng Khương bị đưa đi, có sự chứng kiến của đại diện báo Tuổi Trẻ và luật sư Phan Trung Hoài.

Trước đó, Công an TP.HCM đã có văn bản gửi đến Cục Báo chí – Bộ Thông tin – truyền thông và tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đề nghị “kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của Nguyễn Văn Khương” (tức PV Hoàng Khương). Ngày 28.11, Báo Tuổi Trẻ đã tạm đình chỉ công tác Hoàng Khương vì “sai sót nghiệp vụ” khi viết loạt bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.

Ngồi kẹp giữa 2 công an

Nguồn tin trong nước cho biết liên tiếp, trong hai ngày 30 và 31/12/2011, công an đã đến nhà riêng của Hoàng Khương tại quận Phú Nhuận tìm phóng viên này. Sau đó một người đã đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ đưa giấy mời Hoàng Khương lên cơ quan điều tra làm việc, theo lịch hẹn này tức là vào 7h30 sáng thứ ba ngày 03/01/2012.

Tuy vậy, lệnh bắt đã được thực hiện trong ngày 02/01. Được biết đây là vụ án điểm có sự chỉ đạo từ Bộ Công an tại Hà Nội.

Quá trình tác nghiệp

Vào khoảng tháng 5-2011, phóng viên Hoàng Khương được tòa soạn Tuổi Trẻ phổ biến kế hoạch triển khai tuyến bài ngăn chặn hiểm họa tai nạn giao thông (TNGT).

Trong quá trình thực hiện, Hoàng Khương tiếp cận các đối tượng đua xe thì biết một người tên Hòa đang bị CSGT Bình Thạnh tạm giữ xe máy. Cùng thời điểm, phóng viên này có quen ông Tôn Thất Hòa, chủ DN vận tải và là cò xử lý vi phạm, quen biết rất nhiều CSGT và Khương đã giới thiệu cho ông Hòa để nhờ lấy xe ra.

Trong một lần đi cùng ông Tôn Thất Hòa và Tuấn, một chủ đầu máy kéo bị giữ xe, Hoàng Khương đã tiếp cận và chụp hình được CSGT Huỳnh Minh Đức đang ra giá tiền. Cũng ở lần gặp này ông Tôn Thất Hòa có kêu Khương nói Hòa mang tiền tới “chạy xe” luôn. Lúc người nhà Hòa mang tiền tới, Hoàng Khương đã cầm tiền đưa ông Tôn Thất Hòa để đưa cho CSGT Đức. Hình ảnh và quá trình làm việc này đã được đăng tải trên Tuổi Trẻ.

Ngày 18/11, công an TP. HCM quyết định khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ, đồng thời khởi tố bị can đối với các ông Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ Đội CSGT trật tự – phản ứng nhanh), Tôn Thất Hòa và Trần Anh Tuấn. Vụ án này xuất phát từ hai bài viết của Hoàng Khương, “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Giải cứu xe đua trái phép” được thực hiện vào đầu tháng 6-2011.

Sau đó, phóng viên này cũng bị cơ quan điều tra mời lên làm việc để hỏi về những vấn đề liên quan đến vụ án. Được biết, Hoàng Khương, trong tường trình gửi Ban Biên tập Tuổi Trẻ, tự nhận rằng trong quy trình tác nghiệp do nóng lòng và những tình huống, hoàn cảnh nảy sinh đột xuất cần phản ứng và xử lí kịp thời, nên có một số hành vi có thể bị ngộ nhận là can dự quá sâu vào sự việc, chứ không “gài bẫy công an” như một số kết luận trước đó.

Phóng viên này cho rằng, trong quá trình làm việc, một số vấn đề phía công an “có những nhận xét chưa phù hợp với bản chất hành vi” của anh. Cũng trong tường trình, Hoàng Khương có nhấn mạnh: “Trong quá trình tác nghiệp, mặc dù có thể nguy hiểm đến tính mạng, uy tín cá nhân và sự an nguy của gia đình, vợ con nhưng xuất phát từ nhận thức nghề nghiệp là phải phản ánh sự việc trên mặt báo đúng sự thật nên có lúc đã nôn nóng. Nếu động cơ của Khương là để trục lợi cá nhân hoặc có những mục đích không chân chính thì chắc chắn Khương đã không nộp bài để đăng báo công khai. Cũng chính từ loạt bài của báo Tuổi Trẻ thì cơ quan điều tra mới có căn cứ khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ.”

Bản tin chính thức của Tuổi Trẻ ngày hôm nay, khi đưa tin vụ bắt ông Hoàng Khương, nhận định phóng viên này “đã thiếu sót về nghiệp vụ khi can dự vào quá trình chung chi cho Huỳnh Minh Đức”. Tờ báo xác nhận: “Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã kỷ luật khiển trách, tạm đình chỉ công tác đối với Hoàng Khương.”

‘Nhập vai’ đến đâu?

Từ chuyện của Hoàng Khương, nhiều nhà báo trong nước đang đặt ra vấn đề: Phóng viên “nhập vai” đến đâu thì không phạm luật?

Trên báo Pháp Luật & Xã hội, luật sư Vũ Lợi cho rằng: “Phóng viên Hoàng Khương không có động cơ phạm tội.”
Theo ông, “Hoàng Khương đã thâm nhập vụ việc với mục đích chống tiêu cực.”

Tôi xin lấy ví dụ, một PV khi đi điều tra để viết bài về một tụ điểm đánh bạc chẳng hạn. Để bài viết có hồn, để nhận diện được các mánh khóe của chủ sới, để ghi hình các con bạc để làm bằng chứng, PV phải nhập vai một con bạc.”

Nếu việc đó đã được báo cáo Ban biên tập thì không thể nói rằng PV đó vào sới để đánh bạc. Nếu Hoàng Khương không báo cáo Ban biên tập thì cũng chỉ là sai sót về qui trình…”.

Tờ báo này cũng dẫn lời một người khác, luật sư Trịnh Anh Dũng từ Hà Nội, nói: “Việc làm này của PV Hoàng Khương không có dấu hiệu phạm tội Đưa hối hộ, mà còn cần phải biểu dương như là tấm gương tiêu biểu trên mặt trận phòng, chống tham nhũng.”

Nhưng cũng có một số ‎ ‎bình luận – thể hiện qua các bài trên các báo của ngành Công An – chỉ trích cách thức tác nghiệp của ông Hoàng Khương, đồng thời đề nghị xử lý theo pháp luật hành vi “gài bẫy CSGT” của nhà báo này.

Báo Công an Nhân Dân dẫn lời ông Mã Diệu Cương, Chủ tịch Hội Nhà báo TP. HCM, phê bình phóng viên Hoàng Khương là “tỏ ra rất ‘thông cảm’ cho kẻ đua xe và khai thác triệt để những biểu hiện tiêu cực của người CSGT”.

Theo ông, “nhà báo có quyền sử dụng nghiệp vụ để điều tra thu thập thông tin, nhưng nếu anh lợi dụng nhiệm vụ được giao, cố tình vi phạm pháp luật và bị phát hiện thì tùy theo mức độ vi phạm cũng phải bị xử lý như bao người khác”.

Trên các blog và mạng xã hội như Facebook, giới nhà báo người Việt trong ngoài nước cũng đang có những thảo luận khác nhau quanh vụ án này.

Tin BBC

 

14 Phản hồi cho “Bắt giam phóng viên báo Tuổi Trẻ”

  1. Trần Hữu Cách says:

    Tin hôm nay cho biết em vợ phóng viên Hoàng Khương cũng bị bắt. Dường như phía công an đang muốn dàn dựng lại câu chuyện, theo đó Hoàng Khương năn nỉ Thượng Úy Huỳnh Minh Đức lấy giùm xe máy của bạn em vợ mình ra. Tức là Hoàng Khương thực sự đưa hối lộ cho Thượng Úy Đức, mà không hề có chuyện dàn cảnh.

    Cũng đạt tiêu chuẩn về mặt tình tiết. Tuy nhiên, câu hỏi là: Tại sao Hoàng Khương năn nỉ thật, hối lộ thật, rồi lại đi viết bài đăng báo?

    Tưởng tượng câu chuyện này xảy ra ở một xứ có nền tư pháp độc lập, không bị công an xỏ mũi, thì các quan công an ra tòa sẽ không chắc thắng, mà chưa ra tòa cũng tự biết không chắc thắng. Tóm lại là ở nước nào công lý được thượng tôn, sẽ không có cảnh công an trả đũa nhà báo như thế này. Để cho nền dân chủ pháp trị nếu hiện hữu, có thể lớn mạnh ở Việt Nam, thì trong vụ án này Hoàng Khương phải được trắng án.

    Nếu Hoàng Khương bị kết án, chẳng những công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam gặp một bước lùi đáng kể, mà triển vọng xây dựng được một xã hội pháp trị của người dân ta cũng phải bắt đầu lại từ số không — thực sự nó đã xuống số không từ hồi ông Cù Huy Hà Vũ không đem được Thủ tướng Chính phủ ra tòa.

  2. Hoàng Hoa says:

    Hà! Hà! Thật là thú vi! Một lần nữa để cho thế giới nói chung và VN nói riêng, nhất là những kẻ ăn “côm” tự do, thờ “mo” cộng sản ( Xin lỗi, tôi là người Quỏng”) ” Đừng nghe những gì cs nói mà hãy nhìn kỹ những gì cs làm”. Đối với tôi, cs đồng nghĩa với lưu manh, côn đồ. Cứ chờ xem đi! Càng ngày cs càng lộ hết bản chất của chúng! Chỉ tội nghiệp cho những người chót sinh ra trong cái chế độ khốn nạn này, chưa có dịp mở mắt ra thì đây là cơ hội tốt cho họ sáng mắt, sáng lòng!

  3. Võ Thị Sáu says:

    Bắt giam là đúng. Ông này cố tình làm xấu hình ảnh người công an nhân dân vì nước quiên thân vì dân phục vụ.

    • Nguyễn Văn Mười Hai says:

      Mời đồng chí Võ Thị Sáu hãy lắng nghe dân Hố Nai ‘ca ngợi’ thành tích phục vụ của Công An Đồng Nai: Xúi bọn tội phạm hình sự cướp phá nhà cửa nhân dân giữa ban ngày ban mặt, người mẹ trẻ phải bồng bế con thơ ra đi…

      Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa: http://www.youtube.com/watch?v=b3iCdH4uhRw

  4. Chien Nguyen says:

    Du đãng tồn tại nhờ bạo lực và những đồng tiền dơ bẩn,. Cọng sản cũng tồn tại bằng chính những thứ mà du đảng cần phải có. Nếu hiểu được điều nầy thì chuyện hối lộ, tham nhũng hoặc móc túi người dân bằng bạo lực chả có gì đáng để đưa lên mặt báo cho phiền hà. Điều đáng nói là có những tay đang ở ngoài sáng {hải ngoại} lại chui đầu vào bóng tối để thì thầm vối lũ nầy.

  5. trần việt says:

    Rất Việt Nam, Việt Nam chúng tôi như thế là bình thường. Ai dám tố cáo cán bộ đảng viên tham nhũng thì trước sau gì cũng vô tù.

  6. Le Thai says:

    Thế là rõ ràng lắm rồi. Đảng và Nhà nước CSVN hô hào chống tham nhũng chỉ là nói phét mà thôi. Trước đây phóng viên và TBT của các báo Tuổi trẻ, Thanh niên, VietNamNet vì tin vào Đảng và Nhà nước tham gia chống tham nhũng hơi bị tích cực mà rước hoạ vào thân, nay Hoàng Khương cũng không ngoại lệ. CSVN dùng những lý lẽ để bưộc tội mà đến đứa con nít cũng biết là… cường từ đoạt lý, rõ ràng ĐCSVN và đám CA tay sai đang iả trên luật pháp. Thử hỏi phóng viên nếu không linh động dùng thủ thuật thì làm thế nào mà “chộp” được những hành động bỉ ổi của đám CA kia chứ, cho dù có lỡ quá đà nhưng với động cơ trong sáng, vì xã hội, vì nhận dân mà bài trừ cái tệ, cái ác thì cùng lắm cũng chỉ nhắc nhở, cảnh cáo thay vì khen thưởng đã là quá vô tâm rồi, có đâu mà đập đổ chén cơm của một người dấn thân vì xã hội, rồi nay lại hùng hổ bắt truy án cứ như Hoàng Khương là giám đốc PMU 18, Vinashin… không bằng. Nếu vụ án được chỉ đạo từ trung ương thì lời đàm tiếu “tham nhũng có hệ thống, có tổ chức…” quả thật không sai, không muốn tin cũng không được. Những ai, những chính khách nào, nguyên thủ quốc gia nào đang tin vào “thực tâm” chống tham nhũng của CSVN hãy đọc và theo dõi tin này.

  7. Nhật Hồng says:

    Trò rung cây nhát khỉ của 14 tên bịp bợm chém gió .
    Chuyện nhỏ sao bộ công an nhảy vô . Chúng hù các nhà báo chống tiêu cực , dân chủ đó thôi .

  8. Nam Ka says:

    Việtnam có hơn 600 tờ báo, nhưng chĩ viết cho Bác Hồ va DCSVN, Hòang khương là người dám nói, dám làm, phãi tuyên vương người nầy mới đúng. Dúng là luật rừng cũa CSVN, chế độ không còn niềm tin cũa dân nữa, treo cỗ cai thằng Công An tham nhũng là đúng hơn. Đất nước bị Trung Quốc xăm lược không lo?, lo mấy chuyện ruồi bu không.

  9. Trương Phi says:

    Nghe mà tức anh ách, chỉ muốn văng tục. Miệng thì nói chống “tiêu cực”, tham nhủng, nhưng khi đụng đến cán bộ đảng viên thì…”chống phá nhà nước”, mặc dù chứng cớ rành rành. Thẩm phán thì “mò vợ” dân, quan thì đánh bạc tiền tỷ, công an nhỏ hối lộ nhỏ, lớn hối lộ lớn. Sao chúng không học thuộc nổi những bài học Roumania, hoặc gần hơn Libia, Ai cập,…. Khi dân đã nổi dậy thì chúng chạy đường nào!?!?

  10. Hóng hớt says:

    DIỄN ĐÀN CÔNG NHÂN
    là nơi để những người bạn gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ về một ngày làm việc vất vả nơi công trường, xí nghiệp, công ty… Ở đây, bạn có thể xả những mệt nhọc của mình thông qua vài dòng nhật ký, vài lời nhận xét, phân tích, vài câu bâng quơ đối với một ngày dài nhuộm mồ hôi, công sức và cả giấc mơ tuổi trẻ đang mỗi ngày thêm nhỏ đi bởi khó khăn, bức xúc từ công việc và đồng lương eo hẹp Chúng ta là những người không biên giới. Giữa chúng ta không có biên kiến về công việc, thứ bậc xã hội, mức lương, màu da, giọng nói, sắc tộc… Hãy nắm tay nhau và cùng chia nhau nỗi thống khổ của người lao động. DIỄN ĐÀN CÔNG NHÂN luôn đồng hành cùng bạn. Trong chừng mực và ý …Đọc thêm! http://diendancongnhan.blogspot.com/
    Đăng một Nhận xét

Phản hồi