WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bắt giam phóng viên báo Tuổi Trẻ

Nhà báo Hoàng Khương (người cầm túi đồ đứng giữa) chuẩn bị về trại giam

Nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ, được biết đến qua nhiều bài báo điều tra khiến một số cảnh sát giao thông (CSGT) bị đình chỉ công tác, đã bị bắt tạm giam.

Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế tiến hành khám xét nhà và tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt khẩn cấp tại chỗ vào lúc 12h00 ngày 02/01/2012. Đến 14h00, ông Hoàng Khương bị đưa đi, có sự chứng kiến của đại diện báo Tuổi Trẻ và luật sư Phan Trung Hoài.

Trước đó, Công an TP.HCM đã có văn bản gửi đến Cục Báo chí – Bộ Thông tin – truyền thông và tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đề nghị “kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của Nguyễn Văn Khương” (tức PV Hoàng Khương). Ngày 28.11, Báo Tuổi Trẻ đã tạm đình chỉ công tác Hoàng Khương vì “sai sót nghiệp vụ” khi viết loạt bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.

Ngồi kẹp giữa 2 công an

Nguồn tin trong nước cho biết liên tiếp, trong hai ngày 30 và 31/12/2011, công an đã đến nhà riêng của Hoàng Khương tại quận Phú Nhuận tìm phóng viên này. Sau đó một người đã đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ đưa giấy mời Hoàng Khương lên cơ quan điều tra làm việc, theo lịch hẹn này tức là vào 7h30 sáng thứ ba ngày 03/01/2012.

Tuy vậy, lệnh bắt đã được thực hiện trong ngày 02/01. Được biết đây là vụ án điểm có sự chỉ đạo từ Bộ Công an tại Hà Nội.

Quá trình tác nghiệp

Vào khoảng tháng 5-2011, phóng viên Hoàng Khương được tòa soạn Tuổi Trẻ phổ biến kế hoạch triển khai tuyến bài ngăn chặn hiểm họa tai nạn giao thông (TNGT).

Trong quá trình thực hiện, Hoàng Khương tiếp cận các đối tượng đua xe thì biết một người tên Hòa đang bị CSGT Bình Thạnh tạm giữ xe máy. Cùng thời điểm, phóng viên này có quen ông Tôn Thất Hòa, chủ DN vận tải và là cò xử lý vi phạm, quen biết rất nhiều CSGT và Khương đã giới thiệu cho ông Hòa để nhờ lấy xe ra.

Trong một lần đi cùng ông Tôn Thất Hòa và Tuấn, một chủ đầu máy kéo bị giữ xe, Hoàng Khương đã tiếp cận và chụp hình được CSGT Huỳnh Minh Đức đang ra giá tiền. Cũng ở lần gặp này ông Tôn Thất Hòa có kêu Khương nói Hòa mang tiền tới “chạy xe” luôn. Lúc người nhà Hòa mang tiền tới, Hoàng Khương đã cầm tiền đưa ông Tôn Thất Hòa để đưa cho CSGT Đức. Hình ảnh và quá trình làm việc này đã được đăng tải trên Tuổi Trẻ.

Ngày 18/11, công an TP. HCM quyết định khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ, đồng thời khởi tố bị can đối với các ông Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ Đội CSGT trật tự – phản ứng nhanh), Tôn Thất Hòa và Trần Anh Tuấn. Vụ án này xuất phát từ hai bài viết của Hoàng Khương, “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Giải cứu xe đua trái phép” được thực hiện vào đầu tháng 6-2011.

Sau đó, phóng viên này cũng bị cơ quan điều tra mời lên làm việc để hỏi về những vấn đề liên quan đến vụ án. Được biết, Hoàng Khương, trong tường trình gửi Ban Biên tập Tuổi Trẻ, tự nhận rằng trong quy trình tác nghiệp do nóng lòng và những tình huống, hoàn cảnh nảy sinh đột xuất cần phản ứng và xử lí kịp thời, nên có một số hành vi có thể bị ngộ nhận là can dự quá sâu vào sự việc, chứ không “gài bẫy công an” như một số kết luận trước đó.

Phóng viên này cho rằng, trong quá trình làm việc, một số vấn đề phía công an “có những nhận xét chưa phù hợp với bản chất hành vi” của anh. Cũng trong tường trình, Hoàng Khương có nhấn mạnh: “Trong quá trình tác nghiệp, mặc dù có thể nguy hiểm đến tính mạng, uy tín cá nhân và sự an nguy của gia đình, vợ con nhưng xuất phát từ nhận thức nghề nghiệp là phải phản ánh sự việc trên mặt báo đúng sự thật nên có lúc đã nôn nóng. Nếu động cơ của Khương là để trục lợi cá nhân hoặc có những mục đích không chân chính thì chắc chắn Khương đã không nộp bài để đăng báo công khai. Cũng chính từ loạt bài của báo Tuổi Trẻ thì cơ quan điều tra mới có căn cứ khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ.”

Bản tin chính thức của Tuổi Trẻ ngày hôm nay, khi đưa tin vụ bắt ông Hoàng Khương, nhận định phóng viên này “đã thiếu sót về nghiệp vụ khi can dự vào quá trình chung chi cho Huỳnh Minh Đức”. Tờ báo xác nhận: “Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã kỷ luật khiển trách, tạm đình chỉ công tác đối với Hoàng Khương.”

‘Nhập vai’ đến đâu?

Từ chuyện của Hoàng Khương, nhiều nhà báo trong nước đang đặt ra vấn đề: Phóng viên “nhập vai” đến đâu thì không phạm luật?

Trên báo Pháp Luật & Xã hội, luật sư Vũ Lợi cho rằng: “Phóng viên Hoàng Khương không có động cơ phạm tội.”
Theo ông, “Hoàng Khương đã thâm nhập vụ việc với mục đích chống tiêu cực.”

Tôi xin lấy ví dụ, một PV khi đi điều tra để viết bài về một tụ điểm đánh bạc chẳng hạn. Để bài viết có hồn, để nhận diện được các mánh khóe của chủ sới, để ghi hình các con bạc để làm bằng chứng, PV phải nhập vai một con bạc.”

Nếu việc đó đã được báo cáo Ban biên tập thì không thể nói rằng PV đó vào sới để đánh bạc. Nếu Hoàng Khương không báo cáo Ban biên tập thì cũng chỉ là sai sót về qui trình…”.

Tờ báo này cũng dẫn lời một người khác, luật sư Trịnh Anh Dũng từ Hà Nội, nói: “Việc làm này của PV Hoàng Khương không có dấu hiệu phạm tội Đưa hối hộ, mà còn cần phải biểu dương như là tấm gương tiêu biểu trên mặt trận phòng, chống tham nhũng.”

Nhưng cũng có một số ‎ ‎bình luận – thể hiện qua các bài trên các báo của ngành Công An – chỉ trích cách thức tác nghiệp của ông Hoàng Khương, đồng thời đề nghị xử lý theo pháp luật hành vi “gài bẫy CSGT” của nhà báo này.

Báo Công an Nhân Dân dẫn lời ông Mã Diệu Cương, Chủ tịch Hội Nhà báo TP. HCM, phê bình phóng viên Hoàng Khương là “tỏ ra rất ‘thông cảm’ cho kẻ đua xe và khai thác triệt để những biểu hiện tiêu cực của người CSGT”.

Theo ông, “nhà báo có quyền sử dụng nghiệp vụ để điều tra thu thập thông tin, nhưng nếu anh lợi dụng nhiệm vụ được giao, cố tình vi phạm pháp luật và bị phát hiện thì tùy theo mức độ vi phạm cũng phải bị xử lý như bao người khác”.

Trên các blog và mạng xã hội như Facebook, giới nhà báo người Việt trong ngoài nước cũng đang có những thảo luận khác nhau quanh vụ án này.

Tin BBC

 

14 Phản hồi cho “Bắt giam phóng viên báo Tuổi Trẻ”

  1. trannguyen says:

    Vn rất cần có những tiếng noí trung trực ,thẳng thắn về những tệ nạn xã hội, quốc gia.
    Chế độ cs thối nát từ trên ,xuống dướí (có phải không các vị TBT, các TT,Bt,đại tỷ phú cs…?) đã làm mất tín nhiệm, danh tiếng Vn trên thế giơí, suy đồi đạo lý xã hội,con người ( “con người mới cuả xhcn”
    của ông Hồ ), mở đường cho xâm lăng (với sự góp tay cuả các vị lãnh đạo).
    Dân chủ vơí tam quyền cách biệt, vớí sự đóng góp trực tiếp cuả xã hội dân sự,vớí thông tin độc lập
    là đường ra của dân tộc chống lại độc tài đen tối mafia bán nước.
    Trước mắt,mọi người vn trong , ngoài nước phải xát cánh bảo vệ nhà baó HK và gia đình ông không để chính quyền cs một lần nữa bịt miệng như biết bao nhà báo, bloggers trước đây.

  2. TƯ DO says:

    Tất cả phóng viên báo đài trong nước hãy nhìn cho rõ bộ mặt thật của Đảng, các bạn hãy ngừng cộng tác với những kẽ độc tài, nói láo. Đảng đang lợi dụng ngòi bút của các bạn lường gạt nhân dân mình, đưa đát nước VN đến thế giới cộng sản với một tương lai vô cùng mờ mịt, như một người mù. Đảng mà chống tham nhũng ư? Không thể vì lúc đó Đảng viên chỉ còn 1/10 số lượng hiện nay thôi. Đảng sụp đổ ngay. Vào Đảng mà không “kiếm chác” được gì thì chắc cũng chẳng ai vào Đảng. Do vậy ĐCSVN phải gắn chặt với tham nhũng thì chúng mới có thể tạm thời tồn tại được. Rất mong các bạn để tâm suy nghĩ.

Phản hồi