WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hải Phòng: Dân bắn trọng thương 7 công an, bộ đội

Hàng trăm công an, bộ đội bao vây nhưng không bắt được đối tượng. Ảnh NLD

Vụ việc xảy ra tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), trong số các nạn nhân có trưởng công an huyện Tiên Lãng.

Thông tin từ Công an huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) cho hay, sáng nay, 5/1/2012, trong một vụ cưỡng chế tài sản tại xã Vinh Quang đã xảy ra một vụ nổ súng khiến bốn công an huyện và 3 chiến sĩ bộ đội bị thương, trong đó có Trưởng Công an huyện Tiên Lãng Lê Văn Mải.

Ông Mải bị bắn vào đầu, hiện đang trong tình trạng nguy kịch.

Thông tin từ trang NLD cho hay, ông Đoàn Văn Vươn (SN 1963) một chủ đầm tại xã Vinh Quang  đã hết hạn thuê đầm 20 năm nhưng không chịu bàn giao lại tài sản nên chính quyền đã tổ chức cưỡng chế tài sản. Tuy nhiên, khi lực lượng cưỡng chế gồm nhiều ban ngành trong đó có lực lượng Công an huyện tiến hành cưỡng chế đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của chủ đầm.

Ngôi nhà trên khu đất bị cưỡng chế, nơi đối tượng cố thủ

Được biết, đoàn cưỡng chế bao gồm 100 người, thành phần gồm công an, quân đội và đại diện các ban ngành chức năng. Mục tiêu cưỡng chế là hơn 50 ha đầm nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả tại vùng bãi bồi của Đào Văn Vươn tại khu cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.

Khi một tổ công tác bí mật tiếp cận ngôi nhà của Vươn xây dựng trên diện tích đất này thì bất ngờ một quả mìn tự chế phát nổ, hất văng 2 công an viên huyện Tiên Lãng, làm họ bất tỉnh tại chỗ nhưng rất may là không gây thương vong.

Lúc này, thượng tá Phạm Văn Mải, Trưởng Công an huyện Tiên Lãng dẫn đầu tổ công tác khác tiếp cận lại ngôi nhà và kêu gọi Vươn tự nguyện giao nộp vũ khí, chấp hành lệnh cưỡng chế.

Tuy nhiên, khi tổ công tác vừa áp sát ngôi nhà thì bất ngờ, từ trong nhà, Vươn cùng một số người khác chĩa súng bắn đạn hoa cải liên tiếp vào lực lượng chức năng, làm 4 công an và một số chiến sĩ quân đội bị thương.

Sau khi nhận được thông tin, công an đã huy hàng trăm cán bộ từ các phòng nghiệp vụ khác của công an TP, kết hợp cùng lực lượng quân đội và cảnh sát cơ động giải quyết vụ việc, tiếp cận mục tiêu nhưng cuộc vây bắt bất thành.

Sau nhiều lần kêu gọi giao nộp vũ khí và đầu hàng nhưng Đào Văn Vươn và gia đình vẫn cố thủ trong nhà. Cuối cùng khi lực lượng công an tiếp cận được với ngôi nhà thì đối tượng đã trốn thoát.
Chiều nay-5/1/2012, tại xã Vinh Quang, Công an Hải Phòng tiến hành họp báo thông báo cụ thể về vụ việc.

Trong những năm gần đây xảy ra nhiều vụ xô xát giữa dân và công an, trong đó, công an đã nhiều lần nổ súng bắn hạ hoặc làm bị thương dân. Đây là trường hợp hi hữu xảy ra theo chiều ngược lại. Liên quan tới giải tỏa mặt bằng, đã xảy ra rất nhiều xung đột từ Bắc tới Nam do đền bù chưa thỏa đáng, công bằng dẫn tới nhiều bức xúc trong dân.

Những thông tin trên mặt báo như ông Vươn không chịu trao trả mặt bằng khi hết hạn hợp đồng là từ phía chính quyền, song có thể tồn tại những uẩn khúc khác dẫn tới sự bức xúc của đương sự.

 

Cập nhật: Theo thông tin sau này từ VnExpress thì số người bị thương là 6, trong đó 4 công an và 2 bộ đội.

Đàn Chim Việt biên tập theo Báo GDVN, NLĐ

 

42 Phản hồi cho “Hải Phòng: Dân bắn trọng thương 7 công an, bộ đội”

  1. Trung Kiên says:

    Trong vụ này có nhiều uẩn khúc, gây bức xúc trong nhân dân!

    Phản ứng vụ cưỡng chế đất Hải Phòng!

    Ngay trong nội bộ chính quyền Hải Phòng cũng đã có những bất đồng. Có dư luận rằng;

    Chính quyền Tiên Lãng đã cưỡng chế thu hồi đất, dù trước đó hứa “sẽ tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê” để khỏi bị kiện

    Báo Đất Việt lại nói “các hộ dân không đồng tình với quyết định thu hồi đất vì “trong các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản chỉ có thời hạn giao đất 4 – 15 năm nhưng hợp đồng của nhiều hộ, ký thời điểm 1997 đã ghi lùi thời hạn áp dụng từ 1993.

    Từ đó suy ra, đây là hành động “đánh lừa dân” của các tham quan để ăn cướp, khiến nhân dân bất mãn và quá bức xúc nên mới xảy ra sự kiện trên?

    Đúng ra nhà nước phải bòi thường tương xứng để “khổ chủ” có cuộc sống mới tương đối phù hợp, nhưng chỉ đền bù cho có lệ, lấy đất bán cho người khác với giá cao thì quả là quá bất công (cướp ngày)!

    Phê phán về “Phản ứng của ông Đào Văn Vươn” thế nào còn tùy nhận định của mỗi người. Nhưng tôi rất thông cảm với ông.

    Nếu đứng trong hoàn cảnh của ông Đào Văn Vươn, thì tôi cũng sẽ không thể làm khác, vì đã bị dồn vào đường cùng cuộc sống!

  2. T. says:

    CSCĐ có phải là chữ viết tắt của CỘNG SẢN CÔN ĐỒ không thưa quí vị? Nếu đúng vậy thì ông Vươn đúng là anh hùng của dân Việt. Ông Đoàn Văn Vươn đã là người đầu tiên dùng súng bắn trả những bọn tay sai của Hán Cẩu là bọn CỘNG SẢN CÔN ĐỒ Việt Nam.

  3. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    DÂN SỰ BẤT PHỤC TÙNG CHÍNH PHỦ

    Sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc làm một, nếu không kể những chống đối từ phía gọi là “tàn dư Mỹ Ngụy” để lại, thì coi như CS đã thành công trong việc thống nhất đất nước và lòng dân, cũng như uy tín trên trường quốc tế lên rât cao ngay sau đó.
    Lý do đơn giản là dân chúng hai miền đã yên phận mình, sau nhiều thập niên chiến tranh ác liệt kể từ lúc chống Pháp của thời kỳ Chiến tranh Đông Dương lần một, sang tới tới nội chiến hai miền Nam Bắc kéo dài 20 năm, được gọi chung là Chiến tranh Đông Dương lần hai. Kẻ bại trận là quân dân miền Nam đã không còn trông đợi gì nơi đồng mình cũ, một khi Mỹ đã tìm cách gọi là “rút lui trong danh dự” qua sự bán đứng miền Nam cho qúi đỏ bằng Việt Nam hóa chiến tranh và sau cùng là Hiệp ước đình chiến Paris 1973. Nguyễn Gia Kiểng đã diễn tả sự bại trân của VNCH là một sự phá sản toàn bộ, nhất là về mặt tâm lý ! Vâng, phía quốc gia suy nghĩ rất lô-gịc rằng, ngày trước thua ở Điện Biên Phủ thì chỉ mất miền Bắc và vẫn còn miền Nam, cùng lân bang như Miên và Lào, nhưng lần này thì mất toàn bộ và tất nhiên chẳng sớm thì muộn thì làn sóng đỏ sẽ lan rộng ra khắp Đông Nam Á, đúng như thuyết Domino !

    Với quốc tế dĩ nhiên vào thời đó thanh thế CS nhất là CS Bắc Việt lên cao nhất chưa từng thấy và thậm chí còn hơn cả thời đánh thắng thực dân Pháp nữa. Chính vì thế mà CS đã kiêu ngạo mà rằng “kẻ thù nào cũng đánh thắng”, nên chẳng còn nể nang gì Tàu cộng mà không gây hấn bằng sự tiến đánh qua Miên và xích lại gần Liên Xô hơn bao giờ hết ! Chưa hết lại còn dám chơi cạn tầu ráo máng bằng sự ngược đãi và phân biệt đối xử những người Việt gốc Hoa từng làm ăn sinh sống nhiều đời ở VN và lắm kẻ có công với CS trong thời nội chiến. Đó là một trong những chuỗi sai lầm nghiêm trọng của CS sau khi thống nhất đất nước, do bởi chưa tiêu hóa nổi cái gọi là “đại thắng mùa Xuân 1975″ của Văn Tiến Dũng đặt tên cho tác phẩm của mình sau này.

    Tuy nhiên chính sự phân biệt đối xử với phía bại trận đã khiến cho lòng dân lại ly tán hơn bao giờ hết và bắt đầu lác đác có hiện tượng vượt biên bằng thuyền gắn máy. Thế giới lúc đó cũng chưa bận tâm lắm vụ việc này, ngoại trừ dân trong Nam đặc biệt chú ý đến hình thức này.
    Tiếp đến sự việc người Việt gốc Hoa bị tống xuất hàng loạt ra khỏi VN bằng mọi cách, mà nổi bật nhất ở trong Nam là bằng tàu thuyền đủ cỡ mà dân gian gọi bằng cái tên “đi vượt biên bán chính thức”, hay ngắn gọn là “đi bán chính thức”, để phân biệt với đi vượt biên chui hay đi chui ! Không thiếu gì người lợi dụng tình thế để đóng vàng đăng ký đi bán chính thức. Tôi là một trong số hàng chục vạn người vào lúc cuối mùa bán chính thức (hè 1979) tại Bặc Liêu. Cũng từ đó thế giới đã gọi người tị nạn CS Việt vượt biển bằng cái tên là THUYỀN NHÂN (Boat People).
    Như thế đó cũng là một hình thức dân sự bất phục tùng chính phủ bằng sự bỏ nước ra đi lưu vong.

    Cũng nên biết là phong trào vượt biên chui, bán chính thức hay thậm chí chính thức bằng đường bộ đường thủy rồi lan sang đường hàng không (Vượt biên gọi là chính thức là bằng cách kết hôn giả vờ với một người con lai, người có quốc tịch ngoại quốc, qua chương trình ODP, giấy tờ giả sau khi mua chuộc công an …)

    Càng ngày phong trào vượt biên trở nên thiên biến vạn hóa. Chẳng hạn như xin đi du lịch, du học, lao động nước ngoài, rồi xin tị nạn ở một nước thừ hai, thứ ba. Chẳng hạn xin du lịch, du học ở Nga rồi trốn sang Ba Lan hay Tiệp và sau cùng sang Đức bằng đường bộ (băng rừng vượt núi đồi ở biên giới). Chính tôi đã chứng kiến và trực tiếp giúp đỡ một số trường hợp qua biên giới Tiệp-Đức rồi đi tới Hòa Lan. Từ đó đẻ ra lắm từ ngữ mới như tường nhân (vượt tường Bá Linh), lâm nhân (vượt rừng núi) chẳng hạn

    Vượt biên dạng thuyền nhân thực chất chỉ là hình thức mới mà cũ. Cũ bởi vì ngày xưa đã có chuyện người ngoài vĩ tuyến 17 dùng thuyền và cả bè vượt biển Đông để đi tìm tự do trong miền Nam. Đó là những thuyền nhân đầu tiên vậy. Cũng như có người tìm cách bơi qua sông Bến Hải để tìm vào Nam. Trong miền Nam thời ông Diệm đã có một bô tem mang tên CHUYẾN BÈ VĨ TUYẾN để diễn tả lại sự kiện lịch sử trên
    Câu chuyện người tịn nạn CSVN vào sau 1975 là một vệt đen đậm trong Việt sử hiện đại. Bởi chưa bao giờ mà có cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại và trường kỳ như thế kéo dài trong hai ba thập niên mà vẫn chưa dứt !

    (còn tiếp)

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Vượt biên chui và bán chính thức rộ lên vào khoảng cuối thập niên 70 (78-79) rồi lụi tàn do chương trình bán chính thức bị dẹp bỏ sau khoảng một năm sôi động trên toàn cõi VN (ngoài Bắc nhộn nhịp nhất ở Hài Phỏng, còn trong Nam chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và lan tận ra tới tỉnh Kiên Giảng vùng vịnh Thái Lan !)

      Bên cạnh phong trào vượt biên vượt biển ta còn có những hoạt động chống CS của nhiều thành phần dân tộc khác nữa.

      Về tôn giáo, đã có những phản kháng từ phía Kitô giáo với điển hình là vụ án nhà thờ Vinh Sơn nằm trên đường Trần Quốc Toản (bị đổi tên là đường Ba tháng Hai) ở Sài Gòn. Ngoài Huế có tổng giám mục Huế Nguyễn Kim Điền, vị quan thày đáng kính của linh mục Nguyễn Văn Lý. Lm Lý đã coi tổng Điền như thần tượng từ lúc mới bước chân đi tu và nguyện bước theo chân quan thày mình. Cái chết bí ẩn của tổng Điền vẫn còn là điều mà tín hữu Kitô giáo phải làm cho ra lẽ và là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy lm Lý xả thân cho đại cuộc như ta đã thấy rõ lâu nay.

      [http://www.chinhnghia.com/giacmolanhtu45.htm:

      Vụ Mặt Trận Phục Quốc : vụ này thường được gọi là vụ Vinh Sơn vì xảy ra tại khu nhà thờ Vinh Sơn ở Q3, Saigon. Một nhóm giáo sĩ và giáo dân đã thành lập một tổ chức chống Cộng có tên là Mặt Trận Phục Quốc, đặt trụ sở phía sau nhà thờ Vinh Sơn. Liên hệ đến vụ này có các linh mục Đỗ Văn Nghị, Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Văn Chức và ông Nguyễn Việt Hưng. 2 linh mục Nguyễn Quang Minh và Nguyễn Văn Chức bị án khổ sai chung thân, còn linh mục Đỗ Quang Nghị bị án tử hình; ông bị bắ'n tại Thủ Đức ngày 15/3/78. Khoảng 200 linh mục bị bắt sau đó. Nỗi lo sợ bao trùm khắp nơi, nhiều linh mục đã chuẩn bị sách nguyện và quần áo để ra đi bất cứ lúc nào bị "gõ cửa".

      CS tiếp tục khủng bố tinh thần giáo dân bằng những buổi học tập chính trị dành cho các linh mục, tu sĩ ở tất cả các địa phận, đặc biệt là ở miền Nam. Các vị thừa sai và tu sĩ ngoại quốc còn lại đều bị trục xuất vào tháng 6/76. Nhằm mục đích vừa tạo "tình thân" vừa răn đe sự "lệch lạc chính sách", trong 2 tháng 8-9/76, Phạm Văn Đồng gặp Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê, Đức cha Trịnh Văn Căn, TGM Nguyễn Kim Điền và TGM Nguyễn Văn Bình.
      (...)
      Trong tháng 4/77, qua 2 bài phát biểu, TGM Nguyễn Kim Điền của địa phận Huế đã thẳng thắn tố cáo "Sau 2 năm, người CG thấy tự do tôn giáo chỉ có trên văn bản (qua 5 sắ'c lệnh và thông tư về tôn giáo), còn các hoạt động bị hạn chế, các khẩu lệnh đi ngược lạị Người CG làm gì cũng bị nghi ngờ, chèn ép". Ông còn dùng ngay cả câu nói mị dân của HCM để lật mặt CS :"...Không diệt được thì chỉ có cách là tôn trọng tự do tín ngưỡng để đồng bào cùng nhau xây dựng đất nước về ma(.t vật chất. Còn tín ngưỡng thì ai chọn tôn giáo nào tùy sở thích, đừng đụng tớị Như vậy mới thoải mái và đoàn kết được... Có người nói Hồ chủ tịch thường ca(n dặn cán bộ trí thức rằng "lao động trí óc mà không lao động chân tay, hoặc lao động chân tay mà không bồi dưỡng trí óc thì là một con người bán thân bất toại". Câu nói đó rất chí lý sáng suốt. Thì cũng vậy, con người chỉ thoải mái về vật chất mà không thoải mái về tín ngưỡng thì cũng là con người bán thân bất toạị Nhưng không phải tự do họ muốn, mà là bị ép buộc bán thân bất toạị Như thế ích lợi gì cho tổ quốc".

      Vụ Việt Tiến: vụ này xảy ra ở khu nhà thờ Fatima Bình Triệu vào năm 1977, nên thường được gọi là vụ Fatima. Một số giáo sĩ và giáo dân tổ chức chống lại các vi phạm nhân quyền của CS. Linh mục nhạc sĩ Huyền Linh bị phạt chung thân khổ sai, còn linh mục Võ Văn Bộ bị phạt 15 năm tù và được trả tự do năm 1992.

      Vụ Mặt trận Liên Tôn; vụ này do linh mục dòng Chúa Cứu thế Nguyễn Văn Vàng chủ động. Ông là một nhà hùng biện nổi danh của GHCGVN. Ông đã lập chiến khu Phụng Thiên ở vùng Phương Lâm và Gia Kiệm vào năm 1979. Nhờ tài thuyết phục của ông rất nhiều người theo. Nhưng do phản gián CS len lỏi vào, chiến khu của ông bị tan vỡ; ông bị kết án khổ sai chung thân và chết tại Hàm Tân, Bình Tuy năm 1989]

      Từ phía trí thức ta thấy có những phản kháng điển hình như bác sĩ Nguyễn Đan Quế với Mặt trận Dân tộc Tiến bộ vào năm 1978, sau này là Cao Trào Nhân Bản (1990).
      Cạnh đò còn có nhóm Diễn Đàn Tự Do của ông Đoàn Viết Hoạt, một trí thức Phật giáo. Hai ông Hoạt và Quế nghiễm nhiên trở thành những người tù lương tâm VN nổi tiếng một thời.

      Diễn Đàn — Cập nhật : 13/02/2011 16:43
      Ngày 29 và 30 tháng 3.1993, toà sơ thẩm thành phố HCM đã đưa ra xử kín giáo sư Đoàn Viết Hoạt và nhóm “Diễn Đàn tự do” của ông về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
      Đoàn Viết Hoạt bị kết án 20 năm tù. Những người khác, Phạm Đức Khâm bị 16 năm tù; Nguyễn Văn Thuận, 12 năm tù (ông còn bị 10 năm tù trong vụ Nguyễn Đan Quế, toà tổng hợp hai bản án là 20 năm tù); Lê Đức Vượng, 7 năm tù; Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Thiệu Hùng và Phạm Thái Thuỷ, 4 năm tù; Hoàng Cao Nhã, 8 tháng 20 ngày tù.
      (…) Đoàn Viết Hoạt sinh năm 1942 tại Hà Nội, theo cha mẹ di cư vào nam năm 1954, học và dạy học Anh văn tại Sài Gòn tới năm 1968, du học tại Mỹ từ 1968 đến 1971. Trở về nước với bằng tiến sĩ giáo dục, ông làm phụ tá cho viện trưởng Thích Minh Châu tại Viện đại học Vạn Hạnh từ 1972 đến 1975. Với tiểu sử đó, ông bị bắt đi “tập trung cải tạo” từ năm 1976 đến năm 1988! Từ tháng 6.1989, ông và một số bằng hữu mở ra một phong trào vận động cho tự do dân chủ và đa nguyên trong nước, với tờ báo đánh máy Diễn Đàn tự do phát hành được 4 số và 8 băng căt-xét thì bị bắt (vào tháng 11.1990). Một cuộc đấu tranh chính trị, bất bạo động, như được thể hiện trong “ Lời kêu gọi từ nhà tù”, mà Diễn Đàn đã trích đăng các đoạn chính trong số 5 (1.93).

      Trong thập niên có ba vụ Dân Sự BTTCP lớn là phản kháng từ phía Phật giáo miền Trung, tức cánh Ấn Quang ngày xưa mới đầu được lãnh đạo bởi thượng toạ Huyền Quang, sau được tiếp sức với thượng toạ Quảng Độ (trốn từ nơi an trí là một làng quê ở tỉnh Thái Bình vê lại Sài Gòn); vụ gọi là Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ của Nguyễn Hộ và Tạ Bá Tòng chủ yếu là ở trong Nam; vụ Phản Tỉnh Phản Kháng của văn nghệ sĩ cả nước, nhất là ở ngoài Bắc.

      Wikipedia:
      Câu lạc bộ thành lập do một số đảng viên trong Đảng Cộng sản Việt Nam đứng tên, dẫn đầu là ông Nguyễn Hộ cùng các ông Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu, Nguyên Phong Hồ Hiếu. Tổ chức nộp đơn hoạt động từ năm 1985 nhưng đến Tháng Năm năm 1986 mới chính thức được giấy phép của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
      Tổ chức này đáng được ghi nhận là một tổ chức do quần chúng tự lập chứ không do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trong hai năm đầu, Câu lạc bộ phát triển rất nhanh với số hội viên lên đến 20.000 người. Trong số đó có những đảng viên kỳ cựu như Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng và Trần Nam Trung.

      Với xu hướng Đổi Mới và Cởi Mở của nhà nước Việt Nam đề ra, Câu lạc bộ chuyển hướng từ tính cách tương tế sang thúc đẩy việc chống tham nhũng và lạm quyền trong xã hội. Tháng Tư năm 1988 Câu lạc bộ lập Ban Tư vấn Chính trị để xúc tiến công việc đổi mới.
      Câu lạc bộ đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo và mít tinh góp ý và phê bình đường lối cải cách trong thời kỳ Cởi Mở. Đáng kể là kiến nghị gửi lên chính phủ kêu gọi thực thi bầu cử tự do, không lệ thuộc vào Đảng. Lá thư còn đề xướng Quốc hội phải biểu quyết bằng phiếu kín thay vì lối xướng danh. Ký tên là hơn 100 hội viên gồm có tướng Trần Văn Trà; tướng Nam Long; tướng Phan Trọng Tuệ; Nguyễn Văn Trấn, cựu đại sứ Việt Nam tại Liên Xô; Nguyễn Khánh cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc; và Hà Huy Giáp, cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin. Câu lạc bộ còn vận động Quốc hội đưa ông Võ Văn Kiệt lên làm thủ tướng vì đường lối của ông được cho là cấp tiến hơn mặc dù Bộ chính trị đã đề cử ông Đỗ Mười. Trước năm 1988, Quốc hội thường biểu quyết thông qua mọi việc y nguyên gần như tuyệt đối theo đề nghị của Đảng nhưng trong kỳ biểu quyết lịch sử đó Quốc hội dồn 168 phiếu cho Võ Văn Kiệt, tức 36% trên tổng số 464 đại biểu, một tỷ lệ chưa từng có ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

      Vào Tháng Chín năm 1988, Câu lạc bộ cho ra mắt tờ báo Truyền thống Kháng chiến có những bài chỉ trích việc thống nhất vội vã hai Miền Nam Bắc sau năm 1975. Sau số báo thứ nhì in ra thì có lệnh cấm. Dù vậy số báo thứ ba vẫn ra và bị tịch thu.
      Sang năm 1990 thì hoạt động của hội bị hạn chế và ngừng hẳn vì nhiều hội viên như Tạ Bá Tòng, Hồ Văn Hiếu, Ðỗ Trung Hiếu, Lê Ðình Mạnh đều bị nhà chức trách bắt giam

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Đại lão hòa thượng THÍCH ĐÔN HẬU (1905 – 1992) chính là người châm ngòi cho cuộc tranh đấu Phật giáo, ban đầu khởi phát ở miền Trung, rồi nổ tung lan ra khắp nước sau đó, qua sự tín nhiệm tuyệt đối của ngài dành cho hai vị tu sĩ Phật giáo có nhiều kinh nghiệm tranh đấu. Đó là thượng toạ Huyền Quang và Quảng Độ.

        Một tài liệu của Phật giáo cho biết hoạt động của Ngài sau 1975 như sau:

        [trích]
        Năm 1975, Ngài trở về Chùa cũ. Cũng trong năm ngày Ngài được cung thỉnh làm Cố Vấn Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo.
        Năm 1977, Đại hội kỳ VII của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Ấn Quang, Ngài được suy cử chức vụ Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống.
        Năm 1979, Đức Đệ Nhị Tăng Thống, Hòa thượng Thích Giác Nhiên, Chùa Thuyền Môn, Huế viên tịch. Đại hội kỳ VIII chưa tổ chức được để suy cử Đức Đệ Tam Tăng Thống, do đó Hội Đồng Lưỡng Viện cung thỉnh Ngài kiêm nhiệm luôn chức vụ Xử Lý Viện Tăng Thống.
        Năm 1977 và 1981 đến 1983, Ngài 3 lần làm Đàn Đầu Hòa thượng các Đại Giới đàn tại Chùa Báo Quốc và Trúc Lâm.
        Năm 1978, Ngài chính thức lên tiếng phản đối Cộng sản Hà Nội trong việc bắt bớ giam cầm trái phép những nhà lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngài đã một mực cương quyết đòi Cộng Sản phải trả tự do cho các nhà lãnh đạo Phật giáo trong đó có có Hòa thượng Thích Thiện Minh, Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ. . .
        Đặc biệt từ năm 1976 đến 1986, Ngài không ngừng giảng dạy Kinh Luật cho Tăng ni ở Huế tại các Chùa Linh Mụ, Báo Quốc và Linh Quang.

        Năm 1986, tình hình chính trị xã hội trong nước bước qua một giai đoạn mới. Bao nhiêu ưu tư, thao thức của Ngài đối với tiền đồ Đạo Pháp có cơ may được thực hiện. Nhưng khổ nỗi, Ngài tuổi già sức yếu, xã hội vẫn còn lắm khó khăn, người cộng sự thì thưa vắng. . . Bao nhiêu ưu tư, dằn vật đã đưa đến cho Ngài cơn bệnh trầm trọng vào mùa thu 1986 mà tưởng rằng Ngài đã không qua khỏi. Nhưng sau ba tháng chữa trị, sức khỏe dần dần bình phục nhưng thể trạng của Ngài vẫn yếu hẳn so với trước. Sau đó Ngài đi tham lễ tại một số Tổ đình như Tây Thiên, Thuyền Tôn, Báo Quốc. . . và Ngài về thăm lại Chùa Long An Quảng Trị nơi Ngài sinh trưởng, rồi trở về an dưỡng, tịnh tu cho đến giờ phút cuối cùng.

        Đặc biệt, vào những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, Ngài vẫn chưa yên lòng nghỉ ngơi khi nhận thấy nhiều tổ chức Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại chưa kết hợp thành một khối để hỗ trợ và phát triển cho đạo pháp tại quê hương đất nước trước sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản khắp nơi trên Thế giới. Vào ngày 10 tháng 9 năm 1991, Ngài đã gởi một bức Tâm Thư đến Tăng Ni đang tu học và hành đạo tại hải ngoại, kêu gọi toàn thể chư Tăng Ni hãy đoàn kết hòa hợp để thực hiện trọn vẹn sứ mệnh của bậc Chúng Trung Tôn mà Phật pháp và lịch sử đang giao phó.

        Vào ngày 31 tháng 10 năm 1991, sau khi chư Tăng Ni tại hải ngoại đã đáp ứng tinh thần Tâm Thư, Ngài nhân danh Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã gởi đến toàn thể Tăng Ni và Phật tử đang tu học và hành Đạo tại hải ngoại một bức Thông Điệp gồm có 04 điều khuyến thỉnh vô cùng khẩn thiết cho một nền Phật giáo Thống nhất tại hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ.

        Chỉ trong vòng một tháng pháp thể khiếm an, Ngài đã an tường thị tịch vào lúc 8 giờ tối ngày 23 tháng 4 năm Nhâm Thân 1992, tại Tổ đình Linh Mụ, Huế, Việt Nam. Lễ nhập kim quan được cử hành vào lúc 03 giờ chiều ngày 24 tháng 4 năm 1992, và lễ rước kim quan nhập Bảo Tháp bắt đầu vào lúc 07 giờ sáng ngày 3 tháng 5 năm 1992, nhằm ngày Mồng Một tháng Tư năm Nhâm Thân.
        [hết trích]

        Tài liệu khác của Phật giáo cho biết cuộc chuyển quyền ra sao từ nhân vật số một là hòa thượng Đôn Hậu sang tay một vị “thượng tướng Phật giáo” chính là thượng toạ Huyền Quang. Chỉ ít năm sau “cặp bài trùng” Huyền Quang – Quảng Độ nghiễm nhiên trở thành linh hồn phong trào tranh đấu chống CS của phía Phật giáo vang dội cả trong và ngoài nước. Tại miền Trung có lúc đã xuất hiện biểu tình vời nhiều ngàn Phật tử tham gia như tin kể lại. Tuy nhiên tất cả bị CS đàn áp thẳng tay, bởi vì lúc ấy thông tin trong ngoài còn quá khó khăn, cũng như các lực lượng Hải ngoại chống Cộng còn nhiều phân tán, thậm chí ngay cả trong nội bộ Phật giáo Hải ngoại cũng thế. Dù sao sau này Phật giáo đã chấn chỉnh hàng ngũ để đoàn ngũ hóa chặt chẽ hơn nhiều. Rất tiếc tình đoàn kết keo sơn không kéo dài được bao lâu lại rơi vào phân hoá kể từ sau khi đại lão hòa thượng Huyền Quang viên tịch và quyền uy thu vào một mối trong tay đại lão hòa thượng Quảng Độ.

        [trích]
        Năm 1975-1978: Với tư cách Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Ngài cho tiến hành điều tra và phúc trình các vụ bắt bớ, chiếm dụng chùa chiền và cơ sở Giáo Hội một cách trái phép, phá hủy các tượng Phật, các di tích Phật Giáo của chính quyền Cộng Sản Việt Nam.
        Ngày 06-04-1977, Ngài bị bắt cùng lúc với Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Thích Thuyền Ấn, và Cố HT Thích Thông Bửu, v.v… và bị biệt giam tại nhà số 4 Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Sau 18 tháng tù, Ngài bị đưa ra tòa xét xử, kêu án 2 năm và quản chế tại chỗ.
        Dù bị quản thúc, Ngài vẫn cùng với các vị Hòa Thượng lãnh đạo trong Viện Hóa Đạo cương quyết phản đối việc chính quyền Cộng Sản Việt Nam cho thành lập GHPGVN. Vì vậy Ngài bị chính quyền Cộng Sản bắt ngày 25-02-1982 rồi trục xuất khỏi thành phố Sài Gòn để đưa về an trí tại Chùa Hội Phước, tỉnh Nghĩa Bình, còn Hòa Thượng Thích Quảng Độ thì bị đưa đi an trí tại tỉnh Thái Bình. Tại Nghĩa Bình, Ngài đã bị án lệnh: Cấm hành nghề tôn giáo, cấm phiên dịch kinh và các nghề nghiệp khác.
        Ngày 23 tháng 4 năm 1992: Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu viên tịch. Ngài xin chính quyền Quảng Ngãi ra Huế dự lễ tang, nhưng chính quyền Quảng Ngãi không cho Ngài đi. Ngài tuyên bố! “Nếu nhà cầm quyền Quảng Ngãi không cho tôi đi dự tang lễ, tôi sẽ tuyệt thực vô thời hạn và sẵn sàng cúng dường thân này lên Chư Phật và tạ lỗi lên Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, vì tôi đã không làm tròn nhiệm vụ mà Hòa Thượng giao phó”. Chính quyền nghe Ngài tuyên bố như vậy nên đành để Ngài đi. Tại tang lễ này, Hòa Thượng Thích Nhật Liên, là trưởng tử của Cố Hòa Thượng Đệ Tam Tăng Thống đã trao lại cho Ngài ấn tín của Giáo Hội và lời di chúc của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Đứng trước Kim quan Đức Đệ Tam Tăng Thống, Ngài dâng lời tác bạch, thể hiện nội dung đầy đạo tình đối với bậc lãnh đạo tối cao của Giáo Hội và trình bày khẩn thiết tâm nguyện phục hồi GHPGVNTN. Lời tác bạch có đoạn Ngài viết như sau: “Dầu có muôn ngàn khó khăn đi nữa, con vẫn không bao giờ chùn bước, quyết đòi hỏi nhà nước phải để GHPGVNTN phục hồi và được sinh hoạt bình thường như trước năm 1975”. Qua sự kiện này đã gây được sự phấn khích đối với Chư Tôn Đức Tăng Ni, đồng bào Phật tử trong và ngoài nước, khởi đầu cho cuộc vận động đòi hỏi quyền sinh hoạt tự do tôn giáo, trong đó có sự phục hoạt GHPGVNTN.
        Cũng theo di huấn của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu và Hiến Chương của Giáo Hội, Ngài đã tiếp tục Phật sự trong cương vị là Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Xử Lý viện Tăng Thống.

        Trở về Quảng Ngãi sau khi nhận di chúc và ấn tín ủy thác Giáo Hội của Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Ngày 25 tháng 6 năm 1992, Ngài viết yêu sách 9 điểm gởi các cơ quan cao nhất của chính quyền Cộng Sản Việt Nam nhằm mục đích nói lên thảm trạng của GHPGVNTN đang bị nhà nước Cộn Sản đàn áp, khủng bố các hàng giáo phẩm của Giáo Hội và các Phật tử trong nước. Lên án đảng, nhà nước lập ra GHPGVN làm công cụ chính trị chia rẽ nền Phật giáo dân tộc.
        Sau đó liên tục nhiều năm, Ngài viết tuyên cáo gởi cho nhà cầm quyền Việt Nam phô bày những sai lầm nghiêm trọng mà đảng Cộng Sản Việt Nam đã gây ra cho Phật giáo và dân tộc Việt Nam; viết tâm thư kêu gọi Tăng, Ni, Phật tử nổ lực hy sinh gian khó để bảo vệ chánh pháp, phục hoạt Giáo Hội; viết Bản tự Thuật để nói lên hành trạnh sinh hoạt của Ngài đã bị nhà nước Cộng Sản đối sử bất công tệ hại trong kháng chiến chống Pháp và sau 1975. Tất cả các văn bản này Ngài đều gởi trung ương chính quyền Cộng Sản Việt Nam. Nhưng không được nhà nước hồi đáp.
        Do các văn kiện đó mà nhà nước Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng nổ lực khống chế, khủng bố tinh vi đối với bản thân Ngài và Chư Tôn giáo phẩm Tăng Ni của Giáo Hội.
        [hết dẫn]

    • Đại Hải says:

      Ông LẠI MẠNH CƯỜNG viết ít cho chúng tôi nhờ. Ông góp ý bình luận thì không nói làm gì, nhưng ông cắt dán nhiều bài cũ rích chẳng liên quan đến bài chủ.
      Phiền quá ông CƯỜNG ơi.

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Thưa ông Đại Hải,

        Viết phải có dẫn chứng đâu ra đó (hard proof), nếu không sẽ trở nên vu khống, hay viết kiểu hóng chuyện (hear and say).

        Góp ý như thế mới đúng là làm SÁNG TỎ sự việc, sau khi mổ xẻ sự kiện qua những khía cánh khác nhau về hiện tượng xã hội trên.

        Bằng chứng như ông thấy đó, để diễn tả vụ việc Đoàn Văn Vươn cho thật đầy đủ, Ban Biên Tập phải cho chạy liên tục mấy bài liền trong vài ngày qua.

        Trên đây tôi nói rõ ra những BẤT CẬP XÃ HỘI (SOCIAL CONFLICTS) ở Việt Nam xưa và nay, để thấy tại sao có những hiện tượng gọi chung là DÂN SỰ BẤT PHỤC TÙNG CHÍNH PHỦ ngày một gia tăng, chẳng phải ở ta mà cả ở những nơi khác nữa.
        Ông cũng nên chú ý là tôi thường chỉ góp ý thật nhiều ở MỘT BÀI, chứ không tản mạn đánh hôi, chửi linh tinh, “tuần chay nào cũng có nước mắt” như đa phần độc giả khác.

        Thiển nghĩ có truy tìm từ A đến Z, mới chẩn đoán được chính xác căn bệnh trầm kha trong con người và đất nước Việt Nam ra sao, từ đó mới tìm ra được phương thuốc trị liệu tận gốc.

        Kính,
        Lại Mạnh Cường

  4. Dân nghèo Cồn dầu says:

    Cảm ơn anh Vươn đã đánh bọn ác ôn bóc lột thay dân đen chúng tôi .
    Dân Cồn dầu Đà nẵng bị chính quyền điều 500 cảnh sát đàn áp dã man , đền chúng tôi 30 ngàn /mét và bán cho Sungroup chia lô bán lại 10 triệu / mét . Đúng là chính quyền ăn cướp và giết người .
    Có súng hoa cải thì Vua Thanh đã bị bắn rồi . Nghe đâu hôm nay Thanh ăn mọi dự án từ lớn đến nhỏ không như ngày xưa chỉ ăn lớn thôi . Đảng cộng sản sao bẩn và ác vậy .
    Nghe đâu được tổng Mạnh, Khải và An bảo kê . Hắn đã thủ tiêu ông Tùng , viện kiểm soát Đà nẵng vì dám kết tội hắn trong vụ cầu sông Hàn .

  5. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa quí đồng hương,

    Ngày ngay chúng ta thấy nhản nhản những hiện tượng chống đối lại nhà nước gọi là CS ở Việt Nam. Tôi gọi đó là hiện tượng dân sự bất phục tùng chính phủ (civil disobedience).

    Ở các nước văn minh tiên tiến, người ta công nhận và bảo vệ quyền này rất kỹ. Rất tiếc ở các nước độc tài, nhất là độc tài toàn trị kiểu CS hay thời phong kiến thực dân thì coi đó là hành vi làm loạn (rebel; opstand), tức mang tính tiêu cực, phá rối trị an, phá rối trật tự công cộng …Trong khi phía (dân gian) có cảm tình gọi đó là nổi dậy; và từ cuộc nổi dậy có thể chuyển thành một cuộc cách mạng (revolution) mong có một sự đổi dời thật sự, qua cách lật đổ chính quyền chẳng hạn! Chính vì thế mà đám CS hay tự nhận mình là phe cách mạng, thay vì nói rõ mình là CS, bởi người ta thường dị ứng với từ ngữ CS !

    DÂN SỰ BẤT PHỤC TÙNG CHÍNH PHỦ (Civil disobedience) theo tôi hiểu đó là hình thức phản kháng của dân chúng chống lại chính phủ.
    Hình thái phản kháng có nhiều cách khác nhau, đại để ta phân loại ra hai vế lớn là: bạo động và bất bạo động.
    Bạo đồng là dùng bạo lực để giải quyết bất mãn chính phủ. Bạo lực có thể là dùng võ lực tay chân cho đến võ khí. Võ khí thì đủ loại, từ gậy gộc, gươm giáo đến súng ống, lựu đạn, chất nổ, hóa chất như acid, hơi độc chẳng hạn.

    Bất bạo động cũng chia ra làm nhiều cách: như bất hợp tác bằng sự không tuân thủ nghĩa vụ qui định, như đóng thuế, đi nghĩa vụ quân sự …; hay biểu tình ôn hòa, giống như Gandhi chủ trương

    Wikipedia:
    Civil disobedience is the active, professed refusal to obey certain laws, demands, and commands of a government, or of an occupying international power. Civil disobedience is commonly, though not always, defined as being nonviolent resistance. It is one form of civil resistance. In one view (in India, known as ahimsa or satyagraha) it could be said that it is compassion in the form of respectful disagreement.

    Ở nước ta thời phong kiến nhà Nguyễn có vị đại trí thức “làm loạn” nổi tiếng là Cao Bá Quát qua câu thơ độc đáo khi ông sắp lên đoạn đầu đài ngửa cổ chịu chém: Ba hồi trống dục đù cha kiếp / Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.
    Phong trào CS ở khắp thế giới cũng là một hình thức dân sự bất phục tùng chính phủ bằng bạo lực qua chiến tranh, đấu tranh giai cấp để cướp chính quyền và thiết lập nên cái gọi là chính quyền chuyên chính vô sản !

    Thời CS trước 1975 ở ngoài Bắc có hai vụ nổi tiếng được nhiều người biết tới. Đó là vụ án văn học Nhân Văn Giai Phẩm hồi năm 1956, được xem là cuộc nổi dậy bất bạo động bằng chữ nghĩa của giới văn nghệ sĩ đi theo CS. Thực tâm tôi không xem đó là một cuộc nổi dậy, bởi đạo diễn nó chính là phía lãnh đạo CS đi theo chiến dịch “Trăm Hoa Đua Nở” của Tàu cộng, nhằm quét sạch những tư tưởng chống đối trong hàng ngũ văn nghệ sĩ và trí thức tiểu tư sản đi theo CS trong kháng chiến chống Pháp và CS để cho đi quá đà một tí mà dễ dàng thẳng tay đàn áp !
    (Mở ngoặc đơn ở đây là, như trong Cải Cách Ruộng Đất CS cũng phóng tay làm quá hơn, với mục đích “thà giết lầm hơn bỏ sót” ! Cụ Hoàng Văn Chí đã nhận xét rất hay rằng, chính Mao Trạch Đông đã cho một ví dụ về trò chơi chính trị giết người này bằng một ví dụ cụ thể nhất: Muốn bẻ một cái đũa cong cho thằng lại, ta phải uốn nó quá một tí phía bên đối diện ! Cho nên cụ Chí đã kết luận Sửa Sai là một bộ phận không thể thiếu được trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất !)
    Sau này xem lại hồi ký của Trần Dần và nhiều người tham gia trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ta thấy rõ thực chất chỉ là một sự xin đảng CS chiếu cố mà mở rộng tự do sáng tác cho văn nghệ sĩ đi theo đảng, chứ không dám làm loạn như người ta tưởng. Tóm lại, vẫn một cách thức “xin-cho” thôi !

    Vụ thứ hai cũng vào năm 1956, là cuộc nổi dậy vào năm 1956 của đồng bào huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An chống lại chính sách Cải Cách Ruộng Đất tàn bạo của CS. CS đã tìm cách bưng bít kỹ vụ này cho nên ít người biết đến như bíến cố Nhân Văn Giai Phẩm nói trên.
    Lý do bưng bít bởi vì thấm đẫm máu dân lành trong vụ này. Xin xem tường thuật phần đầu nguyên nhân dẫn đến biến cố trên dưới đây.

    [trích]
    Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt Cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ.

    Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau. Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay sợ bị rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuê. Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ.

    Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân. Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau :

    - Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm,

    - Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu,

    - Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công,

    - Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.
    [hết trích]

    Vụ nổi dậy này chả khác chi vụ nổi dậy của nông dân tỉnh Thái Bình vào thập niên 90 và lan rộng ra nhiều tỉnh lân cận ở đồng bằng sông Hồng, như Nam Định (với sự tham dự chủ yếu là các công nhân những nhà máy dệt quốc doanh), Hải Hưng … Cuộc tranh đấu kéo dài nhiều tháng, gây được tiếng vang trong cả nước và lan ra hải ngoại, khiến trung ương CS lo ngại phải cử những cán bộ chủ chốt gốc Thái Bình, như ủy viên bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt và ủy viên trung ương đảng Trần Độ về tận nơi phủ dụ và vỗ an bá tánh !
    Phạm Thế Duyệt và đồng bọn còn láo lếu đổ tội cho phía hải ngoại xúi dục dân làm bậy, với chủ mưu chính là Nguyễn Gia Kiểng, thủ lãnh nhóm Thông Luận Paris !
    (mở ngoặc đơn, Nguyễn Gia Kiểng gốc dân Kitô giáo và quê ở Thái Bình. Thực ra chủ trương hòa giải hòa hợp dân tộc, đồng thời dương cao ngọn cờ dân chủ đa nguyên của nhóm Thông Luận đang vô cùng ăn khách trong giới trí thức và đảng viên quốc nội, cũng như trong các cộng đồng người Việt tại các nước Đông Âu, chưa kể phe thân cộng ở Âu Mỹ, khiến cho CS bối rối. CS nhân cơ hội này bèn vu vạ, nhằm bôi xấu những ai có cảm tình hay ít nhiều chia xẻ một quan điểm lập trường như Thông Luận Paris. CS lo ngại nhiều cũng bởi vào cuối thập niên 80 Trần Xuân Bách cũng đòi đa đảng mà bị đánh văng khỏi đảng. Bách và đồng bọn chịu ảnh hưởng của công cuộc Đổi Mới / Perestroika và Công Khai / Glasnost của Gorbachov bên Liên Xô. Nhưng vì “cầm đèn chạy trước ô tô” nên Bách cũng như đồng liêu bên Tàu cộng là Triệu Tử Dương “thác oan” bởi đồng bọn là thế )

    (còn tiếp)

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Trong khi ở miền Bắc dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ có hai cuộc nổi dậy trên, thì miền Nam dưới chính thế Việt Nam Cộng hòa trái ngược lại vô cùng sôi động với vô số hình thái chống chính phủ. Điều này nói lên sự “ưu việt” của miền Nam mà rất nhiều người vẫn còn nối tiếc thời vàng son ngày cũ khi so sánh với chế độ độc tài độc đảng hiện nay ở VN.

      Công bằng mà phán xét thì xã hội miền Nam thời đó cũng chưa có dân chủ tự do thật sự, nhưng ít ra dân cũng có quyền phản kháng giới cầm quyền. Dĩ nhiên CS đã lợi dụng thời cơ thẩm nhập và gây xáo trộn cho xã hội miền Nam trở nên như một mớ bòng bong để hưởng lợi.

      Vào thời đệ nhất cộng hoà những vụ chống đối đáng kể lại chính quyền Ngô Đình Diệm, bị dư luận xem là độc tài gia đình trị, là vụ sư đoàn Dù dưới lãnh đạo của đám sĩ quan trẻ như trung tá tham mưu trưởng Vương Văn Đông, thiếu tá Nguyễn Triệu Hồng … đã ép vị tư lệnh là đại tá Nguyễn Chánh Thi phải làm đảo chánh. (theo như hồi ký của Vương Văn Đông)

      Wikipedia:
      Ngày 11 tháng 11 năm 1960, cuộc đảo chính quân sự nổ ra. Do lợi thế bất ngờ, quân đảo chính nhanh chóng làm chủ tình hình và kiểm soát một số vị trí quan trọng. Lực lượng chính của quân đảo chính gồm 3 tiểu đoàn dù cộng với một số đơn vị biệt động quân, thiết giáp, do Trung tá Vương Văn Đông trực tiếp chỉ huy đã tiến hành bao vây dinh Độc Lập.

      Cuộc đảo chính có một số thành công bước đầu. Một số chính khách và đảng phái đối lập cũng tuyên bố ủng hộ và tập hợp lực lượng chính trị ủng hộ đảo chính. Tuy nhiên, do tổ chức kém, sự chần chờ và thiếu mục đích rõ ràng nên quân đảo chính sớm lâm vào thế thất bại. Quân đảo chính không chiếm được đài phát thanh, không ngăn chặn các cửa ngõ vào Sài Gòn, không cắt đường điện thoại từ trong dinh, nhờ đó tổng thống Diệm đã liên lạc được với các sĩ quan còn trung thành với chính phủ, đề nghị tập hợp lực lượng để phản đảo chính. Bên cạnh đó, lợi dụng sự dao động trong mục tiêu của các chỉ huy, từ lật đổ chính phủ sang cải tổ chính phủ, tổng thống Diệm đã dùng các biện pháp trì hoãn để chờ quân đội tiến về giải vây.
      (…)
      Sau khi cuộc đảo chính bị dập tắt, một số sĩ quân quân đội và chính khách đối lập liên quan đến cuộc đảo chính bị chính quyền Ngô Đình Diệm thanh trừng và đưa ra xét xử, tiêu biểu như vụ án nhà văn Nguyễn Tường Tam.
      [hết trích]

      Nối tiếp là vào năm 1962, phi công khu trục Skyraider Phạm Phú Quốc (1935-1965) cùng với đồng đội là phi công Nguyễn Văn Cử đánh bom dinh độc lập, nơi cư ngụ và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa, nhằm ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu. Bất thành và Quốc bị bắn rớt phải đáp khẫn cấp xuống sông Sài Gòn rồi bị bắt sống, còn cử bay thoát sang Miên. Thực tế chính Cử ép Quốc phải theo mình làm loạn, bởi Cử là con một đảng viên kỳ cựu Việt Nam Quốc dân đảng là cụ Nguyễn Văn Lực.

      Cuộc đàn áp Phật giáo dưới thời tổng thống Diệm là một giọt nước làm tràn ly nước đầy và chuyện gì tới phải tới. Đó là cuộc đảo chánh của quân đội vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 với hệ quả là cái chết thê thảm, dã man và tức tưởi của tổng thống Ngô Đình Diệm cùng cố vấn Ngô Đình Nhu trong lòng xe thiết vận xa M113.

      Sau thời tổng thống Diệm chấp chính là đại loạn, nên người Mỹ có cớ và cơ hội can thiệp mạnh bằng leo thang chiến tranh qua sự đổ quân ào ạt vào miền Nam. (Sự thật là Mỹ đã chủ mưu loại anh em ông Diệm để rảnh tay thao túng chính trường miền Nam).
      Xã hội xáo trộn dữ dội nên bất mãn gia tăng và làm mồi ngon cho các tranh giành thế lực, ảnh hưởng, với hệ quả tất yếu là biểu tình chống chính phủ liên miên bất tận dưới mọi hình thái, bạo động và bất bạo động !
      Phương thức bạo động thường được phía CS lợi dụng là khủng bố bằng mọi hình thức, nhất là đặt bom plastic ở bất cứ mọi nơi, như rạp hát, quán ăn, quán cà phê, giải trí trường (dancing), bar Mỹ, chung cư Mỹ cư ngụ, thậm chí trường học cũng không từ nan !
      Đồng thời khủng bố ám sát các nhân vật có tiếng tăm như giáo sư Y khoa Trần Anh và Lê Minh Trí, giáo sư Quốc gia hành chánh Nguyễn Văn Bông, ông Trần Văn Văn, sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật, sinh viên Y khoa tên Chương …
      Bất bạo động thì thiên hình vạn trạng, xuống đường biểu tình, tự thiêu …. Lại sáng tạo ra trò mới lạ như “ký giả đi ăn mày” để làm reo với chính quyền; hay linh mục Trần Hữu Thanh với cái gọi là Phong trào Chống Tham Nhũng ….
      Đó là chưa kể phong trào phản chiến ở phương Tây cũng sôi động bò sang tận Việt Nam. Vụ án chấn động là du sinh Nguyễn Thái Bình bị Mỹ tống xuất về đến phi trường Tân Sơn Nhất và bị giết chết thật thương tâm !

      Wikipedia:
      Nguyễn Thái Bình (14 tháng 1, 1948 – 2 tháng 7, 1972 (24 tuổi)) là một sinh viên phản chiến Việt Nam bị bắn chết tại phi trường Tân Sơn Nhất sau khi khống chế một chiếc máy bay. Sau cái chết, anh trở thành một biểu tượng cho phong trào phản chiến của sinh viên miền Nam Việt Nam vào thập niên 1970
      [hết trích]

      Tình hình miền Nam nát bét như tương, chính trị đã xâm nhập thật thô bạo vào đến tận mọi nhà, từ nhà Chùa đến nhà Chúa và cả nhà Trường … cho nên khó mà phân biệt cho ra ngô ra khoai phần nào là từ phía dân thật sự, phần nào từ các phe đảng chính trị hay quân đội, phần nào từ các tu sĩ tôn giáo lớn như Phật và Kitô giáo ! Chính vì thế mà tôi chỉ ghi lại một số nét chính và một vài đặc thù mà thôi, không chia loại ra cho rõ ràng, bởi mọi thứ đan chéo vào nhau như thành một nùi rối vĩ đại !

      (còn tiếp)

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Thật thiếu xót nếu ta không kể đến sự phản kháng bằng bạo lực súng đạn chống tham nhũng của đại úy y sĩ Hà Thúc Nhơn vào năm 1970. Bác sĩ Nhơn đã tử thủ trong quân y viện Nguyễn Huệ ở Nha Trang, nã súng “bừa bãi” vào lực lượng quân cảnh đến dẹp loạn, làm chết oan một số người vô tội …. theo như tường thuật báo chí, rồi sau cùng chính ông bị thảm sát.
      Về động cơ chống tham nhũng của bs Nhơn, cùng lý do nào đưa đến thảm trạng trên đã được nhiều người, kể cả trong giới y khoa, nhất là đồng môn (trên hay dưới lớp) bác sĩ Nhơn bày tỏ rất nhiều. Điều khôi hài là đa phần những người ngoài ngành Y lại xem ông như một anh hùng dám chết cho chính nghĩa, thậm chí thần tượng hóa ông lên, thì đồng môn cùng lớp hay trên dưới một ít lớp lại xem ông như một kẻ bất bình thường, kèm theo nhiều lời đồn thổi (hear & say) xen lẫn với chút huyền thoại bao quanh sự việc này. Tuy nhiên cũng có người ca tụng bs Nhơn, như bác sĩ Nguyễn Đức An viết trong email tại Florida vào ngày 21/10/2010: Hà thúc Nhơn là một y sĩ giỏi, là một nhân viên trong sạch, nhưng đã uổng mạng vì căn bệnh Tham Nhũng trầm trọng của VNCH (nguyên văn)

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Thật đáng tiếc Ban Biên Tập lại kiểm duyệt cắt đứt phần nói về phong trào chống tham nhũng rất sôi động trong miền Nam sau cái chết tức tưởi của Hà Thúc Nhơn, mà điển hình bằng nhóm chủ trương nhật báo SÓNG THẦN.

        Sóng Thần là một tập hợp của văn nghệ sĩ trí thức, chính trị gia, người lính từ binh nhì cho đến hạ sĩ quan và sĩ quan cấp nhỏ, lẫn dân thường. Số lượng tuy khiêm nhượng, nhưng ảnh hưởng rất to lớn. Nó đã khích động lòng dân rất nhiều, nên sau đó có phong trào thương phế binh “cắm dùi” ở Sài Gòn và nhiều nơi khác. Đó là một hình thức dân sự bất phục tùng chính phủ đấy nhé. Chả khác gì đám thương phế binh CS sau 1975 rủ nhau đi buôn lậu hàng đàn hàng lũ và hành hung đám công an kinh tế ba ở dọc đường đi.

        Họ bất mãn trước quốc nạn tham nhũng đang hoành hành như chỗ không người vào thời Thiệu và Kỳ thay nhau nắm quyền. Bọn cầm quyền miền Nam đa phần chỉ lo tranh giành quyền lực và moi tiền thiên hạ, mà không lo chống Cộng. Thật chả khác gi CSVN hiện nay không lo chống ngoại xâm Tàu cộng, mà chỉ lo vơ vét cho đầy túi tham.
        Chúng hè nhau buôn bán thuốc men, vải vóc, gạo, tiền đô, thậm chỉ cả vũ khí …, nghĩa là tất tần tật cho đối phương đang muu toan xâm lăng nuốt trọn miền Nam. Ta thấy cũng y chang như CSVN đang cõng rắn vào nhà qua vụ cho Tàu cộng vào khai thác tưng bừng ở khắp nước VN.

        Câu chuyện VN rất dài dòng, bởi hãy hình dung VN như một con bệnh nặng bởi mắc đủ thứ bệnh trầm kha, do các con vi trùng độc tài phong kiến, gia đình trị, quân phiệt, CS … trong nhiều năm dài đằng đằng. Cho nên phải mất công rất nhiều mà chẩn bệnh bằng cách VỌNG VĂN VẤN THIẾT kiểu Đông Y (cũng chả khác gì Tây Y phải truy nguyên bệnh sử từ A đến Z rất dài dòng).
        Cho nên phải kiên nhẫn, đừng sợ dài dòng tốn không và thời gian.

        Kính cáo,
        Lại Mạnh Cường

  6. Nam Ka says:

    It about time Mr. Doan V Vuon did stand up for himself. Hope the goverment of Vietnam will learn not to take people lands freely. Mr. Doan is my hero.

Phản hồi