WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hãy tha cho hai chữ “nhân dân”

Ảnh minh hoạ

Gần đây, thành phố Đà Nẵng đã đề nghị thay cụm từ “Chủ tịch ủy ban nhân dân” thành “Thị trưởng”. Ví dụ gọi là : Thị trưởng Đà Nẵng, Thị trưởng Huế, thị trưởng Hà Nội.v.v..Mới đây khi thảo luận về việc thực thị Hiến pháp 1992, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất không gọi là Ủy ban nhân dân … , mà gọi là Ủy ban hành chính…Hôm trước, xem ti vi, tôi thấy thông tin, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị đổi tên thành Viện công tố….Tôi rất tán đồng với ý những cao kiến này, vì nó chính xác như khoa học, gan ruột mà rất đúng nghĩa. Từ mấy chục năm nay chúng ta gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân, mà không hiểu nó có nghĩa là gì. Ủy ban gì là Ủy ban nhân dân ? Không ai giải thích được. Đúng quá.Rồi Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân ( tỉnh, huyện) là cái viện chi chi : Cái viện chuyên đi “kiểm sát nhân dân”, chứ không kiểm sát đảng, không kiểm sát nhà nước, không kiểm sát chính phủ , không kiểm sát lãnh đạo, kiểm sát cán bộ ư ? Rõ ràng nghĩa của từ không ổn . Nước ta có rất nhiều tên gọi các tổ chức, cơ quan “đèo bòng” thêm hai chữ nhân dân một cách ép uổng như thế.

Tôi biết không phải chỉ ở nước ta, mà nhiều nước “trong phe XHCN” xưa cũng gắn hai chữ “nhân dân” vào tên nước, tên các tổ chức hành chính như : Công hòa nhân dân Trung Hoa, Công hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Quân giải phòng nhân dân Trung Quốc,…rồi thư viện nhân dân, giáo viên nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, Nhà văn nhân dân.v.v.. Được vinh danh tột đỉnh thế mà nhân dân không ai sung sướng hãnh diện cả, vì nhân dân “kiếm ăn từng bữa toát mồ hôi”, thời giờ đâu mà biết.. Theo tôi hiểu thì thời kỳ đang đấu tranh chống đế quốc, giành chính quyền, các Đảng CS đều thêm 2 chữ “Nhân dân” vào để tập lực lượng đông đảo trong nước đi theo mình. Điều đó rất đúng và rất có hiệu lực trong thực tế. Nhưng khi Đảng CS đã thành đảng cầm quyền,“cai trị” ( hay quản lý) đất nước rồi, thì việc cứ giữ nguyên hai chữ “Nhân dân” sau các tên gọi tổ chức hành chính trong bộ máy của mình như thế, không còn tác tác dụng nữa, mà có khi trở thành sự trớ trêu, phản cảm. Ví dụ tên báo là Nhân dân, nhưng tôi cam đoan là 80% nhân dân không đọc, mà chỉ bí thư đảng bộ cơ sở trở lên, lãnh đạo và cán bộ lão thành mới đọc. Vì tin tức bài vở trên báo giống như công báo, không liên quan đến cuộc sông hàng ngày của dân chúng.

Trong thể chế quân chủ , nhân dân là người “bị cai trị”, gọi là dân đen. Trong chính thể cộng hòa, họ là đối tượng “bị”/ được quản lý . Bởi vậy mà những tổ chức nhà nước có dính thêm hai chữ “nhân dân” ở đuôi như Hội đồng nhân dân.v.v..là không đúng nghĩa thật của nó. Đọc lên nghe như sự lợi dụng, nghe như sự tuyên truyền. Cách đây hơn chục năm, có một ông Tổng biên tập một tờ báo ngành ở Hà Nội đã viết và cho đăng một bài nhàn đàm bàn về hai chữ “Nhân dân” trên báo mình. Đại ý bài viết là ở nước ta nhiều tổ chức có chữ nhân dân kèm theo như Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ủy ban nhân dân, Viện kiển sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Thư viện nhân dân…chỉ có mấy tổ chức liên quan đến tiền bạc là của Nhà nước, như : Kho bạc Nhà nước, Nhân hàng Nhà nước. Nghe nói sau khi đăng bài đàm đạo này, ông Tổng biên tập lập tức bị cách chức. Nhưng ngẫm lại, ý kiến trong bài viết của ông TBT là hoàn toàn đúng. Vì sao kho bạc hay ngân hàng không được gọi là Khi bạc nhân dân, Ngân hàng ngân dân , mà lại gọi là Kho bạc/ Ngân hàng Nhà nước ? Đó là câu hỏi mà ai cũng có thể đặt ra. Trong tổ chức bộ máy hành chính một quốc gia, kho bạc hay ngân hàng không khác gì viện kiểm sát hay tòa án cả, sao nơi thì thêm chữ nhân dân, nơi lại thêm chữ “Nhà nước” ? Cách gọi tên như thể làm cho người dân luôn nghĩ giống như ông Tổng biên tập nọ đã nghĩ. Nghĩa là tiền bạc thì Nhà nước phải nắm, còn cái gì không liên quan đến tiền bạc thì là “của nhân dân”. Đó là tư tưởng của bọn phản động xấu xa, bọn diễn biến hòa bình

Dù ĐCS nhiều lần khẳng định :” Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, cũng không thể gắn hai chữ “nhân dân” vào sau tên các tổ chức, các danh hiệu như vậy. Rõ ràng nhân dân không bao giờ quản lý, điều khiển được các tổ chức như Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cả. Nếu nói hai chữ “nhân dân” là bản chất của bộ đội, của công an cũng không hoàn toàn đúng trong thời Đảng cầm quyền. Công an là lực lượng bảo vệ trật tự trị an xã hội, quân đội là lực lượng bảo vệ Tổ Quốc, nhiệm vụ của nó dược pháp luật quy định. Giả dụ, khi chính thể cầm quyền thối nát, phản động, bán nước cho ngoại bang, nhân dân đứng lên “lật thuyền” để bảo vệ Tổ Quốc, lúc đó, theo lệnh cấp trên Quân đội nhân dân, Công an nhân đàn áp nhân dân à ? Phản lại bản chất của mình à ?.

25 năm đổi mới, hội nhập, ý nghĩa của hai chữ “nhân dân” trong tên gọi các tổ chức càng ngày càng mất tác dụng. Ví dụ một số cán bộ lãnh đạo trong “Ủy ban nhân dân’… tỉnh/ huyện/xã, lợi dụng việc thu hồi đất ruộng của dân để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị mới, làm sân golf.v.v..rồi chia nhau bán làm giàu. Nhân dân không chịu dời nhà thì “ Ủy ban nhân dân…” cho lính đến cưỡng chế . Khi nhân dân tụ tập kéo nhau lên trung tâm thành phố để khiếu kiện , đòi lại đất, thì “Ủy ban nhân dân” sai “công an nhân dân” đi trấn áp, bắt trói nhân dân tống lên xe , vi cho là “gây rối trật tự công công”, “chống lại chính quyền” . Trong các cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo Việt Nam, bắt bớ, giết ngư dân Việt Nam đang đánh cá trên vùng biến của nước mình, cắt cáp thăm dò của Tàu thăm dò dầu khí của nước ta…, thì “ Ủy ban nhân dân” lại sai “công an nhân dân” trấn áp, bắt bớ, tống vô tù, thậm chí đạp vào mặt nhân dân.v.v.. Các nhà tuyên huấn lập luận rằng, những cuộc xuống đường như thế dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Nhưng kẻ xấu nào nguy hiểm hơn bọn xâm lăng đang rình rập biên cương Tổ Quốc ? Bởi thế nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm , trong bài thơ Nhân dân mới đây đã viết : “Sao lại sợ nhân dân biểu tình?”. Tất cả những cảnh tượng “ bắt bớ”, “đàn áp” nhân dân ấy không phù hợp tí nào với những tên gọi :” Ủy ban nhân dân”, “Công an nhân dân”…

Cho nên để đảm bảo sự chính xác tên gọi, không gây sự hiểu lầm, phù hợp với một tổ chức nhà nước hiện đại , chúng tôi đề nghị bỏ hai chữ “nhân dân” khỏi các tên các tổ chức Nhà nước, chính quyền. Gọi lại các tên cho chính xác và sang trọng như: Ủy ban hành chính, Viện công tố, Thị trưởng thành phố, hoặc Chủ tịch ủy ban hành chính, hay Quân đội Việt nam, Công an Việt Nam…

Vâng, hãy tha cho hai chữ “nhân dân”

Theo blog Ngô Minh

5 Phản hồi cho “Hãy tha cho hai chữ “nhân dân””

  1. Lữ Út says:

    Qua một bài viết của một “vị đại tá” người ta đã nói huỵch toẹt ra rồi: Nhân dân, Công nhân chỉ dùng cho đảng viên đảng CS, vậy mà vẫn bàn luận mãi là thế nào!!!
    Đồng bào, quần chúng, người lao động chỉ dành cho…

  2. Từ Hán Việt
    Có 2 loại từ Hán Việt trong tiếng Việt.

    1- Từ Hán Việt do người Việt sáng tạo hoặc chọn lựa của Trung Hoa để làm giàu cho từ vựng Việt Nam.
    2- Từ Hán Việt do người Việt toàn tâm toàn ý copy theo TQ 100%. Không có sự cân nhắc chọn lựa. Hoàn toàn không có sáng tạo .

    Từ “nhân dân” là nằm trong trường hợp thứ 2.
    Vì nếu sáng tạo, chúng ta có thể thay thế bởi từ “dân chúng” hay “công chúng”.

    Tiếng Việt từ xa xưa, trong văn chương còn để lại, chỉ có khoảng 25-30% từ gốc Hán trong tổng thể tiếng nói của mình. Nên nhớ là có sự sáng tạo cũng như chọn lọc. Thử đọc lại Truyện Kiều là một thí dụ.

    Tiếng Việt hiện tại, có khoảng 65-70%. Đó là một con số dày đặc. Chưa kể, sự sao chép 100% theo Tàu. Vì thế tiếng nói VN hiện nay trên báo đài nghe rất giống Tàu Bắc Kinh.

    People人 民 [rénmín] nhân dân
    Excite 兴 奋 [xīngfèn] (sex) hưng phấn
    Manage 管 理 [guănlĭ] quản lý
    Register 登 记 [dēngjì] đăng ký
    Law 法 规 [făguī] pháp quy
    Passport 护 照 [hùzhào] hộ chiếu
    Committee 委 员 会 [wĕiyuánhuì] ủy viên hội
    Guidance 指 导 [zhĭdăo] chỉ đạo
    Group 集 团 [jítuán] tập đoàn
    Dipose 处 理 [chŭlĭ] xử lý
    Resolution 下 决 心 hạ quyết tâm
    Production 产 量 [chănliàng] sản lượng
    Arrange 整 理 [zhĕnglĭ] chỉnh lý
    Firm 坚 定 [jiāndìng] kiên định
    Comrade同志[ tóngzhì] đồng chí

    http://dictionary.reverso.net/english-chinese/

    Tàu dùng các từ “chủ tịch huyện”, “du kích”. VN trước đây thời VNCH thì dùng “quận trưởng” , “nghĩa quân”v.v… Cũng là Hán Việt cả. Nhưng đi qua TQ mà nói nghĩa quân hay quận trưởng thì Tàu chả hiểu. Trái lại nói chủ tịch huyện hay du kích quân thì nó hiểu.

    Tui không có tham vọng ” dạy” ai cả. Đó không phải là nghề nghiệp chuyên môn của tui. Điều tui muốn trình bày là :
    Ai ai cũng có thể tự mình nói khác với Tàu TQ. Chỉ cần một chút đắc đo suy nghĩ . Thay vì nói quan tâm, ta nói lưu tâm, lưu ý. Thay vì nói nhân dân thì có thể thay là dân chúng. Thay vì nói toàn… bộ thì ta có thể nói toàn thể, tất cả v.v…

    Nên nhớ : sự xâm lược của Tàu cộng trên khắp các mặt trận. Chính trị, xã hội, kinh tế, quân sự và văn hóa. Văn hóa là cái tế nhị nhứt đồng thời thâm độc nhứt.
    Có gì gần gũi bằng ngôn ngữ. Gần gũi quá đôi khi ít được để ý và chăm sóc. Nó chính là giòng sinh mệnh của văn hóa đấy. Trên trang blog cá nhân, tui có bàn vấn đề này nhiều bài khác nhau rất dài. Và còn đang tiếp tục. Xin giới thiệu đến quý vị http://raccoon3805.blogspot.com/

    Kính bút.

  3. Ngu Hết Biết says:

    Hãy thí dụ như thế này: Bọn tàu chệch ngày nào buồn tình…lấy súng đạn ra chơi mình… Bấy giờ chẳng lẻ đẩy các vị công tử tiểu thư con cái các quan lại trong cái Đảng kia ra biên giới hay ra chiến trường? Thành phần ưu tú này (Elite) đất nước cần đến để cầm quyền cầm cán nên Đảng không thể phí phạm như thế được. Vả lại tiền tỉ ở nước ngoài chẳng lẽ không có người đốt?

    Lúc đó (chiến tranh) thì sẽ có nhân dân…đưa đầu ra chịu chết. Với những khẩu hiệu, băng rôn, biểu ngữ hoành tráng….và sẽ có hàng triệu triệu “nhân dân trẻ” bỏ nhà bỏ cửa vì nước quên mình, đưa thân đở đạn tàu. Lúc đó mới thật sự là nhân dân.

  4. nguyenha says:

    Hai chữ “nhân-dân”là 2 chữ “dánh-dồng-thiếp”của Chế-dộ,khi dánh dồng-thiếp thì con người nằm dó chỉ còn là “cái xác không hồn”,tất cả thủ-thuật dều nằm trong tay Phù-thủy,chỉ bao giờ Phù-thuỷ cho hồn nhập-xác, khi dó người dược dánh-dồng-thiếp mới tỉnh lại.Thông thường người ta dùng phương-pháp “dánh-dồng-thiếp”dể gặp lại thân nhân ỏ bên kia thế-giới(chết).Sở dĩ phải dài dòng dể các bạn trẻ hiểu.Những ai sống ở miền Bắc trước 1954 chắc biết. Ở dây người Phù-thủy chính là “bác Hồ”,ngừơi bị dánh-dồng-thiếp chính là Nhân-dân thực sự.Dánh dồng-thiếp dể di gặp hồn ma bóng-quế, chính là Mác-Lê!!Dến dây chắc quý vị dã rõ tường rồi.,vì sao có 2 chữ “nhân-Dân”.Sau khi tiếp quản Hànội 1954,có người hỏi “Bác”bao giờ thì “Bác”nghĩ(ý muốn dể “Bác”tỉnh-dưởng)
    Ô Hồ nói:Nhân-dân còn yêu cầu,Bác nghĩ sao dành!!.Một trong các di-sản “quý-giá”nhất mà “Bác”dể lại cho
    DCS VN là 2 chữ”Nhân-Dân”,nhờ NÓ mà dẻ ra Tiền của và Quyền-Lợi!! Bây giờ nói ” vất di”e-khó,vì là
    “bảo-Vật”./

  5. maison says:

    quần gian đạo danh tự – bách tính khổ tai ương
    [đảng cướp danh nhân dân - trăm họ khổ tai ương]
    Sấm Trạng Trình

    quần gian đạo danh tự – bách tính khổ tai ương
    can qua tranh đấu khởi – phạm địch tánh hung hoang
    ma vương sát đại quỉ – hoàng thiên chu ma vương

    can qua: gây ra chiến tranh, giai cấp đấu tranh
    phạm địch: kẻ thù của tôn giáo

Leave a Reply to Lữ Út