WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vụ bắn vào lực lượng cưỡng chế ở Hải Phòng: Sẽ xem lại việc thu hồi đất

Một cán bộ Thành ủy Hải Phòng cho biết như trên. Ông cũng nói: Nếu phát hiện sai phạm trong quá trình thu hồi đất, TP sẽ xử lý.

Hàng trăm cảnh sát phối hợp với các lực lượng được huy động đến bao vây khu vực giải tỏa. Ảnh: VOV.

Hành vi dùng súng bắn vào lực lượng cưỡng chế, những người thi hành công vụ là không thể chấp nhận. Các cơ quan pháp luật đang khẩn trương truy xét, làm rõ vai trò của từng nghi can trong vụ vi phạm pháp luật hết sức nghiệm trọng này để xử lý nghiêm. Tuy nhiên, qua vụ việc này có một số điều cần làm rõ trong hành xử của chính quyền đối với các hộ dân được giao đất.

Người ngăn bão cho làng

Mấy ngày nay, ông Phạm Văn Danh, 82 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, cứ bần thần khi nghe tin cả gia đình anh Đoàn Văn Vươn lâm vào vòng lao lý khi nổ súng vào lực lượng cưỡng chế thu hồi đất đầm.

“Cậu ấy đã có công với bà con xóm làng chúng tôi, nếu không có cậu ấy làm bờ kè tạo tấm lá chắn thì không biết bao giờ người dân Vinh Quang mới hết cảnh vỡ đê, chạy bão” – ông Danh bồi hồi.

Chủ đầm Đoàn Văn Vươn sau bao năm bám biển nay bị cưỡng chế thu hồi đất. Ảnh: MT

Trong ký ức của ông, những trận bão biển đánh sạt đê bao luôn là nỗi ám ảnh. Mỗi lần có bão, cả làng, cả xã lại phải chạy bão. “Thế mà thằng Vươn nó ngăn được bão vào làng” – ông Danh nói. “Hơn 20 năm trước, thằng Vươn nó đề nghị tôi nhận bãi biển phía ngoài đê làm đầm. Hồi ấy cả vùng này là biển nước mênh mông. Tôi khuyên nó: “Cháu không làm được đâu, Nhà nước còn không làm được thì mày làm sao được”. Nhưng nó không nghe, cứ quyết tâm làm”.

Chàng kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn trình bày với cha về ý tưởng “lấn biển” của mình. Ai ngờ, thấy con quyết tâm “đánh bạc với giời”, ông Đoàn Văn Thiểu lại gật cái rụp. Ông bán đàn vịt hàng ngàn con cùng 20 tấn thóc đưa hết cho con đi vỡ đất. Anh Vươn huy động tất cả bảy anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng anh tiến ra vùng biển hoang. Ngày ngày họ trầm mình dưới nước từ mờ sáng tới tận tối khuya. Bao nhiêu tiền của, công sức đã đổ xuống biển với mong muốn tạo nên con đập vững chãi nhưng không biết bao lần thất bại. Biết bao tàu đất đá đổ xuống hôm trước, sáng ra đã bị sóng cuốn tan tành. Có người thấy anh “khùng” như vậy đã thách: “Nếu mày làm được, tao biếu không mày cái xe máy đẹp”. Không nản, anh Vươn bán cả nhà cửa, huy động anh chị em có gì đáng giá bán sạch.

Xui rủi đầu tiên xảy đến. Một hôm, trong khi cả nhà đang mải mê lo chuyện ngoài bãi, con gái lớn của anh mới tám tuổi ở nhà loay hoay thế nào lại bị chết đuối dưới cống. Nén nỗi đau, anh Vươn vẫn quyết tâm vỡ đất. Anh tìm các loài cây sú, vẹt trồng ở phía ngoài, khi cây vững mới tiếp tục đắp kè. Sau năm năm với biết bao lần bị bão biển cuốn phăng, cuối cùng bờ kè dài hai cây số của anh đã hình thành tạo nên bãi bồi màu mỡ. Phía ngoài anh trồng một vạt rừng ngập mặn rộng 60 ha.

Bị thu trắng

Vùng cửa biển mênh mông sau hàng chục năm cải tạo đã trở thành khu đầm thủy sản trù phú. Từ đó, người dân Vinh Quang đã thoát khỏi cảnh vỡ đê chạy bão. Biết bao bà con xóm chùa gần đó được anh tạo công ăn việc làm, nhà ai túng bấn lại được anh giúp đỡ. Khi đó, gia đình anh Vươn tiếng là khá giả nhưng vẫn đang gánh khoản nợ vài tỉ đồng…

Thế mà bỗng dưng anh Vươn nhận được quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. Không bồi thường, không giao lại. Không chỉ anh Vươn mà nhiều hộ khác, trong đó có ông Vũ Văn Luân (ngụ xã Hùng Thắng) cũng cùng chung cảnh ngộ. Cho rằng đầm nuôi thủy sản phải được giao 20 năm, khi hết thời hạn sẽ được giao tiếp, anh Vươn và ông Luân đã khởi kiện quyết định thu hồi đất ra tòa. Bị TAND huyện Tiên Lãng bác yêu cầu, họ kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng. Tòa TP tổ chức cho hai bên thỏa thuận, nghe đại diện của UBND huyện hứa hẹn nếu rút đơn sẽ cho thuê tiếp, anh Vươn và ông Luân đã rút đơn. Sau đó, họ nhiều lần làm đơn xin thuê tiếp nhưng không có hồi âm. Tháng 11-2011, UBND huyện ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Rồi đến cái ngày “định mệnh” 5-1-2012, UBND huyện tổ chức lực lượng thực hiện quyết định cưỡng chế… Ông Luân bức xúc: “Trong biên bản thỏa thuận tại Tòa án TP Hải Phòng, đại diện UBND huyện nói sẽ tiếp tục cho thuê nên chúng tôi rút đơn. Chúng tôi tin văn bản thỏa thuận có chữ ký của các bên và chữ ký của thẩm phán là có giá trị pháp lý. Ai ngờ huyện quay ngoắt 180 độ. Tòa nói biên bản thỏa thuận không có giá trị thì hóa ra chúng tôi bị lừa à?”. Theo ông Luân, trong nhiều năm qua, các chủ đầm đã nhiều lần đi nộp thuế nhưng không được thu. Họ làm đơn đề nghị được nộp thuế nhưng Chi cục Thuế huyện trả lời không thể thu được nên lâu nay họ đành chịu tiếng không làm nghĩa vụ với Nhà nước. Khi PV liên lạc với ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng TN&MT huyện Tiên Lãng, người đại diện UBND huyện hứa sẽ giao đất nếu ông Luân và anh Vươn rút đơn kháng cáo, ông Hoa đã từ chối trả lời. Liên lạc với ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Hiền cáo “đang có việc bận, gọi lại sau” nhưng sau đó liên lạc nhiều lần ông không trả lời. Theo các chủ đầm thủy sản, trước đây huyện ra quyết định giao đất với thời hạn không cố định, 4-14 năm. Các chủ đầm đã nhiều lần đề nghị UBND huyện giao đất theo đúng thời hạn 20 năm mà Luật Đất đai quy định nhưng không được xem xét. Huyện căn cứ vào thời hạn trong quyết định giao đất, cứ đến hạn là thu trắng, không bồi thường cũng không cho thuê lại. Ngay sau khi thực hiện cưỡng chế, toàn bộ nhà cửa trên đầm của anh Vươn đã bị san phẳng.

Giải thích không thuyết phục

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một cán bộ Thành ủy Hải Phòng cho biết ngay sau ngày xảy ra vụ việc, lãnh đạo TP đã họp để giải quyết vụ việc. Theo đó, TP đã thống nhất sẽ kiểm tra, xem xét lại toàn bộ quy trình giao đất, thu hồi đất đầm của UBND huyện Tiên Lãng một cách khách quan. “Nếu phát hiện sai phạm chỗ nào, TP sẽ xử lý” – vị cán bộ này nói.

Theo ông Lương Văn Trong, Phó Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, ngày 8-1, liên chi hội này đã ra văn bản gửi cơ quan chức năng khẳng định việc thu hồi đất đối với hai hội viên là anh Vươn, ông Luân là trái pháp luật. Văn bản này nhấn mạnh: “Đại diện cho chính quyền huyện Tiên Lãng đã ký thỏa thuận với người dân để giải quyết vụ án hành chính có sự chứng kiến của TAND TP nay lại lật lọng với thỏa thuận đó”. Tuy nhiên, ông Lê Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang (ông Liêm là em ruột Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền), lại cho rằng việc cưỡng chế thu hồi hơn 38 ha đầm của anh Vươn là đúng pháp luật vì đã có bản án của tòa rồi. Tuy nhiên, khi được hỏi thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản không đủ 20 năm có đúng luật không thì ông Liêm không lý giải được. Theo ông Liêm, hiện xã đã tiếp nhận khu đất chờ đấu thầu giao cho chủ đầm khác sử dụng. Trong cuộc họp báo chiều 5-1-2011, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cũng nói thu hồi đất để tổ chức đấu thầu cho những ai có điều kiện tốt hơn thuê.  Trong khi đó, dư luận ở địa phương từ lâu đã râm ran chuyện chính quyền “quyết tâm” thu hồi đầm của anh Vươn, ông Luân để giao cho các ông K. (ngụ xã Tiên Hưng), H. (ngụ xã Vinh Quang), P. (ngụ xã Nam Hưng). Dư luận đó thực hư ra sao? Những ông này quan hệ thế nào với các cán bộ huyện, xã cũng là điều cần làm rõ.

***

Phải để huyện sửa, hủy quyết định

Tòa phải giải thích hậu quả của việc rút đơn

Pháp luật về tố tụng hành chính không cho phép tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự giống như trong tố tụng dân sự. Do vậy nếu đại diện UBND huyện đồng ý “nếu các hộ rút đơn thì được tiếp tục thuê đất” thì tòa án cần tạo điều kiện về mặt thời gian để UBND huyện hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định thu hồi đất bị khởi kiện, đồng thời UBND huyện trao quyết định hủy bỏ hoặc thay đổi đó cho người khởi kiện. Sau đó, tòa án mới hướng dẫn cho người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc rút đơn kháng cáo. Trên cơ sở đó thì việc ban hành các quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc đình chỉ giải quyết vụ án của tòa án cấp phúc thẩm mới chặt chẽ, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.

Mặt khác, đối với quyết định thu hồi đất, Luật Đất đai quy định rõ: “Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì UBND có thẩm quyền thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại”. Vì thế, nếu do nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên người khởi kiện đồng ý rút đơn kháng cáo, đơn khởi kiện khi trong tay họ chỉ có một biên bản ghi nhận ý kiến của UBND huyện, còn quyết định thu hồi đất của họ vẫn đang tồn tại trên thực tế thì hơn ai hết, chính thẩm phán giải quyết vụ án đó phải phân tích cho họ nắm được hậu quả pháp lý của việc rút đơn để họ cân nhắc, quyết định. Chỉ khi làm được điều đó thì việc giải quyết mới triệt để, đúng pháp luật và công minh.

Ông PHẠM CÔNG HÙNG, Thẩm phán TAND Tối cao

Quyết định thu hồi khiến dân không phục

Ông Phạm Văn Danh

Tôi thấy huyện ra quyết định thu hồi đất không thỏa đáng. Cả cuộc đời cậu ấy cùng mấy anh chị em bỏ ra bám biển sao không giao tiếp cho cậu ấy để người ta làm ăn trả nợ trả nần. Tòa đã hòa giải rồi, hứa hẹn cho thuê tiếp rồi mà lại ra quyết định cưỡng chế thu hồi là không cần thiết. Cần giải quyết bằng đối thoại chứ sao lại đối đầu như thế. Bây giờ cho máy móc phá tan nhà hai tầng của anh em cậu ấy khiến cho dân thắc mắc, xì xào khắp nơi.

Ông Phạm Văn Danh,
82 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang

Huy Hoàng – phapluattp.vn

35 Phản hồi cho “Vụ bắn vào lực lượng cưỡng chế ở Hải Phòng: Sẽ xem lại việc thu hồi đất”

  1. truc tam says:

    Anh em chủ tịch huyện và xã Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm là cán bộ Việt cộng có tư lợi trong việc thu hồi đất cướp lại đất đai từ dân lành và hiếp đáp gia đình anh Vươn đến đường cùng phải nổ súng để tự vệ .
    Nên đem 2 tên Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm ra xử trảm làm gương để triệt hạ nạn cường hào ác bá thì mới cứu Việt Nam khỏi tay quỷ đỏ Cộng Sản và giải phóng Việt Nam trước nạn Hán hóa, lệ thuộc Tàu .

    • Khách says:

      Với bản chất bạo lực và lừa dối, Đảng Cộng sản Việt Nam và từng Đảng viên một của nó đã không còn khả năng hướng thiện. Do vậy, cần phải loại bỏ chúng trong đời sống của xã hội.

  2. Lại một bước đường cùng không phải thời Pháp mà là thời cộng sản. Ông Vươn không có tội tình gì, một xã hội dồn người dân vào bước đường cùng thì phải chịu hậu quả, phải trừng trị cái nguyên nhân đẻ ra sự cùng quẫn này.

  3. Tôi mà như bác Vươn là tôi không thèm bắn quân tốt đen đi cưỡng chế đâu mà tìm tới nhà thằng đầu xỏ rình lúc nó đi đâu 1 mình là thiến nó hay đặt mìn vào nhà nó cho nó tởn. Anh em đi cưỡng chế cũng bất chấp lệnh trên hạ thủ lưu tình bác Vương rồi đấy chứ không thì bác và anh em bác nát xác và cũng chẳng rút êm được đâu , anh em chúng tôi cũng quý và nể bác lắm

    • DÂN ĐEN TIÊN LÃNG says:

      Một ý kiến hay.
      Không thèm bắt chốt,
      mà đánh con xe,
      giết con tướng.

      Một nước cờ cao!

      Nhưng nếu anh Vươn mà đánh nước cờ này thì dư luận sẽ đi hướng khác, việc chính quyền cướp đất của anh Vươn sẽ bị mấy ông quan tham che lấp, không ai biết.

      Phản ứng của anh Vươn là hành động dũng cảm, anh hùng, vì đã đánh thẳng vào mặt bọn cướp ngày!

      • Khách says:

        Những kẻ thực thi mệnh lệnh cũng cần phải bị trừng trị khi reo rắc cái ác. Chỉ có thể thì những kẻ thực thi phải biết phân biệt sai trái trước khi thực hiện mệnh lệnh.

        Hành động của gia đình anh Vươn thật là anh hùng, họ đã dũng cảm đương đầu một cách công khai chứ không thèm lén lút giết kẻ cầm đầu.

        Gia đình anh Vươn đã dám hy sinh để gióng hồi chuông cảnh tỉnh cho những kẻ đang tâm dồn dân đến bước đường cùng.

        Nhân dân Việt Nam và những người yêu chuộng công lý trên toàn thế giới sẽ đứng bên gia đình anh Vươn.

        Lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ khắc ghi công ơn những người dân bất khuất như gia đình anh Vươn. Lịch sử cũng sẽ khắc ghi tội ác những kẻ cầm quyền ức hiếp dân lành và cả một bộ máy, cả một thể chế bao che và dung túng cho những kẻ ức hiếp dân lành như anh em họ Lê ở Tiên Lãng.

    • Khách says:

      Tiếng bom của anh Vươn đã mở ra một chương mới trong lịch sử của dân tộc. Người dân bị áp bức quyết vùng dậy để bảo vệ quyền lợi của mình và sẵn sàng hy sinh cho công lý.

      Sự hy sinh của gia đình anh Vươn chưa tạo nên một cuộc cách mạng Hoa lài trong xã hội. Nhưng thực sự đã tạo ra một cuộc cách mạng Hoa lài trong ý thức của những người có lương tri trước những số phận bị đẩy đến bước đường cùng như gia đình anh Vươn. Các cây viết của lề Đảng cũng như lề Dân đã vượt qua nỗi sợ hãi để lên tiếng bảo vệ cho gia đình anh Vươn và lột cái mặt nạ lưu manh của lũ cường hào, ác bá hiện đại được bảo kê dưới danh nghĩa Đảng viên và Công an nhân dân.

  4. Trung Kiên says:

    Dư luận bức xúc quanh việc anh Đoàn Văn Vươn và gia đình đã nổ súng chống lại CA và bộ đội khi họ kéo đến “cưỡng chế” gia sản của anh!

    Uẩn khúc gì trong vụ nổ súng ở Tiên Lãng?

    Đúng là “tức nước vỡ bờ”, gia đình anh vươn đã bị đám tham quan dồn vào đường cùng! Với bao nhiêu mồ hôi nước mắt và tiền của để biến vùng biển thành nơi sinh sống và cơ ngơi của mình. Khi còn là vùng biển hoang vu thì không ai quan tâm dòm ngó, đến khi thành công thì bọn tham quan “mệnh danh chính quyền” để ĂN CƯỚP trắng trợn, giông như để cho người ta bỏ công của “vỗ heo cho béo” rồi tham quan (cướp) kéo ra xẻ thịt!!!

    VN thật là một xã hội quá bất công!

    • Khách says:

      Một động thái mới của người dân đã xuất hiện và khó có thể ngăn cản trào lưu này. Đó là sự quyết liệt trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Sự kiện tiếng bom của gia đình anh Vươn đã chỉ cho người dân bị áp bức tại Việt Nam một con đường duy nhất để bảo vệ quyền lợi của mình là đấu tranh đến cùng, đấu tranh không khoan nhượng, không thỏa hiệp với chính quyền. Chính quyền đã mất đi khả năng và không còn cơ hội để đối thoại với người dân.

      Sau sự kiện tiếng bom anh Vươn người dân đã hiểu rõ hơn bản chất lừa lọc và dối trá của cả một bộ máy chính quyền, họ sẽ quyết không mắc lại sai lầm là tin tưởng vào bộ máy chính quyền. Hành động của người dân sẽ quyết liệt hơn với bộ máy chính quyền. Đó là điều cực kỳ nguy hiểm khi mà các bên trong tranh chấp không có cơ hội và khả năng đối thoại với nhau.

      Tiếng bom của gia đình anh Vươn sẽ làm rúng động tâm thức của những kẻ chỉ biết cúi đầu làm ác. Những cảnh sát sẽ buộc phải suy xét lại hành động đàn áp dân chúng của họ trong những vụ cướp bóc đất đai.

  5. dân đen says:

    Ông Vươn này dại quá, nếu như bao nhiêu năm nay cứ việc cống nạp, đút lót một chút cho bọn quan lại địa phương thì đâu đến nỗi. Chúng nó không được ăn thì đạp đổ để chiếm lại đất, đúng là cả một bọn cướp. À mà ở VN buồn cười nhỉ, không cần phải lệnh của tòa án cũng cưỡng chế được. Thế mà lúc nào cũng tự nhận VN là một nước pháp quyền, là một nhà nước lộng quyền thì có.

  6. Kinh Quá says:

    Quân đội nhân anh hùng mà lại được điều động hành quân cướp đất trắng trợn của người dân lương thiện, để rồi bị bắn gục tại chỗ. Đúng là anh hùng chó ghẻ.

  7. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Xin Ban Biên Tập cho repost ở đây một đoạn rất hay về cơn sốt đất đai ở VN ra sao từ một bài báo ở RFI dưới tựa đề “Luật đất đai phải công nhận quyền sở hữu tư nhân” hôm thứ hai 09 Tháng Giêng 2012 :

    [trích]
    Đất nông nghiệp ngày càng sụt giảm, tranh chấp và khiếu kiện về đất đai bùng nổ, một tầng lớp đại gia hình thành nhờ đầu cơ, kinh doanh bất động sản, khoảng cách giàu nghèo càng tăng thêm. Đó là một số trong nhiều hệ quả của cái gọi là “sở hữu toàn dân” về đất đai ở Việt Nam, một khái niệm hoàn toàn trái với xu thế phát triển kinh tế theo hướng thị trường. Cho nên, ngày càng có nhiều tiếng nói yêu cầu Nhà nước phải công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai.
    (…)
    Hiện giờ, theo quy định của Hiến pháp cũng như trong Luật Đất đai, ở Việt Nam, đất đai là “sở hữu của toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Nhưng từ lâu, nhiều chuyên gia, học giả, nhà phân tích chính trị, như ông Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội, đã chỉ ra rằng, cái gọi là sở hữu toàn dân là nguồn gốc gây ra nhiều tham nhũng, làm tăng khoảng cách giàu nghèo, làm giảm năng suất nông nghiệp và nói chung là cản trở sự phát triển của đất nước:

    “Thực chất sở hữu toàn dân là gì ? Là sở hữu của Nhà nước. Mà sở hữu của Nhà nước là sở hữu của chính phủ. Mà sở hữu của chính phủ là của các quan chức. Cho nên có một thực tế là một giám đốc nhỏ như giám đốc một công ty chế biến cây trồng nông nghiệp đã biếu không 700 hectare đất công ở huyện Bến Cát, Bình Dương. Một ông giám đốc nhỏ như vậy mà có thể biếu 700 hectare đất, vậy thì những ông quan lớn hơn 5, 7 bậc có thể biếu không đến bao nhiêu hectare đất ?

    Các địa chủ đỏ ngày nay không chỉ có hàng trăm, mà là hàng chục ngàn hectare đất. Chúng ta nhớ nhiều địa chủ ngày nào chưa có đến một hectare đất mà đã bị trói vào cột trường đấu, để tá điền đốt râu, rồi chết tức tưởi trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Các địa chủ đỏ ngày nay không tốn một giọt mồ hôi mà ung dung, phè phỡn quá !

    Trong luật Đất đai 2003 có một thuật ngữ rất mơ hồ là « giá quyền sử dụng đất ». Điều phi lý, quái đản này cũng giống như thuật ngữ « tài sản XHCN », nhưng không hiểu vì sao vẫn tồn tại trong một văn bản Nhà nước. Đất và quyền sử dụng đất là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, cho nên không thể có khái niệm « giá quyền sử dụng đất » được.

    Sở dĩ chúng ta không thừa nhận được quyền tư hữu đất đai là vì chúng ta đi theo chủ nghĩa Marx. Marx có một sai lầm cực kỳ cơ bản là chủ trương xóa bỏ tư hữu. Trong thực tế, công hữu làm nghèo đất đai đi, làm cho năng suất thấp.

    Hồi cải cách ruộng đất, tuy việc cướp đất của địa chủ chia cho nông dân có những sai lầm tai hại, nhưng nó đã vô tình làm cho việc tư hữu đất đai trở nên sâu hơn. Nhờ vậy mà sản xuất nông nghiệp cũng được đẩy mạnh phần nào. Sản lượng lương thực năm 1957 đạt được đến 4 triệu tấn, cao hơn sản lượng cao nhất tại miền Bắc trước Thế chiến thứ hai ( 2,4 triệu tấn ).

    Nhưng oái ăm thay, niềm vui người cày có ruộng chưa được nhen nhúm bao lâu, thì Hiến pháp sửa đổi năm 1980 đã quy định đất đai là sở hữu toàn dân và theo đó, hầu hết đất đai được giao cho các HTX nông nghiệp.

    Kể từ khi chính sách này được thực thi từ năm 1976 đến năm 1980, năng suất lúa đã giảm từ 2,23 tấn/hectare xuống chỉ còn 2,08 tấn/hectare. Đảng phải nhìn thẳng vào sự thực đó và thấy được rằng việc tư hữu hóa đất đai là cần thiết, không chỉ để tránh khiếu kiện, tránh phân hóa giàu nghèo cao hơn và còn làm cho năng suất nông nghiệp tăng thêm.”

    Đáng nói hơn hết là Điều 23 Hiến pháp 1992 quy định “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường”, nhưng Điều 38 Luật Đất đai ngoài quy định đó còn bổ sung thêm “lợi ích công cộng, phát triển kinh tế”! Tức là điều khoản này hoàn toàn vi hiến. Hơn nữa, “phát triển kinh tế” là một khái niệm rất rộng, có thể diễn giải như thế nào cũng được, bởi vì xây sân golf cũng có thể được hiểu là “phát triển du lịch”, có nghĩa là phát triển kinh tế. Chính vì có thể thu hồi đất một cách vô tội vạ như thế, cho nên đây lại càng là cơ hội tham nhũng cho một số quan chức và nguyên nhân gây bất ổn xã hội.
    (…)
    Vấn đề sở hữu đất đai đã được đưa ra bàn cãi ngày càng nhiều trong bối cảnh mà theo dự kiến, vào năm 2013 Quốc hội sẽ sửa đổi Luật Đất Đai 2003. Tại hội thảo Hoàn thiện báo cáo rà soát Luật Đất đai 2003 và Luật Kinh doanh bất động sản tại Hà Nội ngày 21-9, được tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tường thuật ngày 22/09/2011, các chuyên gia đã kiến nghị thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai và hướng đến đa dạng hóa sở hữu đất đai.
    [hết trích]

    Theo tôi ngày nào còn độc tài độc đảng thì ngày đó dân sẽ không hưởng quyền tư hữu đất đai ! CS buộc dân bằng cách này cách khác lệ thuộc vào họ, như Nguyễn Tấn Dũng cố cãi bướng nhằm biện hộ cho mảng kinh tế quốc doanh khi bị chất vấn.
    Thủ Dzũng nói trong buổi thảo luận đánh giá 10 năm đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Hà Nội hôm 08/12/2011:
    - “Xảy ra chuyện như Vinashin tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai” Thủ tướng chia sẻ

    Thủ Dzũng nhấn mạnh: “Đánh giá hiệu quả của DNNN phải công bằng, không thể nói DNNN là “ăn hại”. Những kết quả mà DNNN đã đóng góp là không thể phủ nhận. Nếu không có DNNN thì Nhà nước không thể điều tiết, ổn định vĩ mô”.

    Biện hộ cho lý do tại sao những vị trí then chốt kinh tế vẫn phải do DNNN đảm nhận, thủ Dzũng bảo rằng vai trò của DNNN không phải chỉ là kiếm tiền. Nhiều DNNN phải chấp nhận bán sản phẩm dưới giá thành để bảo đảm kiềm chế lạm phát, vì thế không thể coi đó là làm ăn kém hiệu quả. “Điện hiện nay bán thấp hơn giá thành, lỗ hơn 10.000 tỷ đồng. Điều này Chính phủ đã nhìn thấy nhưng đó là nhiệm vụ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để kiềm chế lạm phát. Phải làm rõ điều này. Nếu các tập đoàn đầu tư ngoài ngành mà lỗ thì phải tách riêng để xử lý nghiêm, nhưng lỗ mà do mục tiêu bình ổn giá thì phải đánh giá công bằng để nhân dân, xã hội hiểu. Xăng dầu cũng vậy”, thủ Dzũng tuyên bố như rứa.

    Rất mong được nghe ý kiến khác từ cao nhân bốn phương trời !

    Lại Mạnh Cường

    Lại Mạnh Cường

    • TƯ DO says:

      Nếu để cá nhân sở hữu đất đai, thì có thể coi như CNCS bị phá sản rồi. Tài sản đem gom chung lại cho “Bác Hồ giữ” khiến “cha chung không ai khóc” , còn nếu làm ngược lại thì lý thuyết cộng sản bị lệch đi 180 độ. Cái gọi là “kinh tế thi trường XHCN” là đã “lấy râu ông này cặm cằm bà kia ” được gọi là sáng tạo không giống ai một cách gượng ép, CNCS tự bản thân nó không thể thích ứng với xã hội loài người và tất yếu bị đào thải. Những kẽ đang “cướp” nước VN hiện nay, nếu còn nghĩ đến đồng loại, hãy tự rời bỏ chủ nghĩa cộng sản không tưởng đẻ tránh khỏi những cuộc đấu tranh đổ máu sau này.

    • Trung Kiên says:

      Thiển nghĩ; “Nhà nước quản lý đất đai” thì ở nước nào mà chả thế!

      Ngay thời VNCH cũng vậy, nhưng phải hiểu chữ “quản lý” ở đây chỉ là trên sổ sách, giấy tờ…Còn “Quyền sở hữu” thì phải là người dân.

      Chỉ khi nào chính quyền cần đất đai để “xây dựng cơ sở công ích” thì mới trưng dụng, nhưng đền bù thoả đáng để “khổ chủ” có thể xây dựng được nhà cửa “tương đối”, ít nhất thì cũng phải được 85%-90% ở nơi sinh sống mới!

      Trích…”Thực chất sở hữu toàn dân là gì ? Là sở hữu của Nhà nước. Mà sở hữu của Nhà nước là sở hữu của chính phủ. Mà sở hữu của chính phủ là của các quan chức. Cho nên có một thực tế là một giám đốc nhỏ như giám đốc một công ty chế biến cây trồng nông nghiệp đã biếu không 700 hectare đất công ở huyện Bến Cát, Bình Dương. Một ông giám đốc nhỏ như vậy mà có thể biếu 700 hectare đất, vậy thì những ông quan lớn hơn 5, 7 bậc có thể biếu không đến bao nhiêu hectare đất ?

      Suy từ điểm trên cho thấy, nhân định của ông Nguyễn Thanh Giang “cái gọi là sở hữu toàn dân là nguồn gốc gây ra nhiều tham nhũng, làm tăng khoảng cách giàu nghèo, làm giảm năng suất nông nghiệp và nói chung là cản trở sự phát triển của đất nước“… là rất rất chính xác!

      Các quan chức lạm dụng danh nghĩa “chính quyền” vẽ ra những qui hoạch để lấy cớ “cướp đất” của người dân với giá đền bù rẻ như bèo, rồi đem bán lại cho những doanh nghiệp hay công ty ngoại quốc với giá cao gấp 10, 20 lần…Khiến dân nghèo càng nghèo thêm, kẻ “ăn cướp” (tham quan) đã giàu lại càng thêm giầu!

      Tại sao việc mua bán đất giữa người dân với các công ty, doanh nghiệp, phải qua tay chính quyền?

      Thực ra đây chỉ là thứ “cò” bị áp đặt để tham quan dễ bề ăn cướp!

      Chính quyền chỉ có thể “làm trung gian” để gíup cho kẻ mua người bán đi đến chỗ đồng thuận giá cả, và dùng quyền lực của mình để can thiệp… khi đôi bên tranh chấp không thể tự giải quyết với nhau…

      Nhưng bằng mọi cách chính quyền phải quan tâm đến đời sống và quyền lợi của ngưòi dân!

      Nói tóm lại… “Luật đất đai” hiện nay chính là “bửu bối” để cán bô chính quyền “ăn cướp” tài sản, đất đai của nhân dân một cách hợp pháp…Tạo ra khối dân oan, mà trường hợp của gia đình anh Đoàn Văn Vươn đã trở thành nạn nhân đau đớn và bất công nhất!

      Thật đau đớn thay!

      Không biết các ông trí thức, nhân sĩ, Dân Biểu (nghị gật) nghĩ thế nào???

  8. Cali says:

    Tôi là một công dân vietnam, không bà con với ông Vươn, cũng không phải bạn bè hay người thân của ông ấy, nhưng tôi cảm thấy quá uất ứt, hành động của ông Vươn là sự lựa chọn cuối cùng. CSVN nếu
    tiếp tục chọn lựa đường lói cướp bóc, bất chấp công lao của người dân thì càng ngày càng có nhiều ông Vươn như thế,mong bà con hãy thận trọng giúp ông Vươn.

  9. Duy Khanh says:

    Thật đau lòng khi đọc tin trên. Thông cảm với anh Vươn.

  10. kim Thoa GV says:

    Bắc Hàn chỉ có một vua Dân tuy Đói nhưng còn đỡ khổ hơn Nhân dân VN trong khi phải bị 14 ông vua Tập thể đè đầu cửi cổ không đủ tiền chia chát cho nên các ngài nghỉ ra kế sách trấn lột đất của dân chia cho các Quan chức địa phương! chỉ bằng lệnh miệng, kháo với nhau mà đi cướp đất không ông nào dám ra văn bản rõ rệt nên nhiều sự việc xảy ra trên khắp nước Dân mất trắng tài sản sau bao nhiêu năm mồ hôi nước mắt mới có được, nhiều Quan chức Địa phương trên khắp nước nhờ vào các vụ ăn cướp, có cả cướp trá hình như vụ dùng quyền lực uy hiếp đòi tiền phạt Cha con Ông Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Phú Q Nam là điển hình nhất, đồng thời cướp đất của dân mà các Quan ông nào cũng thủ đắt trong tay nhiều sổ Đỏ đất đai để cho thuê mặt bằng Thu lợi bỏ túi riêng, rữa tiền qua hình thức Con đi du học Mỹ, đó là phong trào của các Đại gia!.VN ngày ngay. Muốn thoát ra khỏi cảnh người có Quyền thế trong chế độ ngục tù của Việt Cọng Bóc lột người dân một cách dã mang nầy. Hãy đứng lên tự cứu lấy mình. Vượt ra khỏi sự sợ hãi đồng lòng đấu tranh cho dẫu phải hy sinh bằng máu. Để thực thi quyền làm người của Công dân, là Đòi Nhân quyền Dân chủ Tự do.

Phản hồi