WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!

 

Qua năm mới Dương Lịch đã được ba tuần, nhưng cũng như mỗi người Việt, Tết cổ truyền theo Âm Lịch là cái mốc mang đến cho tôi đúng ý nghĩa của năm mới nhiều hơn.

Tôi viết bài cuối cùng trong năm, như một tâm sự chia sẻ cùng bạn hữu gần xa. Không nhắm tới chủ đề cụ thể nào.

Cái thưở mong Tết về để được nghỉ đi học, mặc quần áo mới, ăn bánh chưng và người lớn mừng tuổi (lì xì) chẳng bao giờ phôi pha theo thời gian. Bởi vì, quy luật “làm con rồi tới làm cha, đến lúc về già thì lại làm ông” xoay vòng. Trong ba ngày Tết, khi làm bổn phận người lớn với lũ nhỏ tôi luôn hồi tưởng lại ký ức thiếu thời.

Năm Tất Mão 2011 đã tới điểm kết! Năm Nhâm Thìn 2012 đến với những nghĩ suy và tâm trạng khác nhau, tuỳ hoàn cảnh sống, công việc và nơi cư ngụ của mỗi người. Kẻ xa đất nước khi Tết về luôn nhớ đến quê nhà hơn, ngấm cảm sâu hơn về thân phận ly hương, nhưng chưa hẳn là bi kịch. Có rất nhiều gia đình ở Việt Nam vừa phải chịu những tổn thất oan ức, bất hạnh, nguời thân đang sống trong tù, chắc họ không có Tết, hoặc có mà không trọn vẹn.

Hy vọng 2012 sẽ không phải là năm Tận Thế theo lịch của người Maya, tức là vào ngày 21 tháng 12 năm 2012. Tôi không tin. Các nhà tiên tri đã từng cho ra nhiều tiên đoán sai bét về Ngày Tận Thế.

Nhưng cứ cho rằng ngày 21/12/2012 sẽ linh nghiệm, hãy xem, mọi thứ giàu sang, phú quý, quyền lực… rốt cuộc cũng là đồ bỏ, là những thứ phù du! Tất cả chúng ta cùng đón nhận cái chết, thân xác sẽ bị bay biến, huỷ hoại đâu đó trong vũ trụ mênh mông, huyền bí. Từ nay đến đó, còn khá nhiều thời gian, kịp cho mỗi người sám hối tội lỗi của mình, nếu có.

Mà suy cho cùng, ngay cả khi không có ngày Tận Thế thì cũng không ai tránh được cái chết. Tiền của, vàng bạc, nhà lầu, xe hơi… trở thành vô nghĩa, ít ai mang theo xuống mồ với cái xác sẽ mục rữa. Tấm bia mộ dẫu được đúc bằng vàng mười, điểm bằng ngọc quý, cũng sẽ mòn theo năm tháng, đôi khi lại là chứng cớ của tội ác cho hậu thế, nhưng bia miệng sẽ muôn đời tồn tại:

Trăm năm bia đá thì mòn

Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ

Năm Tất Mão qua đầy ắp biến động. Với hơn 60 bài viết và một số bài dịch trên trang website của Đài Á châu Tự do [www.rfavietnam.com/ledienduc], tôi đã nỗ lực cố gắng bám sát các sự kiện quan trọng nhất. Khâu biên tập và post bài chiếm một thời gian đáng kể, nhưng thời gian đọc để nắm bắt thông tin, tư liệu chiếm gấp nhiều lần thời gian viết và biên tập cộng lại.

Các cuộc nổi dậy của Cách mạng Mùa Xuân Ả Rập, bắt đầu từ Tunisia và sự ra đi của các nhà độc tài, đặc biệt là cái chết của Gaddafi (Libya) – Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam XI – Cái chết oan ức của ông Trịnh Xuân Tùng và bạo lực trong ngành công an – Động đất và sóng thần ở Nhật Bản – Vụ án Cù Huy Hà Vũ – Cái chết của trùm khủng bố Bin Laden – 11 cuộc biểu tình yêu nước cùng các sự kiện liên quan – Quan hệ Việt–Trung – Vụ án bà Ba Sương – Tự do cho blogger Điếu Cày – Khủng hoảng tài chính và “Occupy Wall Street” – Putin và nước Nga – Nhà báo Hoàng Khương bị bắt giữ – Bi kịch đầm Cống Rộc, Tiên Lãng… là những đề tài trong các bài viết của tôi trong năm 2011.

Viết là công việc đòi hỏi đam mê và là sự lao động nặng nhọc không kém việc chạy bàn trong nhà hàng hay khuân vác hàng hoá. Thậm chí đôi khi dưới sức ép tâm lý, thức khuya, thần kinh căng thẳng, cho ta cảm giác mệt mỏi, khó chịu còn hơn là đau nhức cơ bắp.

Rất may mắn trong năm qua, Đài Á châu Tự do (Radio Free Asia) đã cho tôi một mảnh đất và được sử dụng như một người viết hoàn toàn độc lập. Ý nghĩa hơn, viết cho RFA tôi đã không còn phải nơm nớp lo lắng về tình cảnh bị tin tặc tấn công như trong quá khứ. Chúng ta nhớ lại vào năm 2010, trong một cuộc họp với báo chí tướng công an Vũ Hải Triều đã công khai ca ngợi công trạng đánh sập 300 website và blog cá nhân của bọn tin tặc đào tường, khoét vách. Trang weblog “www.ledienduc.wordpress.com” của tôi là một nạn nhân trong số đó, vào tháng 9/2010, với virus “Sinh Tử Lệnh”.

Một sự biết ơn khó tả khác của tôi dành cho mạng xã hội Facebook! Trước khi biết được tác dụng của Facebook, tôi cứ ngỡ nó là hình thức mà giới trẻ kết nối quan hệ, trao đổi tâm tư bằng những lời nhắn ngắn gọn, đơn giản, hoặc giới thiệu với nhau hình ảnh của cá nhân, gia đình, mang tính thư giãn, giải trí…

Cách mạng Mùa Xuân Ả Rập đã cho tôi nhìn thấy ảnh hưởng bao trùm của Facebook. Từ đó, tôi xem trang Facebook của mình như một blog cá nhân. Facebook có những chức năng hấp dẫn và hệ thống bảo toàn tốt, không cho phép tin tặc dễ dàng chiếm đoạt tài khoản của người sử dụng.

Facebook đã cho tôi một sân chơi rộng lớn, đa chiều, sinh động với những thông tin mới nhất, nóng bỏng nhất được cập nhật từ nhiều nguồn, đôi khi của cá nhân người sử dụng, chuyên hay không chuyên. Những quan điểm khác nhau được cọ xát, tình cảm riêng tư, chính kiến được chia sẻ và tương kính, nhưng cũng không ít lời chỉ trích, phê phán.

Có người đã nói nếu ai không sinh hoạt Facebook, khó có thể đứng ở trung tâm của các sự kiện. Mỗi ngày tôi càng thấy nhận định này chính xác. Tất cả các nhật báo và các phương tiện truyền thông lớn trên thế giới đều kết nối với Facebook, cho thấy tầm quan trọng của Facebook như thế nào trong lĩnh vực chuyển tải thông tin.

Tất cả đã giúp tôi luôn phải nhìn nhận chính mình, hoàn thiện bản thân hơn trong quan hệ tương tác và giao tiếp với bạn đọc. Facebook giờ đây với tôi như người bạn đồng hành không thể thiếu vắng trong đời sống thường nhật.

Mặc dù con số 4 triệu người sử dụng Facebook ở Việt Nam quá nhỏ với hơn 800 triệu người sử dụng toàn cầu, nhưng cũng đã là con số làm nhà chức trách Việt Nam lo ngại và cả hai nhà cung cung cấp dịch vụ Vitel và FPT đều chặn liên tục. Tuy nhiên, việc làm của nhà chức trách dường như không mang lại hiệu quả mong muốn, ngược lại càng tăng thêm tính tò mò, khao khát tự do và ý chí vượt ra khỏi vòng trói buộc tri thức. Công nghệ tin học đã giúp người Việt xuyên thủng bức tường kiểm duyệt thông tin của nhà nước Việt Nam không mấy khó khăn.

Tôi không dám đưa ra dự đoán cho năm 2012, nhưng tất cả những số liệu về kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng đồng euro ở châu Âu, suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ, cho thấy một bức tranh Việt Nam u tối.

Trong hơn hai thập niên qua, tính từ năm 1986, vai trò chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, đầu tư từ nguồn vốn tài trợ kinh tế ODA, đầu tư từ nguồn vay khác của nước ngoài.

Thành phần kinh tế quốc doanh phình to hơn một thập niên gần đây với những “quả đấm thép”, nhưng hiệu suất đầu tư kém hơn hắn tất cả khu vực còn lại do tình trạng tham những, thất thoát, rút ruột công trình; các tập đoàn gánh nợ và lỗ ngày mỗi cao, đóng góp cho ngân sách nhà nước tụt dốc chỉ còn ở mức khoảng 20%.

Trong khi đó, ở khu vực ngoài quốc doanh trong năm 2011 có tới 49 ngàn doanh nghiệp đã nộp đơn phá sản. Cuộc khủng hoảng Vinashin và hậu Vinashin, làm cho uy tín tín dụng của Việt Nam bị giảm sút, và chắc chắn việc kiện tụng Vinashin tại toà án Anh và ba lần tới kỳ đáo hạn vừa rồi đều không thanh toán cho chủ nợ sẽ làm cho các nhà đầu tư nhìn nhận Việt Nam như một tay chơi bất tín…

Chỉ phác họa như trên, hỏi rằng ai có thể tin là chính phủ Việt Nam đã đưa nền kinh tế Việt Nam qua khỏi tâm bão. Tôi e rằng, nếu quả thực qua được khỏi tâm bão nào đó, kinh tế việt Nam sẽ lại lọt vào một tâm bão khác dữ dội hơn.

Về chính trị xã hội, tôi có một niềm lạc quan nào đấy, không phải là hy vọng về sự sụp đổ hay sự tiến bộ bước ngoặt nào của chế độ, mà thấy rằng nhận thức của xã hội đang lan toả rất rõ ràng về bản chất của hệ thống – nguyên nhân của mọi sự bất công, kỷ cương phép nước bị nhũng nhiễu, đạo đức bị suy thoái. Nhận thức này là tiền đề quan trọng nhất tiến tới những đòi hỏi thay đổi của nhân dân, áp lực cả quyết lên chính quyền.

Có lẽ đã tới lúc người Việt trong nước phải đứng lên giương cao khẩu hiệu: “Change, Yes We Can” (như Tổng thống Barack Obama ra tranh cử tổng thống năm 2008), hoặc “Thay đổi hay là chết” (giống như vào năm 1986, trước nguy cơ rơi vào vực thẳm, Đảng Cộng sản Việt Nam đã buộc phải dứt bỏ cái giây trói dân tộc của mình trong mấy thập niên)!

Đầu năm 2012, trên Newsweek, một nhà tiên tri Ba Lan nói rằng sự di chuyển của các hành tinh trong vũ trụ vào năm 2012 sẽ gần đúng với đường đi của đầu năm 1990, từ đó ông dự đoán một chu kỳ cách mạng mới giống như giai đoạn hệ thống chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô (cũ).

Tôi không tin dự đoán trên, cũng như không tin vào ngày Tận Thế của lịch Maya. Và càng không lạc quan tếu. Nhưng nếu mỗi người dân ý thức hơn về trách nhiệm và sẵn sàng vào cuộc trong cuộc tranh đấu vì quyền lợi không chỉ cho đất nước mà cho chính mình, và nếu nhà chức trách Việt Nam trước áp lực mạnh của quần chúng, sẽ thực hiện như họ đã từng khuyên Miến Điện, thì dân tộc Việt Nam thực sự may mắn.

Đã quá đủ cho bạo lực và đau khổ. Một lộ trình tiệm tiến nhưng sáng suốt và dứt khoát, ít nhất đang như Miến Điện, sẽ tránh cho đất nước thoát khỏi bi kịch huynh đệ tương tàn lần thứ hai, mở đường cho một tiến trình dân chủ, tự do với sự tham gia của tất cả các thành phần yêu nước trong xã hội.

Năm mới, Tết đến, trước hết tôi xin gửi tới tất cả bạn đọc khắp nơi lòng biết ơn, đặc biệt hơn với bạn đọc trong nước. Các bạn là nguồn động viên, thúc dục tôi nhất, giúp tôi làm việc nhiều hơn, say mê hơn.

Chúc các bạn sức khoẻ dồi dào, an lành, may mắn, có đủ nghị lực vượt qua khó khăn và giành được thành quả từ các dự định của mình trong năm mới Nhâm Thìn 2012.

Có bạn nói tôi cầm bút nhưng có vẻ như vừa tham gia hoạt động xã hội (activist), người khác nói tôi là nhà báo tranh đấu. Tôi xin nhận danh xưng “nhà báo tranh đấu”, sẽ hợp lý hơn, bởi vì tôi không thuộc tổ chức chính trị hay xã hội nào. Tuy nhiên, ở cương vị nào thì tôi cũng sẽ cố gắng hết sức mình để không phụ lòng tin của các bạn, tiếp tục với sứ mệnh:

 Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!

(Nguyễn Đình Chiểu)

 

Ngày 19-20 tháng 1 năm 2012

© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog

2 Phản hồi cho “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    GIẤY VÀ BÚT

    Giấy là để viết cho đời
    Bút là để viết cho người thế gian
    Viết sao sạch sẻ đàng hoàng
    Còn như viết nhảm lang nhang làm gì
    Chuyện đời bao nỗi thị phi
    Cái gì viết đúng mới thì viết hay
    Viết sao để lại đời này
    Viết sao có ích cho miền nhân gian
    Chớ chi xu thế bộn bàng
    Xu thời mà viết thế gian càng cười
    Tuyên truyền chính trị bao nơi
    Trở thành nghề sống quả thời ích chi
    Trăm năm bia đá còn ghi
    Ngàn năm bia miệng dễ gì phôi pha
    Cho nên trong cõi ta bà
    Lăng xăng chính trị lại là chính em
    Để xây thế giới địa đàng
    Văn chương phịa đặt lan man cõi trần
    Trăm năm rồi cũng quay vòng
    Vòng quay trở lại đầu dòng năm xưa
    Bao nhiêu xương máu thành thừa
    Bao nhiêu nước mắt cho vừa lòng nhau
    Thế nên ngẫm nghĩ trước sau
    Cụ Đồ Chiểu ấy quả người sáng hay
    Nhà thơ đã quyết ra tay
    Bút tà dễ bấy, đâm hoài thằng gian !

    NGÀN KHƠI
    (20/01/12)

  2. Lê Thiện Ý says:

    Chở bao lẽ phải, thuyền không khẳm
    Chửi mấy thằng ngu, bút chẳng tà
    Cuối năm, Lê Diễn Đức muốn biến mình thành kẻ khiếm thị̣ như Nguyễn Đình Chiểu để tha hồ chửi mấy “thằng ngu csvn” cái tội làm Việt-gian bán nước có phải ? Vâng,

    Thà đui mà giữ đạo nhà,
    còn hơn sáng mắt lại là hại dân !
    Đầu năm Nhâm Thìn, chúc Ông KHOẺ để MẠNH miệng CHỬI TIẾP, CHỬI NHIỀU, CHỬI THẲNG LŨ BÁN NƯỚC HẠI DÂN, VẠN PHẦN TỘI LỖI
    Kính,

Leave a Reply to Lê Thiện Ý