WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đất nước đột quỵ nếu không trị nổi tham nhũng

Năm năm trước, khi Việt Nam gia nhập WTO, các nghị quyết của đảng CS đều liên tiếp lên giọng hứa hẹn một mức phát triển kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện, bảo đảm xã hội đang hướng đến mục tiêu dân chủ, bình đẳng, văn minh và hạnh phúc cho toàn dân. Nghe thật hay, như rót mật vào tai. Bức tranh tương lai lúc ấy hứa hẹn bao điều tốt đẹp, sáng lên một màu hồng, nức lên niềm hứng khởi lạc quan, theo như phác họa của những người lãnh đạo cao nhất và bộ máy tuyên huấn.

Nhưng thực tế thật phũ phàng. Bộ Chính trị luôn căn dặn nhìn thẳng vào sự thật. Thì đây, hiện thực trước mắt rõ ràng là một màu xám. Lạm phát vào loại cao nhất châu Á. Tham nhũng vẫn xếp hạng  112 của thế giới. Tự do báo chí còn tệ hơn, đứng thứ 153. Đại công ty quốc doanh Vinashin chìm nghỉm cuốn theo hơn 5 tỷ đôla, đại công ty quốc doanh VN Petro đang đứng bên bờ vực. Chứng khoán VN từ 600 điểm năm ngoái nay rơi tự do xuống còn 340. Xã hội băng hoại chưa từng thấy. Cướp đất, cướp của giết người khắp nơi, tàn bạo hơn, rộng khắp hơn. Từ trong đảng vang lên lời báo động đảng viên cộng sản sa sút đạo đức đến độ nghiêm trọng, số vào tù về tội ăn cắp của công, ăn hối lộ lớn, tham nhũng lớn hàng chục triệu đôla có nhân tố nước ngoài toàn là đảng viên CS cấp cao cả.

Những “kỷ lục” không lấy gì đẹp đẽ trên đây chứng minh đầy đủ đảng CS đã thất bại nặng nề trong lãnh đạo xã hội, nói một đằng làm một nẻo, kết quả thật sự bi đát, lời hứa danh dự quyết liệt chống tham nhũng chỉ là điều mỉa mai dối trá. Lời hứa đưa đất nước bay cao, ra khơi cũng trôi theo chiều gió. Tội lỗi lớn nhất của đảng CS, đặc biệt của Bộ Chính trị, là đã phung phí, tước đoạt của cải nhà nước, chia chác nhau tài sản quốc gia cho các phe nhóm cầm quyền trên quy mô lớn, để hầu hết cán bộ cấp cao đang tại chức đều trở thành đại gia giàu có – bổng và lộc gấp không biết bao nhiều lần lương danh nghĩa. Họ có nhà cao cửa rộng, biệt thự lớn nhỏ, tiền bạc, của cải thừa mứa, có tài khoản ngân hàng lớn cả trong lẫn ngoài nước. Nhiều người cùng con cháu ăn chơi ngông kiểu phá của – chơi cờ tướng ăn thua một ván 1 tỷ đồng, đãi nhau những bát phở bạc triệu, trong khi lương tối thiểu của công nhân viên chức chỉ quanh 1 triệu đồng/một tháng.

Cần chỉ rõ không ít đảng viên Cộng sản có quyền lực lớn đã phản bội lý tưởng và lời thề của mình, không còn thương xót kẻ nghèo hèn, bênh vực người bị bóc lột, trái lại họ trở thành những nhà tư sản lớn, địa chủ lớn, chủ địa ốc lớn, chủ chứng khoán lớn, nghĩa là những đối tượng họ từng coi là xấu xa nhất trong xã hội tư bản mà họ từng chủ trương loại bỏ không thương tiếc.

Mỉa mai hơn nữa là họ cố tình đi quên bài học vỡ lòng về đạo đức của người đảng viên CS là lo trước cái lo của thiên hạ và chỉ hưởng sau những gì người dân được hưởng. Nay họ lao đi “tiên phong” trong việc vơ vét tiền của của nhân dân không chút hổ thẹn, hối hả làm giàu bất chính ngay trên cái lưng gầy còm của đồng bào mình. Họ là tiêu biểu cho những kẻ bất nhân, bất nghĩa và bội tín.Chính họ tự xóa bỏ vai trò gương mẫu hy sinh, tự phủ định tính cầm quyền chính đáng của mình.

Chưa bao giờ uy tín của đảng lại sa sút tệ hại như ngày nay. Niềm tin của đông đảo nhân dân là điều quý giá nhất.Đánh rơi niềm tin và sự quý trọng là mất tất cả. Đông đảo nhân dân nay đã hiểu ra rằng đảng đã thoái hóa biến chất tận gốc rễ do lòng tham lam hưởng thụ quá lớn không sao kiềm chế nổi, từ những vị trí cao nhất, nhà dột từ trên nóc. Cấp dưới nhìn lên cấp trên, theo gương cấp trên, thậm chí ganh đua với cấp trên, thi nhau ăn cắp của công, tham nhũng trở thành phong trào chung, trở thành thời thượng, ai không tham gia là dại.

Người xưa quen nói tệ “dốt nát” – vì “dốt” nên “nát”, đất nước tan nát vì người cầm quyền ngu dốt. Không, họ đều có học cả, không ít thì nhiều.Chỉ vì lòng tham, lòng tham không hạn độ; đất nước ỳ ạch, không bay cao được, chẳng ra khơi nổi chỉ vì lòng tham.Tham nên mù quáng.Tham nên nát.

Do trong Bộ Chính trị cá mè một lứa, không có một ai thanh liêm trong sạch, không có một ai có uy tín lớn đối với dưới, đóng vai Bao Công duy trì công lý nghiêm minh, nên đảng có nguy cơ tan rã nhanh chóng, phân ra thành những phe cánh chỉ gắn bó với nhau bằng lòng tham và danh lợi.

Hãy nhớ lại sự tan rã của đảng CS của Ceausescu ở Romania, của Tito ở Nam Tư, của Honecker ở Đông Đức, gần đây sự tan vỡ các đảng của Bel Ali ở Tunisia, của Mubarak ở Ai Cập, của Gadhafi ở Libya, tất cả giống nhau ở chỗ oai phong hung bạo làm dân khiếp sợ, nhưng đồng thời cũng bị dân khinh ghét, oán thù vì bản chất cực kỳ tham nhũng. Các chế độ này đã có thời tác oai tác quái ghê gớm tưởng chừng sẽ tồn tại lâu dài, bỗng đột quỵ khi nhân dân bừng tỉnh, tay không vùng dậy xuống đường để tự cứu, và thành công.

Ở nước ta, tai họa tham nhũng đang trở nên tai họa gốc gác, trở thành kẻ thù nội xâm nguy hiểm nhất đe dọa tận gốc rễ uy tín vốn đã giảm đến mức tệ hại của đảng CS. Nó đe dọa đến cả sự tồn vong của chế độ. Nó tạo nên sự bất công kinh hoàng chưa từng có trên đất nước ta, người đã giàu ngày càng giàu sụ không giới hạn, người lao động lương thiện bị dồn vào nghèo đói cực nhục, oán hận chế độ đã hoàn toàn buông rơi mình. Cảnh bất công phơi bày ra trước mắt mỗi người: nhà cao, biệt thự, xe cộ đời mới nhất, cảnh ăn chơi phá của của các đại gia và bọn “con cháu các cụ” ngày ngày nuôi dưỡng sự khinh bỉ và lòng căm giận của quần chúng yêu chuộng công lý. Một số blogger tự do cho biết bà con thủ đô gọi họ là “chúng nó”, là “mafia đỏ”, là “bầy giòi bọ”, những tên “cướp ngày”, gần đây còn gọi là những tên “Gadhafi Việt”, hoặc “Mubarak châu Á”, hay “Ceausescu da vàng“ chờ ngày bị hỏi tội.

Quyết liệt diệt trừ tận gốc rễ quốc nạn tham nhũng, không có khu cấm, vùng cấm nào, không lần lữa bênh che, không úp úp mở mở như vụ án Securency, không thể chạy tội mãi cho viên Đại tá công an Lương Ngọc Anh và nguyên Thống đốc ngân hàng Trần Đức Thúy… khi chứng cứ đã quá đủ. Đó là con đường tất yếu tiên quyết để giữ cho chế độ khỏi tan vỡ như Liên Xô hay Ba Lan trước đây. Nhưng điều kiện để diệt trừ tận gốc rễ quốc nạn quái ác này lại là xây dựng nền pháp chế công minh, một nền tư pháp hiện đại, một loạt Bao Công thanh liêm lòng dạ sáng trong giương cao thanh gươm luật pháp sắc bén làm nản long, gây kinh hồn cho bọn gian thần. Muốn vậy không có con đường nào khác là thay đổi hẳn hệ thống cơ chế cầm quyến, chuyển từ độc đoán sang dân chủ, độc đảng sang đa đảng trong trật tự và pháp luật.

Trung Quốc hạ bệ, bỏ tù cả ủy viên Bộ Chính trị, xử tử hình cả tỉnh trưởng – ủy viên trung ương đảng, xử bắn một loạt đảng viên cấp cao tham ô trên 1 triệu Yuan, vậy mà vẫn bị người dân cho là quá mềm yếu trong chống tham nhũng, vẫn chỉ là xua muỗi, làm trò, hời hợt, giơ cao đánh khẽ, kiểu mỵ dân.

Một lần nữa, hãy nhớ lời khuyên chân thành của “Lão Lý” – ông Lý Quang Diệu. Cẩm nang 3 điểm:

-luật pháp thật nghiêm
-lương bổng đủ ăn
-truyền bá nếp sống giản dị trong sạch.

Để viên chức các cấp đều nhất loạt:

-không dám tham nhũng, rất sợ vào tù, sẽ nhục cho bản thân, vợ con, gia đình,
-không cần tham nhũng, cũng đủ sống, kinh tế lên mọi người được hưởng,
-không nỡ tham nhũng, tự coi tham nhũng là kẻ cướp, kẻ trộm, kẻ móc túi, ô nhục.

Ông Lý Quang Diệu dặn kỹ cán bộ các cấp phải coi đồng tiền là phương tiện chứ không phải là mục đích. Ông có tiêu chuẩn đi xe ô tô Mercedes đắt tiền nhất, nhưng chỉ đi xe Honda bình dân nhất. Vẫn lấy đó làm vui. Ông dặn: cử chỉ nhỏ gương mẫu có tác dụng hơn trăm lời nói suông về chống tham nhũng.

Riêng các khoản lãng phí và tham nhũng đủ kiểu hàng năm ở nước ta – hàng vài chục tỷ đôla – thừa đủ để nâng ngân sách lương bổng lên đáng kể. Hãy nhớ câu chuyện chủ tịch thủ đô trước đây vừa nhậm chức thì việc đầu tiên là lo sắm ngay chiếc xe con đắt tiền nhất, bị dân thủ đô chế diễu là cưỡi con trâu vàng 1 triệu đôla. Một anh nhà quê nghèo văn hóa hám của, vụ lợi, dại dột, học làm sang, mang nhục, bị coi khinh về nhân cách, tiếng xấu để đời.

Cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương 4/khóa XI vừa ra nghị quyết tập trung về củng cố, chỉnh đốn đảng, phục hồi đạo đức, kiên quyết chống tham nhũng.Biện pháp không có gì mới, vẫn chỉ là hô hào suông. Lại sẽ vẫn như cũ, mỗi lần tuyên chiến với nó, quốc nạn tai quái này lại lộng hành hơn, chén bẫm của cải của dân hơn, nó như ngạo nghễ cười khỉnh với 14 vị trong Bộ Chính trị rằng:”Tớ đâu biết sợ, vì tớ với đằng ấy tuy hai mà một, 2 chúng ta tuy một mà hai. Chả lẽ mình lại tự diệt mình à“.

Chính vì vậy nên nếu chọn con người tiêu biểu cho năm 2011 của nước ta, tôi chọn bà Lê Hiền Đức, con người yêu nước, thương dân theo hướng quyết liệt chống tham nhũng, chống bằng cả nghị lực và tài trí của mình, chống đến cùng, không nhân nhượng. Bà đích thực là người của tình thế.

Ông Trương Tấn Sang từng gọi kẻ tham nhũng là con sâu, gọi bọn tham nhũng là bầy sâu. Hy vọng ông thật lòng chống tham nhũng, tự tách ra khỏi bầy đàn tham ô. Ông nên áp dụng đúng lời khuyên của “Lão Lý” nói trên, ông nên chống tham nhũng quyết liệt như bà Lê Hiền Đức, nhưng hiệu quả sẽ gấp ngàn vạn lần vì ông ở vị thế chủ tịch nước. Ông nên tận dụng Uỷ ban trung ương chống tham nhũng, nhưng chọn kỹ lại phải toàn là người liêm khiết và có ý chí chống tham nhũng, nắm chặt bộ máy ấy. Ông và bộ máy ấy hãy ra tay quét bầy sâu lớn nhỏ ở mọi nơi, bền bỉ, nghiêm minh, thu hồi các tài khoản bất minh trả về cho ngân sách, tịch thu mọi tài sản bất chính trả về cho nhà nước. Ông hãy làm gương, đi xe con loại trung bình, ở nhà vừa phải, gương mẫu tiết kiệm trong chi tiêu công quỹ, giảm hẳn chi phí mọi mặt của Phủ chủ tịch, làm gương cho các bộ, cho các tỉnh thành. Cả xã hội sẽ hoan hỉ hơn Tết.

Nếu làm được việc đẩy lùi quốc nạn tham nhũng do tự mình ra tay và làm gương, ông Sang sẽ trở nên nhà lãnh đạo đáng quý trọng của nhân dân, được nhân dân hiện nay và hậu thế nức lòng ghi công. Nếu như năm 2012 Việt Nam từ vị thế thứ 112 về chống tham nhũng vọt lên thứ 50 hay 60 chẳng hạn do ông Sang ra tay, ông sẽ được cả thế giới ngợi ca, vì chống tham nhũng hiện là chuyện hàng đầu của mọi quốc gia.

Còn nếu ông Trương Tấn Sang cũng chỉ chống tham nhũng bằng mồm, vậy thì còn có những ai khác trong hàng ngũ lãnh đạo sẽ phất cờ cứu đảng và cứu nước đây? Nếu không, cả đất nước sẽ chìm đắm trong bất công và lạc hậu, biết bao giờ mới ngẩng đầu lên được, chỉ vì thiếu những nhà lãnh đạo kiên cường thật lòng chống tham nhũng.

Như vậy đất nước sẽ bế tắc rồi đột quỵ vì con quỷ nội xâm do chính đảng CS bao che và nuôi dưỡng. Xã hội sẽ rã rời.Sự thật hiển nhiên là như thế, không một ai có thể nói khác.

Blog BuiTin (VOA)

11 Phản hồi cho “Đất nước đột quỵ nếu không trị nổi tham nhũng”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    AI CỨU AI

    Ông Bùi Tín viết bài “Đất nước đột quỵ nếu không trị nổi tham nhũng” cũng cho thấy thiện chí của ông đối với đât nước, với xã hội, và cả với chế độ. Cả ba cái này hiện nay là một, nhưng thật ra nó vẫn lại là ba. Ở các nước không theo thể chế cộng sản, ba khái niệm này hoàn toàn tách biệt. Đất nước là muôn thuở, nó trường tồn cùng với dân tộc, người ta còn gọi đó là tổ quốc hay quốc gia, nó vượt lên trên mọi thể chế, chế độ chính trị, vượt lên trên mọi nhà nước hiện hành hay trong quá khứ. Đó là khái niệm chỉ gắn với lịch sử, với con người nói chung mà không gắn với cái gì ngoài hai điều đó ra cả. Thế nhưng ở trong những nước theo thể chế cộng sản (tức xây dựng trên nền tảng học thuyết mác xít hay Mác Lê), người ta lại gom chung khái niệm xã hội, đất nước, chế độ làm một. Người ta gọi là tổ quốc xã hội chủ nghĩa, yêu nước là yêu tổ quốc XHCN, quả là một sáng tạo ngôn ngữ chưa từng thấy hay chưa có tiền lệ trong lịch sử của nhà trí thức XHCN nào đó đã xủm xọe đưa ra. Bởi thế khi người ta thấy nạn tham nhũng tràn lan, lại nảy sinh ba khuynh hướng chính. Hướng một chẳng biết tiêu cực hay tích cực, muốn càng tham nhũng để chế độ mau tan rã. Hướng thứ hai chẳng biết tích cực hay tiêu cực, muốn cứu xã hội, con người, cũng đành phải cứu luôn chế độ hay dù muốn dù không tất yếu phải cứu chế độ. Khuynh hướng thứ ba, chẳng biết nó là cái gì, cứ cho thay vì chủ nghĩa Mác nó trở thành chủ nghĩa Mackeno, tức là mặc kệ nó như nhiều người từ xưa tới nay vẫn nói. Ông Bùi Tín quả là không theo chủ nghĩa Mackeno, ông cũng đã từ bỏ chủ nghĩa Mác (bởi vì ông đã đào thoát, bỏ học thuyết chạy lấy người), vậy ông là người “quốc gia” thật sự. Thế thì trở lại vấn đề, tính chất của tham nhũng đã trở thành vấn đề của cả xã hội, của đất nước, của quốc gia, và trước mắt là của chế độ. Như thế cũng có nghĩa nếu chế độ không giải quyết được tham nhũng, lý do tồn tại của nó cũng sẽ không có, bởi nó chỉ là cái sinh sau đẻ muộn, còn quốc gia, dân tộc, đất nước, xã hội thì không bao giờ thay đổi hay mất đi đâu được. Ông Bùi Tín đã bày kế, nhiều người đã bày kế, thế tại sao đã từ lâu tham nhũng không hết được mà lại cứ hình như củng cố, lan rộng thêm. Có người còn nói tham nhũng ở đâu cũng có, nói thế là nói kiểu phản con người, phản xã hội, nói kiểu nối dáo cho giặc, vạch đường cho hươu chạy, nói kiểu xuôi tay nhắm mắt, nói kiểu tích cực theo hướng tiêu cực v.v… và v.v… Bởi vấn đề không phải ở đâu cũng có mà ta không có mới là hay, ta là “ưu việt” vạn phần như các ông trí thức XHCN từ lâu rồi vẫn đã nói mà. Vả chăng ý nghĩa là sự mở rộng, ăn sâu, tràn lan, phổ biến, đại trà, thường xuyên, đương nhiên, hay chỉ là đặc thù, ngoại lệ; trở thành bản chất hay chỉ là hiện tượng; trở thành còn thuốc chữa hay hết thuốc chữa mới là điều đáng nói chứ. Có nghĩa ý niệm đồng hóa mọi điều, đánh đồng tất cả không phải là ý thức thông minh hay hiểu biết. Thế nên cơ bản hiện trạng tham nhũng thực chất chỉ là ý nghĩa về con người. Con người không có lý tưởng xã hội, không có ý thức nhân bản, không có nền tảng đạo đức, không có tấm lòng yêu nước, không có tình cảm nhân quần, đó chính là cái gốc của tham nhũng, kể cả cái gốc đầu tiên và quan trọng nhất trong tất cả mọi cái gốc. Còn nói pháp luật yếu kém, phải củng cố pháp luật, cơ chế còn lỏng lẽo, phải siết chặt cơ chế, nói kiểm soát còn chưa hiệu quả, phải tăng gia kiểm soát v.v… thực chất cũng chỉ nói cái ngọn, nói cái ruồi bu hay nói cái bề ngoài. Bởi ai làm nên luật pháp nếu không phải là con người. Ai thi hành luật pháp nếu không phải con người. Ai đẻ ra cơ chế nếu không phải con người. Thế thì những con người máy, hầu như vô hồn, liệu những sản phẩm nó làm ra, nó thực hiện có giống như những cái gì của những con người thật, khách quan hay không. Điều thật dễ hiểu chẳng khác chuyện quả trứng của ông Christophe Colomb ngày xưa. Ông ta chỉ cần đập cái trứng cho bẹp đầu xong thì người ta mới vỡ lẽ.
    Vậy thì cái gì nằm trong đầu óc con người mới là cái quan trọng nhất và cái chủ yếu hay cốt lõi của vấn đề. Đó là ý thức, là tư tưởng, là hiểu biết. Người ta tham nhũng bởi vì người ta không có ý thức xã hội lành mạnh. Người ta tham nhũng bởi vì người ta không còn niềm tin, không còn tình cảm cao cả nào hết. Người ta tham nhũng vì người ta không có tư duy, tư tưởng để phán đoán đúng và suy nghĩ tốt. Bởi vì tư tưởng của họ là tư tưởng vay mượn, tư tưởng giả tạo, tư tưởng máy móc được tiền chế sẵn, không phải tư tưởng, tình cảm của những con người khách quan, cụ thể, hiện thực, có lý trí, có tự do, có lý tưởng đích thực, có tình cảm và sự độc lập, tự chủ đích thực. Thế cho nên vấn đề xây dựng lại con người, trả con người trở về với bản lai diện mục nguyên khởi và tự nhiên không giả tạo, không o ép, không gò bó của nó, tất nhiên nó sẽ biết sống thật trong một xã hội chân thật, tức là có cơ chế hoàn toàn khách quan, thực chất thật sự. Đó là con người truyền thống của xã hội Việt nam và xã hội loài người, con người chưa bị nhuộm bởi ý thức hệ giả tạo hay sống trong các cơ chế giả tạo. Người xưa có nói nhân chi sơ tính bản thiện, cũng là kiểu na ná như thế. Tính thiện nguyên thủy của con người, nếu được bảo toàn, phát huy tốt, giáo duc, bồi dưỡng, vận dụng tốt, sẽ mang đến mọi hiệu quả tốt. Nếu tính thiện bị để cho cùn nhụt, bị coi thường, bị làm cho thất vọng, khiến cho cái ác lấn lướt, nhen nhúm lên, chế ngự lên, áp đảo lên, tức thì có con người ác và xã hội của những con người phần lớn cũng đại loại như vậy. Thế nên khoa học, đạo đức, thực tiển luôn đi đôi với nhau, thiếu cái này cũng sẽ hụt hẫng cái kia. Mọi sự hiểu biết đúng sẽ giải quyết được đúng mọi vấn đề. Mọi sự hiểu biết không đúng sẽ làm sai hỏng mọi vấn đề. Đó nói chung là ý nghĩa của vấn đề dân trí. Dân trí ở đây là trình độ hiểu biết tự nhiên, khách quan, trong bối cảnh tự do, dân chủ và khai phóng của toàn xã hội. Nếu dân trí trở thành kết quả của mọi sự tuyên truyền, giáo dục giả tạo một chiều, đó trở thành phi dân trí, phản dân trí mà không phải là dân trí. Thế nên giải quyết vấn đề tham nhũng không những là yêu cầu trước mắt mà còn là yêu cầu lâu dài. Yêu cầu trước mắt chỉ là yêu cầu của chế độ, nhưng yêu cầu lâu dài chính là yêu cầu về con người, về xã hội, về dân tộc và về đất nước. Sự giáo dục, sự tuyên truyền giả tạo trên xã hội chính là nguồn gốc tự nhiên, vô hình chung của tham nhũng là như thế. Bởi nó làm cho con người cá nhân không còn là con người thật, không còn tình cảm thật, không còn lý tưởng thật, không còn mục đích thật, không còn tương quan thật với mọi người mà không phát huy tham nhũng, tiêu cực về mọi loại thì thật sự mới là lạ.

    ĐẠI NGÀN
    (29/01/12)

Phản hồi