WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chống tham nhũng khó

Thật vậy, tham nhũng thì bất quá chỉ bị tù, còn chống tham nhũng thì từ chết tới bị thương. Ai mới có điều kiện để tham nhũng? chắc chắn không phải là những nhà nông chân lắm tay bùn, cũng không phải là người công nhân mộc mạc hay là những người dân thường chất phác. Chúng ta hãy nghe tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ chỉ hộ cho chúng ta biết bọn tham nhũng ấy là ai?

“Ông nói đa phần những kẻ tham nhũng là đảng viên cho nên cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong thời gian đầu có thể sẽ có những khó khăn. Ông cáo buộc là những đảng viên cao cấp, thậm chí ở cả cấp ủy viên trung ương đảng, đang tiến hành tham nhũng một cách tràn lan…

“Tuy nhiên, ông nói, cũng có những thành phần cơ hội, khi còn tại chức thì

“ngậm miệng ăn tiền”, đến khi không còn chức quyền mới tham gia phong trào chống tham nhũng để tránh“lạc lõng”. (BBC online ngày 12-10-2005)

Do những đối tượng có quyền thế tham nhũng là thế cho nên vấn đề chống tham nhũng không phải là dể mà nó có lắm điều nhiêu khê và bất trắc. Nhà báo Trần Quang Thành, người từng làm việc nhiều năm tại Đài Tiếng Nói VN, Đài Truyền Hình VN bị trù dập và bị tạt axit vì chống tham nhũng, ông kể rằng:

“Là một nhà báo làm việc cho lẽ phải, mình không thể uốn cong ngòi bút được, nhà báo phải nói ra sự thật, nói ra sự thật để làm lành mạnh cho xã hội, để cho dân chúng đỡ khổ…

“Tôi đi đấu tranh để mà chống tham nhũng để mà vạch mặt bọn buôn gian bán lậu, vạch mặt bọn tiêu cực trong xã hội, tệ nạn xã hội… mà công an thì được thưởng, công an được thưởng hồi đó mấy chục triệu, nhưng tôi có được thưởng xu nào đâu…rồi cuối cùng là mang trên mặt thế là 15 lần mổ, mù mắt một mắt, mồm cũng chả còn, mũi cũng chả còn”. (RFA online ngày 2-6-2006)

Sau trên 50 năm theo đảng bác sỹ quân y Đỗ Ngọc Bích đã tuyên bố “Trả đảng toàn bộ Huân chương” vì tham gia chống tham nhũng mà bị trù dập đến tận cùng.

“Tôi: Đỗ Ngọc Bích- 73 tuổi nguyên bác sỹ chuyên khoa Nội nhi cấp I… Tôi tham gia cách mạng cho đảng CSVN từ năm 1954 tới nay 12-2006…

“…tôi nghe đảng CSVN, nghe nhà nước VN XHCN kêu gọi chống tham nhũng, tôi thực sự dám đấu tranh bảo vệ sự công bằng. Cũng như thời chiến tranh

“chống Pháp, chống Mỹ” nên tôi không lường trước được việc bọn tham nhũng, gian tham lại tìm cách trù dập, bức hại tôi đã 16 năm nay suốt từ tháng 3-1991 tới nay 12-2006. Nay cuộc sống của tôi hoàn toàn trắng tay, không chế độ, không một đồng xu lương hưu, không có 1 m2 (mét vuông) nhà đất để ở”. (Thời Luận ngày 23-5-2008)

Để cho thấy sự nguy hiểm của chống tham nhũng đến mức nào, thì đây một minh chứng gần nhất vừa xảy ra chưa đầy nửa tháng, hành động trả thù nguy hiểm nhất của bọn tham nhũng dành cho người chống tham nhũng qua bản tin của đài RFA:

“Vụ nổ mìn nhắm vào nhà người chống tham nhũng có tiếng tại thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, Nghệ An hôm nay 16-9 vừa qua cho thấy những kẻ xấu tiếp tục lộng hành ra tay đối với những thành phần can đảm tố cáo hành vi tội ác được cho tràn lan ở Việt nam hiện nay. Ngôi nhà mục tiêu của vụ đánh mìn vừa nói là của ông Nguyễn Văn Thành, 69 tuổi, cán bộ Viện Kiểm sát huyện Tân Kỳ đã về hưu. Ông Nguyễn Văn Thành được truyền thông trong nước mô tả người tích cực tham gia công cuộc chống tham nhũng tại địa phương”. (RFA online ngày 20-9-2011)

Một gương can đảm trong việc chống tham những mà ít được ai biết đến, đó là bà Nguyễn Thị Hòa đã từng nhiều phen bị trả thù nhưng bà vẫn kiên trì với lý tưởng.

“Một trường hợp chống tham nhũng khác bị trả thù mà báo chí trong nước nêu ra là câu chuyện của bà Nguyễn thị Hòa ở Yêu Phụ, Tây Hồ. Là người từng tham gia chiến đấu trong chiến tranh, nhưng lúc đó bà chịu ít vết thương hơn trong những năm tham gia chống tham nhũng kể từ năm 2001. Trên người bà Nguyễn thị Hòa có hàng chục vết sẹo do những kẻ xấu thủ ác liên quan đến việc chống tham nhũng của bà”. (RFA online ngày 20-9-2011)

Tham nhũng cũng như bệnh dịch, ai cũng sợ, ai cũng chống, nhưng có người  chống thật thì luôn lãnh phần thua thiệt, còn kẻ chống bằng mồm thì có lúc cũng vinh thân. Có ai tuyên bố chống tham nhũng có lực, có uy bằng thủ tướng, do vậy khi mới nhậm chức thì ông Nguyễn Tấn Dũng, hùng hùng hổ hổ tuyên bố lấy gân theo lời kể của cụ lão thành cách mạng Nguyễn Văn Bé trong bức tâm thư gửi TT Dũng và 14 vị Bộ chính trị, ông viết:

“Tháng 10-2006, ông Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức thay ông Phan Văn Khải về hưu, tuyên bố:“Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay”.

“Gần 5 năm nay, nạn tham nhũng chẳng những không chống được mà ngày càng phát triển, từ các cơ quan Trung ương xuống tận xã, phường, thôn ấp. Điển hình theo Ủy ban Kiểm Tra Trung ương vừa mới kết luận, tạm xử lý 45 trường hợp nổi cộm khắp toàn quốc khiến dư luận xã hội rất bất bình…

“Những bằng chứng như thế rõ ràng khẳng định ông Nguyễn Tấn Dũng đã không hoàn thành nhiệm vụ trong suốt 5 năm qua. Ông Dũng và toàn bộ 14 ủy viên BCT khác đã hoàn toàn không chống được tham nhũng. Vậy sao ông Nguyễn Tấn Dũng không tự nguyện làm đơn xin từ chức ngay như lời ông đã đoan quyết trước dân?” (Đối Thoại online ngày 15-7-2010)

Tham nhũng là vấn đề thâm căn cố đế từ thời đổi mới và nhất là trong chế độ cộng sản hiện tại, chúng ta hãy nghe sự nhận định của giáo sư Carlyle Thayer, nhà nghiên cứu về Việt nam lâu năm hiện làm việc tại Học viện Quốc phòng Úc cho biết nhận xét của mình:

“Đây là chuyện phải giải quyết và ông Nguyễn Tấn Dũng, tân thủ tướng đã chớp lấy thời cơ và có những biện pháp nhanh chóng trong đó có chuyện lập ra Ban Chỉ đạo Chống tham nhũng.

“Còn chuyện liệu cuộc chiến chống tham nhũng có thành công không thì tôi phải nói rằng trong một chính quyền độc đảng, bất kỳ quyết định chống tham nhũng nào cũng là những quyết định chính trị chứ không phải là quyết định khách quan dựa trên luật pháp, những phanh phui trên báo chí, những nhà báo điều tra độc lập hay hệ thống tòa án. Khi mà đảng cộng sản còn có thể can thiệp vào bất cứ cấp chính quyền nào thì những quyết định về chống tham nhũng sẽ luôn mang tính chính trị cao”. (BBC online ngày 1-8-2006)

Hưởng ứng với việc chống tham nhũng báo Thanh Niên đưa tin ông trưởng Trạm thu phí trên đường Bắc Thăng Long-Nội Bài đã ra lệnh cho nhân viên:

“Để ngăn chận tiêu cực xảy ra, từ ngày 15-4-2006 toàn bộ cán bộ, nhân viên của trạm phải khâu túi quần, túi áo lại đi làm”. Tờ Thanh Niên kể:

“Lúc đầu các nhân viên đều nghĩ ông trạm trưởng…đùa. Một số người gọi điện thoại đến các trạm thu phí khác của công ty Quản lý và Sửa chửa Đường bộ 234 (Cục Đường bộ) thì nhận được thông tin“sếp” bên đó cũng yêu cầu nhân viên phải khâu túi quần, túi áo đi làm!” (Báo Người Việt ngày 1-5-2006)

 

Vừa bắt đầu nhiệm kỳ một, thủ tướng Dũng giải quyết ngay một vụ án tham nhũng lớn, đó là vụ PMU 18, mà hai con sâu bự liên can là giám đốc Bùi Tiến Dũng và thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến. Bùi Tiến Dũng thì đang ngồi tù còn ông Nguyễn Việt Tiến sau 18 tháng bị tạm giam thì đùng một cái trắng án. Trả lời đài BBC tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nêu lên thắc mắc của mình như sau:

“…theo luật, việc xác định có tội hay không có tội thường diễn ra theo trình tự nhất định. Mỗi lần tạm giam để điều tra là ba tháng, dài lắm cũng chỉ gia hạn được bốn lần. Sau 12 tháng ông Nguyễn Việt Tiến phải được xác nhận có tội hoặc không có tội. Nhưng ông Tiến lại bị giam đến 18 tháng, cho thấy dấu hiệu ông không phải hoàn toàn vô tội…

“Việc ông Tiến trắng án là rất khó hiểu”. (Đối Thoại online ngày 2-4-2008)

Sự việc Nguyễn Việt Tiến bổng nhiên được trả tự do, điều đã làm cho luật sư Lê Công Định cũng nghi ngờ đặt câu hỏi “Phải chăng người ta nhạo báng công lý?”.

“Tin cựu thứ trưởng bộ Giao thông Vận tải, Nguyễn Việt Tiến, bị cáo trong vụ PMU 18, được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) đình chỉ điều tra và trả tự do khiến dư luận sững sờ…

“Giữa cơ quan điều tra trước đây và VKSNDTC hiện giờ ai đúng ai sai trong nhận định và kết luận về ba tội danh của Nguyễn Việt Tiến?” (Đối Thoại online ngày 2-4-2008)

Vai trò của người làm báo thời bấy giờ rất là đắc lực và quan trọng trong việc giúp nhà nước chống tham nhũng, tuy nhiên vì nhà nước toàn là những đảng viên và không có quyết tâm chống tham nhũng, do đó mà các nhà báo đã không được công, chỉ “được tội” mà thôi. Ông Klaus Rohland, Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Việt nam, đã khen ngợi vai trò của báo chí trong việc phanh phui vụ án như sau:

“Báo chí đang đóng vai trò mạnh mẽ. Nếu bạn muốn giải quyết vấn đề, bạn phải tăng cường tính minh bạch và cho thảo luận công khai về vấn đề”.

“Tuy nhiên, tin từ trong nước cho biết gần hai tháng qua, hàng chục phóng viên bị cơ quan An ninh điều tra (Bộ công an) gọi lên thẩm vấn vì liên quan tới việc đưa tin về các vụ án tham nhũng tại Việt nam trong thời gian qua.

“Trong số này có người của các tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động, Tiền Phong, SàiGòn Giải Phóng, Người Lao Động và Pháp Luật Tp HCM (BBC online ngày 1-8-2007)

Dư luận tỏ ra nghi ngờ thiện chí chống tham nhũng của thủ tướng Dũng, trước khi ông nhiệm chức thì những báo chí có phần thoải mái bươi ra nhũng vụ tham nhũng, nhưng từ khi ông chấp chính thì ngược lại Nguyễn Việt Tiến được trắng án và báo chí lại bị “khớp mỏ”. Ngay cả hai phóng viên gọi là “cự phách” trong làng tin chống tham nhũng là Nguyễn Việt Chiến báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải báo Tuổi Trẻ bị cho đi tù thế chỗ của người tham nhũng Nguyễn Việt Tiến. Thế là ông thủ tướng đã thay trắng đổi đen, đó là chiêu “tham nhũng chống” đầu tiên của thủ tướng Dũng cứu bồ, thật đáng “biểu dương” (!)

Một vụ án làm sôi động dư luận nhân dân tp Đà Nẵng là vụ bốn người gồm các tướng tá công an tố cáo tham nhũng bị chụp cho cái mũ“ lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước…”

Theo các cơ quan điều tra của tp Đà Nẵng thì “tổng đạo diễn của vụ “tố cáo sai sự thật” và rải truyền đơn để hạ uy tín lãnh đạo Đà Nẵng là thiếu tướng Trần Văn Thanh, chánh thanh tra của bộ Công an và ông này đã bị khởi tố, và vô cùng tàn nhẫn là đưa ông ra tòa khi đang bệnh hôn mê phải nằm trên chiếc băng- ca.

“Trong số đó có trung tá công an Dương Ngọc Tiến, trưởng Ban Đại diện báo Công an tp HCM tại Hà nội bị bắt hôm 2-3 tại Hà Nội.

“Hai người khác là nguyên thiếu tá cảnh sát giao thông Đinh Công Sắt và một người tên là Nguyễn Phi Duy Linh ở Đà Nẵng…

“Ba người này bị cáo buộc đã tổ chức, rải truyền đơn, xúi dục người dân từ Đà Nẵng ra Hà Nội khiếu kiện trái pháp luật kéo dài…

“Tin cho hay ba người vừa bị bắt đã tổ chức khiếu kiện với lý do“ tố cáo tham nhũng” tại Đà Nẵng. Trong các tài liệu, đơn từ mà họ bị cáo buộc là “ xúi giục khiếu kiện trái pháp luật” có: tố cáo công an Đà Nẵng với nội dung dập biển số xe, mua sắm ôtô, chi sai nguyên tắc; tố cáo cán bộ Ban giám đốc công an Đà Nẵng bao che vụ án Đồng Nò; tố cáo chính quyền tp Đà Nẵng tham nhũng trong đất đai, bán tài sản công; tố cáo lãnh đạo tp tham nhũng”. (BBC online ngày 8-3-2008)

Theo tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ thì:

“Chỉ lấy ví dụ ở Đà Nẵng, đáng tiếc là các thế lực tham nhũng và bao che cho tham nhũng đang thắng thế với việc những người tố cáo hành vi “nhận hối lộ” của bí thư thành ủy đảng CSVN, nguyên chủ tịch UBND tp Đà Nẵng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh, bị Hội đồng xét xử Tòa phúc thẩm-Tòa án nhân dân tối cao do thẩm phán Trần Mẫn là chủ tọa bỏ tù cuối tháng 12 năm ngoái do đã “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, công dân?!” (Đối Thoại online ngày 24-4-2010)

Trong phiên họp thứ ba của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về việc phòng chống tham nhũng các đại biểu đã phát biểu như sau:

“Nếu phòng chống tốt thì tham nhũng sẽ giảm, song chưa ai dám nói là phòng chống tốt”. ông Trần Thế Vượng, Trưởng Ban Dân nguyện của QH, nhìn nhận. Theo ông, tỷ lệ tự phát hiện có tham nhũng hiện rất thấp.

“Đáng lưu ý, phần lớn các vụ bị phát hiện có hành vi tham nhũng lại chị bị xử lý hành chính. Thậm chí, ngay cả việc xử lý hành chính vẫn còn biểu hiện nương nhẹ hoặc không công bằng giữa các đối tượng cùng hành vi tham nhũng.“Cùng một hành vi vi phạm, anh chức nhỏ hơn thì bị cách chức, còn anh quyền to hơn thì chỉ bị phê bình, cảnh cáo. Chính vì nương nhẹ nên không đủ sức răn đe người tham nhũng”- ông Nguyễn Đức Kiên, Phó củ tịch QH, bức xúc”. (Người Lao Động online ngày 19-10-2007)

Trong hội nghị giao ban về công tác phòng, chống tham nhũng khu vực phía Nam ngày 12-1 tại Tp Sài Gòn, báo VietNamNet đưa tin:

“Năm 2007, cả nước phát hiện 504 vụ tham nhũng, nhưng không vụ nào do tổ chức đảng phát hiện. Có trường hợp tiêu cực ở Tổng công ty vật tư nông nghiệp bị tố cáo lên tố cáo xuống, nhưng đảng ủy đó vẫn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Cần xem lại vai trò của các cấp ủy đảng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng…
“Phó chủ tịch UBND tp Đà Nẵng Võ Duy Khương khẳng định:“Các cán bộ, đảng viên không dám đấu tranh vì không ai bảo vệ họ.“Cần có cơ chế bảo vệ không chỉ cá nhân đảng viên tố cáo tham nhũng, mà cả gia đình họ”.
(VietNamNet online ngày 12-1-2008)

Biết chống tham nhũng là khó, nhưng ký gỉa Trương Minh Đức, người muốn “bẻ nạn chống trời” đã can đảm viết nhiều bài chống tham nhũng, bất công trên các báo Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Kiên Giang…Và sau cùng là ông bị “tham nhũng chống” nên đã phải ra tòa lảnh án: 5 năm tù giam. Theo lời kể của luật sư Lê Trần Luật thì vì quá phẫn uất nên ông Trương Minh Đức đã hô to:

“Đả đảo cộng sản. Không công nhận phiên tòa hôm nay, bản án là vô lý, là phi nhân đạo. Đả đảo những người cộng sản tham nhũng”.

“Ảnh nói đến đây thì những người cảnh sát tư pháp ôm ảnh lại, lôi ảnh đi và bỏ ảnh vào cái xe của nhà giam rồi chở ảnh đi mất”. (RFA online ngày 23-7-2008)

Lãnh đạo đảng công sản thì ông nào cũng tuyên bố chống tham nhũng, tuy nhiên họ nói vậy chớ không phải vậy, chính bà Bảy Vân, phu nhân cố TBT đảng CS Lê Duẫn có lần trả lời phỏng vấn của đài BBC về vấn đề tham nhũng, bà nói:

 

“Chống cái này, chống cái kia” chỉ là hình thức thôi.

“Tuyên truyền chống tham nhũng, chỉ là nói miệng qua thôi”. (BBC online ngày 27-12-2008)

Thực chất của chính quyền cộng sản chỉ là lừa dối, họ cũng “Phê chuẩn Công ước chống tham nhũng” như ai vậy. Chính chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký Công ước Quốc tế về Chống tham nhũng, nhưng, lại là một chữ nhưng, thế là ký cũng như không!

“Tuy nhiên, theo Quyết định phê chuẩn ngày 30-6-2009 của chủ tịch nước thì Việt Nam không chịu sự ràng buộc và cũng không áp dụng trực tiếp các quy định hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp của Công ước…

“Bên cạnh không áp dụng quy định hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp, Việt nam còn bảo lưu không áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp và dẫn độ của Công ước”. (BBC online ngày 3-7-2009)

Báo điện tử ViệtNam Net đã dí dỏm viết bài:

“Có những vụ việc to bằng con voi nhưng lại xử bằng con kiến làm người dân mất lòng tin. Mà đã không tin thì không muốn nói”.

“Tham nhũng trở thành hệ thống và nguyên nhân là do khe hở “sở hữu toàn dân”, cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hiệu quả, xử lý chưa nghiêm…”

“Đây là nhận định của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo “Phòng chống tham nhũng đánh giá hiện trạng và xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội và người dân” do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 4-12 tại Tp HCM”. (VietNamNet online ngày 5-12-2009)

Kinh nghiệm của một nhà giáo can đảm đã năm lần ba lượt chống tham nhũng bị trù dập thảm thương, nhưng ông vẫn kiên trì với lòng tận tuỵ. Đó là thầy Đỗ Việt Khoa, người từng được Bộ Giáo dục khen ngợi vì “dũng cảm đứng ra tố cáo tiêu cực”, xin nghe ông tâm sự:

“Nhưng giờ đây, ông tuyên bố sẽ nghĩ dạy từ tháng bảy 2010, và cáo buộc ông bị trù dập tại trường và những tố cáo sau này của ông về tiêu cực chỉ rơi vào im lặng…

“Bốn năm nay, họ trù dập cho tôi không hoàn thành nhiệm vụ. Theo điều lệnh mới của Pháp lệnh công chức, công chức hai năm không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị buộc thôi việc. Chắc là họ sẽ buộc tôi thôi việc, cho nên tôi muốn rời khỏi ngành. Cũng để nhắn với thầy cô giáo cả nước là tình hình chống tiêu cực bây giờ rất khó”. (BBC online ngày 25-5-2010)

Người ta ai cũng biết, chống tham nhũng chỉ nhờ báo chí và nhân dân chớ đảng có bao giờ tự khui hũ mắm của mình đâu, họ chuyên môn ém nhẹm để xử lý nội bộ bảo kê cho nhau thôi cho nên chúng ta hảy nghe cựu đại tá QĐND Phạm Quế Dương kể chuyện ông và giáo sư Trần Khuê làm đơn xin lập hội giúp đảng chống tham nhũng kết quả ra sao:

“Từ năm 2001, nhà nước này coi tham nhũng là quốc nạn, là giặc nội xâm nếu không gọi nhân dân tham gia chống tham nhũng. Nhân ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9 năm 2001 anh em đến ăn cơm nhà tôi và rất vui, cùng đề nghị làm ra hội chống tham nhũng để ủng hộ nhân dân Việt nam và nhà nước chống tham nhũng. Theo yêu cầu của ông Nguyễn Minh Triết, lúc đó là bí thư của Sài Gòn, anh Trần Khuê và tôi viết đơn, hai người ký và gởi đi. Nhưng sau đó cả hai đều bị bắt ngồi tù 19 tháng cho nên vấn đề chống tham nhũng ở Việt nam phức tạp lắm, chứ không đơn giản đâu”. (RFA online ngày 24-6-2010)

© Đại Nghĩa – sưu tầm

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Chống tham nhũng khó”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    CHỐNG THAM NHŨNG DỄ HAY KHÓ

    Sự dễ hay khó này là tùy theo quan niệm cho tham nhũng là xấu hay cho tham nhũng là tốt. Nếu cho tham nhũng là tốt, tức có lợi cho mình, thế làm sao chống tham nhũng được. Có quyền, nhưng chống tham nhũng không được, thế thì quyền đó có ích lợi cho ai ? Chống không được nhưng không từ bỏ quyền hành, thế thì hoặc bất lực, hoặc cho tham nhũng là tốt. Chống tham nhũng như vậy tất nhiên là khó. Mặt khác, tham nhũng là thiểu số hay đa số. Nếu tham nhũng là đa số, thiểu số người lành mạnh làm sao chống lại đa số được ? Vậy thì chống tham nhũng là khó. Còn nếu tham nhũng chỉ là thiểu số, mà đa số lương thiện lại không chống được, tức có nghĩa cái thiểu số đó mạnh hơn cái đa số. Thế làm gì mà chống tham nhũng chẳng khó. Chống tham nhũng phải có chiến lược, chiến thuật, không thể nói vu vơ hay chống tầm phảo. Thế mà nếu chống không được, tức xã hội đó chẳng có chiến lược, chiến thuật đúng nghĩa nào hết. Tức là xã hội tầm thường, chẳng có gì đáng nói. Nhưng chống tham nhũng cũng phải làm đúng luật, không thể theo kiểu luật rừng. Luật chống tham nhũng không hiệu quả, có nghĩa không có người có năng lực làm luật, hay không có người thực thi pháp luật. Tình trạng như vậy thì quả tẩu hỏa nhập ma, quả đi vào mê cung, làm sao mà chống đỡ nữa. Tham nhũng luôn ba đầu sáu tai. Có nghĩa là quỷ. Một xã hội không trị được quỷ, phải sống với quỷ lâu dài, ai chẳng nghĩ xã hội đó đã bị quỷ ám ? Thế nên, chống tham nhũng dễ hay khó là tuy theo bản thân của xã hội đó. Đó là chuyện ma cao nhất xích, Phật cao nhất trượng hay ngược lại ? Hỏi tất cũng là trả lời. Chống tham nhũng khó hay không có, chẳng qua không ra ngoài những chữ đơn giản này : bất lực hay không bất lực, muốn hay không muốn, có cách hay không có cách, tham quyền cố vị hay không tham quyền cố vị. Trong cuộc đời này, không có cái tốt nào lại không làm được. Cứ nhìn ra thế giới thì biết rõ điều đó. Có khi mình không làm được mà người khác làm được, có khi cách này làm được mà cách khác không làm được. Nếu sự toàn quyền, độc đoán mà không chống tham nhũng được, thế thì sự tự do dân chủ đúng nghĩa, biết đâu lại làm được. Bởi có khi độc tài, độc đoán, thiểu số tiêu cực, bê bối khống chế được đa số tích cực, lành mạnh. Trái lại, về nguyên tắc, xã hội tự do, dân chủ chân chính, đúng mức, tất yếu đa số lành mạnh, tích cực, lại khống chế, lại vô hiệu hóa được thiểu số tệ hại, bất chính, tiêu cực thì sao ? Thôi cứ để mọi người thử cùng nhau động não để nhằm suy nghĩ thêm cho được nhiều thú vị và hữu ích vậy.

    NGÀN KHƠI
    (05/10/11)

  2. Dân Chửi says:

    Bọn tham nhũng ở VN hiện nay giống như những con cá tra nuôi trong “Ao cá Bác Hồ”. Dân chúng dù khỏe hay bệnh tật, thải phân xuống, những con cá tra chúng đều đớp tất tần tật. “Cá tra đâu chê phân giàu nghèo, khỏe mạnh hay bệnh tật”. Cá tra mẹ đẻ cá tra con, cho đi du học vào đảng CSVN (tức là cái Ao cá Bác Hồ) xong lại tiếp tục thay nhau đớp phân của dân.

  3. khaymouk says:

    he thong da khong lam tot cho dat nuoc nguoi viet phai thay doi phai tu bo nhung gi lam hai cho dat nuoc phai tu bo dam me huong thu phai tro ve voi dao duc nhan ban ,dau roi nhung cau (chim tham an sa vao vong luoi,doi sach rach thom) dat nuoc viet phai co dan chu de dan co quyen dao thai nhung con sau
    duc khoet tai nguyen dat nuoc song tren su dau kho cua nguoi dan,vietnam phai co dan chu de dan co quyen lua chon nguoi lanh dao co tai duc,lanh dao co du dung cam de thay moi ( dat nuoc la cua tat ca moi nguoi viet chu khong cua rieng ai)
    de dem dat nuoc xay dung mot xa hoi cong binh tat ca con dan viet duoc huong dong deu tat ca con dan viet duoc dao tao nang cao dan luc dan tri de xay dung mot vietnam cong binh hanh phuc am no phu cuong cho toan dan va dat nuoc.

  4. Dân nghèo Đà nẵng says:

    Rất dễ . Bắt Dũng y tá tham nhũng gần 5 tỷ đô . Mạnh bán nước tham nhũng 2 tỷ . Hùng 2 tỷ . Phiêu 1 tỷ ..
    Vậy là xong . Ở trên ăn như núi thì ở dưới ăn như đồi thôi .

  5. Lê Thiện Ý says:

    “Thượng bất chánh, hạ tắc loạn” Thử xem các quan chức ngày nay sở hữu số tài sản có phù hợp với mức lương được trả không ? Có tiết kiệm hàng trăm năm, kinh doanh tài giỏi thế nào cũng không thể “đồng loạt trở thành triệu phú” nhanh thế !
    Cộng sản mà không có tham nhũng thì …cho chết liền, không có ô dù bao che cho nhau tham nhũng
    cũng cho … chết liền ! Nguyễn Tấn Dũng mà trong sạch và quyết tâm chống tham nhũng thì …trời sập ! Không thể tin được những gì cs nói, hãy quan sát những gì cs làm !

Phản hồi