WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quyền nói không

 

Cuối cùng, thủ tướng Ba Lan, Donald Tusk, cũng đưa ra tuyên bố rằng, chính phủ sẽ rà soát từng chữ trong bản thỏa thuận về ACTA và sẽ rút lại ký kết nếu việc này thực sự ảnh hưởng tới các quyền tự do cá nhân, vi phạm tự do ngôn luận cũng như hạn chế quyền lợi của người sử dụng Internet.

Giới trẻ khắp các thành phố lớn của Ba Lan rầm rộ biểu tình dưới mưa tuyết.

Quyết định này của thủ tướng được đưa ra sau 2 ngày giới trẻ Ba Lan rầm rộ xuống đường phản đối ACTA. Khởi đầu ở Warsaw, làn sóng biểu tình đã nhanh chóng lan rộng ra khắp các thành phố lớn trên cả nước. Ngay dưới hiên nhà riêng của thủ tướng ở thành phố Sopot, hàng ngàn người tụ tập cả đêm để phản đối. Cùng lúc, nhiều trang mạng của chính phủ, của quốc hội, bị nhóm hacker xưng danh “Anonymuos” tấn công trong một chiến dịch nhằm nói không với ACTA. Trên các trang mạng xã hội, hàng chục ngàn ý kiến bàn luận sôi nổi được post lên trong khoảng thời gian 2 ngày.

Chính trị gia tự bịt miệng để phản đối

Làn sóng chống đối càng thêm sôi động khi nhiều chính trị gia đối lập xuất hiện trên truyền hình với tấm băng keo đỏ dính chặt miệng và hàng chữ phản đối trên tay. Tại quốc hội, các đảng viên thuộc đảng đối lập Palikot đã đồng loạt đeo mặt nạ “Anonymuos” trong phiên họp thường kỳ.

Quốc hội Ba Lan nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động phản đối đảng cầm quyền.

ACTA là chữ viết tắt của cụm từ “Anti-Counterfeiting Trade Agreement“. Đây là một thỏa thuận quốc tế đa phương nhằm bảo vệ sở hữu trí tuệ, bản quyền, chống lại các sản phẩm nhái, giả. ACTA được một số nước công nghiệp hàng đầu khởi xướng.

Thỏa thuận này được đại sứ Ba Lan, bà Jadwiga Maria Rodowicz-Czechowska thay mặt chính phủ đặt bút ký tại Tokyo vào trưa 26/1/2012. Mặc dù việc ký kết đã được bàn thảo từ lâu, song giới sử dụng Internet vẫn cho đây là “hành động lén lút của chính phủ” và “hành động mờ ám” này sẽ ảnh hưởng tới việc tự do truy cập mạng, cũng như quyền chia sẻ và sử dụng các thông tin, đặc biệt từ các trang mạng xã hội lớn như Youtube, Facebook, Wikipedia…

Uy tín giảm sút khiến đảng cầm quyền phải ngay lập tức điều chỉnh quyết sách.

Theo thống kê, trong vòng 2 ngày, uy tín của đảng cầm quyền bị sụt giảm mạnh. Kết quả thăm dò dư luận cho thấy, có tới 64% số người được hỏi cho rằng, việc ký kết của chính phủ là dở tệ, chỉ có 21% ủng hộ thỏa thuận này.

Và thủ tướng Tusk đã phải có những nhún nhường cần thiết. Phản ứng của cộng đồng mạng cũng như sự điều chỉnh của thủ tướng Tusk là những điều hết sức bình thường trong một xã hội dân sự.

Trong các quốc gia đó, người dân có quyền nói không với bất kỳ quyết định nào của chính quyền và những người cầm cân nẩy mực phải căn cứ vào động thái của dân chúng để hoạch định chính sách sao cho phù hợp với lòng dân.

Cũng ở một xã hội bình thường, quyền nói không của người dân luôn luôn được tôn trọng. Bất kể công dân nào cũng có thể bày tỏ quyền này bằng Internet, qua trả lời phỏng vấn của báo chí, hay trực tiếp xuống đường phản đối và kêu gọi những người khác cùng tham gia.

Nhưng những điều (bình thường) như vậy người ta không thể tìm thấy ở các quốc gia luôn tự xưng có “nền dân chủ ưu việt gấp vạn lần tư bản“. Xin đơn cử vài ví dụ.

Ở Bắc Hàn, mới đây, chính quyền đã ra sắc lệnh trừng phạt những người không khóc bác Kim, hay nói đúng hơn, không có những biểu hiện ‘đúng mực’ khi bác Kim qua đời. Những người này có thể phải chịu án lao động khổ sai từ 6 tháng trở lên. Để thực hiện việc này, Bắc Hàn đã mở một chiến dịch tố giác tội phạm rộng khắp, giống như những buổi đấu tố tập thể ở các phường, khóm, đơn vị sản xuất.

Nhiều bạn đọc Việt Nam đã lên tiếng chia sẻ sự bất hạnh của dân tộc Bắc Hàn, đó là một tín hiệu đáng mừng. Mừng vì đất nước mình không còn cảnh lăn lộn khóc tập thể như thế. Và mừng vì mình không còn bị trừng phạt, nếu không khóc.

Nhưng chuyện nói không với chính quyền vẫn còn khá xa vời ở Việt Nam, dù rằng, trong mấy năm trở lại đây, nhiều người đã can đảm, bằng cách này hay cách khác thể hiện sự phản kháng của mình.

Ba người nói không với bầu cử

Ví như chuyện ba cha con họ Huỳnh ở Tam Kỳ đã nói không với bầu cử Quốc hội. Hành động của họ được tờ báo Người Lao Động mô tả như những tội phạm trong bài viết “Ba cha con chống phá nhà nước” ngày 6/1/2012 như sau:

“Năm 2005, ông Tuấn không chịu tham gia bầu cử Quốc hội khóa XII. Khi tổ công tác đến nhà vận động đi bầu cử thì bị ông Tuấn và gia đình xúc phạm.

Năm 2011, ông Tuấn cùng hai con là Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu tiếp tục không tham gia bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Ngoài ra, 3 cha con ông Tuấn còn ghi vào thẻ cử tri chữ “NO!”. Sau đó, ông Tuấn chụp ảnh đăng tải trên internet và trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài với nội dung xuyên tạc cuộc bầu cử của nước ta”.

Ở một quốc gia bình thường, bất kỳ công dân nào cũng có quyền đi bầu cử, hoặc không đi bầu cử. Không ai có quyền tới nhà vận động hay ỉ eo để bắt người đó phải tới điểm bỏ phiếu. Thông thường, các cuộc bầu cử ở các nước dân chủ chỉ có chừng dăm sáu chục phần trăm tham gia. Ở Ba Lan chẳng hạn, một số cử tri đã phản ứng – khi thấy các ứng cử viên không xứng đáng- bằng cách gạch chéo toàn bộ danh sách và ghi vào đó tên của ai mà họ thích, có khi là một ngôi sao khiêu dâm! Và đương nhiên, không có ai bị quy tội về những hành động như vậy. Người dân- đơn giản- có quyền nói KHÔNG với tất cả những gì họ muốn.

Một chuyện nữa, liên quan tới chữ KHÔNG trong năm qua, đó việc nói không với đường lưỡi bò. Do phẫn uất trước hành động ngày càng lấn át trên biển Đông của Trung Quốc, đặc biệt là việc nước này công bố bản đồ lưỡi bò “liếm” hết “mặt tiền” của Việt Nam, giới trẻ trong nước đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối với những logo “No- U” in, vẽ, trên áo, mũ, nón… Nghe nói có cả một đội bóng No- U được thành lập, nhưng việc ra quân của đội bóng này là cả một vấn đề lớn.

Quyền biểu tình được quy định trong hiến pháp nhưng những đợt biểu tình nói không với đường lưỡi bò kết thúc ra sao, chắc khỏi cần phải nhắc lại. Người phụ nữ nổi tiếng với tiếng hô lảnh lót, cùng tà áo dài rực đỏ và chiếc nón HS- TS- VN giờ đang bị bóc lịch 2 năm không xét xử. Một số thành viên tích cực phải đi “lánh nạn” hoặc tạm “nằm yên” để được yên thân. Bờ Hồ trở thành nơi nhạy cảm tới mức bất kỳ ai mặc áo U- No ra đó ngồi vãn cảnh đều có thể được “thăm hỏi” đến nơi đến chốn.

Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều các ví dụ. Cái nhân bản, văn minh của một chính quyền không phải là những bài diễn văn dài dòng, rỗng tuếch ca ngợi nền dân chủ ưu việt thế này, thế kia, hay những con số đồng ý, nhất trí lên tới 99-100%, mà nó thể hiện ở cái cách mà nhà cầm quyền đối xử với những người dám nói không với mình hay với những quyết sách của mình.

Nói không là bản năng của con người. Một đứa trẻ 1 tuổi, dù chưa biết nói, cũng biết nhè miếng ăn không hợp khẩu vị với nó ra khỏi miệng khi bị người lớn đút, mớm. Huống hồ một dân tộc bị nhét vào miệng một món ăn duy nhất suốt hơn nửa thế kỷ mà vẫn không có quyền nôn, ọe hay khạc nhổ cái món ấy đi.

Xét về mặt này, Việt Nam còn tụt hậu xa lắm, có chăng, cũng chỉ đứng trên đất nước Tiều Tiên mà thôi.

© Mạc Việt Hồng

© Đàn Chim Việt

 

 

15 Phản hồi cho “Quyền nói không”

  1. Trúc ly says:

    Anh tin thì anh đi bầu, anh không tin, không muốn đi bầu thì anh không đi. Người ta đến vận động là quyền của người ta. Nếu anh không đi thì chỉ cần nói không thôi là được. Đằng này lại cố tình vin vào cái việc người ta đến vận động xúc phạm người ta, rồi còn ghi vào thẻ cử tri chữ “NO!”. Sau đó chụp ảnh đăng tải trên internet và trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài với nội dung xuyên tạc cuộc bầu cử.. thì cái kiểu nói không đó không đơn thuần là quyền nữa rồi. Nó đã trở thành hành vi chống đối, khiêu khích, kích động thù địch.
    Với ví dụ đã đưa của tác giả: Ở Ba Lan chẳng hạn, một số cử tri đã phản ứng – khi thấy các ứng cử viên không xứng đáng- bằng cách gạch chéo toàn bộ danh sách và ghi vào đó tên của ai mà họ thích, có khi là một ngôi sao khiêu dâm! Và đương nhiên, không có ai bị quy tội về những hành động như vậy. Người dân- đơn giản- có quyền nói KHÔNG với tất cả những gì họ muốn.” Việc nói không của người dân Ba Lan đó là bình thường và cũng chẳng bị quy tội, điều đó là chính xác. Nếu gia đình ông Tuấn cũng làm như vậy, thử hỏi có ai thèm quy tội ông ta không? có chăng những lá phiếu đó đưa vào không hợp lệ mà thôi. Đằng này cái cách làm của ông ta là cái kiểu thách thức, thử hỏi có đáng để lên án hay không mà còn đem ra mà kể? Phản biện kiểu ấy khác nào tự đấm vào miệng mình! thật hết chỗ nói.

  2. minh hạnh says:

    Ba lan thoát thai khỏi chế độ cs mà họ văn minh quá. Nhìn cách họ phản đối chính quyền mà thấy thèm khát.

  3. truong to linh says:

    Con ngừoi không đuợc nói không …
    Quyền nhân ..quyền pháp.phải trông phải chờ
    Tham lam lãnh đạo hững hờ
    Con ngựời là Vật phải chờ đảng cho…

  4. Ngu Hết Biết says:

    Ủa sao kì vậy cà. Dân mạng mình chẳng phải đang nói những chuyện hảo huyền?
    Tại sao ư? Dễ dàng quá.
    Cái đảng kia và tất cả đại đa số tay chân phèo phổi của cái đảng đó nó coi dân Việt nam là một lũ ngu. Không biết, không hay và không có văn hoá. Thí dụ như một ông nghị viên nào đó nói về luật biểu tình là dân Vn không nên được phép biểu tình vì sẽ loạn…
    Nếu à nguyên một đán dân ngu ccu đen như thế thì phải có người nói giúp giốn như con nít chưa biết đi hay kẻ tật nguyền thì cần có người dẩn dắt (ở đây là đảng mình..huhuhu)
    Như vậy thì lẻ ra cả dân tộc Vn phải cảm ơn là đã có đảng…để dẩn dắt …đường đi nước bước và nói giúp cái nguyện vọng của dân tộc (vốn là dân tộc hiền hoà nên không thích chiến tranh nên tha hồ anh hàng xóm to con muốn hiếp vợ mình giết con mình ngay trong nhà mình…mình vẫn làm thinh)
    Đã không cám ơn đảng mình thì chớ….Ở đó bày đặt đòi ăn với đòi nói…Rõ là vớ vẩn…

  5. Tiên là đà says:

    …Huống hồ một dân tộc bị nhét vào miệng một món ăn duy nhất (VC) suốt hơn nửa thế kỷ mà vẫn không có quyền nôn, ọe hay khạc nhổ cái món ấy đi.

    Xét về mặt này, Việt Nam còn tụt hậu xa lắm, có chăng, cũng chỉ đứng trên đất nước Tiều Tiên mà thôi.
    © Mạc Việt Hồng

    Tui chịu câu này của chị MV Hồng quá. Tuyệt vời!

  6. Võ Hưng Thanh says:

    ĂN KHÔNG NÓI CÓ

    Người VN có câu ngạn ngữ “Ăn không nói có”, có nghĩa chỉ ra thái độ không trung thực, dối trá. Đó là về mặt đạo đức, ai cũng ghét, cũng phản đối, vì điều đó rất nguy hiểm với người giao tiếp. Thế nhưng ở đây, người Ba Lan kể cả trẻ em lại ăn có nói không. Ăn có là cuộc sống đầy đủ, tự do, dân chủ, và có quyền nói không với những gì mình không muốn. Nước Ba Lan là nước nhỏ ở châu Âu nhưng lại nổi tiếng trên thế giới từ xưa nay ở nhiều lĩnh vực. Người VN biết đến Ba Lan cũng nhiều, sau năm 54 và kể từ từ sau năm 75 đến nay ở miền Nam. Bây giờ thì Ba Lan đã qua mọi điều cùng khổ của quá khứ, đó là nhờ sự hoạt động không mệt mõi của công đoàn Đoàn kết. Chính nhờ thế mà người dân Ba Lan ngày nay mới được ăn có nói không. Ăn có là quyền sống, nói không là quyền dân chủ. Thật là trái với VN qua câu tục ngữ ăn không nói có. Quyền nói không ở Ba Lan như vậy đi đôi với quyền bày tỏ ý thức tự do dân chủ ở mọi mặt, từ ngôn ngữ hàng ngày, đến quyền biểu tình, quyền truy cập tự do mạng toàn cầu. Đó là quyền dân chủ cơ bản của mọi người nói chung trên mặt đất trừ ở những nước còn độc tài, độc đoán. Câu chuyện về Bắc Triều Tiên thì nói hoài cũng chán. Coi nó như một hiện tượng quái dị, hay quái thai trong đời sống của nhân loại. Chủ trương chuyên chính của Mác xuất phát từ châu Âu, của tinh thần Đức lai Do Thái, nhưng từ lâu nó đã bị quét sạch ở Âu châu chỉ còn một nước ở Mỹ châu và vài nước ở Á châu mà dị hợm nhất chính là Bắc Hàn hay Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Dân chủ nhưng nhân dân thì ăn không nói có. Ăn không vì đói, nói có vì phải nói y như nhà nước của họ muốn. Yes, Yes nếu muốn nói theo tiếng Mỹ. Có nghĩa nhà nước bảo sao nói vậy đó là nội hàm chính thức của khái niệm nhân dân. Ở nước nào có chữ nhân dân đi kèm theo với từ dân chủ đều có nghĩa như thế. Dân Ba Lan bây giờ mạnh mẽ nói không là vì sợ quyền sở hữu trí tuệ đang được một số nước giàu chủ trương có thể làm phương hại đến quyền thụ hưởng văn hóa tự do của mọi người. Đành rằng sở hữu trí tuệ là một ý nghĩa đúng, cần bảo vệ. Nhưng nếu nó thành lạm dụng thì đứt đuôi con nòng nọc cả thảy, cái gì cũng nhất nhất trả tiền thì còn chi là xã hội hóa, còn chi là ý nghĩa nhân văn rộng khắp trên thế giới. Cho nên cái gì cũng cần có giới hạn. Sở hữu cũng phải có giới hạn mà không sở hữu cũng phải có giới hạn. Sở hữu không thể xóa công hữu cũng như ngược lại. Quyền cá nhân và quyền xã hội phải điều hòa chính là như thế. Ông Các Mác cái gì cũng muốn vô sản, cái gì cũng muốn xóa tư hữu, đó là một ý tưởng điên loạn. Nhưng nếu bây giờ đến quyền thông tin tự do mà cũng bị hạn chế thì nhân dân Ba Lan nói No, No là hoàn toàn đúng. Sở hữu trí tuệ là nhằm không để thiệt cho người sáng tạo. Nhưng sáng tạo rồi, hưởng vừa đủ tác quyền cũng phải để mọi người chia sẻ, mọi người được hưởng chứ. Ý nghĩa xã hội hóa mọi thành quả giá trị của nhân loại nó là như thế đấy. Cho nên dân Ba Lan có quyền nói không mạnh mẽ về chuyện này, còn người VN thì không thấy nói gì, bởi vì mọi ý nghĩa đó hình như trong thực tế nó vẫn còn chưa lan đến Việt Nam !

    NGÀN KHƠI
    (30/01/12)

  7. vũ phủ cũ says:

    Qua thông tin của chị Mạc Việt Hồng, tôi thấy xã hội Ba lan, ngày càng văn minh hơn, mặc dù xản xuât của Ba lan, còn thấp và mức sống kinh tế, chưa cao.

    • Thưa anh “Vũ Phủ Cũ”,
      Với hơn 20 năm, kể từ khi tiếp nhận một di sản bị kiệt quệ hoàn toàn của chế độ CS, năm 2010 một nước nhỏ như Ba Lan đã đúng thứ 20 trong các nền kinh tế thế giới với GDP hơn 468.5 tỷ USD (trên dân số 38,1 triệu), theo số liệu của IMF, thì đây quả là một thành quả hết sức khích lệ, nếu không nói là ngoạn mục. Suốt từ năm 2008, khi cả thế giời bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, cả châu Âu tăng trưởng với số âm, thì Ba Lan là nước duy nhât từ 2008 đến nay vẫn giữ mức tăng trưởng dương và đồng tiện quốc gia vẫn giữ giá trị mạnh so với USD và Euro.

      • maga says:

        ì,,nghe thấy .. và đọc được là một chuyện còn thực tế lại là một chuyện khác.. nhìn chung dân ba lan cũng biedacy cái số đo GDP là lương mấy ông lớn .. chứ lương dân thường khoảng 1200 zl .. bruto … nếu tính thuế .. zus .thì củng chi od konca do konca
        mấy ông lớn thì khỏi nói .. ở VN người giầu cũng đầy

  8. ChuNghien says:

    Anh có kwyền nói không,
    Nhưng anh mất kwyền sống!
    Cha không để anh còn
    Vì anh, con chiên ngông!!!

  9. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa bà con,

    Tình yêu tôi dành cho Ba Lan bắt đầu ngay từ thưở còn bé, đang là học sinh trung học đệ nhất cấp (phổ thông cấp hai) ở trường Nguyễn Trãi Sài Gòn; lúc đó còn đang mượn tạm cơ sở là trường tiểu học Lê Văn Duyệt trên đường Phan Đình Phùng (sau 75 một vài năm đổi tên thành Nguyễn Đình Chiểu) vào buổi chiều vì chưa có trường lớp sau khi di cư 54 vào Nam.

    1/

    Vâng lúc đó cùng bạn bè trong xóm, chúng tôi “chơi tem”, tức sưu tầm và thu lượm tem thư (postage stamp collecting), trong nhiều năm dài. Mà tem của mấy nước Đông Âu CS thời đó rất đẹp, nhất là tem xứ Hung ! Và cũng qua đó tôi biết được tên thật nước Ba Lan là POLSKA; còn Hung Gia Lợi là MAGYAR (?), bởi trên tem ghi là Magyar posta; Bảo Gia Lợi (Bun aka Bún Cà Ri) có mẫu tự riêng, không còn nhớ rõ; riêng tem Liên Xô lại ghi ký hiệu là CCCP, chứ không phải là USSR hay URSS theo tên tắt tiếng Anh thường gặp …

    Những con tem Hung, Ba Lan vừa to vừa đẹp, có khi lại hình thoi hay hình tam giác rất độc đáo và mua cũng khá mắc tiền so với số tiền dành dụm của bọn nhỏ chúng tôi phải nhịn đủ thứ để mua. Đáng chú ý là toàn là tem sống, chứ không phải là tem chết ! Nghĩa là tem không có dấu bưu điện ! Biết thế là vô giá trị, nhưng vì khoái nên cứ mua để khoe nhau, ganh nhau là mình có những con tem đủ nước trên thế giới, nhất là trong khối CS …

    Lớn lên một chút biết được Ba Lan một trong bốn năm thành viên của “Ủy hội quốc tế”, tên tắt của Ủy ban kiểm soát đình chiến, có mục đích chính là kiểm soát sự thực thi trên thực tế Hiệp ước đình chiến Genève 1954 ở trong Nam và ngoài Bắc.

    Rồi nghe kể chuyện “nổi dậy” ở Đông Âu, như Hung hồi thập niên 50, tiếp nối Tiệp thập niên 60, nhưng bị Hồng quân Liên Xô, đồng chí rận đàn anh khổng lồ vốn là lân bang kề cận, đè bẹp thô bạo dã man bằng xe tăng với đại pháo cùng AK !

    2/

    Chỉ sau 1975 tôi mới thực sự giao tiếp với văn hóa Ba Lan qua phim ảnh. Phim gây ấn tượng nhất mang tên Việt là “Thày Lang” vào khoảng hè năm 1985 ! Đó là phim xã nghĩa đầu tiên mà dân Sài Gòn được xem vú đít đầm thoải mái, nên thiên hạ ùn ùn rủ nhau đi xem chật rạp và gây chú ý đến nỗi thành ủy phải cắt xén bớt những cảnh nóng bỏng !

    Tôi được anh bạn quen mua vé kéo đi xem trong lúc đang ngồi khám bệnh ở phòng tư ngoài giờ (làm việc) tại quận 11 đường Minh Phụng. Đại khái có một bác sĩ ở thành phố lớn rất giỏi, bị thất vọng vì chuyện gì đó (lâu quá quên mất tiêu) nên đột nhiên rút về ở ẩn, dấu tung tích mọi người. Nhưng rồi vì hoàn cảnh bó buộc phải cứu người nên chàng ta tái xuất giang hồ nơi hẻo lánh để chữa bệnh cứu người bị nạn nghèo khổ, nên được dân làng địa phương mến mộ gọi là ông lang vườn ! Chi tiết và kết cục ra sao tôi quên mất, bởi chỉ còn nhớ kỹ những cảnh cháy bỏng của các em da trắng mắt xanh, tóc vàng tóc nâu, mặt trái xoan mũi cao chân dài, ngực to mơn mởn sức sống !

    3/

    Phải qua đến Tây Âu ở hồi giữa thập niên 80, rồi được chứng kiến qua TV cùng báo chí những tin tức sôi đồng cùng hình ảnh sống động cuộc chống đối của Công Đoàn Đoàn Kết (Solidarity), dẫn đến cuộc Cách Mạng Nhung ở khối Đông Âu vào cuối thập niên 80.

    Ôi những cái tên thân thương sau khi chính quyền Cách Mạng thật sự (chứ ko phải CS đội lốt Cách Mạng) như thủ lãnh Solidarity Ba Lan Lech Walesa, thủ tướng Tadeusz Mazowiecki thời hậu CS. Nói thêm rằng tôi đã buồn nhiều cho dân Ba Lan, khi rạn nứt nội bộ Solidarity lúc nắm quyền, dẫn đến việc kinh tế gia tài giỏi là đương kim thủ tướng Tadeusz Mazowiecki lại bại trận trong vòng một bàu cử lại tổng thống, trước tên triệu phú cơ hội chủ nghĩa Stalislaw Tyminski từ Canada về vận động bàu cử, đã hứa nhăng hứa cuội với dân trong nước, nên ngang nhiên bước vào vòng hai tranh đua với đương kim tổng thống Lex Walesa (mở ngoặc đơn: chuyện này có thể xảy ra cho VN thời hậu CS lắm đấy nhé)

    Wikipedia: A conflict with Lech Walesa resulted in disintegration of Citizens’ Parliamentary Club that represented solidarity camp. The Citizens’ Parliamentary Club was divided into Centre Agreement, which supported Walesa, and ROAD, which took sides with Mazowiecki. That conflict lead both politicians to compete in presidential election at the end of 1990. Mazowiecki, who during Solidarity times was an advisor to Lech Wałęsa and strike committee in Gdańsk’s shipyard, stood against Walesa in election and lost to him. He did not even join the second round (he gained support of 18.08% of people – 2 973 364 votes) and was defeated by Stalislaw Tyminski, an exotic candidate from Canada.

    4/

    Phải đợi đến năm 2000, nhân qua Hannover bên Đức coi triển lãm Hội chợ Quốc tế, tôi đi thằng luôn tới Bá Linh và tiện đường đi qua luôn Ba Lan. Vào cuối mùa xuân vùng biên giới Đức- Ba Lan thật tuyệt đẹp, với những cánh đồng nhấp nhô cao thấp mọc đầy hoa cải vàng nở rực rỡ dưới ánh nắng.

    Vì nổi hứng bất tử nên tôi không dự trù đi đến thủ đô Ba Lan Warsava, mà chỉ loanh quanh vùng biên giới, rồi quay đầu xe lên hướng Bắc trực chỉ biển Bắc Ba Lan, để vượt biên giới khi chạy dọc theo bờ biển trở lại cảng Vostock thuộc vùng Đông Đức cũ. Ai dè có đường đi bộ qua nhưng không có đường xe hơi, nên đành quay lại đường cũ về Đức. Tuy nhiên tôi cũng thăm được vùng đất mà ngày xưa thuộc Đức, nhưng sau thế chiến hai bị cắt cho Ba Lan. Dân ở đây rất dễ thương, hiếu khách và biết nói tiếng Đức.

    Nhận xét đại cương, Ba Lan lúc đó còn đang phát triển, nên đường xá còn kém cõi, có những ổ voi trên đường lộ là chuyện bình thường. Giá cả rất mềm, dân chúng thành thật. Tuy nhiên có người khuyên vợ chồng tôi càng tiến sâ vào Ba Lan phải coi chừng, bởi du khách dễ bị ăn cướp xe khi hạ cửa kính hỏi đường đi nơi quãng vắng. Bởi thế vợ chồng tôi cứ chốt cửa xe cho chắc, và chỉ hạ cửa kính một chút khi cần hỏi đường.

    Rất may khi vào một thành phố nhỏ gặp được một tiệm bán thức ăn Á châu của một đồng hương xa xứ như mình. Chúng tôi liền ghé quán, ăn uống, hỏi thăm truyện trò rôm rả, gửi tặng họ báo chỉ hải ngoại, như Thế Kỷ 21, và nhờ họ kiếm dùm khách sạn qua đêm.

    Chúng tôi cũng thư từ liên lạc một thời gian ít lâu với nhau và sau này ngưng lại, vì hoàn cảnh khó khăn ko qua lại được thăm họ như đã hứa.

    • Magyarul Beszélhetek says:

      @ Bác Cường,

      Theo tôi biết,

      Magyar = Hungarian;
      Magyarok = Hungarians, Hungarian People;
      Magyarország ~ Hungarian Country = Hungary;

      Một phần đất Ba-Lan từng thuộc Áo-Hung.

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Cám ơn bạn bổ túc thêm kiến thức tổng quát cho tôi nhé :-) !
        Mình dự định đi Ba Lan và cố đến Warsava chơi mà chưa được. Vì rất muốn tìm hiểu tại chỗ đất nước này. Một phần do có thời kỳ làm chung với dân quê Ba Lan Họ qua đây làm thợ khách theo mùa (đông về nhà ăn Tết, còn lại trong năm đi làm cho người) trong các hãng xưởng.

        Lần qua Ba Lan như đã kể, gặp đúng ngày chủ nhật mình thấy dân chúng (vùng quê và tỉnh nhỏ) chăm đi lễ nhà thờ lắm. Họ kéo nhau đi nườm nượp cứ như ở xóm đạo trong Nam và ngoài Bắc mình vậy. Trẻ con ăn mặc đàng hoàng, như con gái nhỏ thường diện váy trắng đầu đội vòng hoa trắng, con trai bé cũng diện bảnh bao áo quần. Hình như các cháu đi phụ lễ hay làm lễ gì đó mình không rõ, vì mình là dân ngoại đạo.

        Thú thực mình đã chịu khó đọc kỹ kỹ trên wikipedia phần viết về Ba Lan và dự định phản hồi dài dài một tí về nhận định riêng tình hình Ba Lan. Thế mà chả tìm ra thì giờ rảnh để com cho song việc mình. Bởi thời sự quá rối rắm, nhất là vụ Đoàn Văn Vơn chiếm gần trọn tim óc mình mất rồi. Thôi đành hẹn dịp nào khác vậy.

        Ôi dự tính thì nhiều, mà làm chả được bao nhiêu. Đi Tiệp thì quá nhiều rồi; nên mong đi Hung cho biết một lần, bởi nghe thủ đô Budapest nằm trên con sông Donau (Danube) cực đẹp. Cũng như đi xa đến tận xứ hoa hồng Bún-Cà-Ri !

        Thân ái,
        Lại Mạnh Cường

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Bạn mến,

        Để nhớ 10 năm sống thời CS (’75-’85) và được xem một số phim khá hay của Liên Xô với các nước xã nghĩa anh em.

        Trên TV hồi đó có bộ phim Trên Từng Cây Số của Bun là khá nhất mà tôi xem được hồi còn ở trong nước ! Bộ phim này làm mình nhớ trước 75 xem bộ phim Combat của đài quân đội Mỹ chiếu ở VN mỗi tuần. Chỉ khác nhau là một bên mang tính kháng chiến lồng với gián điệp; còn bên kia hoàn toàn là quân chính qui đánh nhau trong thời thế chiến hai !

        Wikipedia:
        Trên từng cây số (tiếng Bulgaria: Na vseki kilometar ,tiếng Nga: На всеки километър) là một bộ phim truyền hình Bulgari, kể về cuộc chiến của nhân dân Bulgari trong Đệ Nhị Thế Chiến, công cuộc tái thiết và chống lại các lực lượng phá hoại. Bộ phim gồm 26 tập chia làm hai phần, quay trong những năm 60 của thế kỷ 20 và bắt đầu trình chiếu từ năm 1969.

        Cũng coi thử bộ phim Chiến Tranh Và Hòa Bình nhưng kéo dài lê thê nhiều tập nên không thích như đạo diễn Mỹ hay Tây Âu thu gọn lại khoảng 3 giờ thôi.

        Trong trại tù cải tạo CS được xem một vài phim thần tiên Liên Xô. Thấy diễn viên nữ rất đẹp.
        Ra tù coi phim cao bồi Mỹ đánh nhau với da đỏ, tựa đề NHỮNG ĐỨA CON CỦA GẤU MẸ VĨ ĐẠI, hình như của Đông Đức khá hay.

        Thời khoán sản phẩm, có chút đổi mới nên xem được vài phim tươi trẻ của Liên Xô, như Trung Phong Từ Trên Trời Rơi Xuống, Cánh Cửa Mở Hẹp (Rộng ?).
        Phim được bà con ta rất hâm mộ là Người Cá, nên dân trong Nam có đặt bài hát (Một buổi sáng em bơi ra đại dương / Vì sóng biển nên em chìm sâu / Nhưng có anh đây là người cá / Và từ đó hình bóng em in đậm sâu bla bla bla)

        Xem thử một đoạn báo lề phải ca phim này nhé:

        Chắc hẳn các bạn ai cũng đã xem bộ phim “Người Cá”, một bộ phim dựng theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn viễn tưởng Nga Alexader Belyaev.

        Bộ phim được công chiếu năm 1962 và gây được tiếng vang rất lớn: Lần đầu tiên một bộ phim Xô viết đã thu hút được số lượng khán giả vượt ngưỡng 60 triệu người. Trước đó, kỷ lục thu hút số người xem tới rạp lớn nhất (48 triệu 640 nghìn người) là của bộ phim ca nhạc hài “Đêm vũ hội” (Карнавальная ночь) của đạo diễn Eldar Ryazanov công chiếu lần đầu tiên năm 1956. Hơn thế nữa, bộ phim“Người Cá” đã hoàn thành được “sứ mạng lịch sử” của mình khi đó: kỹ thuật quay phim và các cảnh trong phim đã làm sửng sốt không chỉ các khán giả Xô viết mà quả thực đã vượt qua được cả Hollywood, tức là thực hiện đúng như câu khẩu hiệu rất “mode” thời đó do Tổng bí thư Khrutshov đề xướng: “Đuổi kịp và vượt nước Mỹ”

        ====

        WIKIPEDIA:

        Thầy lang (tiếng Ba Lan: Znachor) là bộ phim của điện ảnh Ba Lan sản xuất năm 1981, do Jerzy Hoffman đạo diễn. Đây là bản phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên rất nổi tiếng của Tadeusz Dołęga-Mostowicz, và là bản làm lại của phim năm 1937. Phim từng chiếu trên VTV thập niên 1980.

        Znachor – polski film w reżyserii Jerzego Hoffmana, do którego scenariusz został napisany na podstawie powieści Tadeusza Dołęgi-Mostowicza pod tym samym tytułem Znachor. Pierwszy film o tytule Znachor powstał w roku 1937.

        Diễn viên

        Jerzy Bińczycki – profesor Rafał Wilczur
        Anna Dymna – Maria Jolanta Wilczur
        Tomasz Stockinger – hrabia Leszek Czyński
        Bernard Ładysz – młynarz Prokop
        Piotr Fronczewski – prof. Dobraniecki
        Piotr Grabowski – Zenek
        Artur Barciś – Wasylko

        =================

        Znachor (1982)
        128 min – Drama | Romance – 12 April 1982 (Poland)
        http://www.imdb.com/title/tt0084953/

  10. Gà con says:

    Trích:Nói không là bản năng của con người. Một đứa trẻ 1 tuổi, dù chưa biết nói, cũng biết nhè miếng ăn không hợp khẩu vị với nó ra khỏi miệng khi bị người lớn đút, mớm. Huống hồ một dân tộc bị nhét vào miệng một món ăn duy nhất suốt hơn nửa thế kỷ mà vẫn không có quyền nôn, ọe hay khạc nhổ cái món ấy đi.
    Cái này gọi là bị cưỡng khẩu dâm chăng?

Leave a Reply to truong to linh