WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trí thức và phản biện xã hội

Nhà toán học Ngô Bảo Châu vừa phát biểu về trí thức và vấn đề phản biện xã hội. Có một câu rất lạ, lẽ ra không thể từ mồm anh, vì trái hẳn với những điều anh từng nói và từng làm. Anh khẳng định: ”Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vấn đề phản biện xã hội”.

Vậy thì tại sao anh lại phản biện khi ký chung văn kiện chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên? Tại sao anh phản biện xã hội hay, sâu sắc, có sức thuyết phục cao đến thế về vụ xử án phi lý luật sư Cù Huy Hà Vũ?

Anh đã làm theo điều mà anh nói là người trí thức phải dũng cảm, sống có trách nhiệm với xã hội.

Xin hỏi anh nếu cứ mũ ni che tai, chỉ làm theo nghề mình – như anh, nhà toán học Ngô Bảo Châu chỉ nên nghiên cứu về toán – bỏ qua mọi điều ngang trái, bất công, phi lý trong xã hội, cũng vẫn có thể được coi là trí thức thật sự ư? Người trí thức phải có ý thức trước hết về trách nhiệm công dân kia mà. Nhất là khi đất nước lâm nguy, xã hội băng hoại, người trí thức-công dân phải dũng cảm dấn thân hết mình, bền bỉ và thông minh đấu tranh cho kỳ đạt mục đích cứu dân cứu nước.

Vấn đề thứ hai là khi anh nói rằng ”bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”. Nhưng khi anh hạ bút ký tên vào kiến nghị đòi đình chỉ khai thác bauxite, chính anh đã chọn lề trái, nghĩa là trái với cơ quan ngôn luận chính thống bên lề phải. Ngay cả khi anh tự lập ra mạng Nghiên cứu toán học Ngô Bảo Châu hay khi anh gửi bài viết cho mạng Dân làm báo, anh đã có sự lựa chọn rõ ràng bên lề trái, không theo lề phải, nghĩa là anh đã chọn quyền tự do, không chịu sự kiểm duyệt của nhà nước. Anh đâu có như con cừu, buộc mình phải theo ai.

Chỉ trong hai vấn đề trên, anh Ngô Bảo Châu trước sau hình như chưa thật nhất quán với chính mình, có lúc tự mâu thuẫn, lập luận chưa thật lô-gích, thiếu chặt chẽ. Do thiếu mạch lạc, thiếu nhất quán như thế nên rất có lợi cho phía quan phương, phía lề phải quan liêu giáo điều, thường xa rời nhân dân và lẽ phải, chuyên lừa dối và ngụy biện; họ sẽ ra sức tận dụng sơ hở của anh.

Hay là trong suy luận của anh có chỗ nào người khác chưa thể thông hiểu được rõ ràng, mong anh lý giải cho ra lẽ.

Tôi không tin những phỏng đoán cho rằng anh mập mờ vì bị bả danh lợi quá lớn, là ngôi nhà sang trọng và Viện toán với ngân khoản to đùng không cần dự chi trước. Tôi không nghĩ đến chuyện đáng buồn như thế. Anh từng tuyên bố luôn luôn cảnh giác với mặt tiêu cực tệ haị của tiền bạc vật chất.

Là nhà khoa học lớn, anh thừa hiểu rằng khoa học phát triển là do không ngừng phủ định những định đề tương đối đúng để thay thế bằng những định đề gần với chân lý hơn. Khoa học là gì nếu không phải là một chuỗi dài vô tận của những phản biện liên miên không bao giờ chấm dứt, làm cho khoa học cả tự nhiên và xã hội phát triển vô cùng tận, vai trò của trí thức do đó ngày càng có ích lớn lao cho cộng đồng nhân loại văn minh.

Blog Bùi Tín (VOA)

 

31 Phản hồi cho “Trí thức và phản biện xã hội”

  1. Builan says:

    Tôi dám nói một điều chắc chắn như đinh đóng cột- Không phải là “Tiên tri” !
    Ai bán tín bán nghi thì làm ơn “nghi nhớ” !

    _* “Rồi có một ngày sẽ một ngáy” Giáo Sư NBC nhà ta có hai con đường phải chọn
    1- Muốn được sông làm NGỪỜI tử tế- Đúng nghĩa con người, thì dũng cãm (như quý cụ ta ngày xưa) “rủ áo từ quan” nay gọi nôm na “Bỏ của chạy lấy người”-(như mấy anh Bác Kỳ khôn ngoan 2 lần chạy)
    2- Theo chân thầy ÁC NHÂN “lở phòng lao dành theo lao”- NGOAN NGOAN4 thuận theo sự CHĂN DẮT của “bầy chó chăn CỪU”- “ăn cơm chúa múa tối ngày”- Ấy cũng là một diện khôn ngoan ! khac khac khac…

    Không biết lựa chon, không dám lựa chon !!!
    Xem như số phận đã yên bài- Ai cũng có thể nhận ra ! Số phận của những con NỢN, con CẦY con….được “Xữ lý” qua bàn tay điệu nghệ của ĐM !
    Người đau khổ và ân hận tột cung.. sẽ là ông bà Cụ nhà GS NBC- ÂN HẬN vì không đem kinh nghiệm của đời mình góp phần hướng dẩn đứa con THIÊN TÀI, mà xuối con nghe lời dụ dỗ của thằng Ác Nhân
    “Ham danh tham lợi” làm hỏng cả cược đời!
    Tôi thầm cầu mong cụ ĐM thiến sót !Chỉ còn chút hy vọng duy nhất ấy thôi .

  2. Lính trơn says:

    Bác BùiTín thắc mắc làm chi. Hình như bác cũng đã thấy lí do rồi. Có câu nói này của NămCam có thể giải thích được rất nhiều trường hợp, trong đó có thể có trường hợp này: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”.
    PS: Ước mong DCV khép lại vấn đề này vì hiện nay còn quá nhiều vấn đề “nóng” hơn. Hơn nữa vấn đề trí thức và con cừu đã có quá nhiều người đưa đáp án chí lí rồi.

    • Đạo Nhân says:

      Đồng quan điểm với Lính trơn .Rất mong ĐCV hãy khép lại chuyện ông toán học có tài nhưng thuộc loại trẻ người non dạ.Trên thế giới và VN còn rất nhiều vấn đề quan trọng gấp vạn lần cái giá trị của giải F mà ông NBC ẵm năm rồi.Rất hy vong BBT hãy chuyền tông sớm như một sự yêu cầu. Thành thật cảm ơn.P.S: quá mệt mắt với vấn đề nhà toán học NBC.

  3. Hoàng duợc sư says:

    OK với quan điểm của Nguyễn Hiền.
    Tôi còn nghĩ xa hơn: Ngô bảo Châu không thể tìm đâu một địa vị ngon lành béo bở hơn ngoài nước VN, nên phải đánh đu với cả 2 bên để giữ gìn địa vị phù du này và lòng tin cậy của xã hội anh ta đang sống..

  4. nguenha says:

    Thôi thì chúng ta hãy dể NBC “ngủ yên”.May mà còn có NBC (may mà có Em),chứ nếu không,thì chẳng nhẽ
    một dất-nước tròm-trèm 90 triệu người chỉ suốt ngày “như có Bác Hồ…”thì bỏ -mẹ! ăn làm sao,nói làm sao với Thiên-Hạ.Diều dáng nói ở dây là Ông Bùi Tín,ông “quá lời”khi dưa NBC lên chín tầng mây”:nhà khoa
    học lớn”.Mới có “Bổ-dề’ mà dã như vậy,thế thì người khám phá ra “Dịnh-Dề “hết chổ dể ngồi rồi!! Có diều nhắc với Ông BT :không ai trách Biển cả nhiều nứơc ,mà chỉ con người bị NGỘP trước biển cả. Trong trường hợp nầy chỉ có Ông mới bị”ngộp”,còn tất cả người Miền Nam,nhất là con em của họ dang ở nước ngòai,thì chỉ “mừng”khi ta có NBC như ta dã có những tài năng khác mà thôi!!

  5. tuan ngoc says:

    Bài viết của bác Bùi Tín rất nhẹ nhàng giúp Ngô Bảo Châu nhận diện lại chính mình xuyên qua các phát biểu linh tinh và thư gởi lang tang của Bảo Châu trong tháng qua.
    Để Ngộ bảo Châu này: Châu có chăn cừu xin chăn cho khéo kẻo rơi vào đống tri thức mà Bác Mao cha Bác Hồ ghi thành sổ hồng :”Trí thức là ‘cục vàng khè ‘ ” .
    Nếu đã rơi vào thì mạnh dạn rửa chân cẳng “phản biện chánh tà quang minh ” kẻo tội cả nhà phải ngửi .

  6. Nobel says:

    Trước đây với vụ Cù Huy Hà Vũ giáo sư Châu đã nói : “Không thể bảo vệ đất nước bằng sự sợ hãi và hai cái bao cao su”, nhưng sau đó không thấy giáo sư nói gì nữa và bây giờ đã ăn nói “khôn” hơn rất nhiều. Chúng ta cũng cần nhắn với giáo sư là “Không thể chấn hưng đất nước bằng sự lẩn tránh và giải thưởng toán học Fields”.

    • NON NGÀN says:

      TỪ BAO CAO SU ĐẾN GIẢI THƯỞNG FIELD

      Bao su từ thuở ra đời
      Mỗi lần mang một dễ cần tới hai
      Quá cẩn thận vì lòng sợ thủng
      Hay còn ham nhiều bận thêm vui
      Chẳng ai biết hết sự tình
      Cái gì thêm bớt chỉ mình biết thôi
      Giải Field toán ra đời cũng thế
      Thưởng những người tính toán tuyệt hay
      Một, hai, chẳng lộn mảy may
      Mới nên tuyên bố một ngày đáng khen
      “Đừng có sợ”, “gì đâu sợ hãi”
      Phản biện thôi sợ hãi lẽ nào
      Nếu đời toàn chuyện tào lao
      Mọi người sợ hãi, khi nào sáng ra
      Song cái lẽ người ta vẫn thế
      Khi đã nên có chức, có tiền
      Có danh, có phận đàng hoàng
      Nhà cao, cửa rộng lại càng thấy ngay
      Lại thấy sợ những ngày cay đắng
      Đã có rồi, dễ để mất sao
      Nên rơi vào lối tào lao
      Việc đời cứ mặc, ta nào quan tâm !

      TRÙNG KHƠI

  7. Đỗ Quân says:

    Tóm tắt về phát biểu của GS Ngô Bảo Châu, nên chia ra 2 phần, tùy lúc , tùy trường hợp không có chi mâu thuẫn :
    1- Phản biện xã hội, rất logic , đúng là trí thức. như vụ khai thác boxit, vụ xử án Cù Huy Hà Vũ v.v…
    2- Cũng rất logic khi chợt nhớ tới căn biệt thự được nhà nước cấp , và 650 tỷ được nhà nước khoán trắng cho làm cái Viện toán nên GS cho rằng trí thức là có tạo ra được cái “sản phẩm” gì đó như điều kiện cần và đủ, không nhất thiết phải phản biện chuyện đời cho rắc rối tơ
    Quả thật xứng đáng người lãnh giải Bổ Đề toán học.

  8. NON NGÀN says:

    HAI CON NGƯỜI HAI THẾ GIỚI

    Một người tuổi trẻ tài cao
    Tư duy toán học dồi dào hơn ai
    Một người nông nghiệp kỹ sư
    Hăng say sản xuất chẳng ai như mình
    Thế nhưng trời đất gập ghình
    Hai người hai cảnh thật tình khác nhau
    Người thành áo mũ cao dài
    Người thành giam hãm chẳng hai giống mình
    Ai làm nên cảnh linh chinh
    Cho đường đời bổng gập ghình khó đi
    Anh Vươn vươn tới những gì
    Anh Châu nghi ngút chẳng gì không ngon
    Nên thôi gác tía lầu son
    Nên thôi ao vũng vẫn còn bùn xưa
    Thế gian nói mấy cho vừa
    Số người, cảnh ngộ chuyện xưa nay rồi
    Chỉ thương một phận lạc loài
    Chỉ khen một phận cho người vinh hoa !

    NGÀN KHƠI
    (01/02/12)

  9. NGÀN KHƠI says:

    CẢ HAI ĐỀU ĐÚNG

    Ở đây không phải chuyện vãi nói vãi đúng sãi nói sãi hay, nhưng bình tâm mà xét cả ông Bùi Tín và anh Ngô Bảo Châu đều đúng theo cái lý của mình hết. Ông Bùi Tín vốn lớn tuổi nên tích cực là tốt. Anh Bảo Châu còn trẻ nhiều, đường đời chẳng cần vội bao nhiêu. Khi BC khẳng định: ”Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vấn đề phản biện xã hội”. Tất nhiên có những sản phẩm của trí thức không liên quan, nhưng cũng có những sản phẩm liên quan đến vấn đề phản biện xã hội nếu anh ta muốn. Châu lại nói “bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”. Tất nhiên con người tự do có quyền băng qua đường, miễn là không bị cảnh sát phạt hay gây ra tai nạn giao thông cho ai là được. Còn muốn băng hay không băng cũng tùy lúc, chẳng phải ai bắt buộc gì nếu vì lý do nào đó thấy không có lợi ngay trước mắt. Cho nên hoàn cảnh của anh Châu trước thì khác, nay cũng có chỗ khác, ông Bùi Tín có buồn lòng mà làm gì. Thật ra ý nghĩa của nhà toán học là toán học thuần túy, ý nghĩa của nhà triết học là tư duy triết học thuần túy, ý nghĩa của nhà khoa học là vạn vật thuần túy. Nói chung chuyên môn đều là tốt. Chuyên môn vượt qua mọi giới hạn, ranh giới, sự hạn hẹp để vươn lên cao gần như thoát ly các hiện thực cá biệt. Thế nhưng trong tất cả mọi người không cứ chuyên môn gì, cơ bản và trước nhất vẫn là con người, rồi người công dân, người trong xã hội, đó vẫn là điều không thể tuyệt đối thoát ly ra được. Tháp ngà chuyên môn là quý, sản phẩm chuyên môn là quý trong tính cách nào đó, thế nhưng con người bình thường, thực tế vẫn quý trong các khía cạnh nào đó. Nên phản biện xã hội là nghĩa vụ tinh thần, ý thức, không phải trách nhiệm pháp lý hay chính trị. Chính ý nghĩa xã hội ở đây mới là quan trọng nhất. Cho nên có những chuyện không thể mũ ni che tai được như ông Bùi Tín rất hăng hái nói cũng có lý. Nhưng nếu BC thấy mình chỉ cần thuần túy toán học thì cũng không đúng. Cây phải bám rễ ở đất, như con người không thể tách rời với thế giới thực tại của xã hội. Đó chính là nghĩa vụ đạo đức và trách nhiệm tinh thần. Thế nhưng sự tự nguyện vẫn là chính, sự tự giác là cơ sở mà không ai bắt buộc cả. Phản biên có nghĩa đưa ra các ý kiến đóng góp tích cực, không phải chỉ dững dưng hay tiêu cực. Thế thì cây ngay không sợ chết đứng. Chỉ khi nào minh lương lẹo, phá hoại con người, phá hoại xã hội mới là điều không nên có. Nên nếu phản biện đúng mà bị ai “ốp”, đó là người “ốp” sai mà không phải người phản biện. Còn nếu mọi sự chỉ bình chân như vại thì cũng không còn ý nghĩa, giá trị, hay danh giá tự nhiên của người trí thức tích cực, có tâm, có lòng, và đúng nghĩa nữa. Thế nên rất hoan hô ông Bùi Tín còn Bảo Châu thì đường dài luôn còn đó, chừng nào muốn qua đường để người khác thấy sự đổi hướng ngoạn mục hay không lại là chuyện khác. Còn như nếu đã được xã hội cung ứng ngon lành cả mọi mặt rồi thì chỉ có sáng vác ô đi tối vác về cũng là tùy nghi tâm lý. Bởi vậy, nếu con người muốn thay đổi hoàn cảnh cho tốt hơn, đó là ý nghĩa tích cực của mọi người. Còn như mỗi người cứ để hoàn cảnh thay đổi mình thì cũng chằng sao cả, bởi trái đất vẫn cứ quay quanh mặt trời và lịch sử vẫn từ từ tiến hóa đi lên không sao. Nguyên lý cả hai đều đúng đó là nguyên lý quy chiếu trong toán học và kể cả trong vật lý học nữa, điều này nhà toán học Giáo sư Ngô Bảo Châu hoàn toàn biết.

    ĐẠI NGÀN
    (01/02/12)

  10. Trí thức VN có hai người mà xã hội và báo chí bàn bạc nhiều, đó là anh Đoàn Văn Vươn và GS Ngô Bảo Châu. Anh Vươn là kỷ sư và anh Châu là GS, có thể là được học vị tiến sĩ hay thạc sĩ. Hai người đều là bậc tài ba xuất chúng, làm những công viêc mà những người tầm thường không thể làm, tôi không phủ nhận những tài năng của hai người này.

    Nhưng VC quá bất công khi đối diện với hai nhân vật này, anh Châu thì nhà nước hiến biệt thự cho gia đình anh và muốn anh trở thành kẻ trí thức trùm chăn, lôi cuốn những trí thức khác trở thành đàn cừu, làm kiếp đời bưng bô cho VC.Thêm nữa, VC giao cho anh một kinh phí khổng lồ với 650 tỷ đồng để anh đẩy ỳ ạch viện toán học VN lên tầm cao chót vót, sánh vai cùng bạn bè năm châu bốn biển. Trái lại, anh Vươn đã làm tròn bổn phận người trai, là một bộ đội phục viên, tự học trở thành kỷ sư canh nông mà cha anh bán hết sự nghiệp để anh làm một chuyện phá trời lấp biển, có lợi cho nhân nhân và tổ quốc. Anh đã bị mất một đứa cháu gái trong bước đầu khai hoang cái đầm cay nghiệt ấy. Cuối cùng nhà nước tặng cho anh Vươn là tội giết người, chống đối người thi hành công vụ và đưa đẩy gia đình anh vào con đường khánh tận.

    Tại sao anh Vươn, người hùng vùng Tiên Lãng, lại nhân một số phận phủ phàng như thế? Anh Vươn là con người thực tế, muốn đem kiến thức thực tiển để tạo ra của cải vật chất, làm giàu bằng chính mồ hôi nước mắt của anh. Anh quên rằng xã hội VC là xã hội mang lý tưởng CS và chúng thấy ai giàu thì chúng cho là thành phần bóc lột và cần phải tiêu diệt, chúng muốn ăn cướp. Anh Vươn có kiến thức chuyên môn nhưng thiếu kiến thức về xã hội. Anh châu vừa có kiến thức chuyên môn lại giàu kiến thức xã hội. Anh sống ở nước ngoài nên anh có đầy đủ thông tin để lèo lái đời mình khi tiếp xúc với một chế độ khét tiếng đầy mưu mô, xảo quyệt, khi đưa ra một ý kiến gì anh biết đi theo hai chiều, chiều phải và chiều trái để VC đi vào cái bẩy sắc nước hương trời, chúng khó đưa anh vào thành phần phản động như anh Vươn, như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, như Thầy Nhất Hạnh, trung tá Trần Anh Kim. Anh Châu biết hát bài ca lý tưởng cách mạng của người trí thức, biết học bài học đạo đức XHCN của tướng Kỳ và nhạc sĩ Phạm Duy, biết chọn thế giới thần tiên để gởi gắm cỏi đời, đó là đất Mỹ. Trong khi đó anh Vươn dám dấn thân cho đại cuộc và nhân dân, lấy ruộng đồng mươn ao làm sự nghiệp, lấy dân làm gốc, chọn quê hương làm cỏi tạm, làm giàu cùng sự đi lên của đất nước, muốn đất nước và nhân dân chiến đấu cùng anh để chống những trận cuồn phong giông tố hải hùng với mục đích tìm hạnh phúc trong ấm no, anh Vươn đã can đảm dám đánh một đoàn quân bách chiến bách thắng như nước vở bờ VC. Kết cuộc, hình ảnh anh đã đi vào lịch sử dân oan của dân tộc, anh làm những chứng tích oai hùng như Hưng Đạo, Quang Trung.

    VC giam tù anh Vươn là chúng giam tù dân tộc. Anh Vươn đã làm gì hữu ích cho dân, mọi người đều biết, nhưng cái viện toán học kia chưa đẩy dân tộc qua khỏi nghèo đói và âm vang của nó chỉ là khúc hát nữa mùa, chỉ làm xôn xao lòng người đôi phút,những âm hưởng của nó, chưa đủ sức và uy thế để đưa thế hệ toán học VN lên tầm cao mới.

    • Noi tro says:

      Bài viết của Nguyễn Hiền rất hay và dễ hiểu, tôi thích đọc bài của anh.

Leave a Reply to Hoàng duợc sư