WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viết về Ngô Bảo Châu và Phạm Toàn

Giáo sư Ngô Bảo Châu có bài trả lời phỏng vấn đăng trên tuoitre.vn dưới nhan đề:

“Giáo sư Ngô Bảo Châu: Bạn trẻ vẫn đầy niềm tin tương lai”, ngày 20/1/2012.

Trong bài phỏng vấn này, Ngô Bảo Châu đưa ra định nghĩa “Trí thức” là ai?

Định nghĩa này phát biểu như sau:

Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. .. Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”.

Sau bài phỏng vấn này, G/S Nguyễn Huệ Chi có phản biện những quan điểm của G/S Châu trên BBC: “Phản biện xã hội là vai trò của trí thức”, ngày 23/1/12.

Rõ ràng quan điểm của G/S Châu và G/S Chi là khác nhau hoàn toàn.

Dân cư mạng phần lớn đồng tình với quan điểm của G/S Nguyễn Huệ Chi. Nhà giáo Phạm Toàn lại hỏi:

“Tại sao một thông điệp hết sức sáng sủa, mạch lạc của giáo sư Ngô Bảo Châu lại bị rất nhiều người hiểu lầm, hiện tượng tâm lý đó rất cần được phân tích.”

Bài này là 1 cố gắng lý giải hiện tượng lạ này tại Viêt Nam: Một giáo sư trẻ mới thành danh, mới là niềm tự hào của cả Việt Nam đang bị mất dần uy tín trên thế giới mạng vì một phát biểu, một định nghĩa không phù hợp với suy nghĩ của dân cư mạng.

1. Sai lầm của Ngô Bảo Châu nằm trong định nghĩa về trí thức và giá trị của trí thức.

Thực vậy, định nghĩa giá trị của trí thức, Ngô Bảo Châu đưa ra 2 ý tách bạch:

(a). “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thưc… giá trị của trí thức không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”.

(b). “Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra“.

Ta sẽ lần lược ngược theo thời gian để tìm hiểu sự phát triển khái niệm trí thức và phản biện xã hội của xã hội Việt Nam.

1.1. Trí thức và phản biện trong xã hội phong kiến.

Trong xã hội phong kiến, ý vua là ý trời.

Trừ khi được vua đích thân hỏi đến, người trí thức mới được trình bầy ý kiến của mình. Nếu ý kiến trái ngược ý vua, thì việc cách chức, ghép tội là hình phạt mà người trí thức phản biện phải tính đến trước khi trả lời.

Phản biện của trí thức trong xã hội phong kiến được coi như bằng số không. Lịch sử Việt Nam có vài ghi chép về phản biện như phản biện của Chu Văn An, song không nhiều.

1.2 Trí thức và phản biện trong chế độ thực dân Pháp.

Trí thức trong thời kỳ Pháp thuộc để lại dấu ấn phản biện rõ ràng hơn trong thời phong kiến Việt Nam.

Ít ra thì ta cũng có quảng trường Đông kinh nghĩa thục tại Hà Nội, nơi mà các trí thức tiên tiến Việt Nam theo chủ thuyết của Phan Chu Trinh, thuyết trình về con đường chấn hưng xã hội Việt Nam.

1.3. Trí thức và phản biện trong chế độ cộng sản.

Trong xã hội cộng sản tại Việt Nam, không có phản biện của trí thức. Sau vụ án Nhân Văn Giai Phẩm thì mọi phản biện của trí thức đều bị thẳng tay trừng trị. ĐCS VN còn tung ra khẩu hiệu “Vừa Hồng, vừa Chuyên” để xác định giá trị của người trí thức.

Gần đây thì Cù Huy Hà Vũ bị án tù vì phản biện một số sai trái của chính phủ Việt Nam như triển khai Bôxits Tây Nguyên…

1.4. Trí thức và phản biện trong xã hội dân chủ đa đảng phái.

Hiển nhiên trong xã hội này, vai trò phản biện của trí thức là không thể thiếu được. Trong xã hội dân chủ, người dân có quyền đánh giá hoạt động của 1 chính đảng chính trị thông qua lá phiếu của mình. Để giúp người dân xã hội dân chủ hiểu và nắm được thực chất của nhiều vấn đề chính trị, đòi hỏi tự nhiên là phải có sự phản biện tích cực của mọi người, nhất là người trí thức.

Như vậy theo những dẫn chứng đơn giản kể trên , định nghĩa về giá trị người trí thức của Ngô Bảo Châu là định nghĩa cộng sản trong khẩu hiệu “vừa hồng, vừa chuyên” mà bỏ chữ “vừa hồng”, còn lại chữ “vừa Chuyên”.

Ngô Bảo Châu đã viết :”Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra”.

Đây chính là chữ “Chuyên” mà ĐCS VN đòi hỏi ở người trí thức nô lệ trung thành của xã hội cộng sản VN.

Vô hình chung, G/S Ngô Bảo Châu đã thụt lùi trong nhận thức về phản biện xã hội, kể từ phản đối dự án Bôxits Tây Nguyên của Giáo sư đến nay. Khi ấy giáo sư đã ký vào kiến nghị phản đối gửi cho ĐCS VN.

Vô hình chung, giáo sư Ngô Bảo Châu đã ủng hộ ĐCS VN trong việc khóa trí thức Việt Nam trong chiếc lồng “Chuyên tâm chăm chú vào nghiệp vụ còn việc lãnh đạo quốc gia là việc của ĐCS VN”.

Trí thức là bộ não của dân tộc. Nếu bộ não này ngừng phản biện, thì xã hội đã mắc căn bệnh hiểm nghèo: Bệnh tâm thần.

Vì mắc bệnh tâm thần mà ĐCS VN đã nhận nhầm Trung Quốc làm Người anh hai để dựa.

Hãy nghe Nguyễn Phú Trọng nói:

1. “…Tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau”.

2. “Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt,” từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục”.

Chỉ có mắc bệnh tâm thần mới dám nói rằng: “Tình hữu nghị Việt Trung là tài sản quí báu chung của nhân dân 2 nước”.

Chỉ có tâm thần mới nói : “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt,” từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục”.

Hãy nhớ lại năm 1979, lính Trung Quốc đã giết người Việt Nam đôc ác như thế nào để đến cả Phạm Văn Đồng, người cộng sản, phải khóc và thốt lên: Sao họ độc ác thế.

Chỉ có tâm thần mới không nhìn thấy âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Quốc như Nguyễn Chí Vịnh đã phát biểu: ”Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng, … một khi các đồng chí/Trung Quốc/ tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển?”.

Không muốn cho trí thức Việt Nam phản biện âm mưu bán nước của mình, ĐCS VN đã bỏ tù Cù Huy Hà Vũ, anh Nguyễn Văn Hải, chị Bùi Thị Hằng,…

Nhưng bắt bớ trái luật pháp, Việt Nam đang bị thế giới lên án.

Xoay sang chiêu khác tinh vi hơn, ĐCS VN dùng những trí thức có uy tín cao trong khoa học để tung ra luận điểm: Giá trị của trí thức chỉ thể hiện qua những sản phẩm lao động trí óc của họ, không liên quan đến phản biện xã hội, qua phát biểu của Ngô Bảo Châu.

Luận điểm này chính là cái lồng để khóa các bộ não Việt Nam lại, không cho phép họ phản biện xã hội, phản biện những sai lầm trong lãnh đạo đất nước cua ĐCS VN..

Vì thế vạch trần sai trái của luận điểm này là cần thiết.

Cộng đồng mạng Việt Nam đã sáng suốt nhận ra tính độc hại của luận điểm này và ủng hộ G/S Nguyễn Huệ Chi.

Còn nhà giáo Phạm Toàn thì không nhận ra.

Thưa nhà giáo Phạm Toàn, những chân lý như: Xã hội không có phản biện thì đã chết lâm sàng, không có ai độc quyền chân lý … chỉ là những mệnh đề mà ai cũng có thể phát biểu khi theo dõi internet, G/S Châu có phát biểu, hay không phát biểu cũng không sao.

Nhưng quan điểm: giá trị của trí thức không phụ thuộc vào phản biện xã hội của anh ta, thì đây là quan điểm lạc hậu, quan điểm phụng sự CNCS VN, quan điểm không thức thời, khi ngay cả Miến Điện cũng có dân chủ và tự do báo chí hơn Việt Nam.

Thông điệp của G/S Châu không sáng sủa và mạch lạc đâu.

G/S Nguyễn Huệ Chi đã hỏi: Nếu ngay cả trí thức không phản biện thì ai sẽ phản biện đây ?

G/S Châu chắc nghĩ rằng: Việc phản biện là để dành cho mấy anh trí thức điên, khùng không được việc như Kinh Kha nước Vệ, hay như Đông-Ky-Sốt nước Tây Ban Nha đánh nhau với cối xay gió,… Những trí thức thức điên, khùng này là thiểu số.

Giáo sư Châu đã nhầm. Miến Điện là một chứng minh gần Việt Nam nhất cho kết quả dân chủ của những phản biện xã hội của nhân dân Miến Điện.

2. Giá trị của trí thức trong xã hội đương đại.

Trong mục này, tôi thảo luận nhận thức về giá trị 1 con người trong xã hội đương đại cùng bạn đọc trên phương diện lý thuyết.

Lịch sử phát triển của xã hội loài người, tựu trung lại, có 2 loại hình thức tổ chức xã hội chính:

2.1. Xã hội, trong đó đại bộ phận người dân không có dân quyền, không có quyền con người, gọi là “xã hội nguyên thủy”.

Đại bộ phận người dân trong xã hội này bị thống trị bởi một dòng họ (trường hợp này gọi là xã hội phong kiến), hay một chính đảng (gọi là xã hội toàn trị, đảng trị).

Trong những xã hội này, luật pháp được xây dựng để bảo vệ cho lợi ích của 1 nhóm thiểu số lực lượng cầm quyền.

Quyền con người là đặc lợi riêng của một nhóm nhỏ thống trị.

Đại đa số người dân của xã hội này còn chưa là con người theo nghĩa pháp luật. Vì vậy tôi dùng từ “Nguyên Thủy” để định nghĩa nhóm các xã hội này.

Các nước nghèo của thế giới hiện nay, vẫn đang còn nằm trong nhóm “xã hội nguyên thủy”. Việt Nam cũng nằm trong nhóm này.

2.2. Xã hội dân chủ.

Đây là đỉnh cao nhất trong hai hình thức của xã hội loài người.

Ở đây, xã hội đã tiến hóa cao và công nhận quyền con người cho tất cả các thành viên của nó, mọi người dân, không phân biệt nguồn gốc, tôn giáo, vị trí xã hội, hay của cải kèm theo….

Trong xã hội dân chủ, luật pháp được xây dựng để đảm bảo quyền làm chủ của người dân trong tất cả các phương diện sinh hoạt của xã hội. Từ chính trị đến văn hóa, phong tục, tập quán, đến cả việc tham gia đóng góp cho những hoạch định chính sách cho hiện tại, tương lai, cho những ký kết các hiệp ước với cộng đồng quốc tế…

Các nước phương Tây tiên tiến cùng Hoa Kỳ nằm trong nhóm này.

Giữa hai hình thức xã hội này, có thể định nghĩa thêm những hình thức trung gian, như Việt Nam đang là xã hội Cộng sản toàn trị, là xã hội nguyên thủy, nhưng mầm mống của xã hội dân chủ đang nẩy nở do xuất hiện phong trào dân chủ trong lòng xã hội Việt Nam.

Do yếu tố này, ta có thể gọi xã hội Việt Nam là xã hội tiền dân chủ.

Ngoài ra, có thể định nghĩa thêm những xã hội “giả dân chủ”, hay “1/2 dân chủ”… do tính chất lừa bịp của pháp luật các nước này.

Con người( không phân biệt là nam hay nữ) là nhân tố cơ bản nhất để cấu thành xã hội. Tuy nhiên, tế bào của xã hội thường được định nghĩa bằng là gia đình, chứ không phải con người.

Giá trị của 1 con người trong xã hội loài người, theo tôi, có thể được xác định bằng công thức sau:

Giá trị vật chất do anh (chị) tạo ra đóng góp cho xã hội + Giá trị gia đình-tế bào của xã hội- do anh (chị) gây dựng nên + Giá trị những đóng góp phi vật chất cho xã hội của anh (chị) = Giá trị một con người.

Tất nhiên đây là nói về con người đã trưởng thành. Công thức trên có phụ thuộc vào thời gian.

Giá trị vật chất do con người tạo ra thường xác định bằng những sản phẩm mà nghề nghiệp của họ, lao động của họ tạo nên.

Người công nhân có thể tạo ra những chiếc đinh bù lông làm giá trị vật chất đóng góp cho xã hội. Nhà văn thường là những tiểu phẩm do anh(chị) viết ra. Nhà tư sản công nghiệp thì tạo ra nhà máy, tạo nhiều việc làm cho xã hội…

Giá trị gia đình xác định bằng hạnh phúc của gia đình ấy( giá trị tinh thần), số lượng con cái, chất lượng giáo dục gia đình để tạo ra những công dân trong tương lai cho xã hội..

Giá trị những đóng góp phi vật chất cho xã hội là một diện rộng lớn, có bao hàm vấn đề phản biện xã hội, đóng góp ý kiến để xã hội phát triển tốt hơn, đúng qui luật hơn…

Đã có định nghĩa tổng quát, thì giá trị của ngưòi trí thức trong xã hội cũng nằm trong định nghĩa này.

Tóm lại, giá trị của một người trong xã hội đương đại được đánh giá bằng những sản phẩm vật chất do anh (chị) làm ra cho xã hội; bằng những giá trị tinh thần mà anh (chị) đóng góp cho tiến bộ xã hội (có chứa giá trị những phản biện xã hội), hay làm phong phú sinh hoạt xã hội… và cuối cùng là giá trị gia đình mà anh ( chị) đã tạo dựng, đây là đóng góp cho một tế bào của xã hội tương lai.

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

 

27 Phản hồi cho “Viết về Ngô Bảo Châu và Phạm Toàn”

  1. Dân đói says:

    Định nghĩa trí thức hay là chuyện Mù Xem Voi thời đại mới.
    Có 3 anh em thằng mù miệt vườn rủ nhau đi Sài Gòn vào sở thú xem voi. Thằng cả tên CU (cò), mù kế tên là U (mê), mù út tên Lông (lá). Khi người quản tượng dắt voi ra cho coi, cả Cu xông tới đòi xem trước, bộp chà bộp chộp té mẹ nó xuống dưới bụng voi, Cu đưa tay sờ xoạng thế nào chộp trúng cái … lòng thòng của voi, tiếp theo là mù U vớ được cái tai voi, còn thằng Lông vuốt được chòm lông đuôi. Về nhà, 3 anh em nhà mù hí hửng tả voi cho các bà vợ nghe, mù Cu nói “con voi đâu có to lớn gì như người ta kể, anh thấy nó chỉ rất vĩ đại so với cái … của anh thôi.”. Thằng mù U sờ được cái tai nên tả con voi giống cái quạt mo thật bự. Thằng út mù Lông vuốt được tí lông nên quả quyết con voi nó giống cái chỏm ổ quạ của vợ.
    Con nhà mù CU, U, LONG cả 3 đều tả voi rất chính xác đấy chứ, không có ai sai.

  2. thiện lợi says:

    Chờ xem GS đại tài lựa chọn :1.Làm trí thức hèn cuối đầu im lặng 2.Làm trí thức can đãm ngẩn đầu phản biện .3.Nếu làm trí thức thường thì trở lại Mỷ . Lý luận để biện minh thì dể,nhưng lý luận để làm sáng tỏ chọn đúng hướng là chuyện khó …Chờ xem tài của GS lần nữa.Lần sẽ không có huy chương ,mà là có vị trí tốt trong lịch sử hay không

  3. Thaophuong says:

    Gs Ngô bảo châu & Phò mã Nguyễn bảo hoàng có bà con cô bác với nhau không nhỉ?

Phản hồi